BẢN CHẤT TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA MAO QUA NHỮNG GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CHỦ YẾU CỦA NÓ
BẢN CHẤT TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA MAO QUA NHỮNG GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CHỦ YẾU CỦA NÓ
Như Nguyệt - Nội sang ngày 3/6/1979 Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc
I – NHỮNG QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CHỦ YẾU CỦA MAO TRƯỚC KHI MAO VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
Từ giữa thế kỷ XIX, sau cuộc Chiến tranh nha phiến (1840), các nước đế quốc chủ nghĩa chia nhau xâm chiếm Trung quốc, biến Trung quốc thành một nước nửa phong kiến và nửa thuộc địa. Tư tưởng dân tộc đại Hán hun đúc từ mấy ngàn năm trong giai cấp thống trị và tầng lớp thượng lưu phong kiến quý tộc bị một đòn đả kích rất mạnh. Sự thống trị, sự áp bức, bóc lột và thái độ khinh bỉ của các đế quốc kích động mạnh mẽ ý thức dân tộc của nhân dân Trung quốc. Giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản lợi dụng ý thức dân tộc đó để phục vụ lợi ích giai cấp của chúng. Những nhà trí thức tiến bộ đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Trong thời kỳ này, ý thức hệ dân tộc và dân chủ có vai trò rất lớn trong đời sống chính trị và tinh thần của nhân dân Trung quốc.
Trước Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng mười, con đường duy nhất để cứu nước cứu dân, đối với các nhà trí thức tiến bộ Trung quốc, là nền văn hóa dân chủ tư sản phương tây, (tức là tân học bao gồm các học thuyết về xã hội và khoa học tự nhiên). Phong trào Tây du và Đông duy nhất là Tây đu rất sôi nổi trong nước. Những nhân vật đại diện chủ yếu cho trào lưu tự tưởng - chính trị đó là Hồng Tú Toàn, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Trân Thiên Hoa, Nghiêm Phục, Đàm Tư Đông, Tôn Trung Sơn, P.V. Nhưng con đường "tân học ấy" không thể giải phóng Trung quốc khỏi ách đế quốc và phong kiến và đưa cách mạng Trung Quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn và triệt để trong thời đại mới, thời đại mà nội dung cơ bản là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng mười vĩ đại.
Sau Cách mạng Tân hợi (1911), bắt đầu phát triển phong trào Tân văn hóa mà nội dung chủ yếu là chống phong kiến "lấy việc chống đạo đức cũ, đề xướng đạo đức mới, chống văn hóa cũ, đề xướng văn hóa mới làm hai lá cờ cách mạng văn hóa lớn", tiêu biểu cho sự giác ngộ mới của nhân dân Trung Quốc đang tìm con đường phát triển mới. Lãnh đạo tích cực của phong trào này là những nhà trí thức có tư tưởng dân chủ cấp tiến và bắt đầu tiếp xúc với tư tưởng xã hội chủ nghĩa khoa học. Cơ quan ngôn luận của phong trào này là tạp chí "Tân thanh niên".
Phong trào Tân văn hóa này đến tháng 5-1919 cùng với phong trào Ngũ tứ kết hợp làm một và thúc đẩy lẫn nhau, tạo nên nuột phong trào chống đế quốc, chống phong kiến có phạm vi toàn quốc rộng lớn chưa từng thấy, mở trang lịch sử mới trong cách mạng Trung quốc, thể hiện sự kết hợp bước đầu giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào của công nhân và các tầng lớp tiến bộ trong xã hội Trung quốc, đồng thời chuẩn bị tư tưởng và cán bộ cho Đảng cộng sản Trung quốc ra đời.
Từ đó, cách mạng Trung quốc bước sang giai đoạn cách mạng dân chủ mới dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, cách mạng Trung quốc trở thành một bộ phận khẳng khít, hữu cơ của cách mạng vô sản thế giới mà trung tâm và trụ cột là Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô-viết, con đẻ đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là điều kiện cơ bản cho cách mạng Trung Quốc phát triển và đi đến thắng lợi. Đó là xu thế tất yếu của tất cả mọi phong trào dân tộc dân chủ trong thời đại chúng ta. Không nắm được chân lý đó của thời đại thì khó có quan điểm và đường lối chính trị đúng đắn, khó mà đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc mình đi đến thắng lợi hoàn toàn và triệt để.
Lê-nin nói : << Trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, sau chiến tranh đế quốc, mối quan hệ lẫn nhau giữa các dân tộc và toàn bộ hệ thống chính trị trên thế giới đều được quyết định bởi cuộc đấu tranh của một số nhỏ các dân tộc đế quốc chống phong trào Xô-viết và những nhà nước xô-viết, mà đứng đầu là - nước Nga Xô-viết. Nếu chúng ta bỏ qua điều đó, chúng ta không thể nêu ra được một vấn đề dân tộc hay thuộc địa nào đúng đắn cả, dù là nói đến một nơi xa xăm nhất của thế giới. Chỉ có xuất phát từ quan điểm đó, thì các vấn đề chính trị mới được đặt ra và giải quyết đúng đắn bởi các đảng cộng sản ở những nước văn minh cũng như ở các nước lạc hậu >> (1).
Vì vậy vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn bó với nhau một cách hữu cơ, chặt chẽ. Chỉ trong mối quan hệ ấy, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt đề, nền độc lập dân tộc mới được phát triển và củng cố về mọi mặt. Và cuộc cách mạng vô sản có thể tăng cường gấp bội sức mạnh của mình trong điều kiện đoàn kết và phát huy được sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc, một bộ phận tất yểu của bản thân nó.
Đảng cộng sản Việt nam, ngay từ khi thành lập đã nắm chắc chân lý ấy của thời đại. Nhờ đó mà cách mạng Việt nam phát triển không ngừng và đã giành được - những thắng lợi ngày càng to lớn và vẻ vang như ngày nay : sự ra đời và ngày càng được củng cố và phát triển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Sau thắng lợi vĩ đại có tầm thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, là một tiền đồn vững chắc của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và một nhân tố quan trọng của nền hòa bình ở Đông nam Á và thế giới.
Những người cộng sản Trung quốc đầu tiên mà đại biểu xuất sắc là Lý Đại Chiêu, Cù Thu Bạch, Trương Thái Lôi, Đặng Trung Hạ đã nhận thức được chân lý đó của thời đại và đặt nền tảng cho đường lối của Đảng cộng sản Trung quốc, ngay khi mới thành lập.
Nhân dân tiến bộ Trung quốc, trải qua cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, nhờ những người mác-xít đầu tiên của mình, đã tìm thấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, nguyện đoàn kết chung quanh Đảng cộng sản Trung quốc kiên quyết phấn đấu đến cùng chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Mao lớn lên trong thời kỳ chuyển biến đó của cách mạng Trung quốc. Nhưng Mao không thể nhận thức được chân lý nói trên của thời đại. Quan điểm tư tưởng – chính trị của Mạo lúc bấy giờ còn mang nặng ảnh hưởng của ý thức tư tưởng của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản.
<< Lúc bấy giờ - Mao thú nhận, - tư tưởng của tôi là một vật hỗn hợp kỳ quái bao gồm những quan điểm của chủ nghĩa tự do, của chủ nghĩa dân chủ cải lương, của chủ nghĩa xã hội không tưởng >> (2).
<< Tôi tham gia - Mao kề lại, - cách mạng dân chủ tư sản năm 1911 (3). Từ đó, tôi học 13 năm; 6 năm tôi dành thời gian nghiên cứu những tác phẩm của Khổng giáo và 7 năm tôi đọc những tác phẩm của chủ nghĩa tư bản.
Lúc đó tôi chưa nghĩ gì về thành lập một đảng nào cả. Mác, tôi chưa biết và cũng chưa biết gì về Lê-nin. Vì vậy chưa nảy ra ý nghĩ tổ chức đảng cộng sản. Tôi đã tin vào chủ nghĩa duy tâm của Khổng giáo và nhị nguyên luận của Căng >> (4).
Qua những lời phát biểu trên của Mao, chúng ta đã thấy một số nét chủ yếu, tuy chưa đầy đủ, về quan điểm tư tưởng chính trị của Mao trước khi Mao vào Đảng cộng sản Trung quốc.
Sau đây, chúng ta cần phân tích sâu thêm. Mao sinh ngày 26-12-1896 và lớn lên trong một gia đình phú nông khá giả ở tỉnh Hồ nam, huyện Tương đàn, làng Triệu sơn. Ông bố chuyên buôn gạo. Ông muốn Mao tiếp tục nghề mình. Vì vậy, lúc 13 tuổi, Mao phải bỏ học để về giúp việc bố. Nhưng Mao không muốn theo nghề của bố, không muốn làm nông dân, cũng không muốn làm công nhân mà muốn tìm một nghề "thanh nhã và cao thượng" (5). Vì vậy, sau một thời gian, Mao bỏ nhà và tiếp tục đi học.
Năm 17 tuổi (1910), Mao vào học ở trường tiểu học Đông sơn, Hồ Nam (quê me). Ở đây, Mao rất chăm chú học Ngũ kinh, Tứ thư, ít thích môn khoa học tự nhiên. Ngoài những môn học chính, Mao rất thích đọc những chuyện về vĩ nhân, anh hùng của Trung quốc (Tây du ký, Tam quốc chí, Thủy hử, vv.) và của phương tây. Những nhân vật Mao rất hâm mộ, khâm phục là Tần Thủy hoàng, Hán Vũ đế, Lưu Bang, Na-pô-lê-ông, Bi-smác, Pie Đại đế, Oa-sin-tơn, đặc biệt là Na-pô-lê-ông. Cùng lúc này, Mao bắt đầu đọc Khang Hữu Vi, Trần Thiên Hoa và tỏ ra rất khâm phục. Khi đọc quyền sách của Trần Thiện Hoa về đế quốc xâm chiếm Trung quốc, Mao nói : << Quyển sách nhỏ này bắt đầu bằng: Trung quốc hiện nay xấu đi, đế quốc đã chiếm Triều tiên, Đài loan và Trung quốc đã mất chủ quyền ở An nam, Miến điện, vv. Khi đọc, tôi cảm thấy mối lo lớn cho tương lai Tổ quốc. Tôi bắt đầu nhận thấy nhiệm vụ của mỗi người là phải nỗ lực cứu nước >> (6).
Năm 20 tuổi (1913), Mao vào học Trường sư phạm thứ nhất của Hồ nam, trong 5 năm rưỡi ; đến hè 1918 thì tốt nghiệp. Năm 1920, Mao được bổ nhiệm làm hiệu trưởng một trường tiểu học thuộc Trường sư phạm thứ nhất, đồng thời là giáo viên dạy văn của Trường sư phạm ấy. Chính Trường sư phạm này có ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm tư tưởng chính trị của Mao. Sau này, Mao luôn luôn ca tụng và rất tự hào về những tri thức đã học được ở Trường sự phạm này. Mao nói: << Tôi chưa qua đại học một cách chính thức, tôi cũng chưa ra nước ngoài học tập, tri thức của tôi, học vấn của tôi, chính Trường sư phạm thứ nhất xây dựng nên cơ sở >> (7). Và, << Trong sinh hoạt tại Trường sư phạm thứ nhất, tình hình tôi biết cũng rất nhiều. Trong thời kỳ đó, quan điểm chính trị của tôi bắt đầu hình thành, tôi cũng có kinh nghiệm bước đầu về hoạt động xã hội >> (8).
Vậy những tri thức làm nền tảng cho mọi tri thức và quan điểm tư tưởng - chính trị mà Mao tiếp thu được ở các trường học phong kiến, tư sản nhất là ở, Trường sư phạm chủ yếu là gì ?
Trước hết là khổng giáo với những đạo lý bất di bất dịch "chính tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", là "tam cương", "ngũ thường", đặc biệt là tư tưởng về tôn quân và tư tưởng coi Trung quốc là trung tâm thể giới nhằm xây dựng một chế độ nhà nước tập quyền bắt tất cả mọi thần dân phải phục tùng vô điều kiện những đấng "minh quân", "thiên tử" và làm cho Trung quốc thành "trung tâm của thiên hạ", là "Thiên triều" đối với tất cả các di tộc.
Đó là học thuyết của phái pháp gia lấy bạo lực làm biện pháp chủ yếu để thống trị thần dân và duy trì nền độc tài quân phiệt của giai cấp thống trị đối với nhân dân trong nước và đối với các dân tộc khác,
Đó là đạo Lão với những quan điểm biện chứng cổ xưa, mộc mạc và giản đơn trong việc giải thích một cách trực quan những hiện tượng chuyển hóa qua lại của các sự vật và hiện tượng.
Những tư tưởng trên đây được thể hiện rõ khi Mao và tập đoàn theo Mao nắm chính quyền, đặc biệt là trong "đại cách mạng văn hóa", trong việc thiết lập nền độc tài quân phiệt quan liêu đối với nhân dân Trung quốc, biến nhân dân Trung quốc thành những con cừu tuyệt đối phục tùng 6 người cầm lái vĩ đại. Theo Mao và tập đoàn, văn hóa của Trung quốc mà cốt lõi là chủ nghĩa dân tộc đại Hán là cao nhất, là nền tảng, còn tây học, kể cả chủ nghĩa Mác – Lê nin, chỉ là phương tiện đề khôi phục bá quyền đã mất của Trung quốc, làm cho << sự cải cách của dân tộc Trung hoa sẽ triệt để hơn so với bất cứ một dân tộc nào, xã hội của dân tộc Trung hoa sẽ quang vinh hơn bất cứ một dân tộc nào. Trung hoa dân tộc đại liên hiệp sẽ đem lại thành công trước tiên so với bất cứ khu vực nào, bất cứ một dân tộc nào >> (9)
Một nét không kém phần quan trọng trong tư tưởng Mao là ảnh hưởng của chủ nghĩa vô chính phủ. Mao tới Bắc kinh lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1918, và đầu năm 1919 thì trở về Hồ nam. Ở Bắc Kinh, lúc bấy giờ trong trí thức, trong thanh niên, bắt đầu có phong trào sôi nổi nghiên cứu, "tầm sư học đạo" đối với Cách mạng Tháng mười Nga, chủ nghĩa Mác – Lê nin, và phê phán sách báo của bọn vô chính phủ. Trong tình hình đó, Mao chẳng những tích cực tìm đọc sách báo vô chính phủ chủ nghĩa như "Tự do lục", "Phục hồ tập", v.v, và những sách của Crô-pốt-kin, mà còn đi lại với những tổ chức vô chính phủ (10). Hơn nữa, khi trở về Hồ nam, Mao lại liên lạc với những phần tử vô chính phủ chủ nghĩa như Hoàng Ái, Long Nhân Toàn (11), trao đổi thư từ với tồ chức vô chính phủ chủ nghĩa ở Bắc kinh và dự định thành lập một tổ chức vô chính phủ chủ nghĩa ở Vũ hán. Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng đó của chủ nghĩa vô chính phủ đối với Mao, chúng ta sẽ xem sự so sánh và đánh giá của Mao đối với chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa vô chính phủ của Crô-pốt-kin, một nhà hoạt động và lý luận chủ yếu của chủ nghĩa vô chính phủ.
Mao nói : Hiện nay thế giới có phái. << Một phái rất kịch liệt, dùng biện pháp "lấy đạo người trị thân người dùng đấu tranh quyết liệt, thủ lĩnh của phái đó là một ngườt Đức tên là Mác. Một phái ôn hòa hơn, không mong hiệu quả nhanh, điều trước tiên là tìm hiểu bình dân. Người người phải có đạo đức giúp đỡ nhau và tự nguyện công tác. Những nhà quý tộc tư sản nếu hồi tâm, hướng về điều thiện mà công tác, có thể giúp người mà không làm hại người thì không giết. Ý nghĩ của phái này rộng hơn, sâu xa hơn. Họ muốn liên hợp địa cầu thành một nước, liên hợp nhân loại thành một nhà hòa lạc và thân thiện... thủ lĩnh của phái này là một người Nga tên là Crô-pốt-kin >> (12).
Chủ nghĩa vô chính phủ in dấu ấn rất mạnh vào quan điểm tư tưởng - chính trị của Mao lúc đó và cả trong quá trình hoạt động chính trị của Mao, thể hiện một cách rất rõ nét và cụ thể trong "Báo cáo về cuộc khảo sát phong trào nông dân Hồ nam", "ba ngọn cờ hồng", "đại cách mạng văn hóa", ... của Mao và tập đoàn.
Ngoài ra, Mao còn chịu ảnh hưởng nặng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, của triết học Căng (nhị nguyên luận), vv..
Tóm lại, quan điểm tư tưởng- chính trị của Mao, trước khi vào Đảng cộng sản là một sự hỗn hợp phức tạp của nền văn hóa phong kiến cổ đại Trung quốc, của chủ nghĩa cải lương dân chủ tư sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa vô chính phủ, v.v. Cái "nền tảng" của sự hỗn hợp đó là nền văn hóa phong kiến cổ đại Trung quốc. Cái hạt nhân, cái cốt lõi của sự hỗn hợp ấy là chủ nghĩa dân tộc đại Hán của tầng lớp trí thức tiểu tư sản của một nước lớn bị các nước đế quốc xâm chiếm và chia cắt, đã từng chiếm địa vị bá quyền ở Đông Á, tự cho mình là trung tâm của thế giới, muốn khôi phục địa vị bá quyền đó và biến Trung quốc thành một nước hùng mạnh nhất thế giới.
Đây không phải là quan điểm tư tưởng - chính trị riêng của cá nhân Mao mà là một trào lưu tư tưởng – chính trị lớn trong tầng lớp trí thức tiều tư sản ở Trung quốc.
Ý thức dân tộc chủ nghĩa lúc bấy giờ có mặt tích cực trong việc chống đế quốc, chống phong kiến. Nhưng nếu không được nhận thức đầy đủ và quyết tâm khắc phục trên lập trường của giai cấp công nhân và chủ nghĩa Mác – Lê nin thì trong điều kiện lịch sử nhất định sẽ biến thành chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, như thực tế đã xảy ra với Mao và tập đoàn theo Mao.
Trào lưu tư tưởng chính trị này trở thành phản động khi cách mạng Trung quốc chuyển sang giai đoạn cách mạng dân chủ mới dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và Đảng cộng sản Trung quốc, một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Lúc bấy giờ, chủ nghĩa Mác-Lê nin chưa có ảnh hưởng gì đối với Mao. Thực ra, như Mao đã viết trong bài "Dân chúng đại liên hiệp", Mao không thích chủ nghĩa Mác mà thích chủ nghĩa vô chính phủ của Crô-pốt-kin vì nó "sâu xa hơn" và "ôn hòa hơn".
Chính trên cơ sở của nền văn hóa phong kiến cổ đại Trung quốc mà Mao tiếp thu, vay mượn và nhào nặn một cách thực dụng, chiết trung, ngụy biện các trào lưu tư tưởng chính trị phương tây, kể cả chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhằm phục vụ ý đồ sô-vanh đại Hán.
Với quan điểm tư tưởng - chính trị trên đây, năm 1920, Mao gia nhập nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Hồ nam và năm 1921, vào Đảng cộng sản Trung quốc.
Vậy Mao vào Đảng cộng sản Trung quốc với những động cơ nào ? Chúng ta có thể nêu ra những điểm chính sau đây:
1- Chủ nghĩa vô chính phủ lúc bấy giờ đang bị phê phán kịch liệt không chỉ trong tầng lớp trí thức tiến bộ ở Trung quốc mà ngay cả trong những tổ chức lưu học sinh Trung quốc ở Pháp, ở Đức và ở một số nước khác. Mao không từ bỏ nó, nhưng lại không dám phất nó lên.
2- Sau cuộc vận động Ngũ tứ, cách mạng Trung Quốc chuyển sang giai đoạn mới, đi theo con đường Cách mạng Tháng mười Nga, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm cơ sở. Nó chẳng những lôi cuốn phần lớn thanh niên, học sinh, trí thức mà cả đông đảo công nhân, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị, và cả một số phần tử tiến bộ trong giai cấp tư sản công thương nghiệp.
3- Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng mười vĩ đại đã gây một tiếng vang lớn khắp năm châu bốn biển; chủ nghĩa Mác - Lê nin trở thành ngọn cờ cách mạng duy nhất và niềm tin chẳng những của giai cấp công nhân mà của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Trước tình hình ấy, Mao, tuy trong thâm tâm thích chủ nghĩa vô chính phủ của Crô-bốt-kin hơn là chủ nghĩa Mác, vẫn bị lôi cuốn bởi trào lưu tư tưởng - chính trị lớn của thời đại và muốn lợi dụng trào lưu ấy để thực hiện ý đồ chính trị đại Hán của mình.
II - NHỮNG QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNGCHÍNH TRỊ CỦA MAO TỪ NĂM 1921 ĐẾN 1935
1. Trong giai đoạn này, điểm nổi bật lên là lập trường khi hữu khi "tả" nhưng hữu là chủ yếu, là cơ bản. Đó là tư tưởng - chính trị tiếp cận với quan điểm tư tưởng chính trị của Quốc dân đảng, của giai cấp tư sản, là hoạt động bè phái tranh giành quyền lực trong Đảng của Mao.
Tháng 7/1921, Mao tham gia Đại hội thành lập Đảng, với tư cách là đại biểu của nhóm mác-xít Hồ nam. Trong Đại hội này, Mao ít phát biểu và không có đề nghị gì cụ thề. Đại hội lần thứ II, Mao không tới dự, vì ở quên tên địa điểm của hội nghị. Nhưng Mao lại hoạt động rất tích cực tại Đại hội lần thứ III (1923), mà nội dung chủ yếu là bàn về sách lược của Đảng (dựa vào chỉ thị của Quốc tế cộng sản), phái đảng viên cộng sản vào hoạt động trong Quốc dân đảng, Mao tích cực phát biểu, tán thành đường lối này và được bầu làm ủy viên dự khuyết của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung quốc.
Sau đó, trong Đại hội lần thứ nhất của Quốc dân đảng, Mao được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương của đảng này. Mao ở trong ban lãnh đạo các lớp đào tạo cán bộ cho phong trào nông dân (của Quốc dân đảng), làm phó ban, sau lên làm trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân đảng. Đó là sự hoạt động cơ hội chủ nghĩa của Mao nhằm có một địa vị và quyền lực chính trị cao trong Đảng.
Trong quá trình thực hiện chính sách liên hiệp với Quốc dân đảng, Mao dần dần hòa theo lập trường tư sản. Sai lầm này của Mao được Đại hội Đảng cộng sản Trung quốc lần thứ IV (1/1925) phê bình là <<quan điềm đi theo lập trường Quốc dân đảng>>, vứt bỏ lập trường của giai cấp công nhân, cho rằng giai cấp tư sản đóng vai trò quyết định trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Trong bài "Sự chuyển biến chính trị ở Bắc Kinh và những thương nhân", đăng trong tạp chí "Hướng đạo", cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Trung quốc, số 33, tháng 7 năm 1923, Mao viết :
<<Vấn đề chính trị của Trung quốc hiện nay là vấn đề cách mạng dân tộc... Cách mạng là mục đích của toàn thể nhân dân, hiểu theo nghĩa một chỉnh thể thống nhất. Những thương nhân, công nhân, nông dân, sinh viên, các nhà giáo, tất cả phải gánh vác phần trách nhiệm của mình trong phong trào cách mạng. Do tính tất yếu của lịch sử và những điều kiện hiện nay, phần mà những thương nhân có trách nhiệm làm suốt trong thời kỳ cách mạng dân tộc là tất yếu hơn và quan trọng hơn phần mà bộ phận còn lại của nhân dân phải làm >>
Hơn nữa, trong Đại hội lần thứ III của Đảng cộng sản, Mao còn đề nghị chuyển công đoàn sang cho Quốc dân đảng lãnh đạo (13).
2. Quan điểm tư sản, phong kiến của Mạo về nông dân cũng có cơ hội thể hiện rõ trong giai đoạn này.
Quan điểm của Mao về nông dân hoàn toàn trái với chủ nghĩa Mác – Lê nin. Trước hết, Mao chỉ thấy lực lượng nông dân, không thấy vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Mao không hiểu rằng, trong thời đại ngày nay, sức mạnh cách mạng của nông dân chỉ có thể phát huy trong khối liên minh công nông, dưới lãnh đạo của đảng Mác - Lê nin. Nếu tách khỏi khối liên minh giai cấp ấy thì lực lượng nông dân sẽ bị giai cấp tư sản, địa chủ sử dụng vào mục đích phản cách mạng của chúng. Trong "Báo cáo về cuộc khảo sát phong trào nông dân Hồ nam" đăng trong tạp chí "Nông dân Trung quốc", cơ quan của Quốc dân đảng, Mao đã tách nông dân khỏi liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà xem xét và nhận định. Từ quan điểm sai lầm ấy, Mao cho rằng phong trào nông dân, chứ không phải phong trào cách mạng của quảng đại quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, << kiểm nghiệm tất cả mọi đảng phái cách mạng, tất cả mọi cán bộ cách mạng để quyết định thừa nhận hay không thừa nhận họ >> (14).
Từ việc trình bày trên, chúng ta thấy: quan điểm của Mao về nông dân, bề ngoài nhìn là "tả" nhưng thực chất là quan điểm phản động tư sản, phong kiến về nông dân:
a) Tách lực lượng nông dân ra khỏi khối giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó, sẽ làm cho nông dân mất phương hướng và mục tiêu cách mạng của mình là: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, con đường duy nhất để giải phóng triệt để ách áp bức và bóc lột. Thực tế hơn 20 năm lại đây (từ năm 1957) đã bộc lộ rõ tính chất phản động của quan điểm mao-ít về nông dân: Mao và tập đoàn theo Mao sử dụng 6 – 7 trăm triệu nông dân Trung quốc vào mục đích bành trướng và bá quyền của chúng.
b) Nông dân lao động bị áp bức, bóc lột đối với Mao không phải là đối tượng phục vụ mà chỉ là phương tiện, lực lượng đề thực hiện mục đích chính trị phản động của mình, vì vậy, Mao và bè lũ luôn luôn tìm mọi cách duy trì nhân dân Trung quốc trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, biến họ thành đàn cừu ngoan ngoãn, tuyệt đối trung thành và vâng theo ý "người thầy vĩ đại".
c) Mao và phe lũ đã đối lập phong trào của nông dân với phong trào của công nhân, từ đó, đối lập phong trào cách mạng của nhân dân Trung quốc với phong trào cách mạng thế giới, đối lập nước Cộng hòa nhân dân Trung quốc với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hậu quả tất yếu thảm hại của đường lối ấy là Mao và tập đoàn theo Mao hiện nay đã và đang trắng trợn bắt tay với các nước đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tất cả lực lượng phản động thế giới chống lại hệ thống xã hội hội chủ nghĩa thế giới, chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hỏa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
3. Một vấn đề đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này là hoạt động bè phái, gây vây cánh của Mao để, khi có thời cơ, giành quyền thống trị trong Đảng cộng sản Trung quốc, Mao đã chọn được thời cơ đó và đã giành được quyền lãnh đạo Đảng tháng giêng năm 1935 ở Hội nghị Tuân nghĩa.
Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quyết định trong việc xuất hiện chủ nghĩa Mao. Việc Mao và tập đoàn theo Mao giành được quyền lãnh đạo của Đảng có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
a) Trước hết là đường lối, cương lĩnh chính trị của Đảng cộng sản Trung quốc lúc bấy giờ còn nhiều khuyết điểm, chưa hoàn chỉnh và đúng đắn (khi hữu, khi "tả"). Vì vậy, chưa có cơ sở cho sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức trong Đảng và trong đội ngũ cách mạng mà đảng đã tổ chức được. Điều này đã tạo cơ hội cho Mao và phe Mao hoạt động chia rẽ và bè phái trong Đảng và trong các tổ chức quần chúng cách mạng.
b) Trong Đảng cũng như trong các tổ chức quần chúng của Đảng, việc tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê nin một cách đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống chưa làm được mấy. Vì vậy, những ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến lâu đời, đặc biệt là ý thức dân tộc chủ nghĩa đại Hán, cũng như ảnh hưởng của nền văn hóa Tây Âu (nhất là dân chủ tư sản) và của các loại trào lưu xã hội chủ nghĩa phi mác-xít còn rất nặng trong nhiều cán bộ, đảng viên, ngay cả trong cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và đại bộ phận đều xuất thân từ các giai cấp tiểu tư sản, địa chủ, tư sản. Những ảnh hưởng ấy thể hiện trong đường lối khi hữu khi "tả" của Đảng, và có lúc mang dấu vết của chủ nghĩa dân tộc đại Hán, phiêu lưu, mạo hiểm nóng vội (15). Đó cũng là cơ sở quan trọng cho hoạt động chia rẽ và gây vây cánh của Mao và phe lũ.
c) Do những nguyên nhân trên mà trong Đảng cộng sản Trung quốc thường xảy ra những cuộc đấu tranh nội bộ không phải về quan điểm và đường lối, mà chủ yếu là vì địa vị cá nhân, vì đầu óc lãnh tụ tranh giành quyền lực, những cuộc đấu tranh, đã kích nhau, có khi rất quyết liệt, tàn bạo.
đ) Trong cuộc đấu đá ấy, Mao nổi bật lên như một tên gian hùng, lâm mưu nhiều kế, kín đáo lôi kéo người này, dọa dẫn người nọ. Dựa vào thế là chủ tịch Chính phủ Xô-viết công nông ở Khu xô-viết trung ương, Mao đã tập hợp được trong vây cánh của mình các cán bộ lãnh đạo ở địa phương, nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng – bị Tưởng Giới Thạch khủng bố ở các thành thị lớn, - chạy về ở khu căn cứ. Trong phe Mao lúc bấy giờ đã có Trần Nghị, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Trần Vân...; về sau, lại thêm cả Chu Ân Lai, Lạc Phủ... Tất nhiên, hàng ngũ này không ổn định mà thường ly rồi hợp thành nhiều nhóm khác nhau.
Chính trong bối cảnh lịch sử ấy, Mạo và phe phái đã lợi dụng những khó khăn trong buổi đầu của Vạn lý trường chinh, thôi thúc Trung ương mở hội nghị Tuân nghĩa để chiếm đoạt quyền lãnh đạo của Đảng, mở đầu cho việc xuất hiện và hình thành chủ nghĩa Mao, đồng thời cũng mở đầu một giai đoạn lịch sử của Đảng cộng sản Trung quốc mà nội dung chủ yếu là cuộc đấu tranh tàn bạo dã man của Mao và bè lũ chống những lực lượng mác-xít – lê-nin-nit ngày càng phát triển và cuộc đấu tranh trong nội bộ chúng để thiết lập và củng cố nhiều lần (16) sự thống trị về tư tưởng và chính trị của mình đối với Đảng cộng sản và nhân dân Trung quốc.
III - QUAN ĐIỀM TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MAO VÀ TẬP ĐOÀN THEO MAO TRONG GIAI ĐOẠN 1936 - 1949
Trong thời kỳ này, vấn đề mà Mao đặc biệt quan tâm là "công tác lý luận" để xây dựng "tư tưởng Mao Trạch Đông" nhằm củng cố sự thống trị chính trị mới giành được và thiết lập nền thống trị của cá nhân mình về mặt ý thức hệ đối với toàn Đảng, biến tư tưởng Mao Trạch Đông - thành "nền tảng" hoạt động của Đảng, biến cá nhân Mao thành "lãnh tụ bất khả xâm phạm". Ý đồ đó, Mao và tập đoàn theo Mao đã đạt được ở Đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản Trung quốc năm 1945. Sau khi cách mạng Trung quốc thành công, Mao và tập đoàn nắm lấy quyền lực nhà nước, áp đặt chế độ chuyên chế về chính trị và tư tưởng của chúng đối với nhân dân Trung quốc.
Mao viết và đề cập nhiều vấn đề về chính trị, triết học, quân sự, văn hóa, vv. nhằm "Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác" và xây dựng "tư tưởng Mao Trạch Đông".
Qua nghiên cứu những tác phẩm chính của Mao trong giai đoạn này, chúng ta có thể nêu lên một số quan điểm tư tưởng - chính trị chủ yếu sau đây :
1. Thay chủ nghĩa Mác - Lê nin bằng "tư tưởng Mao Trạch Đông", làm nền tảng cho mọi hoạt động của Đảng cộng sản Trung quốc. Mao cho rằng "chủ nghĩa Lê-nin là hình thức dân tộc của chủ nghĩa Mác ở Nga", chủ nghĩa Mác phải được Trung quốc hóa mới có tác dụng bổ ích. Mao nói : << Cũng như đối với món ăn, tất cả những cái gì của nước ngoài phải qua miệng nhai và sự làm việc của dạ dày, đưa nước vị toàn và chia nó làm 2 phần, phần tinh hoa và phần cặn bã, bài tiết cái cặn bã, thu hút cái tinh hoa... Đối với việc áp dụng chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc cũng vậy, phải thống nhất một cách hoàn toàn thích đáng giữa chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác với thực tiễn của cách mạng Trung quốc, nghĩa là kết hợp nó với đặc điểm dân tộc, thông qua hình thức dân tộc nhất định thì mới có ích >> (17)
Thực ra, Mao không nghiên cứu một cách có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lê nin, không nắm được bản chất cách mạng và khoa học của nó. Đúng như Mao đã thú nhận, Mao chỉ << học tập trên sách vở được ít nhiều điều về chủ nghĩa Mác >> (18)
Vì vậy, Mao không thể vận dụng chủ nghĩa Mác một cách đúng đắn được. Cái mà Mao gọi là kết hợp chủ nghĩa Mác với đặc điểm dân tộc thông qua hình thức dân tộc nhất định là nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, - nền tảng của mọi hoạt động của Đảng, và khéo lén lút thay vào đó chủ nghĩa duy tâm chủ quan, thực dụng, nguy biện và chiết trung, phục vụ cho ý đồ sô-vanh đại Hán phản động của y.
2. Trên cơ sở đó, Mao đề ra cương lĩnh chính trị về "chủ nghĩa dân chủ mới" đầy dẫy tư tưởng số-vanh đại Hán, nhưng được che đậy một cách khôn khéo, ranh mãnh bảng những từ ngữ vay mượn trong kho tàng chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Điều đó thể hiện trong những tác phẩm chính của Mao lúc bấy giờ nhất là trong "Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới" (1940), "Bàn về chính phủ liên hiệp" (1945), "Về chuyên chính dân chủ nhân dân" (1949). Sau đây là những nội dung chủ yếu:
a) Trước hết, phải nói rằng ở đây Mao vay mượn và xuyên tạc những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về cách mạng không ngừng, đặc biệt là lý luận của Lê-nin về sự chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa nghĩa và những chỉ thị của Quốc tế cộng sản về những vấn đề ấy. Khoác áo mác-xít, Mao không thể không nói: cách mạng Trung quốc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, cách mạng Trung quốc bao gồm hai giai đoạn và Trung quốc tất yếu phải tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, vv. Nhưng đó chỉ là những lời nói thôi, (tất cả những bọn xét lại trước kia và ngày nay đều làm như vậy). Còn cái tư tưởng cơ bản của Mao về một chế độ xã hội theo quan điểm sô-vanh đại Hán thì được che đậy bằng thuật ngụy biện, chiết trung: đó là một xã hội "không phải là tư bản chủ nghĩa", "cũng chưa phải là xã hội chủ nghĩa" mà là "chế độ dân chủ mới" có nền chính trị, kinh tế, văn hóa riêng biệt của nó. Mao đã đặt một bức "vạn lý trường thành" giữa hai giai đoạn cách mạng mà Mao buộc phải nói tới. Đồng thời, Mao đã gian ngoan lờ đi cái cơ bản trong học thuyết Mác – Lê-nin về cách mạng không ngừng là: việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và thiết lập nền chuyên chính vô sản bằng hình thức này hoặc hình thức khác, bằng bước quá độ này hoặc bước quá độ khác, tức là sự chấm dứt về cơ bản giai đoạn cách mạng cũ (cách mạng dân chủ tư sản) và bắt đầu giai đoạn mới (cách mạng xã hội chủ nghĩa).
Thực tiễn gần 20 năm nay ở Trung quốc, nhất là từ "đại cách mạng văn hóa" đã làm rõ ý đồ trên đây của Mao. Mao và tập đoàn theo Mao đã và đang tìm mọi thủ đoạn đề xóa bỏ những thành tựu mà nhân dân và Đảng cộng sản Trung quốc đã giành được trong sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác trong những năm 50. Chúng đối lập sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung quốc với hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, và đang hướng xã hội Trung quốc đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản nhằm phục vụ ý đồ bành trướng và bá quyền đại Hán của chúng.
b) Cũng theo những ý đồ trên, nhà nước mà Mao và tập đoàn cần đến là "nhà nước dân chủ mới của các giai cấp chống chủ nghĩa đế quốc liên hiệp với nhau để cùng chuyên chính" (19), tạo nên "chuyên chính của bốn giai cấp" (20). Và "nền chuyên chính vô sản" không thực hiện chuyên chính mà thi hành dân chủ với giai cấp tư sản, nó chỉ thực hiện chuyên chính với những người không đồng tình, không ủng hộ quan điểm, đường lối sai lầm, phản động của Mao và phe Mao. Mao đã "kết hợp chủ nghĩa Mác với đặc điểm dân tộc thông qua hình thức dân tộc nhất định" như thế đấy.
3. Mao thù ghét Quốc tế cộng sản, thù ghét Liên xô, tách và đối lập sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung quốc với phong trào cách mạng thế giới, có xu hướng đi theo và hợp tác với Mỹ để thực hiện ý đồ sô-vanh đại Hán của y. Điều đó thể hiện ra trên những việc chủ yếu sau đây :
a) Trước hết, Mao và tập đoàn, lợi dụng địa vị thống trị của chúng trong Đảng, kết tội những cán bộ đảng viên đã từng học tập Liên xô, đi theo đường lối Quốc tế cộng sản và chủ trương thực hiện tình hữu nghị và đoàn kết với Liên xô là "phạm chủ nghĩa giáo điều" và tìm mọi cách đàn áp, hãm hại họ, gạt họ ra khỏi các cơ quan lãnh đạo của Đảng...
b) Mao và những kẻ theo Mao không tích cực thực hiện đề nghị của Đảng cộng sản Liên xô đối với Đảng cộng sản Trung quốc : phối hợp hành động chống phát-xít Nhật trên mặt trận phía đông.
c) Ngay từ năm 1936, Mao và những người theo Mao đã cho nhiều nhà báo Mỹ, trong đó có cả những chuyên viên tình báo, chuyên viên quân sự, tới Diên An hoạt động một cách dễ dãi. Họ thường được Mao và những kẻ theo Mao đón tiếp cởi mở, thân mật.
d) Mao và những người theo Mao rất phấn khởi đối với việc giải tán Quốc tế cộng sản vì từ nay Đảng cộng sản Trung quốc không còn bị ràng buộc bởi điều lệ của Quốc tế cộng sản và những nghị quyết của các Đại hội của Quốc tế cộng sản.
Những xu hướng bắt tay với chủ nghĩa đế quốc Mỹ, theo ý đồ sô-vanh đại Hán, mãi đến năm 1971, Mao và phe lũ mới có điều kiện thực hiện được, khi mà Mao và vây cánh đã thiết lập được chế độ độc tài quan liêu quân phiệt đối với Đảng cộng sản Trung quốc và nhân dân Trung quốc, qua nhiều cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt trong nội bộ Đảng giữa một bên là tập đoàn Mao và một bên là những người cộng sản, đặc biệt là qua cuộc "đại cách mạng văn hóa vô sản".
4. Đề áp đặt "tư tưởng Mao Trạch Đông" đối với toàn Đảng cộng sản Trung quốc và trấn áp những cán bộ, đảng viên không đồng tình hoặc chống lại, Mao và tập đoàn theo Mao đã tiến hành "chỉnh phong". Trong cuộc "chỉnh phong", tất cả mọi cán bộ đảng viên phải học tập những tác phẩm của Mao, lấy "tư tưởng Mao Trạch Đông" làm cơ sở, tiêu chuẩn để phê bình và tự phê bình. Đối tượng đả kích chủ yếu là những người lãnh đạo của Đảng đi theo đường lối Quốc tế III, coi trọng những kinh nghiệm cách mạng của Liên Xô và thực hiện sự đoàn kết, hữu nghị với Đảng cộng sản Liên xô.
IV – QUAN ĐIỀM TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ CỦA MAO VÀ TẬP ĐOÀN THEO MAN TRONG GIAI Đ0ẠN 1949 – 1959
Sự kiện chính trị trung tâm trong giai đoạn này là việc Mao và tập đoàn theo Mao ráo riết tấn công và xóa bỏ những nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Trung quốc lần thứ VIII, đề ra cường lĩnh chính trị về "ba ngọn cờ hồng", bao gồm 1). đường lối chung xây dựng chủ nghĩa xã hội : cổ vũ lòng hăng hái, tiến lên hàng đầu, xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều, nhanh, tốt, rẻ, 2). phong trào nhảy vọt , 3). công xã nhân dân. Mao và tập đoàn theo Mao nuôi ảo vọng trong một thời gian ngắn, khoảng 15 – 20 năm, sẽ đuổi kịp và vượt trước hết Anh, sau đó Liên Xô và Mỹ, biến Trung quốc thành một cường quốc bậc nhất trên thế giới.
Tại sao Mao và tập đoàn theo Mao lại điên cuồng chóng những nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc như vậy ? Như chúng ta đều biết, sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, uy tín của Liên xô rất lớn trên thế giới, vì đã đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít Đức, Ý, Nhật, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng ở nhiều nước trên thế giới giành thắng lợi (trong đó có Trung Quốc), ảnh hưởng của Liên xô rất lớn trong Đảng cộng sản Trung quốc và trong nhân dân Trung quốc. Ảnh hưởng này ngày càng tăng với sự giúp đỡ to lớn của Liên xô trong sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Tình hình đó tạo nên tương quan lực lượng mới trong Đảng cộng sản Trung quốc, có lợi cho những người cộng sản chủ trương đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác để đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Trung quốc. Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Trung quốc được tiến hành trong bối cảnh lịch sử đó và đã thông qua nhiều nghị quyết có tính nguyên tắc mác xít - lê-nin-nít :
1) Về đường lối chung của Đảng cộng sản Trung quốc trong thời kỳ quá độ : << Trong một thời gian khá dài, thực hiện dần từng bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, hoàn thành dần từng bước công cuộc cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa theo chủ nghĩa xã hội >> (21).
2) Về Đảng : << Đảng cộng sản Trung quốc lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm kim chi nam cho hành động của mình. Chỉ có chủ nghĩa Mác - Lê nin mới nói rõ một cách đúng những quy luật phát triển xã hội, chỉ đúng con đường thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản >> (22).
3) Về bản chất giai cấp của nhà nước dân chủ nhân dân: << Nền chuyên chính dân chủ nhân dân, sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã giành được thắng lợi trong toàn quốc, trên thực tế là chuyên chính vô sản >>
4) Củng cố và tăng cường sự đoàn kết với Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước đó đề đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngoài ra, Đại hội còn nhấn mạnh nguyên tắc sinh hoạt dân chủ trong Đảng và trong bộ máy nhà nước, v…
Đây là sự thất bại cay đắng đầu tiên của Mao và tập đoàn kề từ hội nghị Tuân nghĩa. Hơn nữa, Mao và tập đoàn rất lo sợ, vì nếu để cho xã hội Trung Quốc phát triển theo phương hướng của Đại hội VIII thì ý đồ sô-vanh đại Hán của Mao cùng bè lũ và uy tín, quyền lực của Mao sẽ hoàn toàn sụp đồ. Đó là nguyên nhân chủ yếu thôi thúc Mao cùng vây cánh điên cuồng chống lại những nghị quyết của Đại hội VIII, vội vã đưa ra cương lĩnh chính trị mới về "ba ngọn cờ hồng" một cách chủ quan, phiêu lưu, nhằm trong một thời gian ngắn, khoảng 15 – 20 năm, biến Trung quốc thành một cường quốc bậc nhất trên thế giới và do đó mà củng cố, tăng cường hơn nữa uy tín, quyền lực của Mao.
Sau đây, là những tư tưởng chính của "ba ngọn cờ hồng" mà cơ sở lý luận là bài phát biểu của Mao "Về vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân" (tháng 2 năm 1957).
1. Trái với những nghị quyết của Đại hội VIII, Mao và những người theo Mao khẳng định rằng << kẻ thù chủ yếu là mọi thế lực xã hội và tập đoàn xã hội chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa, thù ghét, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội >> (23). Còn mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động - mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ – được Mao xem là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và được giải quyết bằng phương pháp dân chủ, Mao nói : << chế độ chuyên chính không áp dụng được trong nội bộ nhân dân, nhân dân không thể tự mình chuyên chính với mình, không thể có bộ phận nhân dân này đi áp bức bộ phận nhân dân khác >> (24). Như vậy, đối tượng của chuyên chính vô sản không phải là giai cấp tư sản mà là những kẻ đối lập với quan điền, đường lối phiêu lưu mạo hiểm của Mao, những người bảo vệ nghị quyết của Đại hội VIII, bị Mao và phe Mao gọi là "những kẻ đi theo đường lối hữu khuynh, bảo thủ ", "đi theo giai cấp tư sản" v.v.
2. Lấy việc động viên tư tưởng, chính trị làm động lực chủ yếu, không xuất phát từ tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hiện có, xem thường những quy luật phát triển của chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ, Mao và tập đoàn theo Mao cho rằng: với sáu trăm triệu nhân dân Trung quốc, - chủ yếu là nông dân,- lấy "ba ngọn cờ hồng" làm cương lĩnh, "dựa vào sức mình là chính", "dốc hết lòng hăng hái, tiến lên hàng đầu, xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều, nhanh, tốt, rẻ" bằng công xã nhân dân, bằng việc "huy động toàn dân làm gang thép", sẽ thực hiện những ý "bước nhảy vọt" nhằm, trong một thời gian ngắn, khoảng 15 – 20 năm, hoặc ít hơn nữa, biến Trung quốc thành một cường quốc bậc nhất thế giới.
3. Xây dựng công xã nhân dân, xem đó là tổ chức cơ sở duy nhất của xã hội Trung quốc và là "cái cầu cơ bản" đề tiến lên chủ nghĩa cộng sản, thực hiện chủ nghĩa cộng sản trại lính, bình quân khắc khổ đối với nhân dân Trung quốc.
4. Tìm mọi cách, mọi thủ đoạn khôn khéo, xảo trá (lúc này Mao và bè lũ chưa dám công khai vu khống và chửi rủa Liên Xô như những năm sau đó) để làm mất uy tín của Liên xô trong Đảng cộng sản Trung quốc cũng như trong nhân dân Trung quốc.
Trái với ý muốn chủ quan và ảo vọng của Mao và tập đoàn theo Mao, "ba ngọn cờ hồng" đã mang lại hậu quả tai hại về nhiều mặt cho nền kinh tế quốc dân Trung quốc, gây làn sóng bất mãn trong cán bộ và nhân dân, Mao bị phê bình (ở hội nghị Trung ương họp ở Lư sơn năm 1959) và buộc phải từ chức chủ tịch nước. Đây là cuộc thất bại thứ hai của Mao và tập đoàn theo Mao, sau thất bại ở Đại hội Đảng lần thứ VIII. Nhưng không đành chịu thua, không thấy trách nhiệm cá nhân đối với hậu quả do chủ trương phiêu lưu của mình gây ra, Mao "rút về tuyến hai", nắm quân đội, chuẩn bị điều kiện để tấn công lại Đảng, cố lao sâu vào con đường tội lỗi phản động nhằm thực hiện mộng bành trưởng và bá quyền,
V - QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG - CHÍNH TRỊ CỦA MAO VÀ TẬP ĐOÀN TỪ NĂM 1960 ĐẾN KHI MAO MẤT (9.1976), VÀ HIỆN NAY
Đây là thời kỳ mà chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của Mao và tập đoàn bộc lộ rõ trên mọi mặt đối nội và đối ngoại, và phát triển đến tột cùng.
Cuối những năm 50 và đầu những năm 60, những bất đồng giữa các nước xã hội chủ nghĩa và trong phong trào cộng sản quốc tế, nhất là giữa Liên Xô và Trung quốc, đã trở nên căng thẳng. Tập đoàn Mao không có thiện chí giải quyết những vấn đề bất đồng ấy trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản nhằm củng cố và tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Trái lại, tập đoàn Mao tích cực lợi dụng và khoét sâu thêm những bất đồng ấy, nhằm phục vụ ý đồ chiếm địa vị độc tôn, chỉ huy đối với các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế, và làm bá chủ thể giới, che đậy dưới những khẩu hiệu và lời lẽ có cách mạng, "chống đế quốc", "chống xét lại hiện đại", "bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin", "chủ nghĩa quốc tế vô sản", tự cho mình là người duy nhất giải thích đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Chúng đưa đường lối "tả" khuynh, mạo hiểm, phiêu lưu, phản đối quan điểm cho rằng trong điều kiện quốc tế hiện nay, có khả năng ngăn ngừa cuộc chiến tranh thế giới mới, bảo vệ nền hòa bình thế giới lâu dài, phản đối việc đấu tranh làm dịu tình hình thế giới. Chúng phản đối quan điểm, đường lối lê-nin-nít về sự cùng tồn tại các nước có chế độ xã hội khác nhau. Chúng muốn cho chiến tranh xảy ra giữa Mỹ và Liên Xô với ý đồ "tọa sơn quan hổ đấu" (ngồi trên núi xem hổ đánh nhau), làm cho Liên Xô và Mỹ yếu đi; Trung quốc sẽ vươn lên chiếm địa vị bá chủ. Cũng trong thời kỳ này, chúng rất tích cực hoạt động chia rẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chia rẽ các đảng cộng sản và công nhân quốc tế, chia rẽ các đảng cộng sản và công nhân anh em, đưa ra cái "lý luận triết học" kỳ quái : "một chia làm hai" đề bào chữa cho hoạt động tội ác trên của chúng. Ở một số nước, chúng tập hợp bạn tơ-rốt-ski, bọn phản bội đã bị đuôi ra khỏi đảng cộng sản, đề lập ra những "đảng mác-xít - lê-nin-nít chân chính" nhằm phá hoại các đảng cộng sản và phong trào cộng sản và công nhân ở các nước này.
Những âm mưu và thủ đoạn phản động đó, được che đậy dưới những từ ngữ, khẩu hiệu "cách mạng", lúc đầu cũng lôi kéo được một số người chưa hiểu, hoặc dao động, nhưng dần dần Mao và tập đoàn bị cô lập và thất bại. Song cuồng vọng của tư tưởng bành trường đại dân tộc và bà quyền nước lớn vẫn đẩy Mao và tập đoàn trượt sâu vào con đường chính trị phản động hơn nữa, mở đầu bằng "đại cách mạng văn hóa vô sản" (1965 – 1969). Theo Mao và tập đoàn, cách mạng văn hóa phải làm đi làm lại nhiều lần để giữ vững chuyên chính vô sản và "làm cho chủ nghĩa xã hội khỏi thay màu đồi sắc", là "tiếp tục cách mang trong thời kỳ chuyên chính vô sản",- "một sáng tạo mới" của Mao, một "sự phát triển quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản". Vì vậy, "đại cách mạng văn hóa vô sản là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử" và "tư tưởng Mao Trạch Đông là chủ nghĩa Mác-Lê-nin trong thời đại ngày nay". Chúng mưu toan áp đặt "tư tưởng Mao Trạch Đông" cho tất cả mọi Đảng cộng sản và công nhân, cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với ai không đồng tình, không ủng hộ, phản đối hoặc chống lại, chúng gán cho nào là "xét lại hoàn toàn", "xét lại một nửa", "xét lại một phần ba", "một phần tư", vv.
Trên cơ sở của sự phát triển mới của chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn thô bạo và trắng trợn đó, chúng "phân biệt bạn thù","bố trí lại lực lượng" đề thực hiện cuồng vọng bá chủ thế giới. Thuyết "ba thế giới" ra đời để phục vụ, về mặt đối ngoại, cho chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của Mao và tập đoàn theo Mao, trong hoàn cảnh mà chủ nghĩa đế quốc đang suy yếu nghiêm trọng, lực lượng cách mạng thế giới mà trụ cột là hệ thống xã hội chủ nghĩa đang phát triển mạnh chưa từng thấy, trong khi đế quốc Mỹ, tên đầu sỏ của phe đế quốc đang sa lầy ở Việt nam và Đông dương, và Liên xô đạt những tiến bộ to lớn về nhiều mặt.
Thuyết "ba thế giới" mà sau này, khi Mao mất, được tập đoàn phản động theo Mao trong giới cầm quyền Bắc kinh hệ thống hóa thêm, thể hiện một cách tập trung sự sợ hãi, hoảng hốt của Mao và tập đoàn trước sự phát triển mạnh mẽ không gì cản trở nồi của ba trào lưu cách mạng thế giới. Để tự cứu mình và mưu toan ngăn chặn đà phát triển mạnh mẽ của cách mạng thế giới đang nhấn chìm chúng, Mao và tập đoàn theo Mao, trong bước đường cùng, đã lao vào con đường phản động bắt tay với chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ, và với các lực lượng phản động thể giới, giống như người đang chết đuối bám lấy mảnh gỗ mục giữa đại dương.
Trong quá trình thực hiện đường lối phản động bá quyền đại Hán, Mao và tập đoàn vấp phải sự phản đối của những người cộng sản và những lực lượng cách mạng và tiến bộ trong nhân dân Trung quốc. Đại cách mạng văn hóa vô sản và cái gọi là "tiếp tục làm cách mạng trong thời kỳ chuyên chính vô sản", thực chất là nhằm chống lại những lực lượng đối lập đó, trước hết là "nổ súng vào bộ tư lệnh tư sản", nghĩa là nhằm những người lãnh đạo chủ chốt Đảng và nhà nước không đồng tình quan điểm, đường lối của Mao. Nhưng Mao cùng bè lũ không thể và không bao giờ đàn áp được hết sự chống đối của những lực lượng cách mạng tiến bộ và đối lập dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, "người thầy vĩ đại" và vây cánh phải "tiếp tục làm cách mạng dưới thời kỳ chuyên chính vô sản" nhằm giữ vững nền chuyên chính quan liêu quân phiệt của chúng. Đó là lô-gích bên trong của đường lối bành trướng bá quyền đại Hán của Mao và phe lũ, và chúng luôn luôn bị quay cuồng trong cái lô-gích do chính chúng tạo ra. Cái lô-gích ấy đang thống trị chúng chứ không phải chúng thống trị cái lô-gích đó. Nó đang đẩy chúng trên con đường đi tới vực thẳm của diệt vong, con đường đau khổ, máu và nước mắt của nhân dân Trung quốc.
Sau khi Mao mất, tập đoàn phản động theo Mao trong giới cầm quyền Bắc kinh đã đẩy chủ nghĩa Mao đến tột đỉnh. Chủ nghĩa Mao đã lộ nguyên hình là chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn hết sức phản động, trắng trợn và ghê tởm.
Tập đoàn phản động theo Mao trong giới cầm quyền Bắc kinh trân tráo thực hiện liều lĩnh thuyết "ba thế giới" mà nội dung cơ bản là trực tiếp bắt tay với các nước đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và mọi lực lượng phản động quốc tế, điên cuồng chống Liên xô, chống các nước xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh cho nền hòa bình lâu dài của loài người tiến bộ trên toàn thế giới, với ý đồ bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn đối với thế giới, trước hết là đối với Đông nam Á, và đang đóng vai trò xung kích phản cách mạng nguy hiểm nhất.
Đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, – tiền đồn vững mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á, nhân tố vững chắc của hòa bình ở Đông nam Á và thế giới, - chúng cho là cản trở chủ yếu trên bước đường bành trướng của chúng ở khu vực này. Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của chúng ta giành được thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn, chúng đã sử dụng tập đoàn phản động Pôn Pốt – Iêng Xa-ry làm tay sai gây chiến tranh xâm lược biên giới tây nam nước ta. Gần đây, tập đoàn phản động theo Mao nặn ra cái gọi là "nạn kiều", gây căng thẳng ở vùng biên giới Việt - Trung, quấy rối trật tự an ninh của chúng ta, cắt viện trợ, rút hết chuyên gia, vu khống chúng ta, v.v. Chúng đang câu kết với các nước đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tất cả lực lượng phản động quốc tế nhằm phá hoại sự nghiệp cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta, đe dọa chiến tranh xâm lược đất nước ta. Tập đoàn phản động theo Mao trong giới cầm quyền Bắc kinh hiện nay đã trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt nam.
Chúng đang ra sức củng cố và tăng cường chế độ độc tài quan liêu quân phiệt đã được thiết lập trong đại cách mạng văn hóa đề thực hiện "bốn hiện đại" mà thực chất là đi theo đế quốc, chạy đua vũ trang, hiện đại hóa quân sự, quân sự hóa nền kinh tế quốc dân và mọi hoạt động khác của nhân dân Trung quốc, biến Trung quốc thành "một trại lính" với những khẩu hiệu hiếu chiến : "chuẩn bị chiến tranh", "đào hầm sâu" , "tích trữ lương thực". Chúng ra sức bòn rút tiền của, sức lực của nhân dân Trung quốc đề thực hiện mộng bá chủ thế giới của chúng. Đồng thời, chúng dùng mọi hình thức, thủ đoạn đàn áp những người cộng sản Trung quốc, mọi lực lượng tiến bộ và tất cả những ai không đồng tình đường lối phản động của chúng. Vì vậy, cùng với "bốn hiện đại", tập đoàn phản động theo Mao đang nỗ lực thi hành chủ trương "đại trị", một nhiệm vụ trọng tâm đối nội hiện nay.
Hơn nữa, đề củng cố địa vị, sau khi "người cầm lái vĩ đại" mất, chúng đang ra sức thực hiện những chủ trương, chính sách nó dần: "an định đoàn kết tốt", trút hết mọi hậu quả xấu xa của "đại cách mạng văn hóa" lên đầu Lâm Bưu và bè lũ 4 tên, "bảo vệ tư tưởng Mao Trạch Đông" trước búa rìu dư luận tiến bộ của nhân dân Trung quốc.
Thật là mỉa mai ! Tập đoàn phản bội theo Mao trong giới cầm quyền này đang tỏ ra "thánh thần phê bình, tự phê bình" bảo về chủ nghĩa Mác - Lê-nin (mà ở Lâm Bưu và bè lũ 4 tên đã xuyên tạc), "nghiêm túc tuân thủ những quy luật phát triển kinh tế của chủ nghĩa xã hội", "phát triển kinh tế có kể hoạch, cân đối", "thi hành chính sách phân phối xã hội chủ nghĩa theo lao động", "khuyến khích lợi ích vật chất", "nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân", "thực hành dân chủ", v,v... Đó chỉ là trò cười đối với dư luận tiến bộ thế giới và cũng là khúc bi hài kịch của những tên cơ hội chủ nghĩa thảm hại nhất trong thời đại ngày nay. Chúng không thể nghĩ được rằng những chính sách và thủ đoạn mị dân của chúng sẽ trở thành những biện pháp của nhân dân chống lại chúng : "khi trên đỉnh cao của nhà nước, người ta chơi vĩ cầm, thì làm sao lại ngạc nhiên khi thấy những người đứng bên dưới nhảy múa ?" (Các Mác).
Qua sự trình bày rất khái quát quá trình diễn biến tư tưởng - chính trị của Mao và tập đoàn theo Mao, chúng ta có thể kết luận rằng: bản chất của chủ nghĩa Mao là chủ nghĩa dân tộc đại Hán, cuối cùng chuyền thành chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của tầng lớp trí thức tiểu tư sản còn mang nặng ý thức hệ của giai cấp địa chủ phong kiến và của giai cấp tư sản một nước lớn (đất rộng vào bậc nhất thế giới với số dân đông nhất thế giới, đã từng thống trị lâu đời ở Đông Á, tự cho mình là trung tâm của thiên hạ), lại bị các nước đế quốc xâm chiếm, chia cắt, thống trị và khinh bỉ. Trước tình hình đó, ý thức dân tộc chủ nghĩa đại Hán bị kích thích rất mạnh trong nhân dân Trung quốc, nhất là trong tầng lớp tri thức tiểu tư sản. Họ căm thù đế quốc và phản đối chính sách đầu hàng phản quốc của triều đình nhà Thanh (tuy mức độ có khác nhau). Họ lo lắng cho tương lai của Tổ quốc và thấy nhiệm vụ của mình phải khôi phục vị trí đã mất của đất nước. Con đường chủ yếu để cứu nước là con đường tây học tức là con đường dân chủ tư sản cũ, nhưng có nhiều trường phái khác nhau. Đó là xu hướng chính trị thống trị trước khi Đảng cộng sản Trung quốc ra đời. Vì vậy, chủ nghĩa dân tộc đại Hán không còn giữ nguyên hình là ý thức hệ thuần túy của giai cấp địa chủ phong kiến Trung quốc cổ đại nữa.
Ý thức tư tưởng đó được tư sản hóa, cùng với nền văn minh tự sản phương tây kết hợp lại thành một ý thức hệ hỗn hợp, làm nền tảng cho đường lối lấy 3 – 4 trăm triệu nhân dân Trung quốc với nền văn hóa cổ truyền kết hợp với nền văn minh tư sản Tây Âu, phát triển khoa học, "chống văn hóa cũ", chống lạc hậu, mở mang dân trí, phát triển công thương nghiệp để khôi phục địa vị cũ của Trung quốc, biến Trung quốc thành một cường quốc "quang vinh và xán lạn nhất thế giới". Điều đó cũng phù hợp với nguyện vọng, ý thức dân tộc và dân chủ của nhân dân Trung quốc nên được đông đảo nhân dân Trung quốc ủng hộ.
Trào lưu tư tưởng chính trị này bao gồm nhiều trường phái, có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng nói chung có thể có ba loại: phái hữu, phái giữa và phái tả.
Lúc bấy giờ, Mao thuộc phải giữa (thực chất là chủ nghĩa cải lương) mà "phương pháp là thông thạo và biết dung hợp cồ kim đông tây" đề cứu nước, theo chủ nghĩa chiết trung, thực dụng. Đúng như y đã tự nhận định, tư tưởng chính trị của Mao "là một vật hỗn hợp của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân chủ cải lương, chủ nghĩa xã hội không tưởng" mà nền tảng lý luận là "chủ nghĩa duy tâm Không giáo và nhị nguyên luận của Căng".
Chủ nghĩa Mao bắt nguồn từ một trường phái trong trào lưu tư tưởng - chính trị chung nói trên. Nhưng những cá tính và đặc điểm của bản thân Mao in dấu ấn vô cùng quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mao. Mao là một trí thức tiểu tư sản, (địa vị xã hội cao nhất của Mao trước khi vào Đảng là hiệu trưởng một trường tiểu học), sống chủ yếu ở nông thôn Hồ nam, chịu ảnh hưởng rất nặng của nền văn hóa cổ truyền Trung quốc (Khổng giáo, Đạo giáo và thuyết pháp trị...), không có năng khiếu về khoa học tự nhiên. Trước khi vào Đảng, Mao mới có một ít kinh nghiệm về vận động tri thức, ít biết về phong trào công nhân. Trong quá trình hoạt động sau đó cũng vậy: trước khi cách mạng Trung quốc thắng lợi, Mao chủ yếu hoạt động ở nông thôn và căn cứ địa, chỉ biết nông thôn, ít biết thành thị, chỉ biết nông dân, ít biết công nhân, chỉ thấy vai trò của nông nghiệp, ít hiểu công nghiệp, và vai trò của khoa học kỹ thuật, chỉ quen với hình thức đấu tranh vũ trang cổ truyền của Trung quốc, ít hiểu biết về các hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản công nghiệp thành thị, chỉ thấy Trung quốc với nền văn hóa phong kiến cổ truyền, với số dân đông và đại bộ phận là nông dân, ít hiểu biết về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ít hiểu biết chủ nghĩa Mác lại chịu ảnh hưởng nặng của chủ nghĩa dân chủ tư sản và các học thuyết xã hội chủ nghĩa trước Mác, vv. Đúng như Mao đã tự nhận định về mình: << tôi không chính thức qua đại học, không đi học nước ngoài, nền tảng của tri thức và học vấn của tôi được hình thành ở Trường sư phạm thứ nhất Hồ nam >>. Do những điều trên, trong chủ nghĩa Mao, ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến và tư sản kết hợp với nhau và chiếm địa vị thống trị, nhưng khi thì nặng nề mặt này (phong kiến) khi thì nặng về mặt kia (tư sản). Những mặt lạc hậu của ý thức hệ phong kiến đã bộc lộ rõ và tỏ ra bất lực trong việc thực hiện một cường quốc lớn bậc nhất trong thời đại ngày nay. Tập đoàn phản động theo Mao đang muốn khắc phục những chỗ yếu đó, vì vậy mặt ý thức hệ tư sản đang nổi lên trong chủ nghĩa Mao sau khi Mao mất. Mặc dầu giữa Mao và tập đoàn phản động Bắc kinh hiện nay có những khác nhau về hình thức, biện pháp, thủ đoạn nhưng bản chất là một: đó là chủ nghĩa bành trướng đại Hán và bá quyền nước lớn.
Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn là cái bản chất, cái trục quyết định toàn bộ kết cấu của chủ nghĩa Mao. Những bộ phận khác như những quan điểm về quân sự, chiến tranh, triết học, về "cách mạng", về nhà nước, về "chủ nghĩa xã hội", vv, tùy nhu cầu phát triển của cách mạng Trung quốc mà xuất hiện và hình thành trong chủ nghĩa Mao nhằm phục vụ ý đồ bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn nói trên.
Vì vậy, hoạt động của Mao trước hết và chủ yếu là hoạt động chính trị.
Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta xem thường, coi nhẹ mặt hoạt động "lý luận' của Mao, nhất là khi những "lý luận" đó mang nhãn hiệu mác xít - lê-nin-nít để che đậy những nội dung phản động bên trong, khi mà Mao và tập đoàn theo Mao không chút ngượng ngùng, xấu hồ tự xưng minh là người bảo vệ chân chính chủ nghĩa Mác - Lê-nin ,- chống chủ nghĩa xét lại hiện đại .
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC