MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA TƯ TƯỞNG MAO TRẠCH ĐÔNG




MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA TƯ TƯỞNG MAO TRẠCH ĐÔNG

Văn Chương
Nội san nghiên cứu, số 7-8, ngày 3/6/1979
Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam


...Tập đoàn phản cách mạng do Mao cầm đầu đã hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài – trong cuộc đấu tranh tiêu diệt một cách liên tục, có hệ thống những người cộng sản chân chính – theo quy luật đồng thanh tương ứng, đồng khí trong cầu, trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa. Qua cuộc đấu tranh liên tục, quyết liệt, phức tạp, lâu dài giữa cách mạng và phản cách mạng ở Trung quốc, giữa các xu hướng chính trị: cách mạng, cơ hội và thậm chí phản cách mạng trong nội bộ Đảng cộng sản Trung quốc, một Đảng vừa được thành lập trong những điều kiện xã hội, lịch sử của một nước đất rất rộng, người rất đông, giai cấp công nhân mới hình thành còn rất non yếu về mọi mặt, tư tưởng cách mạng chân chính của chủ nghĩa Mác Lê-nin vừa mới được một số rất ít nhà trí thức tiến bộ tiếp xúc và bước đầu truyền bá trong phạm vi rất hẹp, một nước vốn là sân khấu chính trị cực kỳ phức tạp của hàng trăm phe nhóm của các giai cấp bóc lột thống trị kình địch nhau đã từng tồn tại trong hàng nghìn năm, lại đang bị rung chuyển dữ dội bởi một đòi hỏi có thể nói là cháy bỏng mà bao nhiêu thức giả có « tâm huyết » thuộc các giai cấp phong kiến, tư sản, tiểu tư sản và của mấy thế hệ nối tiếp nhau hằng ôm ấp và khát khao: thoát khỏi cảnh yếu hèn, đình trệ, lạc hậu của một chế độ phong kiến cổ lỗ nhất thế giới đang chìm đắm trong giấc ngủ triền miên hàng chục thế kỷ, để tiến lên con đường văn minh hiện đại, thoát khỏi cảnh một nước vốn tự coi mình là trung tâm của thế giới, « có uy lực nghiêng trời lệch đất », « chỉ sông sông cạn, chỉ núi núi tan », « Vũ đại » và « huy hoàng » như thế mà nay lại bị bọn « man di » Tây đường và Nhật bản giày xéo, chia cắt, lăng nhục chưa từng có để giành lại vị trí và uy lực vô song thuở trước.

Nói một cách khác, tập đoàn phản cách mạng do Mao cầm đầu là sản phẩm của những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể của Trung quốc trong nửa đầu của thế kỷ XX. Nó sinh ra trong hoàn cảnh có yêu cầu khách quan là cách mạng hóa nước Trung hoa nửa phong kiến, nửa thuộc địa nhưng - giai cấp công nhân và nhân dân lao động Trung quốc thì chưa chiếm được địa vị chi phối, mà chiếm được địa vị chi phối ấy lại chính là yêu cầu, nguyện vọng của bộ phận thức thời với bản chất cải lương - trong giai cấp phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm, của bộ phận tiên tiến nhất của - giai cấp tư sản mới ra đời và của giai cấp tiểu tư sản mà tư tưởng, tình cảm về cơ bản là tư tưởng, tình cảm của các giai cấp phong kiến và tư sản nói trên. Còn tư tưởng, tình cảm của các giai cấp này thì xét về bản chất, là tư tưởng, tình cảm của chủ nghĩa đại Hán tộc đã từng tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào từng tia máu, thớ thịt, từng hơi thở của xã hội Trung quốc, một xã hội mà về cơ bản cho đến giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hầu như không thay đổi gì lắm từ thời cổ đại.

Vì vậy, khi tìm hiểu nguồn gốc, bản chất của cái gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông, tức là khuynh hướng tư tưởng chính trị của một bộ phận trí thức tư sản, tiểu tư sản đầu thế kỷ XX ở Trung quốc, thì một điều đáng lưu ý là mặc dầu có nguyện vọng đưa nước Trung hoa nửa phong kiến, nửa thuộc địa thoát khỏi tình trạng bị bọn đế quốc phương tây giày xéo, chia cắt, lăng nhục nhưng bộ phận trí thức tư sản và tiểu tư sản này lại không đúng hẳn trên lập trường của giai cấp công nhân, không đi theo con đường của chủ nghĩa Mác, không thật sự tiếp thu thế giới quan cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân mà chỉ muốn lợi dụng lý luận Mác – Lê-nin, thậm chí một số luận điểm riêng lẻ theo quan điểm thực dụng chủ nghĩa, làm phương tiện để đạt những mục đích, ý đồ riêng của mình. Chúng gia nhập Đảng cộng sản là để có điều kiện mê hoặc, lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân lao động đang đòi hỏi được giải phóng thật sự làm lực lượng thực hiện cái mộng mưu bá đồ vương theo chủ nghĩa đại Hán tộc của mình, như thực tế ngày nay đã hoàn toàn xác nhận. Do đó, ta không thể không đi sâu phân tích và vạch ra mối liên hệ giữa cái quá khứ lâu dài kia tức là chế độ phong kiến Trung quốc từ thời cổ đại và thực chất của cái chế độ gọi là chuyên chính vô sản và xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng nên theo một đường lối riêng biệt, đặc thù Trung quốc, mà nền tảng tư tưởng và lý luận là tư tưởng Mao Trạch Đông.


1- MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC


Chúng tôi không hề có tham vọng phân tích và nêu lên một cách toàn diện, đầy đủ những đặc điểm cơ bản về mọi mặt của chế độ phong kiến Trung quốc. Vì việc làm đó chắc chắn đòi hỏi công sức của rất nhiều ngành khoa học xã hội, trong suốt thời gian dài. Chỉ xin trình bày một cách ngắn gọn một vài đặc điểm theo chúng tôi là chủ yếu để tìm hiểu được rõ hơn nguồn gốc, bản chất của tư tưởng Mao Trạch Đông.

Có thể nêu lên mấy điểm sau:

1- Trung Quốc là nước người rất đông, đất rất rộng, kinh tế nông nghiệp cổ sơ, tự cấp tự túc và cơ cấu xã hội, cách sống hầu như không có gì thay đổi lớn từ thời cổ đại. Nước ấy lại có một chế độ phong kiến vào loại lâu đời nhất, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu nhất thế giới. Trong hàng ngàn năm tự cho mình là nhất thiên hạ, là trung tâm của thế giới, chế độ phong kiến ấy coi người Hán là dân tộc văn minh nhất, còn các dân tộc khác, các nước khác, nhất là các nước nhỏ láng giềng là man di, mọi rợ. Nó tự nhốt mình bên trong bức Trường thành nổi tiếng, thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, tự đầy đủ với mình, tự thỏa mãn với sức mạnh và nền văn hóa « siêu đẳng » của mình, luôn luôn nuôi mộng chinh phục, thôn tính, bắt các nước khác, các dân tộc khác khuất phục trước uy vũ vô địch, thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Thiên triều.

2- Cái đất nước mênh mông, có hàng trăm triệu người ấy, có một nền kinh tế cổ sơ lạc hậu, phân tán như thế nên chưa bao giờ có cơ sở cho một sự thống nhất dân tộc thật sự và vững chắc. Hậu quả trực tiếp của điều này là tình trạng chia năm sẻ bảy, bọn lãnh chúa phong kiến cát cứ ở từng địa phương đánh nhau liên miên, gây nên tình trạng vô cùng hỗn loạn kéo dài trong hàng nghìn năm. Đó là nạn quân phiệt có tính truyền thống và cũng là một hiện tượng đặc thù Trung quốc. Kết quả trực tiếp của nạn chia cắt, thiếu thống nhất này là một đất nước mênh mông, đông dân nhất thế giới, có một nền văn hóa lâu đời cũng vào bậc nhất thế giới như vậy lại chưa bao giờ đánh thắng được ngoại xâm. Bọn phong kiến Trung quốc đánh diệt nhau, luôn luôn tiến hành chiến tranh chinh phục các nước nhỏ hơn mình nhưng lại luôn luôn đầu hàng những lực lượng xâm lược từ bên ngoài tới. Ngay cả khi một số triều vua thống trị toàn Trung quốc, sự thống nhất ấy cũng là một sự thống nhất mong manh, giả tạo, được duy trì bằng một chế độ cai trị cực kỳ tàn bạo. Chế độ cực quyền, sự cai trị bằng sắt và máu đã trở thành một đòi hỏi không thể nào khác được khi người ta muốn ngự trị trên cả một đất nước mênh mông với một nền kinh tế phong kiến như vậy. Và tất cả những cái đó trong các chế độ phong kiến hàng ngàn năm ấy đều đã trở thành một truyền thống: truyền thống cát cứ, quân phiệt, truyền thống cực quyền.

Chế độ cực quyền ấy muốn tự duy trì được, phải dựa vào hai trụ cột chính :

a) Một chế độ quan liêu với tất cả những đẳng cấp được thần thánh hóa như một mạng lưới dày đặc bao trùm khắp đất nước, một lực lượng vũ trang hùng hậu, một chính sách bạo lực cực kỳ hung bạo đến man rợ.

b) Một đường lối nhồi sọ ngu muội hóa con người kiên quyết, triệt để và có hệ thống để tạo nên một lòng tin mù quáng, một sự sùng bái hầu như tuyệt đối kẻ cầm quyền, biến sự sợ hãi, sự khuất phục thành một thứ đạo đức sặc mùi tôn giáo : tam cương, ngũ thường...

3 – Các tập đoàn phong kiến (bọn quân phiệt cũng như các dòng vua) trong một nước như thế, bao giờ cũng giành giật quyền thống trị bằng những con đường và phương pháp giống nhau: dựa vào hàng chục triệu quần chúng nông dân xác xơ, mê muội, bọn lưu manh, côn đồ, bọn giặc cỏ, bọn anh hùng hảo hớn tức là bọn cầm đầu giặc cướp, thổ phỉ, đầy rẫy khắp nơi, xây dựng lực lượng vũ trang, lập các sơn trại, tiến hành chiến tranh chinh phạt. Và khi một tập đoàn nào đó thắng thế thì, để trừ hậu họa, nó làm cỏ hết sức man rợ các tập đoàn khác, tất cả vây cánh và những người có liên quan. Còn ngay trong nội bộ tập đoàn ấy, kẻ cầm đầu, sau khi công thành danh toại, cũng tìm mọi cách diệt trừ những người bạn nối khố với nó, những người có công nhất, theo thủ đoạn « bắn được thỏ thì bẻ gãy cung » vì sợ bọn này cướp ngôi, trừ những ai còn chịu ngoan ngoãn phục dịch nó.

4 – Ngự trị trên một biển người như vậy và với bản chất của giai cấp bóc lột khát máu, bọn cầm quyền thi hành chính sách đục khoét, vơ vét nhân dân lao động đến xương tủy đề sống xa hoa truy lạc, nhất là đề tăng cường lực lượng chuẩn bị chiến tranh, tiến hành chiến tranh. Nhân dân lao động bị xem như cỏ rác, như nô lệ, như « con đỏ » (xích tử), như cục đất sét, chúng có thể tùy ý nhào nặn theo ý muốn, xem đầu óc họ như tờ giấy trắng, chúng muốn vẽ gì lên cũng được. Hàng triệu người, thậm chí hàng chục triệu người bị chết vì các cuộc chiến tranh chinh phạt, trong các cuộc đàn áp, thanh trừng của chúng, hoặc do đói khát, bệnh tật, do thiên tai, đối với chúng hoàn toàn không đáng kể. Chỉ có tham vọng của kẻ cầm quyền mới là quan trọng, còn tính mệnh con người lê dân, thứ dân có đáng gì đâu! « Phép công là trọng, niềm tây sá nào » ! Trong cái chế độ mà bọn thống trị sẵn sàng « trải thây trăm họ làm công một người », mà « nhất tướng công thành vạn cốt khô » thì mạng người còn nhẹ hơn cả lông hồng !

5- Trong cuộc chém giết lẫn nhau đề mưu bá đồ vương ấy, trong chế độ thống trị khát máu ấy, chân lý là ý muốn của kẻ mạnh: được làm vua, thua làm giặc. Cái gì giúp cho bọn cầm quyền đạt được mục đích của chúng đều là chân lý. Đi theo ai thì cho người đó là có chân lý. Hôm nay, theo người này thì chống lại người kia một cách quyết liệt và có cả một lý luận để biện minh cho thái độ và hành động của mình. Mai theo người kia, thì cũng có cả một lý luận để chứng minh, để bác lại lý luận cũ. Mục đích là tất cả. Phương tiện thì bất kể, như kiểu lập luận « mèo trắng mèo đen... ». Tất cả mọi thủ đoạn dù đê hèn nhất, man rợ nhất đều tốt miễn là giúp đạt được mục đích mong muốn. Trong một xã hội mà bọn quân phiệt, bạn vua chúa lộng hành, xâu xé nhau đến thế thì chỉ có man trá, lật lọng, phản trắc, khẩu phật tâm xà ; ở đây, đâu còn tình nghĩa, bạn bè, thân thuộc, anh em, cha con... Hôm nay là cha me, con cái, anh em ruột thịt hoặc là bạn chí thân, đồng cam cộng khổ, tưởng như sẵn sàng san cửa sẻ nhà, xả thân cho nhau được, nhưng ngày mai họ có thể nhảy xô vào nhau, thẳng tay xé xác nhau, hạ nhục nhau, diệt tộc nhau như những kẻ thù truyền kiếp là điều rất tự nhiên, thậm chí còn là « trí, dũng » !

Đây là chủ nghĩa thực dụng bỉ ổi nhất, chủ nghĩa ngụy biện trắng trợn nhất ; thần bí hóa những kẻ cầm quyền; thần thánh hóa bạo lực và chiến tranh, đạo đức hóa, lý luận hóa cực quyền, đẳng cấp ; sự phục tùng mù quáng và tuyệt đối ; sự phản trắc lật lọng, sự lừa đảo, đồi trắng thay đen, đạp đầu người yếu, đầu hàng kẻ mạnh để mưu lợi riêng, hễ có lợi là làm, không kể gì đến nhận tình, đạo nghĩa, bán rẻ anh em, bè bạn, chà đạp tất cả cái gì là nhân phầm, là đạo đức chân chính, là thiện lương của con người, coi rẻ mạng người, xem nhân dân như cỏ rác. Cũng những người đó mà hôm nay bắt dân gọi là giặc, ngày mai lại có thể bắt dân tán tụng, tôn thờ và ngược lại... Tất cả những cái ấy là những nét điện hình nhất của ý thức hệ phong kiến đã tồn tại và ngự trị hàng ngàn năm ở Trung quốc,


II - NHỮNG THAY ĐỔI ĐÁNG LƯU Ý TRONG XÃ HỘI CÔ ĐẠI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NỬA SAU THẾ KỶ THỨ XIX ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Từ nửa sau của thế kỷ XIX, bọn đế quốc phương tây và đế quốc Nhật đã đánh gục chế độ phong kiến quá già nua ấy, chia nước Trung quốc thành nhiều mảnh, thiết lập chế độ bóc lột áp bức thực dân, biến Trung quốc thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Tất cả cái kiêu căng, ngạo mạn, tất cả cái uy vũ dường như bất khả xâm phạm đã từng tồn tại hàng ngàn năm phút chốc bị bọn « Tây dương » và Nhật bản đập nát, để lại một nỗi cay đắng, nhục nhã không ngôn ngữ nào nói cho hết được. Chẳng những hàng trăm triệu nhân dân lao động Trung Quốc bị dồn vào cảnh nô lệ đau thương, căm phẫn chống lại bọn đế quốc thực dân và tay sai phong kiến của chúng, mà cả bộ phận còn có « tâm huyết » trong giới trí thức phong kiến cũng vô cùng uất hận. Phải làm gì đây để thoát khỏi cảnh đen tối nhục nhã đó, để đưa Trung quốc tiến lên kịp với người, để lấy lại cái uy thế xưa kia ? Họ đã chọn con đường cải lương theo phương châm dùng tây học (văn hóa, khoa học, kỹ thuật phương tây) để cải tiến chế độ chính trị, kinh tế, xã hội Trung quốc, làm cho Trung Quốc vẫn giữ được cơ cấu truyền thống của xã hội phong kiến nhưng lại có sức mạnh mới, bộ mặt mới. Đó là con đường duy tân theo kiểu Nhật bản thời Minh trị. Bốn vạn học sinh được cử sang học ở Nhật bản và các nước phương tây năm 1906. Nhưng con đường cải lương, duy tân đã sớm tỏ ra là không có lối thoát. Trong khi ấy thì dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, cơ cấu kinh tế, giai cấp xã hội của Trung Quốc đã từng bước thay đổi. Giai cấp tư sản Trung quốc và một giai cấp tiểu tư sản mới ra đời. Giai cấp vô sản Trung quốc cũng xuất hiện. Thế hệ trí thức canh tân đầu tiên - bộ phận trí thức phong kiến « có tâm huyết », « thức thời » nhất nói trên… nhường chỗ cho thế hệ trí thức mới, trí thức tư sản và tiểu tư sản. Thế hệ trí thức này đã đi đến kết luận: chế độ phong kiến Mãn Thanh đã quá mục nát, không còn khả năng tự canh tân được nữa, không thể đưa Trung Quốc vào con đường văn minh, hùng cường của các nước Âu Mỹ và do đó cũng không thể khôi phục lại được cái huy hoàng xưa kia của Trung quốc trên một nền tảng mới. Họ quyết định dùng gậy ông đập lưng ông, đi theo con đường tư bản để chống lại chủ nghĩa tư bản phương tây và Nhật bản, Họ tìm thấy trong nền văn hóa phương tây, trước hết là trong hệ tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản con đường tiến lên của đất nước Trung quốc. Họ cải biến nó đi một ít theo quan điểm thực dụng truyền thống của Trung quốc và chắp vá tất cả những thứ hổ lốn ấy thành một thứ lý luận có màu sắc Trung quốc (Trung quốc hóa). Đó là chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên. Phương hướng chiến lược cơ bản của họ là chống chế độ phong kiến Mãn Thanh và chống chế độ thực dân, trả lại Trung quốc cho Hán tộc (diệt Mãn, hung Hán) và làm cho nước Trung quốc của Hán tộc hùng cường, có thể sánh vai các cường quốc phương tây. Cách mạng Tân hợi (1911) theo đường lối chung ấy đã thành công một bước, lật đổ được triều đình Mãn Thanh, lập nên Trung hoa dân quốc. Những nhà cách mạng tư sản ấy mơ tưởng rằng chế độ chính trị tư sản mới vừa được dựng lên có thể tồn tại lâu dài và thống nhất được Trung quốc vào một mối, tạo điều kiện cho nó vũng bước tiến lên. Nhưng, ở một nước mà chế độ kinh tế, cơ cấu xã hội, hệ tư tưởng phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm và vẫn là nền tảng kiên cố cho toàn bộ đời sống xã hội, thì mới ra đời giai cấp tư sản đã còi cọc, bệnh hoạn, tiên thiên bất túc ; chế độ chính trị tư sản mới ra đời, chỉ là một thứ mô phỏng vội vàng, thô kệch, hình thức, chế độ chính trị các nước tư bản phương tây. Hệ tư tưởng tư sản ấy không theo nguyên bản của những nhà tư tưởng, lý luận tiền khu của giai cấp tư sản hồi thể kỷ XVIII mà đã bị giai cấp tư sản ngày càng phản động bóp méo, xuyên tạc đi rất nhiều và chưa có thời gian và điều kiện vật chất đề bám rễ sâu, như vậy làm sao thoát khỏi cảnh chết yểu mà số phận đã dành sẵn cho nó ngay từ lúc còn là bào thai! Cách mạng Tân hợi chưa kịp đi những bước đầu tiên trong việc cải biển xã hội Trung quốc như những người lãnh đạo nó mong ước thì đã sớm bị bọn quân phiệt phá bỏ. Đất nước lại rơi vào cảnh hỗn mang, điêu tàn chưa từng có. Cũng trong thời gian này, giai cấp vô sản Trung quốc đã hình thành, đang từng bước phát triển. Cách mạng Tháng mười vĩ đại đã thành công trên 1/6 quả đất và có tiếng vang mạnh mẽ trong tâm tư thế hệ trí thức tư sản và tiểu tư sản mới. Bộ phận ưu tú nhất, tiên tiến nhất của thế hệ này bắt đầu nhìn về nước Nga cách mạng với lòng khâm phục, tin tưởng và phấn khởi vô biên. Họ tìm hiểu Cách mạng Tháng mười, Đảng cộng sản Nga. Họ đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, với giai cấp vô sản Trung quốc. Đó là những người mác-xít chân thành đầu tiên của Trung quốc. Nhờ họ, những tổ chức cách mạng chân chính ra đời và cuối cùng là Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập. Một bộ phận khác của giới trí thức tư sản và tiểu tư sản ôm ấp nguyện vọng đưa nước Trung hoa thoát khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến và chế độ thực dân nhưng không phải với lòng yêu nước chân chính, không theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, mà theo con đường hung Hán truyền thống. Nhưng hưng Hán theo hệ tư tưởng nào ? Phong kiến cổ truyền hay tư sản vừa mới được du nhập ? Điều đập vào mắt, vào trí óc hết sức rõ ràng là hệ tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản đã hoàn toàn bị phá sản. Tấm gương của Cách mạng Tân hợi (1911) đã bị bọn quân phiệt được các nước đế quốc đỡ đầu, ném vỡ tan tành ! Cái tỏ và bền vững nhất, có thể đưa họ đến cái đích họ hằng ấp ủ là khôi phục lại sức mạnh và uy thế xưa kia của Hán tộc, đưa Trung quốc của Hán tộc trở lại vị trí trung tâm của thế giới xưa kia, chỉ có thể và nhất thiết phải là hệ tư tưởng truyền thống của xã hội Trung quốc, hệ tư tưởng trong suốt hàng nghìn năm đã được thử thách qua bao nhiều biến thiên của lịch sử và đã được kết tinh lại như một thứ kim cương rắn chắc và chói lọi hào quang khắp bốn phương, tám hướng, hệ tư tưởng đã đưa các triều đại và Hán tộc Lên tột đỉnh vinh quang ! Thử hỏi có cái gì bảo đảm hơn cho sự thành công của họ ? Hệ tư tưởng ấy là gì ? Là hệ tư tưởng phong kiến. Tập đoàn Mao mà tiêu biểu cho bộ phận trí thức tư sản và tiểu tư sản đi theo hệ tư tưởng này.


III - HỆ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN, - CÁI NHÂN CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG MAO TRẠCH ĐÔNG


Trước hết, xin nói rõ một điểm: Sao không bàn đến toàn bộ hệ tư tưởng của tập đoàn Mao mà chỉ nói đến hệ tư tưởng chính trị của nó ? Tập đoàn Mao và cả chính bản thân Mao nữa không hề là những nhà tư tưởng, những nhà lý luận theo đúng nghĩa của những từ đó mà chỉ đơn thuần là một bọn dã tâm về chính trị. Tất cả hoạt động, suy nghĩ, tính toán của chúng đều xoáy vào một hướng: đoạt cho được toàn bộ quyền lực để từ đó thi hành chính sách đại Hán tộc, giành lại vị trí đã mất của Trung quốc dưới các triều đại trước kia. Những mưu đồ ấy, tập đoàn Mao không cần đến học thuyết, lý luận hoàn chỉnh nào mà chỉ cần tìm kiếm con đường nào, những thủ đoạn chính trị gì có thể giúp đạt mục đích một cách chắc chắn nhất mà thôi. Tư tưởng thực dụng truyền thống của Trung quốc chỉ yêu cầu có thể.

Chúng ta trở lại vấn đề đang bàn. Vì sao có thể khẳng định hệ tư tưởng chính trị của tập đoàn Mao là hệ tư tưởng phong kiến chứ không phải là một hệ tư tưởng nào khác ? Có ý kiến cho rằng hệ tư tưởng Mao là hệ tư tưởng nông dân, vì Mao vốn sinh trưởng và hoạt động chủ yếu ở nông thôn, ít am hiểu về thành thị, ít biết đến các phong trào cách mạng ở thành thị, v.. Cũng có ý kiến cho rằng hệ tư tưởng của tập đoàn Mao là hệ tư tưởng tiểu tư sản, vì trong hành động thực tế của nó có nhiều biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản như: quá khích, cực đoan, cuồng nhiệt, những hành động vô chính phủ hoặc Mao bị tiêm nhiễm nhiều các lý thuyết của bọn lý luận gia, chính trị gia tiểu tư sản và bản thân Mao cũng tự nhận như vậy, V.v.

Chúng tôi nghĩ rằng không nên chỉ nói đến Mao mà nên thấy rằng đây là cả một tập đoàn mà Mao là người đại diện trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Cá nhân Mao không phải không có tác dụng và một vị trí đáng kể trong quá trình hoạt động của tập đoàn ấy, nhưng không thể vì thế mà coi Mao là người đã nhào nặn ra bộ mặt tư tưởng, chính trị của cả tập đoàn ấy, còn những người khác chỉ là những đồ đệ trung thành, tiếp thu hoàn toàn thụ động tư tưởng của Mao mà thôi. Dù có bản lĩnh thế nào chăng nữa, Mao cũng không thể áp đặt hoàn toàn tư tưởng mình cho tất cả những người khác trong tập đoàn. Nếu như cá nhân Mao chỉ biết nông thôn, không biết thành thị thì những người khác đâu phải như thế: Lưu Thiếu Kỳ chuyên hoạt động ở thành thị, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Nghị... đều là du học sinh ở Pháp, Đức... Mao có thể áp đặt tư tưởng nông dân của mình cho những người ấy chăng ? Đành rằng, trong hệ tư tưởng chính trị của Mao có nhiều biểu hiện của tư tưởng, tình cảm tiểu tư sản, tư sản, v,v. nhưng, chúng ta đều biết, không một hệ tư tưởng nào là thuần nhất; tính kế thừa, ảnh hưởng qua lại giữa tư tưởng và hệ tư tưởng của các giai cấp là những điều mà chủ nghĩa Mác – Lê-nin không bao giờ phủ nhận hoặc coi nhẹ. Điều quan trọng ở đây là tìm ra được cái cốt lõi, cái chi phối, cái dòng chính, toàn bộ hoạt động của nó, tập đoàn và cả cá nhân Mao không phải là một bọn vô chính phủ mà trái lại là một bọn theo chủ nghĩa cực quyền ác liệt nhất, tàn bạo nhất. Bàn tay sắt của chúng không cho phép một ai tự do suy nghĩ và hành động theo ý mình mà phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của chúng. Chúng buộc tất cả phải ép mình vào hệ thống tổ chức có tính chất quân sự cực kỳ nghiêm ngặt của nó. Chủ trương đại loạn, lợi dụng thanh niên một cách bừa bãi, đấu đá, phá phách lung tung của phái Mao không phải là biểu hiện tư tưởng vô chính phủ mà trái lại, đó là những thủ đoạn cực kỳ độc ác và nham hiểm của Mao để diệt trừ đối thủ, củng cố vị trí độc tôn, duy trì chế độ cực quyền của y mà thôi. Mao đã thống trị như một tên bạo chúa. Hơn nữa, y là bạo chúa của các bạo chúa. Trong lịch sử thế giới, có lẽ không tên bạo chúa nào nắm được quyền lực tuyệt đối như y. Bảo y là kẻ vô chính phủ thì oan cho y lắm lắm. Thật ra, trong lịch sử, giai cấp nông dân và giai cấp tiểu tư sản không bao giờ đứng độc lập. Họ phải đi theo một giai cấp khác hoặc là địa chủ phong kiến, tư sản hoặc là vô sản, là những giai cấp tiêu biểu cho những phương thức sản xuất nhất định. Giai cấp nông dân và giai cấp tiểu tư sản có yêu cầu, nguyện vọng riêng, đã từng hình thành những phong trào đấu tranh riêng với những yêu sách riêng của mình. Nhưng họ không thể tự xây dựng được cho mình một hệ tư tưởng chính trị riêng. Luôn luôn họ phải lấy hệ tư tưởng chính trị của giai cấp mà họ đi theo làm hệ tư tưởng chính trị chính thức của mình. Lịch sử đã chứng minh và chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng đã nhiều lần xác nhận điều đó. Vấn đề rốt cuộc chỉ còn là: hệ tư tưởng chính trị của tập đoàn Mao là hệ tư tưởng tư sản hay hệ tư tưởng phong kiến ? Ở phần trên, chúng tôi đã trình bày sự suy nghĩ của chúng tôi. Chỉ xin nói thêm một chút nữa. Có thể nghĩ như sau: trước thất bại nhục nhã của chế độ phong kiến, những người trí thức tư sản và tiểu tư sản ấy - xét về thành phần xuất thân thì những người trong tập đoàn Mao là như vậy - có thể làm một sự so sánh đơn giản để thấy rằng văn minh phong kiến lâu đời của Trung Quốc đã bị văn minh tư sản phương tây đánh bại; rõ ràng là tư tưởng tư sản phương tây ưu việt hơn hẳn tư tưởng phong kiến. Do đó, họ sẵn sàng từ bỏ hệ tư tưởng phong kiến đề tiếp nhận hệ tư tưởng tư sản. Hoàn toàn có thể như vậy lắm. Nhưng nếu xét kỹ thêm thì ít nhất những điều sau đây là rất đáng cho ta lưu ý:

Hệ tư tưởng chính trị tư sản được tiếp thu và được vận dụng vào Trung Quốc đã tỏ ra bất lực

Cách mạng năm 1911 thất bại, nước Trung hoa dân quốc thống nhất mau chóng nhường chỗ cho cát cứ, nội chiến của bọn quân phiệt, sự phản bội của Tưởng Giới Thạch biến Trung quốc thành nửa thuộc địa, thuộc địa kiểu mới của Mỹ càng làm cho những người trí thức tư sản và tiểu tư sản, - Mao và tập đoàn – thấy quá hiển nhiên rằng hệ tư tưởng chính trị tư sản không phải là cái họ đang cần, như ban đầu họ lầm tưởng. Đương nhiên, khi Tưởng phản bội (1927), họ đã là những đảng viên cộng sản rồi (1921). Họ không phải chờ đến lúc đó mới xác định ý đồ, con đường đi của họ. Nhưng tiếp nhận một hệ tư tưởng bao giờ cũng là cả một quá trình. Họ là những người đã từng đặt lòng tin vào Cách mạng năm 1911. Nhưng chính thất bại của cuộc cách mạng này đã hướng họ chọn con đường gia nhập Đảng cộng sản. Như thế không phải vì họ là những người cách mạng chân chính tìm thấy ở chủ nghĩa Mác – Lê-nin học thuyết cách mạng chân chính phù hợp với nguyện vọng của mình mà chính vì họ thấy rằng trong thời kỳ cụ thể đó, chỉ có Đảng cộng sản là có uy tín, được quần chúng nghe theo, có khả năng giành thắng lợi. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Đảng cộng sản đối với họ chỉ là một phương tiện để thực hiện nguyện vọng sâu xa của họ. Tóm lại, họ không đi theo con đường của giai cấp tư sản, cũng không đi theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, họ chỉ nhằm đạt mục đích duy nhất như trên đã nói. Về toàn bộ, ý đồ ấy chỉ có thể là con đẻ của hệ tư tưởng chính trị phong kiến, Hơn nữa, ở Trung quốc, hệ tư tưởng chính: trị phong kiến đã trở thành hệ tư tưởng cố hữu, truyền thống cắm rễ sâu hàng ngày năm, còn tư tưởng tư sản chỉ mới được du nhập một cách muộn màng, vá víu, qua bao nhiêu hoài nghi, do dự, đắn đo, thận chí bị chống đối và thất bại. Trong điều kiện chính trị, xã hội của Trung quốc hồi đó, tư tưởng tư sản phương tây không phải đã được truyền bá dễ dàng, càng không phải được mọi người, nhất là giới trí thức xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau, có liên hệ nhiều mặt với chế độ phong kiến cũ, với chế độ nửa phong kiến, nửa thuộc địa mới, với phong trào cách mạng tư sản, .. tiếp nhận ngay một cách dễ dàng. Do đó, thật khó mà kết luận được rằng hệ tư tưởng chính trị của tập đoàn Mao là hệ tư tưởng tư sản.

Còn một điều hết sức quan trọng nữa là, như C. Mác đã chỉ rõ, khi nhận xét một người nào đó, ta không thể căn cứ vào sự đánh giá của họ về bản thân mình mà phải căn cứ vào hành động thực tế của anh ta. Trong quá trình tìm hiểu nguồn gốc, bản chất của tư tưởng Mao và tập đoàn, chúng ta có thể sử dụng những lời Mao tự thuật. Nhưng cái chính vẫn là hoạt động thực tiễn trong mấy chục năm qua của tập đoàn đó. Hơn nữa, phải qua thực tiễn ấy mà tìm tòi, vạch trần ý định thật sự của chúng, ý đồ sâu xa và luôn luôn được ngụy trang bằng những lời nói đường mật, tưởng như rất chân thành, rất cách mạng. Nhìn vào thực tế, ta thấy gì ? Dưới đây, chúng tôi không có tham vọng trình bày mọi hoạt động của nó mà chỉ xin nêu lên những cái theo chúng tôi là chủ yếu và cần thiết để làm rõ vấn đề đang bàn.

1- Quá trình tập đoàn Mao ngoi lên giành quyền lực cao nhất trong Đảng cộng sản Trung Quốc là một quá trình dùng mọi thủ đoạn để đả kích, gạt bỏ, thậm chí trừ diệt những người cộng sản chân chính cũng như những người chống lại mưu đồ của chúng.

2 – Để giành được thiên hạ về tay mình, tập đoàn ấy đã dựa vào nông dân, đặc biệt là những người nông dân nghèo cực nhất, sôi sục bất mãn và căm thù bọn áp bức bóc lột họ, sẵn sàng có những hành động cực đoan nhất để thực hiện nguyện vọng của họ. Những người nông dân ấy và tất cả những loại lưu manh, giặc cỏ đều là chỗ dựa mà tập đoàn đó hết sức coi trọng, ưa thích và ca ngợi. Biện pháp mà nó coi là tuyệt đối cần thiết là bạo lực, chiến tranh. Công cụ chủ yếu của nó là lực lượng vũ trang (súng đẻ ra chính quyền). Các tập đoàn phong kiến Trung quốc trong suốt hàng ngàn năm qua cũng đã làm như vậy đề tranh giành thiên hạ.

3 - Để thiết lập và củng cố sự thống trị tuyệt đối của nó, tập đoàn ấy đã sử dụng một cách kiên quyết và có hệ thống hai bảo bối: chế độ cực quyền và nhồi sọ đề tạo nên một thứ lòng tin mù quáng sặc mùi tôn giáo: xem những điều Mao và tập đoàn Mao nói là tín điều, giáo lý thiêng liêng, bất khả xâm phạm, có quyền lực vạn năng như những thứ bùa phép. Đề tạo nên một lòng tin cực kỳ mù quáng như vậy, nó phải thi hành chính sách ngu muội hóa con người mà thời kỳ trung cổ phương tây cũng còn kém xa.

Chế độ cực quyền ấy dựa trên một thứ đẳng cấp cực kỳ nghiêm ngặt và một thứ kỷ luật quân sự tuyệt đối. Quân sự hóa cao độ toàn bộ đời sống trong Đảng, toàn bộ đời sống xã hội trên mọi lĩnh vực. Tạo nên một sự sùng bái cá nhân chưa từng có về lãnh tụ, về người cầm quyền, như con chiên sùng bái chúa, như người dân thần phục vị hoàng đế « thay trời trị dân » (thế thiên hành đạo). Toàn bộ quyền lực nằm gọn trong tay một người và những kẻ thân tín nhất của nó. Chế độ cực quyền ấy khi thấy cần thì tạo ra một bộ máy nhà nước cho có vẻ hợp pháp, bình thường. Nhưng khi không cần thì nó xóa hết, thi hành quyền lực trực tiếp, trắng trợn theo kiểu tên vua chuyên chế Lu-i XIV ở Pháp trước đây : « I'Etat c'est mọi » (nhà nước là ta). Ngoài lực lượng vũ trang là trụ cột chính để thực hiện sự thống trị bằng bạo lực của nó đối với toàn xã hội, nó còn có một công cụ khác là Đảng. Nếu như bọn vua chúa phong kiến trước đây phải dựa vào một hệ thống quan lại trung thành, vào bọn công khanh đại thần sẵn sàng chết cho chúng thì ngày nay tập đoàn Mao tìm thấy ở tổ chức Đảng chỗ dựa cực kỳ quan trọng đó. Và nó đã thực tế biến Đảng cộng sản Trung quốc thành một thứ công cụ như thế. Cho nên, chúng đã dùng thủ đoạn vô cùng ác độc và nham hiểm là qua những cái gọi là vận động chỉnh phong, chỉnh Đảng, thẩm tra cán bộ... để loại trừ, giết hại tất cả những người cộng sản chân chính. Hàng triệu đảng viên, cán bộ đã bị gạt bỏ, bị loại trừ, bị giết hại. Nó, biến Đảng thành một thứ cơ quan mật vụ phục vụ đắc lực cho nó. Dưới chiêu bài theo dõi, kiểm tra để giúp đỡ nhau rèn luyện, tu dưỡng, vv. nó yêu cầu mọi đảng viên, cán bộ phải thường xuyên theo dõi nhau, kiểm soát nhau, thực chất là biến họ thành những tên mật thám đắc lực. Hơn nữa, nó cũng thực hiện chính sách chia để trị. Y hệt như đế quốc Mỹ bày vẽ cho bọn Diệm – Nhu lập ra cái đảng Cần lao nhân vị phục vụ đắc lực cho chúng vậy.

Giống các triều đại phong kiến phải có một thứ lý thuyết được tôn sùng như một thứ tôn giáo là đạo Khổng, tập đoàn Mao cũng nặn ra một thứ giáo lý mới là tư tưởng Mao Trạch Đông.

4- Giống bọn phong kiến trước kia, chúng dùng những thủ đoạn đàn áp, tàn sát man rợ nhất để tiêu diệt những phe phái đối lập, những người đối lập bằng cách khép vào đủ thứ tội ác.

5 - Giống bọn phong kiến trước kia, chúng coi nhân dân như cỏ rác. Chúng chỉ dùng nhân dân, nhất là những người nghèo cực nhất, làm cho dựa về chủng leo lên ngôi báu mà thôi. Khi cần, chúng có thể tàn sát hàng loạt như tình hình đã xảy ra qua các cuộc vận động trấn áp phản cách mạng, tam phản, ngũ phản, vv. và bao nhiều cuộc vận động chính trị khác. Dưới sự thống trị của chúng, nhân dân lao động sống trong chế độ quân sự hóa cao độ, nghèo cực, xơ xác vì bị chúng vơ vét triệt để và có hệ thống để xây dựng lực lượng vũ trang, tích cực của cải, chuẩn bị chiến tranh thực hiện ý đồ bành trướng, bá quyền đại Hán của chúng. Trong chế độ chúng, con người không có nghĩa lý gì cả. Hàng triệu, hàng chục triệu người đói rét, xác xơ (sau 30 năm xây dựng hòa bình !), chết chóc, đối với chúng không thành vấn đề gì cá, miễn là quyền lực chúng được duy trì, củng cố, ý đồ chúng được thực hiện. Có cái gì tàn bạo hơn chủ trương diệt chủng cả dân tộc Khơ-me để thực hiện mưu đồ ấy ? Có thể nghĩ rằng : chế độ sở hữu tập thế và chế độ công hữu ở Trung quốc dưới sự thống trị của tập đoàn này đã không còn là cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa nữa, mà thực sự đã biến thành phương tiện để tập đoàn ấy tước đoạt toàn bộ tài sản và sức lao động của đất nước phục vụ cho việc củng cố quyền lực và chính sách bành trướng, bá quyền đại Hán của nó. Cho rằng với kiểu « công xã nhân dân », Mao và phe phái muốn thực hiện một kiều xã hội đại đồng nguyên thủy như các triết gia cổ đại Trung quốc mơ ước thì e rằng chỉ là nhìn bề ngoài mà thôi !

6 - Cũng như bọn phong kiến trước kia, chúng hết sức đa nghi và luôn luôn sống trong sợ hãi. Chính vì vậy, chúng không thể cho phép một ai nghĩ và làm khác ý chúng, ngoài khuôn phép của chúng. Chúng luôn luôn tìm cách kiểm tra, thanh lọc, nhất là dùng thủ đoạn sám hối đề phòng ngừa, đàn áp thẳng tay những người, những phe phái mà chúng cho là đã hoặc đang sắp sửa hoạt động chống lại chúng, vv. và v.v. Do đó, cũng như trong nội bộ các tập đoàn phong kiến trước kia, cuộc đấu tranh phe phái không bao giờ chấm dứt, gây nên những chấn động ghê gớn trong đời sống mọi mặt của xã hội mà chỉ ở xã hội phong kiến Trung quốc mới có.

Một vài điểm nêu lên như vậy cũng đủ cho thấy rằng hệ tư tưởng chính trị của tập đoàn Mao thật sự sặc mùi phong kiến, hơn nữa, phong kiến kiều Trung quốc, không giống với chế độ phong kiến ở bất cứ một nước nào khác.


IV – TẬP ĐOÀN MAO VÀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ-NIN


Nói rằng tập đoàn Mao không hiểu chủ nghĩa Mác – Lê nin, hoặc do trình độ thấp kém mà vận dụng sai lạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin thì thật là oan cho nó. Thực ra, không phải là nó không hiểu, không đủ trình độ để vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Nói chung, chúng chỉ sử dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin như một thứ bùa hộ mệnh, hơn nữa một thứ công cụ để lôi kéo quần chúng vì chúng biết rằng trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lê-nin ngày càng thấm sâu vào tim óc của hàng chục, hàng trăm triệu quần chúng nhân dân lao động bị bóc lột, bị áp bức. Cũng như tất cả những bọn phản động, gian manh nhất đã và đang vỗ ngực tự xưng là những người xã hội chủ nghĩa, thậm chí những người mác-xít để lừa bịp quần chúng, tập đoàn Mao cũng đã, đang và sẽ làm như vậy. Và trong những hành động cụ thể của nó thì tùy theo yêu cầu từng lúc, nó dựa vào những luận điểm riêng lẻ nào đó của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, sử dụng nó theo quan điểm thực dụng và lối ngụy biện để giải thích, chứng minh cho những chủ trương, hành động của mình. Nó là bọn chống chủ nghĩa Mác – Lê nin, chống cộng sản, chống cách mạng điên cuồng nhất, nguy hiểm nhất.

Những giọng lưỡi giả cách mạng, giả Mác – Lê-nin, giọng lưỡi « cực tả » của nó đã có sức hấp dẫn rất lớn đối với một số không ít người trong các nước tư bản nhất là trong thanh niên, đặc biệt là thanh niên tiểu tư sản. Như mọi người đều biết, ở các nước tư bản hiện nay, trong nhân dân và riêng trong thanh niên tiểu tư sản có hai tâm trạng:

1- Một sự bất an phổ biến vì cảm thấy bế tắc, không có lối ra, không có lý tưởng, không biết sống để làm gì. Dư luận phương tây đã xác nhận và đang bàn tán nhiều về tâm trạng này.

2 – Một sự bất mãn cao độ đối với chế độ tư bản, luôn luôn muốn phá phách, muốn đập nát tất cả những gì trói buộc họ như đạo đức, thể chế, v,v,

Giọng lưỡi giả cách mạng, giọng lưỡi « cực tả » của tập đoàn Mao có sức hấp dẫn khá mạnh đối với đám thanh niên đó. Và kết quả là đã xuất hiện những tổ chức tự mệnh danh là « tổ chức cách mạng vô sản », « lữ đoàn đỏ » ... luôn luôn hô hào dùng chiến tranh nhân dân lâu dài để đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vv. nhưng thực tế là chuyên đi khủng bố cá nhân, bắt người làm con tin, bắt nộp tiền chuộc, v.v. Những kẻ theo Mao – bản thân nhiều người trong bọn họ tự nhận như vậy – là nòng cốt của cái mà dư luận phương tây gọi là chủ nghĩa khủng bố quốc tế (terrorisme international). Thậm chí tên Jim Jô-nax (Mỹ), kẻ đã gây ra vụ tự sát tập thể hơn 900 người ở Guy-a-na hồi đầu tháng 10 năm 1978 cũng tự xưng là « mác-xít », lấy Mao làm mẫu mực, cũng lập công xã nhân dân, v.v. Như trước đây Quốc tế cộng sản đã từng nhận xét, cơ sở xã hội của chủ nghĩa phát-xít là những tầng lớp tiểu tư sản, chủ nghĩa Mao cũng vậy.

Ngoài ra, tập đoàn Mao cũng đã dùng mọi thủ đoạn kề cả cung cấp tiền bạc và phương tiện cho những bọn lưu manh, phản cách mạng ở nhiều nước lập ra những cái gọi là đảng cộng sản Mác - Lê-nin để phá hoại các Đảng cộng sản và công nhân chân chính, để phá hoại phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước. Tập đoàn Mao muốn đi theo cách ấy đề từng bước thực hiện mộng bá chủ thế giới của mình.

Ngày nay, Mao không còn nữa, nhưng tập đoàn ấy vẫn còn và đang ngự trị trên đất nước Trung hoa. Chúng đã tỏ rõ là một bọn phản cách mạng điên cuồng nhất, sẵn sàng đầu hàng bọn đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ, sẵn sàng làm tay sai cho chúng, mong dựa vào tiền tài, kỹ thuật, vũ khí của chúng để thực hiện bốn hiện đại hóa, trước hết là hiện đại hóa về quân sự nhằm thực hiện mộng đại Hán tộc của các triều đại cũ mà chính chúng đã ấp ủ từ lâu. Dù chúng có thực hiện được một số yêu cầu cụ thể trước mắt nào đó chăng nữa, con đường đi của chúng vẫn hoàn toàn bể tắc. Đối với chúng kết thúc duy nhất chỉ có thể là hoàn toàn thất bại. Chúng là một bọn, như người ta thường nói, « sinh bất phùng thời ». Ba dòng thác cách mạng của thời đại sẽ quét chúng vào sọt rác của lịch sử. Tất nhiên, chúng còn tìm trăm mưu ngàn kế để chống phá cách mạng. Chúng chưa chịu bó tay, nhất là đối với đất nước chúng ta, với cả ba nước Đông dương. Chúng ta không thể lơ là cảnh giác. Phải luôn luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, hoạt động của chúng.

Nhưng con đường bại vong của chúng là không thể tránh khỏi.

Chủ nghĩa Mao chỉ là một thứ chủ nghĩa Ma-ki-a-ven (machiavelisme) kiểu Trung quốc ở thế kỷ thứ XX mà thôi.

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC