THẾ GIỚI QUAN PHẢN ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHẢN KHOA HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MAO




THẾ GIỚI QUAN PHẢN ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHẢN KHOA HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MAO

Dương Thành
Nội san nghiên cứu số 7-8 (3-6-1979)
Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, trực thuộc BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam

... Bộ máy tuyên truyền của Trung quốc đã từ lâu đề cao chủ nghĩa Mao là sự phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin lên đỉnh cao trong thời đại ngày nay, ca tụng Mao Trạch Đông là một nhà triết học « vĩ đại » đã phát triển sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Những người theo Mao thường nói: Mao Trạch Đông đã phát triển triết học Mác – Lênin trong những tác phẩm « vĩ đại » sau đây:

-Bàn về thực tiễn (tháng 7 năm 1937), Bàn về mâu thuẫn (tháng 8 năm 1937),

-Về vấn đề giải quyết đúng đắn mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân (năm 1957),

-Tư tưởng đúng đắn của con người từ đâu mà có ? (năm 1963).

Muốn nghiên cứu những tư tưởng triết học của Mao Trạch Đông, tất nhiên chúng ta phải căn cứ vào mấy tác phẩm có ý nghĩa trực tiếp về triết học nói trên, nhưng không chỉ có thế, chúng ta còn phải căn cứ vào những bài nói chuyện, những tác phẩm khác của Mao, nhất là phải căn cứ vào đường lối chính trị và hành động thực tiễn của Mao và phe lũ.

Thực ra, Mao Trạch Đông không phải là một nhà triết học đã xây dựng được một học thuyết triết học hoàn chỉnh, có hệ thống, như các nhà triết học đã có trong lịch sử. Tuy nhiên, sống trong hoàn cảnh xã hội nửa thuộc địa và nửa phong kiến của Trung quốc, là một trí thức đã đọc được nhiều sách, nhất là đã tiếp thu những tư tưởng cổ truyền của Trung quốc từ thời cổ đại, Mao Trạch Đông đã có một thế giới quan nhất định. Khi tham gia cách mạng, Mao Trạch Đông có tiếp thu thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin và thay đổi thế giới quan cũ của mình hay vẫn giữ thế giới quan cũ đề mưu đồ thực hiện chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc, bá quyền nước lớn ? Đó là vấn đề mà chúng ta cần phân tích rõ đề hiệu bản chất của chủ nghĩa Mao.

Muốn phê phán triết học của chủ nghĩa Mao một cách khoa học, chúng ta cần theo phương pháp mà Lênin đã thực hiện khi phê phán « chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán » hồi đầu thế kỷ XX. Lê-nin viết:

« Muốn xét đoán một người, ta không nên căn cứ vào lời người đó nói hoặc nghĩ về mình như thế nào, mà phải căn cứ vào hành động của người đó. Muốn xét đoán những nhà triết học, ta không nên căn cứ vào những nhãn hiệu mà họ trưng ra (như « thuyết thực chứng », triết học về « kinh nghiệm thuần túy », « thuyết nhất nguyên » hoặc « thuyết kinh nghiệm nhất nguyên », « triết học về các khoa học tự nhiên » V.v.) mà phải căn cứ vào cách thức họ đã thực tế giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản, phải căn cứ vào những người nào mà họ nắm tay cùng đi và phải căn cứ vào những điều mà trước kia và hiện nay họ vẫn giảng dạy cho các học trò và đồ đệ của họ » (1).

1- THỰC CHẤT THẾ GIỚI QUAN CỦA CHỦ NGHĨA MAO LÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM CHỦ QUAN, CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ CỰC ĐOAN

Trong hai tác phẩm « Bàn về thực tiễn » và « Bàn về mâu thuẫn », Mao Trạch Đông đã trình bày một cách phổ thông, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mao trích dẫn những luận đề của Ăng-ghen trong tác phẩm « Chống Đuyrinh » và của Lênin trong tác phẩm

« Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán » và « Về phép biện chứng » trong « Bút ký triết học ». Tất nhiên, Mao đã phải giải thích những nguyên lý riêng lẻ của chủ nghĩa duy vật biện chứng một cách đúng đắn. Song muốn hiểu thực chất tư tưởng triết học của Mao, chúng ta không thể chỉ căn cứ trên câu chữ, mà phải tìm ra những chỗ Mao xuyên tạc nguyên lý của triết học Mác – Lênin, những ý đồ thâm hiểm của Mao. Mao tuyên bố đứng về quan điểm duy vật biện chứng, lớn tiếng phê phán chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình, nhưng chính Mao đã sa vào chủ nghĩa duy tâm.

Để chứng mình thực chất thế giới quan duy tâm chủ quan của Mao, chúng ta hãy xem cách Mao giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

Chúng ta không phủ nhận Mao đã có chỗ khẳng định một cách đúng đắn như sau:

« Nguồn gốc của mọi tri thức là ở cảm giác mà giác quan của con người nhận được từ thế giới bên ngoài tồn tại một cách khách quan ». Khi vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào trong hoạt động thực tiễn, Mao nói : Chúng ta thừa nhận: trong sự phát triển chung của lịch sử thì vật chất quyết định tinh thần, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nhưng đồng thời cũng thừa nhận, hơn nữa cần phải thừa nhận tác dụng trở lại của tinh thần, tác dụng trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, tác dụng trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở kinh tế. Đó không phải là trái với chủ nghĩa duy vật mà chính là để tránh khỏi chủ nghĩa duy vật máy móc, giữ vững chủ nghĩa duy vật biện chứng » (2).

Nếu chỉ căn cứ vào câu này trong tác phẩm « Bàn về mâu thuẫn » thì chúng ta chưa thấy sai ở đâu. Nhưng đọc cả đoạn, chúng ta thấy Mao Trạch Đông nhấn nhiều về tác dụng trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở kinh tế, của lý luận đối với thực tiễn. Ở đây, Mao đã có khuynh hướng nhấn mạnh vào mặt tinh thần so với mặt vật chất.

Khuynh hướng này thể hiện rõ hơn trong bài « Tư tưởng đúng đắn của con người từ đâu mà có ? ». Khi Mao Trạch Đông nói : « Vật chất có thể biến thành tinh thần, tinh thần có thể biến thành vật chất là những hiện tượng nhảy vọt thường thấy trong đời sống hàng ngày », Mao nhấn mạnh vào cái tinh thần biến thành cái vật chất. Dụng ý của Mao là muốn nói đến vai trò quyết định của tư tưởng, của đường lối, chính sách do mình đề ra. Chúng ta hãy xem những đồ đệ của Mao ca tụng Mao thì rõ. Tháng 8 năm 1967, Diệu Văn Nguyên đọc bài diễn văn nói về ý nghĩa quốc tế của tư tưởng Mao Trạch Đông, đã đánh giá cống hiến của Mao về triết học : « Trong lĩnh vực triết học, Mao Trạch Đông cho rằng: « Cái ban đầu tinh thần chuyển thành cái vật chất, còn cái ban đầu vật chất lại chuyển thành cái tinh thần » (ở đây cái ban đầu tinh thần được hiểu là kiến trúc thượng tằng, còn cái vật chất, được hiểu là cơ sở kinh tế) Người nhấn mạnh ưu thế của chính trị đối với kinh tế, của con người đối với sự vật. Theo ý kiến của Mao Trạch Đông thì nhờ có những tư tưởng tiến bộ, nhờ có sự lãnh đạo của Đảng (tức là kiến trúc thượng tầng), xã hội (tức cơ sở kinh tế có thể hoàn thành bước nhảy vọt mạnh mẽ, có thể bỏ qua những giai đoạn nhất định. Qua cầu nói đó, chúng ta thấy những ng trời theo Mao không phải chỉ nói đến mặt tác động trở lại tích cực của ý thức tư tưởng con người đối với vật chất, mà họ thổi phồng vai trò của tư tưởng, cho rằng tư tưởng đóng vai trò quyết định, đẻ ra vật chất. Mao thường dẫn câu nói của Lênin « không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng », nhưng xuyên tạc ý nghĩa của câu đó, làm cho người ta hiểu là nếu không có tư tưởng, lý luận của Mao thì cách mạng Trung Quốc không thành công được. Mao còn nêu ra những khẩu hiệu như « chính trị là gốc », « tư tưởng là thống soái ».

Những người theo Mao đã tiếp thu tinh thần đó của Mao Trạch Đông, hết lời ca tụng tư tưởng Mao Trạch Đông có tác dụng diệu kỳ đối với cách mạng Trung quốc. « Nhân dân nhật báo » ngày 22-4-1966 viết: « Muốn hoàn thành sự nghiệp đó thì phải kiên trì tư tưởng Mao Trạch Đông dẫn đầu. Đó là vấn đề cơ bản của việc đề cao chính trị. Tư tưởng Mao Trạch Đông là giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác – Lênin, là đỉnh cao của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay... Đề cao chính trị tức là đề cao tư tưởng Mao Trạch Đông, chính trị dẫn đầu tức là tư tưởng Mao Trạch Đông dẫn đầu, chính trị thống soái tất cả tức là tư tưởng Mao Trạch Đông thống soái tất cả »

Ở Trung quốc người ta còn nếu khấu hiệu « bốn nhất » với nghĩa sau đây: trong thế giới thì con người là nhất, trong con người thì chính trị là nhất, trong chính trị thì tư tưởng là nhất. Trong tư tưởng thì tư tưởng sống (tức tư tưởng Mao Trạch Đông) là nhất.

Như vậy là tư tưởng Mao Trạch Đông được coi như cái quyết định tất cả, sinh ra tất cả. Rõ ràng đó là một thú chủ nghĩa duy tâm chủ quan, coi tinh thần, ý thức chủ quản của một người là cái có trước, quyết định thế giới vật chất.

Ở đây chủ nghĩa duy tâm chủ quan của chủ nghĩa Mao còn được thần bí hóa như một thứ tôn giáo. Người ta coi những lời của Mao Trạch Đông như là những bùa hộ mệnh, những câu thần chú có phép thần thông và biến hóa thành những gì mà mình mong muốn.

« Nhân dân nhật báo » khuyên: « gặp bất cứ vấn đề gì, anh hãy tìm đến tác phẩm của chủ tịch Mao Trạch Đông », Cho nên ở Trung quốc, hồi trước, người nào cũng phải có « cuốn sách đỏ », hàng ngày đọc , « ngữ lục », tụng niệm những lời dạy của Mao Trạch Đông trước khi làm việc gì. Thí dụ, trong bệnh viện, trước khi mổ, bác sĩ đọc một lời của Mao Chủ tịch thì sẽ mổ thành công. Người ta tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông có thể giải quyết được mọi vấn đề khó khăn của thực tiễn, của khoa học - kỹ thuật, thậm chí có thể chữa được bệnh câm điếc.

Chủ nghĩa duy tâm của Mao còn thể hiện tập trung ở cách giải quyết mối quan hệ giữa cái khách quan và cái chủ quan. Triết học Mác đã khẳng định tác dụng vô cùng to lớn của nhân tố chủ quan đối với việc cải tạo thế giới khách quan với tính cách là kết quả của sự thống nhất biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan, trong đó, cái khách quan là nhân tố quyết định.

Mao đã thổi phồng nhân tố chủ quan đến mức cô lập nó khỏi cái khách quan, dường như chỉ cần cải tạo thế giới chủ quan, cải tạo tư tưởng (tất nhiên bằng tư tưởng của Mao) là tạo nên được tất cả trong quá trình cải tạo xã hội.

Một trong những nguyên nhân mà Mao và đồ đệ tâng bốc quan điểm duy tâm này,mặc dù phản khoa học một cách thô kệch -, coi như một sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác là để lý giải một phương pháp cải tạo tư tưởng rất sở trường của họ : phương pháp chỉnh phong, nhằm chống lại, dưới chiêu bài « chống chủ nghĩa giáo điều », những đảng viên không theo đường lối của Mao.

Phương pháp chỉnh phong đánh vào tình cảm của đảng viên, thúc ép người ta « phản tỉnh » để « sám hối ». Đó là một phương pháp hoàn toàn duy tâm không dựa vào thực tế khách quan mà chỉ dựa vào sự bộc lộ sai lầm, có khi bịa đặt, không phân tích một cách khoa học mà chỉ lên án những bệnh tư tưởng một cách « chụp mũ ».

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Mao Trạch Đông đã biến thành chủ nghĩa duy ý chí một cách trắng trợn. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Trung quốc, Mao Trạch Đông và những người theo Mao không đếm xỉa gì đến những quy luật khách quan mà chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan để đề ra đường lối, chính sách cho cách mạng. Do đó, họ đã đi từ thất bại này đến thất bại khác.

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới. Lịch sử nền văn minh lâu đời của nước lớn này dưới sự thống trị của chủ nghĩa phong kiến đã tạo nên một truyền thuyết cho rằng Trung Quốc là trung tâm của thiên hạ, Trung quốc phải đứng đầu thế giới. Câu nói « nội hạ ngoại di » đã vạch rõ tinh thần sô-vanh nước lớn đó : bên trong nước là hoa hạ, còn bên ngoài nước, tất cả đều là man di. Hơn trăm năm lại đây, Trung quốc đã trở thành một nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc phương tây. Giai cấp địa chủ phong kiến, tư sản và những người trí thức còn mang nặng đầu óc đại Hán đều muốn giành lại và phục hồi vị trí bá chủ thế giới của Trung quốc.

Jay Taylor, một tên trùm gián điệp Mỹ, cũng đã nhận xét: « Trung quốc có sức mạnh vật chất của một nước gần như siêu cường, còn chính sách và thái độ quốc tế của nó thì bị ảnh hưởng bởi một lịch sử của sự vĩ đại và cách mạng, ký ức về sự sỉ nhục và một cơ cấu chuyên chế và hệ tư tưởng phổ biến. Hơn nữa, sự thúc đầy của chủ nghĩa dân tộc mãnh liệt nhất trong lịch sử và nỗ lực hiện đại hóa trên một quy mô chưa từng thấy tạo ra một động lực độc đáo thúc đẩy các quá trình chính trị của cộng hòa nhân dân Trung hoa.

Mao Trạch Đông và bè lũ đã từ lâu mang trong mình một cuồng vọng biến nước Trung hoa lạc hậu thành một cường quốc bậc nhất thế giới đề thực hiện chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn.

Với ý đồ đó, Mao tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, lợi dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, gia nhập Đảng cộng sản Trung quốc để tập hợp đông đảo quần chúng, nhất là nông dân...

Nhờ có những điều kiện khách quan thuận lợi, nhất là thắng lợi vĩ đại của Liên xô trong cuộc chiến tranh chống phát-xít, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Trung quốc đã thành công, giành được chính quyền trong cả nước năm 1949. Uy tín cá nhân của Mao nổi bật từ đây. Hàng trăm triệu dân Trung quốc coi Mao như một vị anh hùng dân tộc, một vị cứu tinh. Họ tôn thờ Mao, gọi Mao là « người cầm lái vĩ đại», là mặt trời đỏ rực, coi Mao như ông thánh sống, không bao giờ mắc sai lầm. Từ khi nắm được chính quyền, chủ nghĩa duy ý chí vốn có từ lâu, nay Mao mới có điều kiện phát triển mạnh. Ngay từ khi nắm được quyền lãnh đạo trong Đằng (1-1935), Mao Trạch Đông có tham vọng xây dựng học thuyết của mình và tìm mọi cách làm cho tư tưởng Mao Trạch Đông thống trị trong Đảng. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII (1945), Mao đã áp đặt được tư tưởng của mình đối với Đảng, tư tưởng Mao Trạch Đông được coi là cơ sở lý luận của mọi đường lối, chính sách của Đảng. Từ những năm 1940, khi viết tác phẩm « Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới » và « Bàn về chính phủ liên hiệp » , Mao Trạch Đông đã có ý đồ xây dựng một xã hội theo kiểu Mao ở Trung quốc sau khi cách mạng dân tộc dân chủ thắng lợi. Mao nói: ở Trung hoa dân chủ ấy « nhất định phải để cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tư nhân được phát triển dễ dàng » và « Trung quốc hiện nay chỉ thừa chủ nghĩa đế quốc nước ngoài và chủ nghĩa phong kiến trong nước, chứ không thừa chủ nghĩa tư bản trong nước, chủ nghĩa tư bản của chúng ta lại quá ít » và « Người cộng sản chẳng những không sợ chủ nghĩa tư bản, mà trái lại trong điều kiện nhất định còn đề xướng việc phát triển nó » (3). Theo Mao thì phải để cho chủ nghĩa tư bản phát triển trong một thời gian dài.

Như vậy là Mao không tuân theo quy luật khách quan của cách mạng trong thời đại ngày nay mà Lênin đã vạch ra là các nước lạc hậu có thể và phải tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Theo Lênin, trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, người cộng sản có thể sử dụng những chuyên gia tư sản, tổ chức những hình thức tư bản nhà nước, công ty hợp doanh để phát triển kinh tế, nhưng đó chỉ là những biện pháp tạm thời, có tính chất sách lược, chứ không phải chủ trương để cho chủ nghĩa tư bản phát triển « dễ dàng » và « trong thời gian dài ». Mao đã lợi dụng tư tưởng đó của Lênin để đề ra chủ nghĩa dân chủ mới mà thực chất là đề phát triển chủ nghĩa tư bản ở Trung quốc. Mao chỉ theo đuổi ý đồ làm bá chủ thế giới của mình cho nên trong thâm tâm Mao không thiết tha gì với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nếu Mao có nói tới chủ nghĩa xã hội thì đó chỉ là đầu lưỡi mà thôi. Phát biểu tại hội nghị bàn về vấn đề trí thức, năm 1956, Mao nói: « Không nên để xảy ra tình hình là sau mấy chục năm chúng ta vẫn không trở thành cường quốc đứng đầu thế giới ».

Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ của Trung quốc thành công, cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng cộng sản Trung quốc đã diễn ra gay gắt giữa đường lối của Mao và đường lối mác-xít. Trong Đại hội VIII, chủ nghĩa Mao đã thất bại bước đầu. Nhưng Mao Trạch Đông không chịu thua, ông ta vẫn lấy danh nghĩa chủ tịch Đảng, vạch ra một đường lối khác hẳn với Đại hội VIII. Mao nêu ra ba ngọn cờ hồng: « Đường lối chung, công xã nhân dân và đại nhảy vọt . Mao phát động phong trào « đại nhảy vọt », tuyên bố là đề tiến nhanh lên « chủ nghĩa cộng sản ». Trong nông nghiệp, Mao chủ trương thực hiện ngay « 8 bao », « 10 bao » ở các công xã nhân dân, trong công nghiệp, động viên « toàn dân làm gang thép », VV..

Kết quả, sau hơn một năm, tình hình kinh tế của Trung quốc đã suy sụp rất nhanh chóng. Mặc dầu đã bị phê bình tại hội nghị Trung ương ở Lư sơn (1959), Mạo đầu có thừa nhận bệnh chủ quan duy ý chí đã gây tác hại to lớn cho cách mạng Trung quốc ! Mao vẫn tiếp tục âm mưu giành lại độc quyền lãnh đạo trong Đảng.

Đến năm 1966, Mao dựa vào quân đội, phát động « hồng vệ binh », tiến hành cuộc « đại cách mạng văn hóa vô sản », Mao đã lật đổ được những người không cùng chí hướng với mình.

Thời kỳ « cách mạng văn hóa » là thời kỳ Mao phá Đảng cộng sản, phá chủ nghĩa xã hội Trung quốc, phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin một cách vô cùng trắng trợn, thực hiện chế độ độc tài phát-xít ở trong nước và công khai bắt tay với bọn đế quốc và mọi thế lực phản động quốc tế.

Như vậy, tất cả đường lối đối nội và đối ngoại của Trung quốc hồi đó đã thể hiện chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí một cách cực đoan.

Ở trong nước, Mao và bè lũ tùy tiện gán ghép những người không cùng chí hướng với mình là « tư sản đương quyền » nằm trong Đảng, âm mưu tiếm quyền nhà nước.

Đề thực hiện chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc, bá quyền nước lớn, chủ nghĩa Mao đưa ra « thuyết ba thế giới », phân tích tình hình thế giới theo quan điểm chủ quan của mình, chứ không dựa trên tiêu chuẩn khoa học theo quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin. Họ cho thế giới thứ nhất gồm hai siêu cường: Liên Xô và Mỹ. Như vậy là đã ghép hai chế độ xã hội đối lập nhau vào cùng một phe. Họ vu cáo Liên xô là nước « đế quốc xã hội », coi là kẻ thù nguy hiểm nhất. Họ cố xúi bẩy cho Liên xô và Mỹ đánh nhau để thực hiện âm mưu « ngồi trên núi nhìn hai con hồ đánh nhau. Lúc hai nước này suy yếu đi, chính là thời cơ để Trung quốc giành địa vị cường quốc, làm bá chủ thế giới.

Rõ ràng thuyết ba thế giới là một thứ lý luận chủ quan tùy tiện, nhằm mục đích lừa bịp đề thực hiện ý đồ của mình. Mao và bè lũ còn đưa ra nhiều thứ lý luận khác cũng theo kiểu đó. Mọi lập luận khác của chủ nghĩa Mao cũng đều xuất phát từ chủ quan. Thí dụ: họ nói chiến tranh thế giới thứ ba nhất định sẽ nổ ra, chính đó là nguyện vọng của họ mong cho Liên xô và Mỹ đánh nhau để mình hưởng lợi. Họ nói đấu tranh giai cấp còn diễn ra gay gắt trong hàng vạn năm, phải tiếp tục đấu tranh giai cấp quyết liệt trong thời kỳ chuyên chính vô sản, chính là nhằm chứng minh cho hành động đàn áp nội bộ thường xuyên của họ. Tất cả những lập luận đó đều không có cơ sở khoa học, mà chỉ xuất phát từ ý thức chủ quan của Mao Trạch Đông và bè lū.

Chủ nghĩa chủ quan duy ý chí của chủ nghĩa Mao quá rõ ràng đến nỗi ngay những người theo Mao cũng phải thừa nhận, thậm chí còn phê phán là « chủ nghĩa duy ngã ». Sau khi lật đổ « bè lũ 4 tên », những người cầm quyền hiện nay ở Trung Quốc vẫn tiếp tục giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mao, nhưng lại phê phán mạnh quan điểm đường lối của « bè lũ 4 tên ». Tống Chẩn Đình đã viết một bài đăng trong tập san Nghiên cứu triết học số 3/1978, phê phán thế giới quan phản động của « lũ 4 tên ». Y viết : « Ham muốn quyền lực, tham vọng muốn thâu tóm mọi quyền lực cao nhất vào tay mình là đặc điểm đầu tiên và cũng là đặc điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa duy ngã của « lũ 4 tên ».

Tống Chấn Đình kết luận: bè lũ 4 tên rơi vào chủ nghĩa duy ngã vì chúng cho rằng « chỉ có tôi là cách mạng », vì « lũ 4 tên » một mặt tâng bốc mình lên, mặt khác lại vùi dập người khác, trong mắt chúng chẳng có ai, « ngoài tôi ra không có gì hết » Những lời kết tội của Tống Chẩn Đình đối với « bè lü 4 tên » thực cũng đúng cả với bọn theo chủ nghĩa Mao nói chung, trong đó có cả bọn cầm quyền hiện nay ở Bắc Kinh. Thực vậy, ngày nay bọn phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin trong giới cầm quyền Bắc Kinh cũng phê phán chủ nghĩa duy ý chí và nói phải tuân theo quy luật khách quan, tuy có thay đổi một số biện pháp của Mao trước đây, nhưng về căn bản họ vẫn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mao. Chúng vẫn theo chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc, bá quyền và các lớn, vẫn mưu đồ xây dựng Trung quốc, trong một thời gian ngắn, thành một trong quốc đứng đầu « thiên hạ ». Chủ trương « bốn hiện đại hóa » của họ cũng biểu lộ ruột chủ nghĩa chủ quan duy ý chí rất nặng: họ lại muốn thực hiện « một bước đại nhảy vọt mới ». Đó chỉ là ảo tưởng của một bọn phản động điên cuồng chạy theo ý muốn chủ quan của mình ! Nhất định chúng sẽ thất bại, cũng như bản thân Mao và « bè và 4 tên » đã thất bại !

II - CHỦ NGHĨA MAO LÀ MỘT THỨ CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG VỀ CHÍNH TRỊ, ĐỂ HÈN, XẢO TRÁ NHẤT TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu triết học tư sản hiện đại đang thịnh hành ở các nước tư bản phương tây. Học thuyết này cho rằng « cái gì có lợi thì cái đó là chân lý ». Đó cũng là chủ nghĩa chủ quan, vì có thì tùy theo từng người, từng giai cấp mà đánh giá cái gì là có lợi cho mình. Theo lô-gích này, giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản là chính đáng vì việc làm đó có lợi cho giai cấp tư sản. Mao Trạch Đông và những người theo Mao không công khai tuyên bố là theo chủ nghĩa thực dụng, nhưng các chủ trương, chính sách và việc làm của họ mang tính chất thực dụng hết sức rõ ràng. Họ nói : « mục đích trên hết », bất cứ phương tiện gì mà sử dụng đạt được mục đích thì cũng đều tốt cả. Chính Đặng Tiểu Bình đã nói : « Mèo trắng hay mèo đen đều tốt, miễn là bắt được chuột ».

Để đạt mục đích bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, Mao Trạch Đông và những người theo Mao đã nghĩ ra trăm phương nghìn kế rất xảo quyệt.

Ngay từ khi tham gia Đảng cộng sản Trung quốc, Mao Trạch Đông đã thấy có thể lợi dụng chủ nghĩa Mác – Lênin làm công cụ để tập hợp quần chúng nhằm đạt ý đồ riêng. Mao nói là phải « Trung quốc hóa » chủ nghĩa Mác. Ở đây không nên hiểu lầm Mao chủ trương vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Trung quốc, mà là chỉ dùng chủ nghĩa Mác-Lênin như một mũi tên để bắn vào cái đích là cách mạng Trung quốc. Mao nói : « chúng ta phải phóng mũi tên chủ nghĩa Mác - Lênin, chú ý mục tiêu trước mắt chúng ta là cách mạng Trung quốc. Nếu chúng ta không rõ điều đó thì trình độ lý luận Đảng ta không bao giờ lên cao được ».

Rõ ràng ngay từ đầu Mao Trạch Đông tham gia Đảng cộng sản không phải để trở thành người mác-xít chân chính, thành thực tiếp thu thế giới quan khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin để cải tạo thế giới quan cũ của mình. Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học của giai cấp vô sản, là đỉnh cao của trí tuệ loài người đã được đông đảo giai cấp công nhân và quần chúng lao động bị áp bức bóc lột trên thế giới tiếp thu. Cách mạng Tháng mười Nga thành công là thắng lợi rực rỡ của chủ nghĩa Mác - Lênin trên 1/6 quả đất. Lợi dụng xu thế của thời đại, Mao Trạch Đông tham gia Đảng cộng sản và tuyên bố theo chủ nghĩa Mác – Lênin để mong trở thành lãnh tụ của phong trào cách mạng Trung quốc. Mao lợi dụng chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng cộng sản Trung quốc để đạt ý đồ chính trị của mình. Ngay từ đầu, Mao đã không ra những người thật sự trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, những người được Quốc tế cộng sản cử về Trung quốc. Mao tìm mọi cách gạt họ ra khỏi ban lãnh đạo của Đảng. Cuộc chỉnh phong được tiến hành từ năm 1941 đến 1945 chính là nhằm mục đích đó. Cũng trong thời gian này, Mao Trạch Đông đã không tuân theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản về việc mở mặt trận chống Nhật ở phía Đông. Mao lấy cớ là bận củng cố nội bộ, xây dựng lực lượng mà không tích cực đánh Nhật.

Nhận rõ tính chất phản bội của Mao từ hồi đó, đồng chí Sta-lin đã gọi Mao Trạch Đông là « củ cải đỏ », nghĩa là một người mác xít giả dối, bên ngoài đỏ nhưng bên trong thì trắng. Tuy vậy, đồng chí Sta-lin và Đảng cộng sản Liên xô vẫn giúp đỡ Đảng cộng sản Trung quốc. Sau khi đánh tan quân Nhật, Liên xô đã vũ trang cho Hồng quân Trung quốc có đủ sức mạnh để giải phóng hoàn toàn nước Trung hoa rộng lớn trong năm 1949. Sau khi Trung quốc giành được độc lập, Mao Trạch Đông muốn phát triển chủ nghĩa tư bản ở trong nước để cho Trung quốc mau lớn mạnh, nhưng cuộc đấu tranh nội bộ trong Đảng cộng sản hồi ấy đã làm thất bại đường lối đó của Mao và vạch ra được đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Trung quốc. Lúc này, chủ nghĩa thực dụng của Mao Trạch Đông biểu hiện ra ở chỗ chuyển sang lợi dụng chủ nghĩa xã hội. Mao Trạch Đông không cần chủ nghĩa xã hội khoa học mà chỉ cần một thứ chủ nghĩa xã hội nào cho phép tập đoàn lãnh đạo tập trung được thật nhiều tiền đề dùng vào việc vũ trang, quân sự hóa. Thực vậy, Mao không chú ý gì đến việc thỏa mãn nhu cầu của nhân dân. Ông ta tổ chức nhân dân thành một trại lính khổng lồ đề tuân theo mù quáng « tư tưởng » của người « cầm lái vĩ đại », Với danh nghĩa chủ nghĩa xã hội, Mao Trạch Đông có thể thực hiện quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, cải tạo những quan hệ sản xuất cũ, công hữu hóa những tư liệu sản xuất chủ yếu ở trong nước. Nhờ đó, tập đoàn thống trị, nắm quyền lãnh đạo trong Đảng và nhà nước có thể dùng quyền tập trung đưa nước Trung hoa phát triển nhanh thành một cường quốc. Ở đây, chúng ta phân biệt chế độ xã hội chủ nghĩa chân chính với chế độ xã hội chủ nghĩa giả hiệu ở chỗ chế độ đó có do Đảng chân chính của giai cấp công nhân lãnh đạo hay không, có nhà nước chuyên chính vô sản thật sự hay không, có thực hiện quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội (là thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của nhân dân trên cơ sở kỹ thuật ngày càng cao) hay không ? v.v. Mao Trạch Đông buộc phải tán thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Trung quốc vì hồi đó, chỉ có tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội, mới lợi dụng được sự giúp đỡ của Liên Xô, nhất là về kinh tế và kỹ thuật. Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Trung quốc từ năm 1949 đến 1958 vô cùng to lớn. Hầu hết các cơ sở công nghiệp nặng của Trung quốc hiện nay có được đều là nhờ vào sự giúp đỡ đó. Năm 1958, Trung quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ về các mặt.

Như vậy, ngoài ý muốn của Mao, Trung quốc đã trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Hồi đó, phe xã hội chủ nghĩa với Liên Xô và Trung quốc là hai nước lớn, đã làm cho phe đế quốc run sợ và lâm vào thế khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Trung quốc đã trở thành một nước có vị trí cao trên trường quốc tế. Nhưng đứng trong phe xã hội chủ nghĩa, Trung quốc còn thua kém Liên xô về nhiều mặt. Mao Trạch Đông chưa trở thành lãnh tụ tối cao của phong trào cộng sản quốc tế, cho nên chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của Mao chưa được thực hiện. Lợi dụng mối bất hòa trong phong trào cộng sản quốc tế, Mao Trạch Đông cho rằng thời cơ đã tới đề ông ta giành lấy ngọn cờ lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, làm cho Trung quốc trở thành trung tâm của cách mạng thế giới. Mao phất cao ngọn cờ chống chủ nghĩa xét lại. Tự cho mình độc quyền giải thích chủ nghĩa Mác, Mao phất cờ « chống chủ nghĩa đế quốc », « chống xét lại », lên án Liên Xô và nhiều Đảng cộng sản anh em khác là « xét lại », « cơ hội », « thỏa hiệp » v.v. Lúc đầu, hành động này đã lôi kéo được một số người nhẹ dạ, cả tin. Nhưng, chẳng bao lâu, bộ mặt phản bội phong trào cộng sản thế giới, bản chất bá quyền nước lớn của Mao ngày càng lộ rõ. Sau đó, Mao đưa ra thuyết « ba thế giới » và nhằm trực tiếp bắt tay với bọn đế quốc và các thế lực phản động thể giới đề chống Liên xô, chống hệ thống xã hội chủ nghĩa, chống cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Trên đây chúng ta đã vạch trần chủ nghĩa thực dụng của Mao trong những đường lối chiến lược lớn của cách mạng Trung quốc. Đó là một thứ chủ nghĩa thực dụng về chính trị đê hèn và xảo trá nhất trong thời đại ngày nay.

Chủ nghĩa thực dụng đó còn thể hiện ở lý luận của Mao và trên những hành động cụ thể của Mao trong quá trình lãnh đạo Đảng cộng sản và phong trào cách mạng Trung quốc. Vì Mao chỉ lợi dụng chủ nghĩa Mác - Lênin làm phương tiện để đạt ý đồ của mình, cho nên Mao Trạch Đông không nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin một cách toàn diện và có hệ thống. Mao chỉ lấy những nguyên lý, những vấn đề gì của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể giúp ông ta đạt được một mục đích cụ thể nào đó. Mao Trạch Đông đã tự thú nhận: « Tôi học chủ nghĩa Mác một ít qua các sách và đã đi từ những bước đầu tiên trong việc tự cải tạo tư tưởng, song việc tự cải tạo chủ yếu vẫn diễn ra trong quá trình đấu tranh giai cấp lâu dài » (4). Chính Mao cũng khuyên các cán bộ Đảng không nên đọc nhiều sách của chủ nghĩa Mác – Lênin vì sợ rơi vào « chủ nghĩa giáo điều », Mao đã nói tại kỳ họp thứ 2 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung quốc khóa VIII ngày 3-5-1958 : « Còn có một nỗi sợ. Sợ tính bác học vô sản, sợ Mác. Mác đúng ở chỗ rất cao, chỉ có thể vươn tới Mác bằng một cái thang dài. Một số người thú nhận : « Không bao giờ vươn tới được », Có nên nghĩ thế không ?... Mác cũng chỉ là người, cũng có 2 mắt và 2 tay. Ông cũng như chúng ta thôi, chỉ có trong đầu óc ông đã nảy sinh lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ông đã viết cho chúng ta nhiều sách. Nhưng đa số đồng chí không nhất thiết phải đọc tất cả những sách đó... Chúng ta có nhiều công tác, không có thì giờ đề đọc tất cả sách. Đọc được một phần những tác phẩm cơ bản là đủ. Trong những việc làm và lời nói của mình, Lênin đã vượt quá Mác. Ông đã phát triển nhiều luận đề của Mác và sáng tạo ra cái mới. Trong nhiều việc mà chúng ta đã làm, chúng ta cũng đã vượt qua Mác - Lênin đã làm Cách mạng Tháng mười, Mác không đạt được thành tích đó. Mác cũng không hoàn thành được cách mạng vĩ đại như cách mạng của chúng ta. Trong thời đại của Mác, cách mạng chưa thành công. Cách mạng Tháng mười và Cách mạng Trung quốc đã thành công. Trong thực tiễn của chúng ta, chúng ta đã vượt qua Mác ».

Rõ ràng là chủ nghĩa thực dụng của Mao biểu hiện ở chỗ coi nhẹ lý luận Mác – Lênin. Mao Trạch Đông không hiểu toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lênin mà chỉ nắm lấy một số vấn đề dễ sử dụng nhằm mục đích riêng của mình. Về chủ nghĩa duy vật biện chứng, Mao chỉ nắm lấy vấn đề thực tiễn và quy luật mâu thuẫn. Mao đề cập đến hai vấn đề này chính là để chống « chủ nghĩa giáo điều » ở trong Đảng cộng sản Trung quốc vào những năm 40. Theo Mao, những người cộng sản do Quốc tế cộng sản cử về đã mắc « chủ nghĩa giáo điều » vì không tán thành đường lối, chủ trương của Mao. Mao cho rằng họ không nắm được thực tiễn cách mạng của Trung quốc, mà chỉ có lý luận suông. Cho nên Mao Trạch Đông nhấn mạnh tầm quan trọng của thực tiễn. Làm việc đó, không phải vì Mao nắm được điểm quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin là tính thực tiễn, mà chính vì Mao thấy vấn đề này có lợi cho mình để chống lại những người không theo mình, Mao đã giải thích xuyên tạc vấn đề thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trong tác phẩm « Bàn về thực tiễn 2, Mao Trạch Đông định nghĩa:

« Thực tiễn xã hội của người ta không bó hẹp trong một hình thức là hoạt động sản xuất, mà còn có nhiều hình thức khác: đấu tranh giai cấp, sinh hoạt chính trị, hoạt động khoa học và nghệ thuật, nói tóm lại, tất cả mọi lĩnh vực đời sống thực tiễn của xã hội đều có con người xã hội tham gia » (5).

Mao mở rộng khái niệm thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin, dụng ý của Mao là nhấn mạnh vào đấu tranh giai cấp. Theo Mao thì chỉ có đấu tranh giai cấp mới là thực tiễn cao nhất để làm tiêu chuẩn cho chân lý. Nhưng đấu tranh giai cấp là gì ? Theo Mao, đó chỉ là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà Mao đang lãnh đạo tiến hành ở Trung Quốc. Cho nên, ai không tham gia trực tiếp vào phong trào cách mạng này, người đó không có thực tiễn. Ai không có thực tiễn đó thì không có nhận thức đúng, không có quyền phê phán, đường lối mà Mạo đã vạch ra và « tất yếu » đều rơi vào chủ nghĩa giáo điều, cần phải chống lại, gạt ra khỏi ban lãnh đạo của Đảng.

Mao viết:

« Bất cứ người nào muốn nhận thức sinh vật gì, nếu không tiếp xúc với sự vật ấy, nghĩa là không sống (thực tiễn trong hoàn cảnh của sự vật ấy), thì không có cách gì giải quyết được » (6).

Mao lại thường nhấn mạnh:

« Không điều tra thì không có quyền phát ngôn ».

Nói những câu trên, dường như Mao trung thành với lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác –Lênin, coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Nhưng thực ra, Mao đã xuyên tạc ở chỗ chỉ lấy thực tiễn trực tiếp làm tiêu chuẩn chân lý, lấy sự thành công hay thất bại để chứng minh chân lý. Theo Mao, khi nào ý đồ của mình được thực hiện thì đó là thành công. Nếu chỉ dừng trên câu chữ, mà không hiểu rõ ý đồ của Mao, viết trong hoàn cảnh nào, thì ta khó thấy sai. Ở đây, về mặt lý luận, chúng ta thấy Mao đã xuyên tạc khái niệm thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ông ta chỉ nói đến đấu tranh giai cấp, đến kinh nghiệm trực tiếp mà coi nhẹ những tri thức gián tiếp của con người, do đó xem thường lý luận. Song thực ra, Mao chỉ coi nhẹ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, còn Mao lại hết sức đề cao lý luận của bản thân mình, cho đó mới là chân lý.

Năm 1957, Mao viết tác phần « Về vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ». Những người theo Mao ca tụng tác phẩm này là sự phát triển sáng tạo học thuyết về mâu thuẫn của chủ nghĩa Mác – Lênin ở chỗ Mao đã phân ra hai loại: mâu thuẫn địch ta và mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Nếu hiểu rõ ý đồ của Mao, ta thấy ngay lý luận « mới » này được đưa ra chính là để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh nội bộ mới, nhằm thanh trừng những người không theo đường lối của Mao Mao Trạch Đông có thể tùy tiện quy ai là ta, ai là địch, tùy theo tiêu chuẩn là có theo đường lối của Mao hay không. Mao nói đến sự chuyển hóa của mâu thuẫn nội bộ nhân dân thành mâu thuẫn địch ta một cách dễ dàng, thí dụ ở trong Đảng, có những đảng viên mắc sai lầm (vì không theo quan điểm của Mao) nếu không sửa chữa thì từ mâu thuẫn trong nội bộ đảng chuyển thành mâu thuẫn địch ta. Mao viết : « Nói chung, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân không có tính chất đối kháng. Nhưng nếu giải quyết không thích đáng hoặc mất cảnh giác, tê liệt, nóng vội, thì cũng có thể xảy ra đối kháng » (7). Chính lý luận này của Mao đã giúp Mao chứng minh là « hợp lý » những vụ thanh trừng liên tiếp ở trong Đảng cộng sản Trung quốc từ đó đến nay, nhất là trong thời kỳ « cách mạng văn hóa ». Ngày hôm qua, anh là đồng chí, ngày hôm nay, anh trở thành thù địch, ngày hôm qua anh là « người kế thừa của chủ tịch Mao » nhưng ngày hôm nay, anh đã trở thành « tư sản đương quyền trong đảng » (trường hợp Lâm Bưu).

Về chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mao Trạch Đông đã lợi dụng và xuyên tạc nhiều nguyên lý để phục vụ những ý đồ xảo quyệt của mình.

Trước hết, Mao không hiểu chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin là một khoa học nghiên cứu về xã hội nhằm vạch ra những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của lịch sử loài người. Mao đã giải thích xuyên tạc:

« Đấu tranh giai cấp, một số giai cấp thắng lợi, một số giai cấp bị tiêu diệt. Đó là lịch sử, là lịch sử văn minh. Lấy quan điểm đó để giải thích lịch sử thì gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử, đứng về phía trái lại với quan điểm đó, gọi là chủ nghĩa duy tâm lịch sử » (8).

Như vậy, Mao Trạch Đông quy gọn chủ nghĩa duy vật lịch sử vào học thuyết đấu tranh giai cấp. Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu toàn bộ sự vận động của loài người, tất nhiên chú trọng đến xã hội từ khi có giai cấp đề tìm ra quy luật phát triển của xã hội đi đến chủ nghĩa cộng sản nhằm xóa bỏ mọi giai cấp trong xã hội. Mao Trạch Đông chỉ lấy học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin làm công cụ đề đạt mục đích của mình. Mao đã nhấn mạnh về đấu tranh giai cấp, về chuyên chính vô sản, nhưng Mao giải thích xuyên tạc những nguyên lý đó theo quan điểm của mình. Chủ nghĩa Mác – Lênin là lý luận về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản; còn chủ nghĩa Mao thì vứt bỏ luận điểm cơ bản ấy và cường điệu vai trò cách mạng của nông dân đến mức cho rằng nông dân đóng vai trò quyết định. Trong bài « Khảo sát phong trào nông dân ở Hồ nam », Mao viết: « ở nông thôn chỉ có một loại người kiên quyết đứng lên đấu tranh quyết liệt – đó là bần nông... Không có bần nông thì không có cách mạng » (9).

Đến năm 1951, khi xuất bản tuyển tập Mao Trạch Đông, chắc rằng Ban biên tập đã thấy luận điểm này của Mao quá sai trái với chủ nghĩa Mác – Lênin, nên đã bổ sung một câu là « họ rất nghe theo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản » (10). Thực tế trong quá trình lãnh đạo cách mạng Trung quốc, Mao Trạch Đông chỉ nói đến cách mạng nông dân và chiến tranh nông dân. Có thể nói Mao Trạch Đông xuất thân từ một gia đình phú nông, chỉ hoạt động cách mạng ở nông thôn, chỉ nhìn thấy lực lượng của nông dân nên lợi dụng vai trò cách mạng của nông dân đề âm mưu trở thành « hoàng đế ». Vì khoác áo chủ nghĩa Mác - Lênin, Mao Trạch Đông buộc phải nói tới giai cấp vô sản lãnh đạo, đến Đảng cộng sản là Đảng của giai cấp vô sản, nhưng trong thực tế, Mao không quan tâm đến giai cấp vô sản, và cũng không hiểu giai cấp vô sản.

Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung quốc, Mao chỉ chú trọng đến cách mạng ở nông thôn, coi nhẹ phong trào thành thị. Vì « lấy nông thôn bao vây thành thị » nên Mao chủ trương ở trường kỳ mai phục ở thành thị ».

Khi cách mạng Trung Quốc chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa (từ năm 1949), Mao Trạch Đông buộc phải nói tới chuyên chính vô sản; nhưng Mạo đã xuyên tạc những nguyên lý này một cách trắng trợn.

Những người theo Mao tuyên truyền rùm beng rằng Mao Trạch Đông đã có cống hiến vĩ đại là phát triển học thuyết chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác -Lênin bằng luận điểm « tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản ». Ý đồ của việc đưa ra luận điểm này chính là nhằm gạt bỏ những người không cùng chí hướng với mình, đề nắm lấy độc quyền lãnh đạo. Lý luận đó hoàn toàn có tính chất thực dụng. Tình hình Trung quốc từ mười mấy năm nay, kể từ khi có « cách mạng văn hóa », đã diễn ra rất phức tạp và rối ren, Hết Lưu Thiếu Kỳ lại đến Lâm Bưu trở thành « đại biểu của giai cấp tư sản đương quyền », về sau, chính « bè lũ 4 tên », những chân tay đắc lực của Mao lại bị lật đồ vì cũng là « giai cấp tư sản đường quyền ». Rõ ràng lý luận của Mao về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản là một thứ lý luận phản mác-xít, chỉ nhằm phục vụ cho mưu đồ chính trị của Mao và bè lũ để giành độc quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước.

Người Việt nam chúng ta, hơn ai hết, thấy rõ chủ nghĩa thực dụng đó.

Mao Trạch Đông và bè lũ đã lợi dụng cách mạng Việt nam để thực hiện ý đồ bành trướng của mình. Khi Việt Nam tiến hành chiến tranh chống Mỹ, Trung quốc đã viện trợ cho chúng ta chính là đề lôi kéo Việt Nam đi theo đường lối của họ, chống lại Liên xô. Họ chỉ muốn ta đánh Mỹ thua đến mức buộc Mỹ phải nhân nhượng, hòa hoãn với Trung quốc để chống Liên xô.

Ban đầu, họ không tán thành ta đàm phán với Mỹ ở Pa-ri, nhưng khi Ni-xơn sang Trung quốc, khi đã câu kết được với Mỹ, họ lại khen ta tiến hành đàm phán là đúng. Ý đồ của họ là giữ bọn Mỹ – Thiệu ở miền Nam Việt nam để Liên xô không thâm nhập được vào Đông nam Á. Như vậy, giới cầm quyền phản động Bắc kinh chỉ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt nam nhằm mưu lợi cho riêng mình. Khi Việt nam đánh thắng đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiến lên chủ nghĩa xã hội, bọn phản động Bắc kinh chẳng vui lòng tí nào. Ngược lại, chúng còn tìm mọi cách gây khó khăn cho Việt nam vì theo chúng một nước Việt nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh sẽ là trở lực đối với chủ trương giành bá quyền của họ ở Đông nam Á. Thái độ lật lọng của giới cầm quyền Bắc kinh trong việc giúp bọn phản động Campuchia gây chiến tranh biên giới tây nam, trong vụ Hoa kiều và các vụ tranh chấp biên giới ở phía Bắc trước đây, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược hiện nay đối với nước ta đã bộc lộ rõ ràng chủ nghĩa thực dụng về chính trị phản bội, đê hèn và xảo trá của họ.

Chủ nghĩa thực dụng của chủ nghĩa Mao quá rõ ràng đến nỗi bè lũ theo Mao cũng phải thú nhận. Tống Chấn Định, phê phán « bè lũ 4 tên », đã viết:

« Lũ 4 tên » lấy việc có lợi cho chúng tiếm Đảng cướp quyền hay không làm nguyên tắc duy nhất để nhận thức « tính chân lý » của sự vật, chính vì vậy mà trên mình chúng biểu hiện càng rõ nét đặc trưng của chủ nghĩa thực dụng »,

« Phàm những kẻ có lợi cho chúng tiếp Đảng cướp quyền thì đều là người tốt, do đó, bọn dã tâm chính trị, bọn phản quốc đặc vụ, những phần tử phản cách mới nảy sinh, bọn lưu manh, côn đồ đều được chúng thu nhặt lại, trở thành những tay đao búa hoạt động phản cách mạng của chúng ».

Những lời bọn chúng tố cáo nhau ở trên đã vạch trần bản chất thực dụng của chồ nghĩa Mao nói chung, tất nhiên đó cũng là bản chất của những kẻ cầm quyền phản động hiện nay ở Bắc Kinh. Có thể nói bọn này lại còn thực dụng hơn cả Mao nữa.

III PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MAO KHÔNG PHẢI LÀ PHÉP BIỆN CHỨNG KHOA HỌC MÀ LÀ THUẬT NGỤY BIỆN TRẮNG TRỢN

Trong tác phẩm « Bàn về mâu thuẫn » Mao Trạch Đông đã diễn đạt một cách phổ thông những tư tưởng của Lênin nói « về phép biện chứng » trong « Bút ký triết học ». Mao Trạch Đông trích những câu của Lênin nói về hai quan điểm của sự phát triển, về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập... Khi trình bày các nguyên lý đó, Mao đã lấy những thí dụ về thực tiễn cách mạng Trung quốc và rút ra phương pháp phân tích mâu thuẫn, liên hệ với đường lối, chiến lược, chiến thuật của Đảng cộng sản Trung quốc trong cách mạng dân tộc dân chủ. Những người mới bắt đầu học chủ nghĩa Mác – Lênin có thể tưởng nhầm là Mao Trạch Đông nắm được thực chất phép biện chứng và biết vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn cách mạng Trung quốc. Những người theo Mao ca tụng tác phẩm này là sự phát triển sáng tạo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin lên một đỉnh cao.

Sự thật như thế nào ? Nếu đọc các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhất là tác phẩm « Chống Đuy-rinh » của Ăng-ghen và « Bút ký triết học » của Lênin, chúng ta sẽ thấy Mao Trạch Đông chỉ trình bày lại những nguyên lý cơ bản của Ăng-ghen và Lênin. Những chỗ mà Mao Trạch Đông « phát triển » mới thì lại trệch đi, làm cho phép biện chứng trở thành siêu hình, cứng nhắc.

Trước hết, phải nói rằng Mao Trạch Đông tiếp thu phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin qua lăng kính của tư tưởng biện chứng chất phác cổ truyền Trung quốc.

Thời cổ đại, Trung quốc đã sớm có tư tưởng về hai mặt đối lập như:

Trên trái đất, khi người ta biết cái đẹp là đẹp thì xuất hiện cái xấu. Khi mọi người biết rằng cái thiện là thiện thì xuất hiện cái ác. Cho nên, tồn tại và không tồn tại sinh ra nhau, khó và dễ tạo ra nhau, dài và ngắn có quan hệ lẫn nhau, cao và thấp quy định lẫn nhau, tiếng thanh chuyển thành trầm trong khi hòa vào nhau, và cái trước và cái sau nối tiếp nhau .

Tư tưởng biện chứng đó còn thô sơ, dựa vào sự quan sát những hiện tượng bề ngoài, chưa phát hiện được những mâu thuẫn bên trong, vốn đóng vai trò nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.

Trong « Bàn về mâu thuẫn », Mao Trạch Đông giải thích tư tưởng về hai mặt đối lập của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng giống như thời cổ đại, Mao viết:

« Không có sống thì chết cũng không có ; không có chết thì sống cũng không có. Không có trên thì không có gì gọi là dưới, không có dưới thì cũng không có gì gọi là trên. Không có họa thì không có gì gọi là phúc, không có phúc thì cũng không có gì gọi là họa. Không có thuận lợi thì không có gì gọi là khó khăn, không có khó khăn thì cũng không có gì gọi là thuận lợi... » (11).

Mao Trạch Đông, với đầu óc thực dụng sẵn có của mình, đã tùy tiện quy phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào một quy luật duy nhất là quy luật mâu thuẫn. Chính Mao Trạch Đông đã nói :

« Phép biện chứng của Ăng-ghen có ba phạm trù: sự thống nhất của các mặt đối lập, lượng biến chất biến, phủ định cái phủ định. Tôi không tin hai phạm trù sau. Ba cái xếp ngang nhau là tam nguyên luận, không phải nhất nguyên luận. Cái cơ bản là sự thống nhất của các mặt đối lập. Lượng biến chất biến là sự chuyển hóa mâu thuẫn của mặt đối lập, không có phủ định cái phủ định gì cả » (12).

Điều đó chứng tỏ Mao Trạch Đông không nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện phép biện chứng duy vật. Lênin đã phê phán thái độ phản khoa học loại đó như sau :

« Trong cái triết học ấy của chủ nghĩa Mác, do một khối thép duy nhất đúc thành, người ta không thể vứt bỏ được một tiền đề cơ bản nào, một phần cốt yếu nào, mà lại không xa rời chân lý khách quan, mà lại không rơi vào sự dối trá của giai cấp tư sản phản động » (13).

Đi sâu vào các nguyên lý của quy luật mâu thuẫn, chúng ta thấy Mao Trạch Đông mắc nhiều sai lầm. Trước hết, Mao cho rằng bất cứ khác nhau nào cũng là mâu thuẫn. Mao viết: « Mỗi sự khác nhau trên thế giới là đã bao gồm mâu thuẫn, khác nhau tức là mâu thuẫn » (14).

Trên thế giới, các sự vật và hiện tượng đều có muôn vẻ khác nhau, nhưng không phải bất cứ sự khác nhau nào cũng là mâu thuẫn, mà chỉ có sự khác nhau nào có khuynh hướng phát triển thành sự đối lập thì mới là bước đầu của mâu thuẫn. Mao đã tùy tiện, biện bạch cho thái độ độc đoán quy tất cả những đảng viên cộng sản có ý kiến khác với ông ta thành có mâu thuẫn với Đảng, thậm chí ông ta còn coi đó là mâu thuẫn đối kháng nữa.

Mác đã bác bỏ những quan niệm máy móc cho rằng bất cứ sự khác nhau hay sự đối lập bề ngoài nào cũng là mâu thuẫn, Mác đã viết:

« Sự đối lập giữa tình trạng không có sở hữu và sở hữu còn là một sự đối lập chung chung ; nó chưa được xét trong quan hệ hoạt động của nó, trong tương quan bên trong của nó và chưa được quan niệm như là mâu thuẫn, một khi người ta chưa hiểu nó như là sự đối lập giữa lao động và tư bản » (15).

Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động lẫn nhau của những mặt đối lập, nằm trong một thể thống nhất hữu cơ với nhau, chứ không phải là hai mặt đối lập một cách bề ngoài, cô lập, tách rời nhau. Sự khác nhau bề ngoài lại càng không thể coi là mâu thuẫn được.

Một vấn đề quan trọng mà Mao Trạch Đông đã đề cập đến trong tác phẩm « Bàn về mâu thuẫn » là vấn đề mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Chủ nghĩa Mác Lênin xác định đó là những loại mâu thuẫn đặc thù trong xã hội từ khi xã hội phân chia thành giai cấp. Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa hai giai cấp bóc lột và bị bóc lột, thống trị và bị thống trị. Mâu thuẫn đó là đối kháng vì lợi ích của các giai cấp này đối địch nhau, không thể điều hòa. Mao Trạch Đông không nắm được tư tưởng cơ bản đó mà coi đối kháng chỉ là một « hình thức đấu tranh của mâu thuẫn », Mao viết : « Đối kháng là một hình thức đấu tranh của mâu thuẫn chứ không phải là tất cả mọi hình thức đấu tranh của mâu thuẫn. Trong lịch sử loài người, có sự đối kháng giai cấp, đó là một biểu hiện riêng biệt của sự đấu tranh giữa các mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, bất cứ trong xã hội nô lệ, trong xã hội phong kiến, hay trong xã hội tư bản chủ nghĩa, hai giai cấp mâu thuẫn nhau, cùng tồn tại lâu dài trong một xã hội, đấu tranh với nhau, nhưng phải chờ đến khi mâu thuẫn giữa hai giai cấp đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, hai bên mới dùng hình thức đối kháng bên ngoài, phát triển thành cách mạng. Trong xã hội có giai cấp, sự chuyển hóa từ hòa bình sang chiến tranh cũng như vậy » (16).

Theo Mao Trạch Đông, mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ, địa chủ và nông dân, tư sản và vô sản lúc đầu không đối kháng, chỉ khi nào có sự xung đột gay gắt với nhau, nổ ra cách mạng, mới tạo thành mâu thuẫn đối kháng, chỉ khi nổ ra chiến tranh thì mới có mâu thuẫn đối kháng. Như vậy là hoàn toàn trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự đối kháng giai cấp trong xã hội có giai cấp.

Mao Trạch Đông còn tầm thường hóa phép biện chứng đến mức khẳng định: có mâu thuẫn đối kháng trong tự nhiên, hơn nữa lại do nguyên nhân bên ngoài tạo ra. Mao viết: « Lúc quả bom chưa nổ là lúc mà đo điều kiện nhất định những vật mâu thuẫn cùng ở chung với nhau trong một thể thống nhất. Cho đến khi có điều kiện mới (châm ngòi), thì nó mới nồ. Trong giới tự nhiên, tất cả những hiện tượng đến lúc cuối cùng phải dùng hình thức xung đột bên ngoài để giải quyết mâu thuẫn cũ, làm nảy ra sự vật mới, đều có tình hình tương tự như vậy » (17).

Những điểm trên đây nói rõ tính chất phản nác-xít của Mao Trạch Đông. Ông ta không nắm được thực chất của phép biến chứng, không nghiên cứu nó như là một khoa học phản ánh những quy luật phố biến khách quan của thế giới. Chỉ xuất phát từ chủ quan của mình, ông ta xuyên tạo những nguyên lý của phép biện chứng. Chính vì thế mà Mao đã rơi vào thuật ngụy biện.

Có thể nói, tất cả những điều mà Mao Trạch Đông xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin đều là ngụy biện cả. Mao đã xuất phát từ chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa duy ý chí và chủ nghĩa thực dụng của mình mà lợi dụng, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin. Ông ta không thể không dùng lối ngụy biện để che đậy bản chất phản động của mình.

Đề tỏ ra mình là người « biện chứng », Mao Trạch Đông nói nhiều đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Chính Mao Trạch Đông muốn dùng lối ngụy biện này hòng chứng minh cho những hành động sai trái, tàn bạo của mình trong thực tiễn.

Trong « Bàn về mâu thuẫn », Mao Trạch Đông dẫn ra những thí dụ thô kệch về sự chuyển hóa của các mặt đối lập:

« Giai cấp địa chủ có ruộng đất chuyển hóa thành giai cấp mất ruộng đất, còn nông dân đã từng mất ruộng đất chuyển hóa thành người tư hữu nhỏ giành được ruộng đất », « Giai cấp vô sản là giai cấp bị thống trị, trải qua cách mạng, chuyển hóa thành kẻ thống trị, còn giai cấp tư sản, nguyên là kẻ thống trị, lại chuyển hóa thành kẻ bị thống trị, chuyển hóa vào địa vị trước kia của đối phương ». Những thí dụ trên chỉ nói lên được sự chuyển hóa bề ngoài của các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin không dừng sự chuyển hóa bề ngoài mà nói đến sự chuyển hóa bên trong về chất của sự vật. Theo Mác, khi nói hai giai cấp tư sản và vô sản chuyển hóa lẫn nhau thì phải hiểu : giai cấp vô sản xóa bỏ giai cấp tư sản với tư cách là một giai cấp, còn giai cấp vô sản cũng thay đổi về chất vì không còn là giai cấp bị áp bức, bóc lột như trước, nó đã trở thành giai cấp làm chủ các tư liệu sản xuất và làm chủ cả xã hội. Khi nói về sự chuyển hóa các mặt đối lập của một mâu thuẫn, Mao Trạch Đông lại dẫn ra những thí dụ không đúng như: Quốc dân đảng có thời kỳ chống Đảng cộng sản, sau lại có thời kỳ liên hiệp với Đảng cộng sản, nhưng rồi lại chống cộng sản. Đó chỉ là sự thay đổi có tính chất sách lược của Quốc dân đảng trong từng giai đoạn khác nhau, chứ không phải là sự chuyển hóa của hai mặt đối lập (Quốc dân đảng và cộng sản) để giải quyết mâu thuẫn đó.

Chính vì Mao hiểu vấn đề chuyển hóa của các mặt đối lập một cách siêu hình như thế nên khi vận dụng sự chuyển hóa này để phục vụ cho một ý đồ thực dụng thì Mao rơi vào thuật ngụy biện một cách phản động trắng trợn.

Mao đã ngụy biện về sự chuyển hóa giữa chiến tranh và hòa bình, trong « Bàn về mâu thuẫn » :

« Chiến tranh chuyển hóa thành hòa bình... Hòa bình chuyển hóa thành chiến tranh ». Vận dụng vào tình hình thế giới hiện nay, Mao và bè lũ khẳng định rằng « hòa bình tất yếu sẽ chuyển hóa thành chiến tranh ». Điều này có nghĩa là chiến tranh thế giới lần thứ ba nhất định sẽ xảy ra. Đó là nguyện vọng chủ quan của họ. Vì thế họ đã ngụy biện một cách trắng trợn, không căn cứ vào những điều kiện khách quan của thế giới như Hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân họp ở Mát-xcơ-va năm 1960 đã khẳng định: Ngày nay các lực lượng hòa bình và tiến bộ trên thế giới, đứng đầu là phe xã hội chủ nghĩa, có khả năng ngăn ngừa được chiến tranh và bảo vệ được nền hòa bình thế giới.

Chính Mao Trạch Đông không muốn bảo vệ hòa bình mà chỉ muốn có chiến tranh. Ông ta nói : « Không nên sợ chiến tranh... Nếu trong thời gian chiến tranh, một nửa loài người bị chết, điều đó không có nghĩa lý gì. Nếu còn lại một phần ba cũng không sợ... Nếu thực sự nổ ra chiến tranh nguyên tử thì quả thật điều đó cũng không phải là xấu, rút cuộc chủ nghĩa tư bản bị diệt vong và hòa bình vĩnh cửu sẽ ngự trị trên trái đất ». Đây chỉ có thể là lời lẽ của một kẻ tàn bạo, nặng đầu óc sô-vanh nước lớn, ở một nước với số dân 800 triệu người. Nếu nhân dân thế giới chết 2/3, chắc chắn Trung quốc sẽ còn lại hơn 200 triệu, như thể cũng đủ để làm bá chủ thế giới !

Mao Trạch Đông nói về sự chuyển hóa của mâu thuẫn đối kháng thành mâu thuẫn không đối kháng và ngược lại. Đó cũng là một luận điểm ngụy biện hết sức nguy hiểm, tác hại lớn đến cách mạng Trung quốc và cách mạng thế giới. Xuất phát từ chỗ cho rằng đối kháng chỉ là hình thức đấu tranh của mâu thuẫn, Mao Trạch Đông viết : « Căn cứ vào sự phát triển cụ thể của sự vật, có những mâu thuẫn từ chỗ vốn không đối kháng mà phát triển thành đối kháng, cũng có những mâu thuẫn từ chỗ vốn có tính đối kháng mà phát triển thành không đối kháng » (18). Với lý luận đó, trong tác phẩm « Về vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân », Mao Trạch Đông khẳng định mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp vô sản ở Trung quốc có hai mặt: có mặt đối kháng vì giai cấp tư sản vẫn bóc lột giai cấp vô sản, có mặt không đối kháng vì giai cấp tư sản liên minh với giai cấp vô sản để chống đế quốc. Như vậy, mâu thuẫn nói trên chỉ có tính đối kháng về mặt kinh tế, còn không đối kháng về mặt chính trị. Tách rời kinh tế và chính trị như thế là ngụy biện. Tuy nói vậy nhưng cuối cùng Mao Trạch Đông lại coi mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp vô sản là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Theo Mao, « chế độ chuyên chính không áp dụng được trong nội bộ nhân dân » (19), cho nên chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn này bằng phương pháp dân chủ.

Đối với giai cấp tư sản ở Trung quốc, Mao Trạch Đông đã có thái độ hữu khuynh như thế, nhưng ngược lại đối với nhân dân lao động, đối với các đảng viên, với nội bộ đảng thì Mao Trạch Đông lại phạm tả khuynh. Ai không theo quan điểm của Mao, thì mâu thuẫn vốn từ không đối kháng sẽ chuyền ngay thành đối kháng và Mao dùng mọi biện pháp đàn áp một cách không thương tiếc.

Để gạt bỏ những người không cùng chí hướng với mình, Mao Trạch Đông còn đề ra ngụy thuyết « 1 chia thành 2 ».

Cuối năm 1963, để chuẩn bị cơ sở lý luận cho cuộc « đại cách mạng văn hóa vô sản », Mao Trạch Đông phát động tranh luận về triết học giữa hai quan điểm « 2 hợp thành 1 » và « 1 chia thành 2 ». Quan điểm nào cũng tự coi mình đã giải thích đúng luận điểm của Lênin về mâu thuẫn; « Sự phản đối của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó... đó là thực chất... của phép biện chứng » (20).

Quan điểm « 2 hợp thành 1 » bị phê phán là quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, chủ trương dung hòa các mặt đối lập, điều hòa giai cấp. Quan điểm « 1 chia thành 2 » được coi là học thuyết chính thống do Mao Trạch Đông đề xướng.

Tạp chí Hồng kỳ số 16 năm 1964 đã tổng kết cuộc tranh luận này : « Thuật ngữ 1 chia 2 diễn tả thực chất của hạt nhân phép biện chứng, tức là của quy luật thống nhất các mặt đối lập một cách cực kỳ chuẩn xác, sinh động mà lại thông tục ».

Thực ra, cả hai thuyết « 1 chia 2 » hay « 2 hợp 1 » đều không diễn đạt đúng tư tưởng của Lênin về « sự phân đôi của cái thống nhất ». Cả hai cách nói trên đều dẫn đến chỗ siêu hình, tách rời 1 với 2, vì lúc sự vật là 1 thì chưa có 2, lúc sự vật là 2 thì không còn 1 nữa rồi.

Song ở đây, điều quan trọng không phải là vấn đề thuật ngữ mà chính là ý đồ chính trị của họ. Mao Trạch Đông nêu ra học thuyết « 1 chia thành 2 » chính nhằm mục đích nham hiểm là gạt bỏ những người không theo quan điểm của mình ở trong Đảng. Dựa trên học thuyết này, những người theo Mao cho rằng cứ chia thành hai là đi đúng quy luật phát triển, Đảng sẽ ngày càng mạnh » lên. Trong cuộc « đại cách mạng văn hóa vô sản », Đảng cộng sản Trung quốc đã bị phá vỡ tan tành, 1 chia thành 2 được một thời gian thì lại chia thành 2 nữa, cứ thư thể mà Đảng tan rã. Hết phái Lưu Thiếu Kỳ bị đánh đồ, lại đến phái Lâm Bưu bị gạt ra, cuối cùng « bè lũ 4 tên » cũng bị bắt. Ngày nay, tập đoàn lãnh đạo mới ở Trung Quốc cũng không phải là thống nhất, chắc chắn rồi sẽ xảy ra « l chia thành 2 » nữa... Thuyết « 1 chia thành 2 » là một sự ngụy biện trắng trợn. Những người theo Mao còn vận dụng nó như sau : « Khi tham gia cách mạng, mỗi người cách mạng phải tự xét mình dưới ánh sáng 1 chia 2, phải hiểu và vận dụng một cách đúng đắn những quan hệ giữa một bên mình là động lực cách mạng, đồng thời là đối tượng cách mạng, do đó cách mạng hóa tư tưởng và cải tạo thế giới quan của mình » (21). Chính Mao Trạch Đông cũng đã đe dọa các cán bộ phụ trách các ngành ở trung ương (tháng 5-1966) như sau: « Chuẩn bị cách mạng cách đến đầu mình. Các đồng chí đảng viên phụ trách lãnh đạo Đảng và chính quyền phải có sự chuẩn bị như vậy. Bây giờ là làm cách mạng đến cùng, rèn luyện bản thân, cải tạo mình trong đó, như vậy mới theo kịp, nếu không thì chỉ có đứng ra rìa ».

Ngụy thuyết « 1 chia thành 2 » không những là cơ sở phương pháp luận cho những hành động chia rẽ ở trong Đảng cộng sản Trung quốc mà còn cho cả những hành động biệt phái của Mao và tập đoàn đối với phong trào cách mạng thế giới. Tạp chí Hồng kỳ số 16 năm 1964 viết: « Đảng ta lại chỉ ra rằng, lịch sử phong trào công nhân quốc tế cũng như bất cứ sự vật nào trên thế giới cũng là « 1 chia thành 2 ».

Với lý luận đó, Mao Trạch Đông và bè lũ đã phá hoại sự thống nhất của phong trào công nhân quốc tế, không thừa nhận có sự tồn tại của phe xã hội chủ nghĩa.

Tất cả những lý luận của Mao đều được đưa ra trong từng thời kỳ nhất định, nhằm đạt những mục đích nhất định. Mao Trạch Đông và bè lũ không phải chỉ ngụy biện về mặt lý luận, mà họ còn dùng mọi thủ đoạn bịa đặt, vu khống một cách bỉ ổi, đê hèn, thí dụ như:

Vu cho Liên xô là nước « đế quốc xã hội », bịa đặt ra những tài liệu thống kê đề chứng minh rằng ở Liên Xô đã xuất hiện một giai cấp tư sản mới thực hiện chế độ độc tài phát-xít, bóc lột nhân dân Liên xô một cách thậm tệ, làm cho kinh tế Liên xô suy sụp. (Hồng kỳ số 9-1973 đã đăng bài nói của Chu Ân Lai tại Đại hội thứ X của Đảng cộng sản Trung quốc, trong đó đưa ra những kết luận như vậy).

Người Việt nam chúng ta lại càng thấy rõ; hiện nay tập đoàn phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin trong giới cầm quyền Bắc kinh hết lời bịa đặt, vu cáo Đảng ta và nhân dân ta là đối xử tàn tệ với Hoa kiều. Họ tạo ra vụ « nạn kiều » để quấy rối nước ta, nhằm ép ta đi theo quỹ đạo của họ. Họ phát động chiến tranh xâm lược nước ta, nhưng lại nói là chỉ « trừng phạt » Việt nam vì đã « xâm lược » Campuchia và vi phạm chủ quyền của Trung quốc. Tất cả những lời bịa đặt và âm mưu xảo trá đó của chúng đã bị nhân dân ta vạch trần và nhân dân tiến bộ thế giới phỉ nhổ.

Trên đây, chúng ta đã phê phán những tư tưởng triết học của chủ nghĩa Mao. Chúng ta đã rút ra ba mặt: chủ nghĩa duy tâm chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa thực dụng và thuật ngụy biện. Ba mặt này không tách rời nhau mà thống nhất với nhau trong toàn bộ chủ nghĩa Mao và trên từng quan, điểm của Mao. Thế giới quan của Mao thực chất là duy tâm, biểu hiện ra ở chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí và chủ nghĩa thực dụng. Muốn thực hiện ý đồ bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, Mao Trạch Đông và bè lũ đã lợi dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, làm ra vẻ theo chủ nghĩa duy vật biện chứng. Để che đậy bản chất duy tâm chủ quan và thực dụng chủ nghĩa của mình, Mao buộc phải dùng thuật ngụy biện. Thuật ngụy biện chính là phương pháp luận xuất phát từ thế giới quan duy tâm chủ quan.

Chúng ta phải vạch trần thế giới quan phản động và phương pháp luận phản khoa học của chủ nghĩa Mao để chứng minh dứt khoát rằng Mao Trạch Đông không phải là người mác-xít, không phải là nhà triết học duy vật biện chứng như Mao tự nhận và những kẻ theo Mao thường tuyên truyền. Có thấy rõ thực chất thế giới quan và phương pháp luận phản mác-xít của Mao, chúng ta mới có cơ sở để hiểu tại sao chủ nghĩa Mao lại trở thành một học thuyết phản động nguy hiểm, mới giải thích rõ được tại sao Mao Trạch Đông và tập đoàn theo Mao đã và đang có những chủ trương, đường lối và hành động phản cách mạng nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn trên thế giới mà trước hết là ở Đông nam châu Á. Có như vậy, chúng ta mới hiểu được những âm mưu nham hiểm, những thủ đoạn thâm độc, tráo trở của Mao Trạch Đông và bè lũ đối với cách mạng thế giới, nhất là trực tiếp đối với cách mạng nước ta. Chúng ta phải xác định dứt khoát rằng, hiện nay trên thế giới đã hình thành hai lực lượng đối lập đấu tranh với nhau, một bên là các lực lượng cách mạng và tiến bộ trong ba dòng thác cách mạng của thời đại; một bên là các lực lượng đế quốc phản động, chống chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình, trong đó Mỹ là lực lượng đầu sỏ, tập đoàn theo Mao phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin trong giới cầm quyền Bắc kinh là thế lực phản động quốc tế lớn nhất, đồng minh của Mỹ.

Và ở Đông nam châu Á nổi bật lên mâu thuẫn chủ yếu giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa bành trướng, bá quyền nước lớn của tập đoàn theo Mao trong giới cầm quyền Bắc kinh và các thế lực đế quốc đang tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng trong khu vực này. Tập đoàn phản bội theo Mao đóng vai trò xung kích phản cách mạng nguy hiểm nhất, trực tiếp chống lại ba dòng thác cách mạng ở Đông nam châu Á.

Chúng ta cần xác định rõ kẻ thù trực tiếp hiện nay của nước ta là chủ nghĩa bành trướng, bá quyền nước lớn của tập đoàn theo Mao trong giới cầm quyền Bắc kinh. Tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng ta, một đảng Mác – Lênin chân chính, toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết nhất trí muôn người như một, nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc, nhất định chúng ta sẽ đánh thắng bất cứ kẻ thù nào dám xâm phạm chủ quyền của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chúng ta.

(1) Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, ST, H., 1960, tr.299

(2) Mao tuyển, ST, H, 1967, t.I, tr.405-406.

(3) Bàn về chính phủ liên hiệp, Mao tuyển, ST, H, 1959, t.3, tr.387-388

(4) Tác phẩm "Về vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân"

(5) Mao tuyển, ST, H, 1967, t.I, tr.353

(6) Mao tuyển, ST, H, 1967, t.I, tr.358

(7) "Về vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân", ST, H, 1957, tr.16

(8) Mao tuyển, ST, H, 1967, t.I, tr.39

(9) Mao tuyển, ST, H, 1967, t.I, tr.37

(11) Mao tuyển, ST, H, 1967, t.I, tr.408

(12) Mao nói chuyện về triết học ngày 18/8/1964. Xem tạp chí "Tel quel" số 62 năm 1965 in ở Pháp

(13) Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, ST, H., 1960, tr.455

(14) Mao tuyển, ST, H, 1967, t.I, tr.382

(15) C, Mác, Bản thảo kinh tế - triết học năm 1884, ST, H, 1962, tr.123

(16) Mao tuyển, ST, H, 1967, t.I, tr.415-416

(17) Mao tuyển, ST, H, 1967, t.I, tr.415-416

(18) Mao tuyển, ST, H, 1967, t.I, tr.416

(19) "Về vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân", ST, H, 1957, tr.12

(20) Lênin: Bút ký triết học, ST, H, 1963, tr.381

(21) Báo "Quân giải phóng, Xã luận, 8/1969

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC