THỰC CHẤT PHẢN MÁC-XÍT PHẢN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA MAO




THỰC CHẤT PHẢN MÁC-XÍT PHẢN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA MAO

Nguyễn Trung Lương
Nội sang nghiên cứu số 7-8, ngày 3/6/1979, Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc

Chủ nghĩa Mao, ngụy trang dưới những khẩu hiệu cách mạng và những từ ngữ mác-xít, đã thật sự lộ nguyên hình là một trào lưu tự tưởng và chính trị cực kỳ phản động, câu kết với chủ nghĩa đế quốc, công nhiên thù địch với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, với chủ nghĩa xã hội, với lợi ích chân chính của nhân dân Trung quốc, với sự phát triển của ba dòng thác cách mạng trên thế giới.

Vạch trần bản chất phản động của chủ nghĩa Mao về mặt tư tưởng, lý luận là yêu cầu tất yếu của cuộc đấu tranh nhằm đánh bại nó trong thực tiễn chính trị.


I - NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CHỦ NGHĨA MAO

Chủ nghĩa Mao không phải là một hệ thống hoàn chỉnh, nhất quán, có lô-gích chặt chẽ. Nó chẳng qua là sự xào xáo theo lối chiết trung những quan niệm, những tư tưởng hết sức khác nhau, đôi khi đầy mâu thuẫn. Trong mớ hỗn tạp ấy, chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản và tư sản, từ nguồn gốc sô-vanh đại Hán phát triển thành chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn là thực chất, là hạt nhân trung tâm, xoay quanh nó được nhào nặn và liên kết một cách thực dụng chủ nghĩa tất cả những yếu tố vay mượn ; còn cái vẻ bề ngoài thì được sơn phết bằng những từ ngữ Mác – Lê-nin.

Ở mỗi thời kỳ nhất định, chủ nghĩa Mao không khỏi có những biến dạng nhất định do hoàn cảnh thay đổi buộc nó phải thích ứng và do đặc tính thực dụng chủ nghĩa vốn có, nó cũng dễ dàng thích ứng. Song, đằng sau mọi biến dạng ấy, cái cốt lõi vẫn luôn không thay đổi – đó là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bành trướng và bá quyền. Còn những người theo Mao thì không thuần nhất. Họ chia ra năm bè bảy mối với những màu sắc quan điểm ít nhiều có khác nhau. Ngay giữa tất cả các phe nhóm ấy với chính Mao cũng có những quan niệm khác biệt nhất định, thậm chí mâu thuẫn với Mao về mặt này hay mặt khác. Mặc dù như vậy, cái mảnh đất chung mà tất cả họ cùng đứng trên đó là chủ nghĩa dân tộc nước lớn, bành trường và bá quyền. Cái cơ sở chung, thống nhất ấy được tập trung tiêu biểu ở Mao, lấy Mao làm biểu tượng, nên nhiều khi giữa các phe nhóm theo Mao dù mâu thuẫn nhau kịch liệt đến nỗi không thể cùng chung sống, thế mà khi tìm cách quật ngã nhau, tất cả đều trương lá cờ Mạo chống lại đối thủ của mình bị quy là phản Mao,

Sau khi lật đổ «bè lũ 4 tên», tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh hiện nay tự tuyên bố mình duy nhất trung thành với chủ nghĩa Mao. Bằng những nghị quyết của Đại hội lần thứ XI Đảng cộng sản Trung quốc (8/1977) và của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa thứ V (2/1978), tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay xác định rằng chủ nghĩa Mao vẫn là cơ sở chính trị – tư tưởng của Đảng, và nhà nước Trung Quốc. Trong khi đó, dưới sức ép của tình hình, họ buộc phải điều chỉnh những mặt sai trái quá quắt nhất của thực tiễn thời Mao và «lũ 4 tên», hình thành quá trình có vẻ như «phi Mao hóa» trong các lĩnh vực đối nội. Vậy, phải chăng tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh hiện nay đang làm cái việc giương cờ Mao xóa chủ nghĩa Mao ? Lúc đầu, có người tưởng rằng bằng cách đó tập đoàn Hoa - Đặng dần dà trở lại con đường đúng, rằng lô-gích của đường lối đối nội rốt cuộc sẽ buộc họ phải sửa sai ngay cả đường lối đối ngoại. Nhưng, thực tiễn sớm cho thấy đó là một dự đoán không có căn cứ.

Tất nhiên chúng ta không loại trừ khả năng có sự «phi Mao hóa» trên những mặt nhất định, ở những mức độ nhất định. Một loạt các sự kiện diễn ra ở Bắc Kinh mấy tháng nay làm người ta nghĩ đến điều đó. Cuộc tranh luận về «thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý» ; việc xóa hàng loạt án oan, án giả hồi «đại cách mạng văn hóa vô sản» ; việc phục hồi và đưa vào Bộ chính trị, vào Trung ương một số nhân vật cũ; việc lật ngược lại sự đánh giá về vụ Thiên an môn ; việc xuất hiện một số bài công kích đích danh Mao trong làn sóng báo tường gần đây, vv. chẳng phải tiến trình các sự kiện đang làm trúc đổ dần cái thần tượng Mao đó sao ?

Đúng, lô-gích của cuộc đấu đá giữa các phe cánh hiện nay ở Bắc kinh không sao tránh khỏi đụng đến chính Mao, đến cả một số giáo lý của Mao. Song, những giáo lý của Mao bị đặt lại thành vấn đề ấy dù sao vẫn chỉ có tầm quan trọng thứ yếu, còn về căn bản tập đoàn lãnh đạo Bắc trình hiện nay vẫn là mao-ít, vì họ vẫn đứng trên nền tảng của chủ nghĩa Mao là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bành trướng và bá quyền.

Sự thật, ngay cả Đặng Tiêu Bình mặc dù từng hai lần là nạn nhân của chính Mao, do đó về cá nhân mà nói, có lẽ ông ta mang nặng mối thâm thù song về hệ tư tưởng mà nói, ông ta vẫn cứ là mao-ít, vì ông ta (cùng với Chu Ân Lai) là linh hồn của bốn hiện đại hóa nhằm tạo cơ sở vật chất cho việc thực hiện tham vọng số-vanh nước lớn và bá quyền. Bất kể lòng dạ ông ta thể nào – có thể hôm nay Đặng vẫn đội Mao trên đầu vì thế bất đắc dĩ và vì thấy vẫn « có lợi », ngày mai có thể Đặng vứt chiếc ô rách ấy vào sọt rác lịch sử – con người thực dụng chủ nghĩa điền hình ấy về khách quan vẫn cứ là mao-ít, bởi vì ông ta vẫn đứng trên chính cơ sở chủ nghĩa Mao.

Lê-nin từng nói: « Cố nhiên là chúng ta không căn cứ vào cá nhân hay nhóm, mà căn cứ vào việc phân tích nội dung giai cấp của những trào lưu xã hội và việc nghiên cứu về mặt chính trị và tư tưởng, những nguyên tắc căn bản, chủ yếu, của những trào lưu đó » (1).

Về mặt quán triệt những mục đích sô-vanh nước lớn và bá quyền – cái cốt lõi trong chủ nghĩa Mao - có thể nói tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh hiện nay còn mao-ít hơn cả chính Mao.

Chủ nghĩa Mao không phải là một hiện tượng có tính chất cá nhân hoặc ngẫu nhiên. Sự xuất hiện và quá trình tiến triển của nó gắn liền với những điều kiện xã hội - lịch sử Trung quốc nửa đầu thế kỷ 20, với cơ cấu cã hội và trình độ phát triển của đất nước Trung quốc, với những truyền thống tư tưởng và tâm lý xã hội Trung quốc.

Điều kiện quan trọng của sự phát sinh và tồn tại chủ nghĩa Mao là sự lạc hậu về kinh tế, xã hội và chính trị của xã hội Trung quốc, là tình trạng tối tăm, dốt nát, lòng mê tín và sự bạc nhược do chế độ chuyên chế phong kiến để lại trong quần chúng nhân dân Trung quốc. Ta biết rằng lịch sử Trung Quốc là lịch sử ngự trị những mấy nghìn năm của chế độ phong kiến. Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và chế độ tông tộc gia trưởng, nó được phát triển đến mức điển hình của nền chuyên chế phương Đông. Cuối thế kỷ 19, ở Trung quốc bắt đầu hình thành những quan hệ tư bản chủ nghĩa đây nhanh quá trình tan rã của chế độ phong kiến, nhưng nến nông nghiệp lạc hậu có tính chất gia trưởng vẫn. là ngành sản xuất chủ yếu. Thích ứng với tình trạng kinh tế lạc hậu ấy là một cơ cấu xã hội kém phát triển, sự phân hóa giai cấp chưa đầy đủ triệt để. Năm 1949, với dân số Trung quốc 450 triệu, công nhân công nghiệp chỉ có từ 2,5 triệu đến 3 triệu, Giai cấp tiểu tư sản chiếm ưu thể áp đảo, đặc biệt là nông dân đến 90%, tiểu thương, thợ thủ công, những phần tử vô sản lưu manh thành thị cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn. Giai cấp tư sản Trung quốc thực tế mới lớn lên trong quá trình thâm nhập của tư bản nước ngoài, và cách mạng tư sản đã nổ ra năm 1911 nhưng quá yếu ớt, không đủ sức công phá triệt để thành trì phong kiến kiên cố, vì vậy, sau cách mạng Tân hợi, Viên Thế Khải lại xưng đế và bọn quân phiệt cát cứ mọc lên như nấm trên đất nước Trung hoa mênh mông.

Cơ cấu kinh tế xã hội lạc hậu đã kìm hãm quá trình phát triển giai cấp công nhân, kìm hãm sự trưởng thành về ý thức giai cấp và tính độc lập về chính trị của nó. Mặc dù đã có những cuộc đấu tranh kiên cường những năm 20, mặc dù đã bắt đầu kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lê-nin được ngọn gió Cách mạng Tháng mười thổi tới từ sau 1917, giai cấp công nhân Trung quốc lúc đó vẫn là mới bắt đầu lịch sử của mình. Phong trào công nhân vẫn chưa đến độ chín muối để có thể nắm ngọn cờ dân tộc khi mà chủ nghĩa dân tộc và phong trào dân tộc tư sản và tiểu tư sản đã xuất hiện từ đầu thế kỷ, và cho đến lúc Đảng cộng sản Trung quốc ra đời thì nó vẫn còn mạnh hơn so với chủ nghĩa yêu nước vô sản. G. Vôitin-sky, đại diện của Quốc tế cộng sản hồi đó (1923), viết: « Trong tình hình hiện nay Trung quốc, phong trào công nhân còn xa mới trở thành một nhân tố to lớn đủ sức lôi kéo phong trào dân tộc đi theo mình chống chủ nghĩa đế quốc ».

Trong những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị nói trên, Đảng cộng sản Trung quốc ra đời với sự chuẩn bị lý luận chưa được chín muồi, chưa đủ sức chống lại và đánh bại những quan điểm tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tư bản và tiểu tư sản, chưa có cương lĩnh chính trị độc lập rõ rệt của mình. Về thành phần xã hội thì tuyệt đại đa số là tiểu tư sản, về quan điểm tư tưởng thì tuy đã có hạt nhân mác-xít đầu tiên nhưng còn rất yếu so với ưu thế của những quan điểm tư tưởng không vô sản, tiểu tư sản. Chính Mao Trạch Đông cũng tự nhận rằng : « Tư tưởng của tôi lúc bấy giờ là vật hỗn hợp kỳ quái bao gồm những quan điểm của chủ nghĩa tự do, của chủ nghĩa dân chủ cải lương, của chủ nghĩa xã hội không tưởng (2). Mao còn nói : « Lúc đó..., Mác tôi chưa biết và cũng chưa biết gì về Lê-nin. Vì vậy chưa nảy ra ý nghĩ tổ chức Đảng cộng sản. Tôi đã tin vào chủ nghĩa duy tâm Không giáo và nhị nguyên luận của Căng » (3).

Mặc dù có những khó khăn phức tạp như vậy trong buổi đầu hình thành, Đảng cộng sản Trung quốc ngay lúc đó đã có cái thế mạnh do tính tất yếu lịch sử đưa lại, tạo điều kiện khách quan cho cách mạng Trung quốc chuyển sang bước ngoặt có tính thời đại từ cách mạng dân chủ đi thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. « Tam đại chính sách » (liên Nga, dung cộng, ủng hộ công nông) của Tôn Trung Sơn - nhà yêu nước vĩ đại, người đại biểu cấp tiến nhất của giai cấp tư sản Trung quốc – là sự tự thú nhận khách quan sự bất lực của giai cấp tư sản và của con đường tư bản chủ nghĩa ở Trung quốc. Sự phản bội của Tưởng Giới Thạch năm 1927 càng bộc lộ sự bất lực ấy. Những sự kiện đó, mặt khác, giúp khẳng định mạnh mẽ vị trí và vai trò của Đảng cộng sản Trung quốc.

Mao Trạch Đông vào Đảng cộng sản Trung quốc ngay từ khi đảng này mới ra đời, nhưng về lập trường, quan điểm, Mao chưa hề là người mác-xít. Cả về sau, trọn đời, Mao vẫn chưa bao giờ là người mác-xít. Nhiều nhất chỉ có thể coi Mao là một nhà cách mạng tiểu tư sản ; song là một nhà cách mạng tiểu tư sản rất quỷ quyệt, nấp dưới chiêu bài cộng sản, tìm cách sống bám vào trào lưu khách quan lịch sử và đầu cơ những nguyện vọng cách mạng và xã hội chủ nghĩa của quần chúng lao động để mưu đồ những tham vọng cá nhân. Do sự yếu ớt tương đối của hạt nhân mác-xít trong Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung quốc, do trình độ lý luận thấp kém chung trong toàn Đảng, do tình trạng rất phức tạp trong Đảng về thành phần xã hội cũng như về ý thức tư tưởng, do những thủ đoạn sở trường riêng của Mao, v.. dần dà Mao ngoi lên được địa vị « lãnh tụ » Đảng cộng sản Trung quốc, xây dựng và áp đặt được «học thuyết» của mình – tư tưởng Mao Trạch Đông.

Tư tưởng Mao Trạch Đông về bản chất là chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản mang hình thức chủ nghĩa sô-vanh nước lớn và bá quyền. Thực chất nó là tư tưởng tiều tư sản nhưng in đận những sắc thái phong kiến và trong quá trình tiến triển, nó ngày càng chuyển sang lập trường dân tộc chủ nghĩa tư sản.

Chủ nghĩa Mao sinh trưởng chủ yếu trên mảnh đất xã hội tiểu tư sản, đặc biệt là nông dân, trong bầu không khí của nước Trung hoa còn đượm màu trung cổ và bị đầu độc bởi một truyền thống nặng nề của chủ nghĩa đại Hán. Đó quả là một môi trường rất tốt đối với nó, Lê-nin viết: « một nước càng lạc hậu thì nền tiểu sản xuất nông nghiệp, phương thức sống gia trưởng và sự nghèo nàn về tư tưởng ở đó lại càng mạnh mẽ, tình trạng đó không thể không làm cho những thành kiến tiểu tư sản thâm căn cố đế nhất như tinh thần ích kỷ dân tộc, hẹp hòi dân tộc có một sức mạnh đề kháng lón » (4).

Lòng căm thù cao độ của nhân dân Trung quốc đối với bọn đế quốc, bọn địa chủ, bọn tư sản mại bản quan liêu là mảnh đất tốt cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin. « Con sư tử phương Đông » khi đã thức dậy, nếu được chủ nghĩa Mác – Lê-nin dẫn đường thì quả là vô địch. Song, chủ nghĩa cơ hội nảy nở rất sớm đã lái phong trào cách mạng của nhân dân Trung quốc từng bước đi chệch khỏi quỹ đạo Mác – Lê-nin. Do chịu ảnh hưởng nặng nề của những thiên kiến cũ, do bị lừa bịp bởi những thủ đoạn cơ hội mị dân, nhất là do ranh giới giữa cách mạng với chủ nghĩa cơ hội còn khách quan bị che lấp bởi cao trào giải phóng rộng lớn kết hợp trong đó đủ thứ khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, nên đông đảo quần chúng nhân dân Trung quốc đã không phân biệt được chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Mao. Do đó, việc chủ nghĩa Mao tạm thời thắng thế ở Trung quốc (dĩ nhiên không phải là một định mệnh) có những nguyên nhân sâu xa của nó.

Chủ nghĩa Mao, bên cạnh những nguồn gốc kinh tế, xã hội, còn có những tiền đề lý luận và tư tưởng nhất định. Ở đây, ta thấy rõ dấu ấn những tư tưởng cổ truyền Trung Quốc. Từ những yếu tố biện chứng nguyên thủy trong thuyết âm dương, trong « Đạo đức kinh » của Lão tử, đến thuật ngụy biện của phái Trang Chu. Ta thấy trong chủ nghĩa Mao những ảnh hưởng khá rõ nét của đạo Khổng Mạnh với hệ tư tưởng tôn quân, với « tam cường » nghiệt ngã và « ngũ thường » giả nhân giả nghĩa, với đường lối « tu, tề, trị, bình », với quan niệm « nội hạ ngoại di » lấy Trung Quốc làm trung tâm « thiên hạ ».

Trong chủ nghĩa Mao, ta cũng thấy những tia hồi quang nào đó của hệ tư tưởng chính trị của phái pháp gia mà hiện thân là nền chuyên chế tàn bạo của Tần Thủy Hoàng, một hệ tư tưởng của bạo lực đàn áp, của chủ nghĩa quân phiệt, của chiến tranh, của sự hủy diệt văn hóa và sự coi rẻ mạng con người. Trong hội nghị Bắc Đới Hà năm 1958, chính Mao đã nói đến việc « kết hợp chủ nghĩa Mác với Tần Thủy Hoàng » để quản lý xã hội Trung quốc !

Đúng như Mao tự nhận ông ta là « nhà triết học tại chỗ » (bản địa triết gia), Mao đã học tập chủ yếu ở lịch sử Trung quốc; học từ những mẫu mực hoàng đế chuyên chế đến những mục tiêu đại Hán bá quyền, từ những thủ đoạn gian hùng, tàn bạo đến những sách lược quỷ quyệt nhằm tranh bá đồ vương: nào « liên hoành hợp tung », nào « viễn giao cận công », nào « tọa sơn quang hồ đấu », vv. và v.., những « bài học » đó, như mọi người đều biết, đặc biệt phong phú trong trường kỳ lịch sử hỗn chiến Trung quốc.

Song, thật là sai lầm nếu coi chủ nghĩa Mao là hiện tượng thuần túy Trung quốc. Là một kẻ thực dụng về chính trị, Mao rất. biết « tùy thời » ; biết bám chắc vào mảnh đất « hiện đại » để sử dụng những truyền thống xưa và không những Mao biết « lấy xưa phục vụ nay » mà còn rất biết « lấy ngoài phục vụ trong ». Do đó, hệ tư tưởng chính trị tư sản từ ngoài du nhập vào Trung quốc đầu thế kỷ không hề xa lạ với Mao. Hơn nữa, Mao đã học được ở hệ tư tưởng chính trị tư sản dưới hình thức « Trung quốc hóa », nghĩa là khi nó đã được nhào nặn theo tinh thần sô-vanh đại Hán truyền thống qua chủ nghĩa dân tộc tư sản cải lương của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn và qua cả chủ nghĩa dân tộc tư sản phản động của Đới Qúy Đào, Tưởng Giới Thạch.

Điều quan trọng nhất là ở chỗ : chủ nghĩa Mao không chỉ là sản phẩm của những điều kiện xã hội – Lịch sử Trung quốc ; nó đồng thời là một sản phẩm là biểu hiện qua trọng của cuộc đấu tranh giai cấp giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. Về nội dung, chủ nghĩa Mao đụng đến các vấn đề không phải chỉ liên quan tới Trung quốc mà còn mang tính phổ biến, quốc tế. Chỉ riêng việc Mao và những người theo Mao phải khoác áo Mác – Lê-nin, khoác áo chủ nghĩa xã hội đủ nói lên rằng chủ nghĩa Mao không phải là hiện tượng thuần túy Trung quốc. Thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, của chủ nghĩa xã hội buộc kẻ thù của nó phải dùng đến thủ đoạn « giương cờ hồng chống cờ hồng », đó cũng là một dấu hiệu có tính thời đại. Trong số những luồng tư tưởng từ bên ngoài Trung quốc mà chủ nghĩa Mao tiếp thu còn có chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa tờ-rốt-xít, v.v.

Toàn bộ những nhân tố tác động và những luồng ảnh hưởng khác nhau trên đây, dù bắt nguồn từ lịch sử Trung quốc hay từ bên ngoài, đều được Mao và những người theo Mao nhào nặn lại thành cái của bản thân mình dưới ảnh hưởng quyết định của lập trường giai cấp tiểu tư sản, qua lăng kính của chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản.

Chủ nghĩa Mao về cơ bản phản ánh địa vị và những đặc điểm vốn có của giai cấp tiểu tư sản. Tất nhiên, nó không đại biểu và không thể đại biểu những lợi ích thật sự, chân chính của giai cấp tiểu tư sản nói chung, của nông dân nói riêng. Là giai cấp « ngồi giữa hai cái ghế » (Lê-nin), giai cấp tiểu tư sản tự mình không thể bảo vệ lợi ích giai cấp mình. Trong thời đại ngày nay, lợi ích thật sự, chân chính của giai cấp tiêu tư sản chỉ có thể là đi theo giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mao vì đối lập căn bản với lập trường giai cấp công nhân nên chẳng những không thể đại biểu lợi ích thật sự của nông dân, của giai cấp tiểu tư sản nói chung, mà còn đi ngược hẳn lợi ích các tầng lớp đó. Mối liên hệ giữa chủ nghĩa Mao với giai cấp tiểu tư sản chỉ ở chỗ nó phản ánh địa vị trung gian của giai cấp tiều tư sản và những đặc điểm vốn có do địa vị giai cấp ấy sinh ra.

Địa vị trung gian của giai cấp tiểu tư sản được phản ánh rõ trong chủ nghĩa Mao qua sách lược lựa chiều giữa các giai cấp, « sách lược theo kiểu Bô-na-pác-tơ » như nhận xét có lý của một số nhà nghiên cứu. Thật vậy, trong khi đi tìm các chỗ dựa xã hội, chủ nghĩa Mao có xu hướng lợi dụng các giai cấp, các tầng lớp khác nhau, khi thì tập đoàn này, khi thì tập đoàn kia và thường là dựa vào sự phối hợp đủ loại các lực lượng xã hội, đôi khi trực tiếp đối lập với nhau, dưới chiêu bài lợi ích chung của cả dân tộc. Hy vọng mạo nhận lợi ích hẹp hòi của mình là lợi ích chung của toàn dân tộc, « đứng trên » các giai cấp, điều đó đặc trưng cho chính giai cấp tiểu tư sản.

Bản chất tiểu tư sản ở chủ nghĩa Mao, gắn liền với đặc điểm trên đây, là xu hướng đi tìm « con đường thứ ba ». Đặc điểm này trước năm 1949 thể hiện ở « chủ nghĩa dân chủ mới ». Bằng « chủ nghĩa dân chủ mới », Mao muốn kế « sáng tạo » một con đường riêng, độc đáo cho Trung quốc , và đem lại «cống hiển mới » cho thế giới, khác hẳn con đường Cách mạng Tháng mười, khác với chủ nghĩa tư bản, cũng khác cả với chủ nghĩa xã hội. Ở đây, với ý chuyên chính liên hiệp của mấy giai cấp, Mao muốn thực hiện ước mơ « có cơm mọi người cùng ăn » (lời của chính Mao), và như vậy, một lần nữa chúng ta lại bắt gặp cái ảo tưởng tiêu tư sản về « lợi ích toàn dân » (đủ giai cấp), « vượt lên trên » các giai cấp.

Lý tưởng chính trị cao nhất của Mao vốn là « chủ nghĩa dân chủ mới , thực chất là chủ nghĩa dân chủ tư sản được « đổi mới » để thích nghi với thời đại cách mạng vô sản (điều này sẽ được phân tích kỹ ở đoạn dưới). Song, khi « chủ nghĩa dân chủ mới » bị tất yếu lịch sử vượt qua, Mao bất đắc dĩ phải chấp nhận con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì Mao lại không bằng lòng với « khuôn mẫu chủ nghĩa xã hội » mà con đường Cách mạng Tháng mười đã vạch ra và, về cơ bản, được phản ánh trong những nghị quyết của Đại hội VIII (1956) Đảng cộng sản Trung quốc. Mao gạt bỏ con đường ấy và đi tìm đường « độc đáo » đưa Trung quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội: con đường « ba ngọn cờ hồng », Ở đây, với tất cả ảo tưởng tiểu tư sản, với tính bốc đồng cuồng nhiệt và chủ nghĩa phiêu lưu tiểu tư sản, Mao và những người theo Mao tưởng đâu có thể nhảy phốc một cái lên « chủ nghĩa cộng sản » trước Liên Xô, còn về kinh tế thì trước hết vượt Anh, sau đó vượt Mỹ, và thế là thực hiện được giấc mơ bá chủ toàn cầu !

Song, đặc điểm tâm lý tiểu tư sản còn ở chỗ nó chuyện rất nhanh từ cực nọ sang cực kia. « Ba ngọn cờ hồng » đổ rách tả tơi thì « tiếng kèn hào hùng tiến lên chủ nghĩa cộng sản » lập tức đổi điệu, biến thành tiếng kèn đưa ma. Nếu trước kia tưởng đâu ngày mai mở mắt là thấy chủ nghĩa cộng sản thì nay con đường đến đó bỗng thấy xa vời. Mao nói : hàng chục thế hệ nữa vị tất đã đến chủ nghĩa cộng sản (còn lâu mới tới).

Và, trong cơn tuyệt vọng, người tiêu tư sàn bằng điện tiết, nổi khùng. Nó vùng lên đập phá tứ tung. Nhân danh « văn hóa », nó gào thét « cách mạng ! cách mạng ! » « vô sản vô sản ! » để nói là « lật đồ phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa , thật ra là đập tan nát hầu như toàn bộ hệ thống chuyên chính vô sản, với sự hỗn loạn và vô chính phủ điển hình, với những lời lẽ ba hoa cách mạng cực tả », với chỗ dựa là quân đội và các « tiểu tướng hồng vệ binh » , với bầu không khí sô-vanh dân tộc kết hợp với sùng bái Mao đến mức cuồng tín, v.v., thực tiễn mấy năm « đại cách mạng văn hóa vô sản» quả là tiêu biểu tập trung cho tâm lý cuồng loạn tiểu tư sản, có một không hai, mà chủ nghĩa Mao đã khuấy động lên trong xã hội Trung quốc.

Hệ tư tưởng mao-ít phản ánh rất rõ tâm lý tiểu tư sản. Giai cấp tiểu tư sản không có hệ tư tưởng độc lập, điều này do địa vị trung gian của nó quyết định. Không có tính độc lập, hệ tư tưởng tiểu tư sản thường đứng chung với hệ tư tưởng tư sản, thường ngả sang hệ tư tưởng tư sản một cách không tránh khỏi. Và điều đó thấy rất rõ ở chủ nghĩa Mao.

Thật vậy, « chủ nghĩa dân chủ mới » mà Mao có ý định dựng lên sau thắng lợi của cách mạng dân chủ coi như cả một giai đoạn lịch sử trước khi đi lên chủ nghĩa xã hội, nếu được thực hiện thì chắc chắn đó sẽ không phải là « con đường thứ ba » giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội mà chỉ có thể là con đường tư bản chủ nghĩa, là chế độ tư bản mà thôi. Học thuyết về « chủ nghĩa dân chủ mới », bất chấp ý định của Mao, trong thực tế chỉ có thể biểu hiện là hệ tư tưởng chính trị tư sản, không thể khác được. Lê-nin từng nói: « không có một nền chuyên chính khác đứng giữa chuyên chính vô sản và chuyên chính tư sản ». Nếu Mao không đi theo chuyên chính vô sản thì chắc chắn phải là chuyên chính tư sản, điều đó trái khác hẳn hoàn toàn so với các nước Dân chủ nhân dân khác, như chúng ta, luôn xem chuyên chính dân chủ nhân dân là một bộ phận không thể tách rời khỏi chuyên chính vô sản.

Cũng vậy, mưu toan của chủ nghĩa Mao đi tìm một chủ nghĩa xã hội « Trung quốc hóa », nghĩa là bên ngoài những quy luật phổ biến cho toàn thế giới, hơn nữa đối lập lại những quy luật đó, chỉ có thể là sự từ bỏ chủ nghĩa xã hội khoa học ; con đường ấy không tránh khỏi dẫn Mao và những kẻ theo Mao từng bước ngả hẳn sang lập trường phản động của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa. Lô-gích ở đây là: Chủ nghĩa Mao từ chỗ là chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản biến thành chủ nghĩa dân tộc tư sản thậm chí đến chủ nghĩa dân tộc tư sản phản động, đến mức câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc, công nhiên chống lại chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chống chủ nghĩa xã hội, chống lại tất cả các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, quá trình đó bắt đầu từ Mao đã được hoàn thành với tập đoàn theo Mao trong giới cầm quyền Bắc kinh hiện nay.


II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA MAO

Với cốt lõi là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bành trướng và bá quyền, chủ nghĩa Mao trước hết biểu hiện là tư tưởng chính trị, là thực tiễn chính trị. Còn triết học, lý luận nói chung, là công cụ mù quáng phục vụ cho quan điểm và đường lối chính trị phản động của chủ nghĩa Mao, chỉ là phương tiện nhằm chứng minh cho những ý đồ và tham vọng chính trị sô-vanh đại Hán, bành trướng và bá quyền. Tất nhiên, mối quan hệ ở đây không hoàn toàn một chiều. Lý luận, triết học ở Mao – Mao sính triết học hơn các lĩnh vực khác – không chỉ là công cụ, phương tiện chứng minh mà còn đóng vai trò nhất định về cơ sở phương pháp luận cho đường lối và thực tiễn chính trị mao-ít. Song, nói chung thì mặt này không nổi bằng mặt kia. Vì vậy, phê phán chủ nghĩa Mao nếu coi nhẹ sự phê phán nó về tư tưởng chính trị và thực tiễn chính trị, và khi phê phán nó về triết học lại tách rời những ý đồ chính trị, thì sẽ không thể nào vạch đúng và vạch rõ được bản chất thật sự của chủ nghĩa Mao.

Với tính cách là hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa Mao nổi bật trước hết ở chỗ ngoài miệng thì thừa nhận, còn trong thực tế thì phủ nhận vai trò và sức mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong dẫn đầu sự nghiệp xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Mao Trạch Đông không phải từ người mác-xít trở thành phần tử phản bội, xét lại. Mao thật ra chưa bao giờ là mác-xít bởi vì, trong thực tế, Mao trước sau đều phủ nhận « điều căn bản nhất trong chủ nghĩa Mác » (theo Lê-nin) là vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Mao đã tỏ ra không phải là mác-xít ngay từ những tác phầm đầu tiên của mình, sau khi vào Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong bài « Cuộc chính biến ở Bắc kinh và các nhà buôn » công bố hồi tháng 7-1923, Mao công nhiên coi giai cấp tư sản là « lãnh tụ » của cách mạng. Còn trong nguyên bản đầu tiên của tác phẩm « Phân tích các giai cấp xã hội Trung quốc » đăng trong tạp chí « Trung quốc nông dân số tháng 2-1926, Mao coi giai cấp công nhân chỉ là « bạn của cách mạng » cùng hàng với giai cấp điều tư sản và những người nửa vô sản. Khi đưa vào Tuyển tập xuất bản năm 1951, đoạn đó đã được sửa lại chỉ có những người nửa vô sản và giai cấp tiểu tư sản là « bạn gần gũi nhất , còn giai cấp vô sản, bấy giờ đã được gọi là « giai cấp vô sản công nghiệp là lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng của chúng ta ». Mặc dù đã được hiệu đính như vậy, tác phẩm « Phân tích các giai cấp xã hội Trung quốc » về tính chất vẫn là phi mác-xít.

Tác phầm « Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ nam » (1927) cũng tương tự như vậy. Trong bản gốc tác phẩm này, vai trò nông dân được thời phồng, còn vai trò giai cấp công nhân mà Mao gọi là «những người thành thị» không có ý nghĩa gì ; sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng cộng sản Trung quốc thì hoàn toàn không được nói đến. Những đoạn nhắc đến giai cấp công nhân, đến Đảng cộng sản thật ra chỉ được thêm vào sau này. Thậm chí, trong tác phẩm vào loại tiêu biểu nhất của chủ nghĩa Mao là « Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới » (1940), nguyên lý cơ bản của học thuyết Lê-nin về bá quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản ở thời đại đế quốc chủ nghĩa lúc đầu cũng không có, sau mới được thêm vào.

Trong lịch sử Đảng cộng sản Trung quốc thời kỳ những năm 20, 30 có tình hình đáng chú ý sau đây: tuy chiếm ưu thế lúc đó là những người mác xít – lê-nin-nít, nhưng họ không thấy hết đặc điểm Trung quốc, một xã hội mà nông dân chiếm tuyệt đại đa số. Họ chỉ chú ý đến công nhân, đến phong trào thành thị. Khuyết điểm của họ coi nhẹ nông dân và nông thôn bị Mao Trạch Đông nắm lấy và sử dụng vào cuộc đấu tranh giành quyền lực cho mình.

Coi trọng vai trò của nông dân và nông thôn, chủ trương xây dựng căn cứ địa ở nông thôn trong cách mạng dân tộc dân chủ một nước như Trung quốc vốn ra không những không sai lầm mà còn là điều tất yếu. Hoàn toàn là quan điểm mác-xít - lê-nin-nít nếu hiểu rằng trong điều kiện lịch sử cụ thế nhất định (như ở Trung quốc, như ở Việt nam, v.v.), xây dựng căn cứ địa cách mạng ở nông thôn là một hình thức cụ thể nhằm thực hiện sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nông dân, nhằm thiết lập khối liên minh công nông; rằng Hồng quân đây dù tuyển lựa chủ yếu từ nông dân, về bản chất chính trị vẫn là quân đội công- nông, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân (chứ không phải giản đơn là « nông dân mặc áo lính » như quan niệm của Mao); rằng phong trào cách mạng ở nông thôn không phải chỉ là sản phẩm của riêng nông dân mà của cả hai giai cấp công nhân và nông dân ; phong trào nông thôn, xét trong toàn bộ quá trình cách mạng, xét về nguồn gốc và về chung cục, không thể tách rời cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thành thị, rằng do đó cả hai giai cấp công nhân và nông dân đều là quân chủ lực của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, Luận điểm sau đây của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là tuyệt đối đúng trong mọi trường hợp; « phong trào cộng sản không bao giờ có thể xuất phát từ nông thôn mà luôn luôn chỉ xuất phát từ thành thị » (5). Bởi vì, chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể đẻ ra từ đại công nghiệp và từ giai cấp vốn là sản phẩm đặc biệt của đại công nghiệp tức giai cấp công nhân.

Không thể không thừa nhận rằng những kinh nghiệm chủ yếu của cách mạng Trung quốc nếu được phân tích và đánh giá một cách khách quan, mác-xít thì dĩ nhiên đó là một đóng góp quan trọng vào kho tàng chung về lý luận và thực tiễn cách mạng. Song, chính những kinh nghiệm đó đã bị Mao và những người theo Mao nhào nặn trên lập trường của chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản, qua lăng kính của một thứ gọi là « chủ nghĩa Mác Trung quốc hóa », bằng cách đó, cái phổ biến bị xem thường, còn cái đặc thù thì được nâng lên thành nguyên tắc, việc nhấn mạnh vai trò của nông dân và nông thôn, việc đả phá chủ nghĩa giáo điều đã trở thành phương tiện để Mao hạ thấp và phủ nhận những nguyên lý phồ biến của chủ nghĩa Mác – Lê nin, hạ thấp và phủ nhận vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Có vấn đề đặt ra: trong điều kiện Mao phản mác-xít ở điểm căn bản nhất như vậy, tại sao cách mạng Trung Quốc vẫn thắng lợi năm 1949 ?

Thật ra, sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa năm 1949 là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Trung quốc ; là thắng lợi của sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Trung quốc thông qua Đảng cộng sản Trung quốc lúc đó về cơ bản còn là một đảng mác xít – lê-nin-nít. Đó là thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lê-nin

Trung quốc, thắng lợi của trào lưu lịch sử ở Trung quốc lúc đó phù hợp hoàn toàn với xu thế của thời đại. Một nhân tố rất quyết định nữa đưa lại thắng lợi ấy là sự giúp đỡ cực kỳ to lớn của Liên Xô, trước hết là việc Liên xô, năm 1945, đánh tan đạo quân Quan đông của phát-xít Nhật, giải phóng vùng đông bắc Trung quốc và sau đó, Hồng quân Liên Xô đã để lại cho cách mạng Trung quốc toàn bộ vũ khí và thiết bị quân sự của mình cũng như những thứ tước được của Nhật.

Như vậy, nếu ngày nay khi thấy rõ bộ mặt thật của Mao đi đến phủ nhận tháng lợi của cách mạng Trung quốc năm 1949 thì thật là sai lầm ; cũng sai lầm ngang như sai lầm trước kia có người quy thắng lợi ấy thành thắng lợi của tư tưởng Mao Trạch Đông vậy. Để cho hết lẽ, lại còn phải chú ý thêm điều sau đây : về cách mạng dân tộc dân chủ trong thời đại ngày nay mà nói, để có thể giành thắng lợi triệt để, nhất thiết phải đi con đường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Song, như thế không có nghĩa là loại trừ khả năng thắng lợi đến mức nào đó, trong những điều kiện nào đó, dưới sự lãnh đạo của những người cách mạng tiều tư sản, thậm chí tư sản dân tộc. Nếu với ngọn cờ tiểu tư sản, thậm chí tư sản dân tộc trong điều kiện nào đó, cũng có thể giành được thắng lợi nhất định của sự nghiệp giải phóng dân tộc và dân chủ thì thắng lợi của cách mạng Trung quốc năm 1949 (dầu sao mặc dù, vẫn là dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác – Lê nin) có gì là lạ !

Sự phát triển của cách mạng Trung quốc những năm 30 – 40 dẫn đến thắng lợi vĩ đại 1949, về cơ bản đã diễn ra trái với những mục tiêu và ý đồ thầm kín nhất của Mao. Chính vì thế mới có thể cắt nghĩa được vì sao ngay khi hào quang của thắng lợi 1949 và sau đó của những thành tựu nổi bật những năm đầu cách mạng xã hội chủ nghĩa đang tỏa sáng, thì Mao lại bị đẩy lùi vào năm 1956 trong Đại hội VIII Đảng cộng sản Trung quốc: tư tưởng Mao Trạch Đông bị xóa khỏi Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội VII năm 1945.

Không chỉ trong khi giải quyết các vấn đề của cách mạng Trung quốc, chủ nghĩa Mao mới tuyệt đối hóa vai trò nông dân, phủ nhận vai trò giai cấp công nhân. Quan điểm phản mác-xít ấy cũng được Mao và những người theo Mao, kể cả tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh hiện nay, quán triệt cả vào lý luận của họ về quá trình cách mạng thế giới. Luận điểm « nông thôn bao vây thành thị » được mở rộng thành « nông thôn thế giới bao vây thành thị thế giới ». Còn những lý luận của họ về thời đại, về những mâu thuẫn của thời đại ngày nay, về « ba thế giới » cũng đều bắt nguồn từ một cái gốc căn bản phần mác-xít là phủ nhận sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân.

Quan điểm Mác – Lê-nin cho rằng giai cấp công nhân quốc tế mà thành quả chủ yếu của nó là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới là trung tâm của thời đại ngày nay ; rằng trong khối liên minh của các lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động thì vai trò lãnh đạo thuộc về giai cấp công nhân quốc tế và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Chỉ với điều kiện đó thì các phong trào chống đế quốc mới có tính chất cách mạnh triệt để, mới có thể đi tới hoàn thành các sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp theo hướng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhận quốc tế, thông qua những đội ngũ dân tộc của mình, thông qua chủ nghĩa xã hội đang thực tế tồn tại, bằng sự thể hiện và bảo vệ một cách kiên quyết và triệt để những lợi ích cơ bản, sống còn của quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức, đang tập hợp một cách tự nhiên và tất nhiên xung quanh mình tất cả các lực lượng tiến bộ trên hành tinh chúng ta, làm cho các phong trào đấu tranh của họ đi đúng hướng, lôi cuốn họ vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc – nguồn gốc cơ bản của sự bất công xã hội, của áp bức dân tộc, của các cuộc chiến tranh xâm lược và phi nghĩa trong thời đại chúng ta.

Đối lập căn bản với quan điểm Mác – Lê-nin, cái cốt lõi trong lý luận của chủ nghĩa Mao về quá trình cách mạng thế giới chính là sự phủ nhận sứ mệnh lịch sử có ý nghĩa toàn thế giới của giai cấp công nhân. Xác định thời đại chúng ta là « thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản », thực tế chủ nghĩa Mao « xóa bỏ » sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa, con đẻ chủ yếu của giai cấp công nhân quốc tế. Sự phủ nhận đó, nếu năm 1960 trong bài « Chủ nghĩa Lê-nin muôn năm », và năm 1963 trong « Kiến nghị về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế », (cả hai văn kiện này đều đầy rẫy những luận điểm phản mác xít – lê-nin-nít), còn được che giấu trong định nghĩa của họ về thời đại, thì năm 1974, Đặng Tiều Bình đã công khai tuyên bố ở diễn đàn Liên hợp quốc.

Phủ nhận sự tồn tại của phe xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mao tất nhiên phủ nhận mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại chúng ta là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa đế quốc. Thay vào đó, họ nêu mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và trước hết là « chủ nghĩa đế quốc xã hội » (!) với các dân tộc bị áp bức, từ đó đi đến cái thuyết « ba thế giới », Thế là Liên xô, thực tế là chủ nghĩa xã hội thế giới nói chung, trở thành « kẻ thù chính », chống lại nó là hai thế giới rưỡi trong đó : « thế giới thứ ba là quân chủ lực » ; « thế giới thứ hai » (xếp các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu - trừ Liên Xô – vào cùng một rọ với các nước tư bản phát triển ở Tây Âu, Nhật, Canađa) là khu vực trung gian có thể liên hiệp; còn 1/2 thế giới là Mỹ (vốn nằm trong « thế giới thứ nhất » gồm hai Siêu cường) cũng có thể tranh thủ vì lẽ kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta , mà đối với bọn phản động cầm quyền Bắc kinh có nghĩa cụ thể là: ai chống Liên xô, đối với họ, đều là bạn !

Với sự phân tích và phân chia kỳ quặc như vậy về các lực lượng chính trị thế giới, chủ nghĩa Mao thực tế đứng trên lập trường các giai cấp phản động nhất, đứng về phía chủ nghĩa đế quốc chống lại giai cấp công nhân quốc tế và chủ nghĩa xã hội thế giới là lực lượng xã hội đang đứng ở trung tâm của thời đại chúng ta. Còn « thế giới thứ ba » được chủ nghĩa Mao coi là « quân chủ lực của cách mạng thế giới » thì thực tế đó là một trò đại bịp, mị dân, hòng dùng « thế giới thứ ba » làm hòn đá kê chân cho chủ nghĩa Mao bước lên giành quyền bá chủ thế giới.

Tóm lại, toàn bộ nội dung phản động của chủ nghĩa Mao, được quyết định, xét cho cùng, ở điểm căn bản nhất là nó không những phủ nhận mà còn, chống lại sứ mệnh lịch sử có ý nghĩa toàn thế giới của giai cấp công nhân là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, và thay vào đó là chủ nghĩa dân tộc nước lớn và những mục tiêu bá quyền.

Một bộ phận quan trọng nhất trong hệ tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mao là « chủ nghĩa dân chủ mới».

Các nhà tuyên truyền Bắc kinh khẳng định rằng trong tác phẩm « Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới », Mao Trạch Đông đã phát triển học thuyết Lê-nin về sự chuyền biến cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thật ra, đối chiếu với nguyên bản đầu tiên trong Tuyển tập Mao Trạch Đông xuất bản ở Đại Liên năm 1946 thì thấy « chủ nghĩa dân chủ mới » của Mao không có gì chung với chủ nghĩa Lênin cả.

Đứng trên lập trường giai cấp vô sản, chủ nghĩa Lê-nin coi cuộc cách mạng chống để quốc để giải phóng dân tộc là một bộ phận của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thế giới và là bước mở đường đề chống chủ nghĩa tư bản bản xứ. Lê-nin viết: « Hoàn toàn rõ ràng là sau này, trong những trận chiến đấu quyết định của cách mạng thế giới, phong trào của đa số nhân dân trên thế giới, thoạt đầu là nhằm giải phóng dân tộc, sẽ quay sang chống chủ nghĩa tư bản,... » (6). Nghĩa là, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là để chuẩn bị tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cũng như vậy, cuộc đấu tranh chống phong kiến không phải nhằm phát triển chủ nghĩa tư bản mà chính là để mở đường làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Những nhiệm vụ phản đế và phản phong càng triệt để chừng nào thì con đường tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa càng được gọn gàng chừng ấy. Chính vì thế, chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho rằng « sự kết thúc thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ cũng có nghĩa là sự trở đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa » (Lê Duẩn); giữa hai cuộc cách mạng ấy không hề có một thời kỳ trung gian ngăn cách.

Chủ nghĩa Mao, về thực chất, Coi cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến là nhằm tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản Trung Quốc. Trong tác phầm « Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới » được công bố năm 1940, Mao Trạch Đông, trong thâm tâm, đã phủ nhận bước chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản Trung quốc thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Còn trong tác phẩm “ Cách mạng Trung quốc và Đảng cộng sản Trung quốc » (chương II, điểm C), khi nói về những triển vọng của cách mạng Trung quốc, ông ta viết : « sau khi cách mạng thắng lợi, vì cách mạng đã gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản nên nền kinh tế tư bản trong xã hội Trung quốc sẽ khá phát triển. Điều đó thật dễ hình dung và không có gì đáng ngạc nhiên ».

Sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa Lê-nin với tư tưởng Mao Trạch Đông còn thể hiện ra trên vấn đề về điều kiện quyết định khả năng chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa Lê-nin cho rằng điều kiện đó là « trong nước, có bá quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản; trên trường quốc tế có sự giúp đỡ của chuyên chính vô sản ở nước đã làm cách mạng thắng lợi ». Nhưng Mao Trạch Đông không khi nào thừa nhận hai điều kiện này. Mao phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thì đã rõ. Còn về điều kiện thứ hai thì ngay từ đầu những năm 40, Mao đã ấp ủ ý đồ không muốn dựa vào sự giúp đỡ của Liên xô mà lại muốn dựa vào Mỹ sau chiến tranh. Tháng 8/1944, khi nói chuyện với viên bí thư thứ hai của sứ quán Mỹ ở Trung quốc, Mao nói : « Chúng tôi không mong đợi ở sự giúp đỡ của Nga... Còn lợi ích của Trung quốc và của Mỹ đều giống nhau, chúng ta vẫn sẽ phải hợp tác với nhau ». Hồi đó, Mao cũng đã nói với nhà báo Mỹ H. Phợợc-man: « Chúng tôi không muốn đi lên chủ nghĩa cộng sản theo khuôn mẫu Liên xô... »

Tháng 4 năm 1945, trong báo cáo Bàn về chính phủ liên hiệp tại Đại hội VII Đảng cộng sản Trung quốc, Mao Trạch Đông tuyên bố : « chủ nghĩa tư bản ở nước ta còn quả nhỏ yếu », « cuộc đấu tranh cho nền dân chủ mới sẽ còn lâu dài », Ông ta khẳng định: « Nếu không có sự phát triển kinh tế tư bản tư nhân và của kinh tế khác thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Tháng 3 năm 1949, tại hội nghị toàn thề lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung quốc khóa 7, Mao Trạch Đông đã bảo lưu ý kiến cho rằng sau khi cách mạng dân chủ thắng lợi ở Trung quốc, sẽ cần một thời gian dài nữa để xây dụng « xã hội dân chủ mới » . Trong quan niệm của Mao, « xã hội dân chủ mới » là cả một chế độ với một cơ cấu tổng thể bao gồm chính trị dân chủ mới, kinh tế dân chủ mới, văn hóa dân chủ mới. Kinh tế dân chủ mới, đó là một cơ cấu kinh tế bao gồm nhiều thành phần kề cả thành phần kinh tế tư bản. Còn chính trị dân chủ mới là gì ? Trong bài « Bàn về chuyên chính dân chủ nhân dân » công bố tháng 6 năm 1949, Mao khẳng định rằng đó không phải là nền chuyên chính vô sản mà là « nền chuyên chính liên hiệp của 4 giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc » (Điểm này khác xa công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986).

Chủ trương đó có gì chung với chủ nghĩa Lê-nin ? Hoàn toàn không. Đừng tưởng nó là, sự phát triển, sự mở rộng phạm trù của Lê-nin về chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân. Lê-nin từng khẳng định chuyên chính bao giờ cũng là chuyên chính của một giai cấp. Thật vậy, đường lối chính trị của giai cấp nào, bạo lực trong tay giai cấp nào thì chuyên chính là của giai cấp ấy, những thứ đó không chia sẻ được, không liên hiệp được. Chuyên chính công nông mà Lê-nin có nói đến phải được hiểu về thực chất là một hình thức tiền đề của chuyên chính vô sản để làm nhiệm vụ quá độ từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hễ cuộc cách mạng thứ nhất thắng lợi là ngay lập tức chuyên sang cuộc cách mạng thứ hai chứ không có, không thể có và trong thực tế đã không có một thời kỳ chuyên chính công nông.

Cách mạng dân chủ tư sản một khi kết thúc thì hoặc là chuyển lên con đường xã hội chủ nghĩa với chuyên chính vô sản, hoặc là thiết lập chủ nghĩa tư bản với chuyên chính tư sản. Không thể có con đường thứ ba. Cái gọi là « xã hội dân chủ mới của Mao Trạch Đông trong thực tế sẽ không thể là cái gì khác ngoài xã hội tư bản ; còn chuyên chính liên hiệp của 4 giai cấp trong thực tế sẽ không thể là hình thức nhà nước thuộc loại thứ ba, như Mao nói mà chỉ có thể là chuyên chính tư sản. « Chủ nghĩa dân chủ mới » của Mao Trạch Đông thật ra không đi xa hơn « chủ nghĩa tam dần » của Tôn Trung Sơn ; và cũng như « chủ nghĩa tam dân », của Tôn Trung Sơn, « chủ nghĩa dân chủ mới » của Mao Trạch Đông chưa ra khỏi khuôn khổ hệ tư tưởng chính trị tư sản. Hơn nữa, nếu như từ ( chủ nghĩa tam dân đi đến « tam đại chính sách » (liên Nga, dung cộng, ủng hộ công nông), Tôn Trung Sơn vĩ đại ở chỗ ít nhiều thức thời, tuyên bố (một cách gián tiếp và về khách quan) sự bất lực và lỗi thời của hệ tư tưởng chính trị tư sản và tính tất yếu phải nhường chỗ cho lập trường chính trị vô sản; thì, với « chủ nghĩa dân chủ mới » ngụy trang bằng nhãn hiệu Mác – Lê-nin, Mao Trạch Đông hết sức đê hèn, nguy hiểm và có thể nói phản động ở chỗ đã làm cái việc « treo đầu dê bán thịt chó », « mập mờ đánh lận con đen », hòng đánh tráo lịch sử, miệng nói đi con đường vô sản, thực tế đi con đường tự bản.

Nếu trong một thời gian dài Mao đã có thể che giấu được bản chất phản mác-xít của mình dưới bộ áo Mác – Lê-nin, thì đến khi chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, bản chất ấy không sao che giấu được nữa. Đó là vì, không như trong cách mạng dân tộc dân chủ, nơi còn có thể dung nạp lập trường tiểu tư sản thậm chí tư sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa, do bản chất vô sản của nó, tuyệt đối không thể như vậy được. Cách mạng xã hội chủ nghĩa, và chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới thật sự làm bộc lộ bản chất lập trường giai cấp là vô sản hay không vô sản, làm bộc lộ bản chất tư tưởng là thật hay giả mác-xít. Tất nhiên, còn có vấn đề: chủ nghĩa xã hội cũng 3, 7 thứ và chính Mao đã từng đầu cơ chủ nghĩa xã hội và không phải không có lúc ông ta lừa bịp được nhiều người. Song, cũng rõ ràng rằng chân tướng Mao đã bộc lộ chính trong bước ngoặt của cách mạng Trung quốc chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.

Vậy, có thể nói gì về những quan điểm của chủ nghĩa Mao trên những vấn đề về chủ nghĩa xã hội ?

Cái bản chất nhất trong các quan điểm của Mao và những người theo Mao về chủ nghĩa xã hội là ở chỗ nó lợi dụng một cách xuyên tạc lý tưởng và phương pháp của chủ nghĩa xã hội phục vụ cho những mục tiêu sô-vanh nước lớn, bá quyền. Về thực chất, Mao và những kẻ theo Mao chưa bao giờ là những người xã hội chủ nghĩa mác xít. Họ tìm thấy ở chủ nghĩa xã hội không phải một khoa học, một lý luận, một cương lĩnh, một con đường cách mạng nhằm cải tạo xã hội một cách triệt để, mà là một phương tiện có sức lôi cuốn đặc biệt đối với đông đảo quần chúng nhân dân. Họ lợi dụng và sống bám vào những nguyện vọng cách mạng và xã hội chủ nghĩa của nhân dân Trung quốc.

Trong thời đại ngày nay và với một nước Trung hoa « một nghèo, hai trắng », còn ngọn cờ nào có sức động viên và lôi cuốn nhân dân bằng ngọn cờ chủ nghĩa xã hội ! Dùng nó thật là tốt biết bao cho việc che giấu những mục tiêu sô-vanh nước lớn và bá quyên. Vì vậy, hoàn toàn có lý khi gọi chủ nghĩa Mao là chủ nghĩa sô-vanh xã hội. Thực chất là sô-vanh nhưng lại khoác áo chủ nghĩa xã hội !

Cái thực chất ấy, phải nói là chủ nghĩa Mao chưa tiêm nhiễm được vào đường lối của Đại hội Đảng cộng sản Trung quốc lần thứ VIII, năm 1956. Đường lối của Đại hội VIII về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội căn bản là đường lối mác xít - lê-nin-nít, « Một hóa, ba cải », nâng cao đời sống nhân dân, đoàn kết với Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, v.v., đó là những yếu tố đúng đắn trong đường lối của Đại hội VIII. Là đại hội mác xít -lê-nin-nít, Đại hội VIII chính là đại hội đẩy lùi tư tưởng Mao Trạch Đông,

Song, Mao không chịu lùi bước, Ông ta tìm cách phản kích, ngay sau đại hội. Kết quả là đến 1958, trong Đại hội VIII lần thứ 2, ông ta đã lật ngược được tình thế: xóa bỏ đường lối đúng đắn của Đại hội VIII năm 1956 và áp đặt được « đường lối chung » của ông ta về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội là « dốc hết lòng hăng hái, cố gắng đi hàng đầu, xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Sau đó, Mao có thêm hai « sáng tạo mới » nữa là « công xã nhân dân » và « đại nhảy vọt ». Thế là hình thành cái gọi là « ba ngọn cờ hồng ».

Không đi sâu phân tích « ba ngọn cờ hồng », ở đây chỉ nêu bật một điểm cơ bản: « ba ngọn cờ hồng» là sản phẩm quái gở của một khát vọng điên cuồng đẻ ra từ đầu óc sô-vanh nước lớn và bá quyền của Mao Trạch Đông. Thật vậy, không khó gì mà không thấy cái động cơ ẩn giấu đằng sau « ba ngọn cờ hồng ». 15 năm đuổi kịp và vượt Anh, sau đó đuổi kịp và vượt Mỹ, tiến lên chủ nghĩa cộng sản trước Liên xô !

Chủ quan ảo tưởng mù quáng, bá quyền. Rốt cuộc, tảam họa đã đến với đất nước và nhân dân Trung Quốc thế nào hồi đó, mọi người còn nhớ rất rõ.

Do vậy, hội nghị Lư Sơn năm 1959 đã đầy lui Mao về tuyến hai. Song, là một kẻ đại gian hùng, thua kèo này Mao liền bày kèo khác. Và chăng, Mao thật ra chưa bị đánh bại hẳn chỉ vì ở đây chưa có ai thắng. Trong ban lãnh đạo chóp bu Đảng cộng sản Trung quốc, không có ai thật sự đúng đắn, mác xít – lê-nin-nít, để mà thắng Mao cho triệt để. Thắng Mao đến triệt để là phải xóa được góc rễ tư tưởng Mao ; chủ nghĩa sô - vanh nước lớn, bá quyền. Song, chính tư tưởng này lại không phải của riêng Mao mà là cơ sở chung cho cả ban lãnh đạo. Hơn nữa, lúc này cái cơ sở tư tưởng đó đang có thế rất mạnh để củng cố. Lợi dụng ngọn cờ chống xét lại, lợi dụng việc lên tiếng mạnh mẽ trước các sự kiện phản cách mạng nghiêm trọng xảy ra ở Hung-ga-ri, Ba-lan, uy tín Trung quốc lúc đó lên rất cao trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, Mao không khó gì lắm trong việc tập hợp lại lực lượng, bài binh bố trận cho một cuộc tiến công mới vào Đảng cộng sản Trung quốc và chủ nghĩa xã hội ở Trung quốc. Cuộc ở đại cách mạng văn hóa vô sản đã được đích thân Mao phát động.

Gọi là « cách mạng », thực chất là một cuộc đảo chính phản cách mạng ; gọi là « văn hóa », thật ra là sự hủy diệt văn hóa ; gọi là « vô sản », thực chất là chống cộng sản tệ hại nhất. Ở đây, muốn đặc biệt nhấn mạnh; cái tinh túy của « đại cách mạng văn hóa vô sản » cũng vẫn là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bá quyền.

Nhiệm vụ hàng đầu của « đại cách mạng văn hóa vô sản » là thay thế chủ nghĩa Mác – Lê-nin bằng tư tưởng Mao Trạch Đông, khôi phục lại vị trí tư tưởng Mao Trạch Đông đã được thừa nhận tại Đại hội VII lại bị phủ nhận tại Đại hội VIII. Theo sự tính toán của Mao và tập đoàn theo Mao, nếu 800 triệu dân Trung Quốc được vũ trang bằng tư tưởng Mao Trạch Đồng « đỉnh cao » của trí tuệ loài người trong thời đại ngày nay, thì làm gì không được, kể cả bất toàn thế giới phải thần phục ! Bằng tinh sô-vanh mù quáng.

« Đại cách mạng văn hóa vô sản » đã ra sức thần thánh hóa Mao và tư tưởng Mao Trạch Đông, có áp đặt kỳ được bá quyền của tư tưởng Mao không những đối với xã hội Trung quốc mà cho cả toàn thế giới. Để thực hiện dã tâm ngông cuồng đó, bên trong nó giương ngọn cờ ngụy trá gọi là « chống phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa » để đập tan Đảng cộng sản Trung quốc, nhà nước vô sản Trung quốc, toàn bộ cơ cấu chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản. Bên ngoài, để đưa vị trí Trung quốc lên, đưa vai trò tư tưởng Mao Trạch Đông lên « chỉ đạo toàn thế giới », một mặt nó giả vờ nói chống đế quốc để lừa mị, thật ra là từng bước, từng bước xích gần lại chủ nghĩa đế quốc ; mặt khác, nó tập trung chống « Đế quốc xã hội xét lại Liên xô » thực tế là chống chủ nghĩa xã hội thể giới, chống toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ráo riết thực hiện « một chia hai » mưu toan thành lập một quốc tế riêng do tập đoàn mao-ít làm bá chủ.

Mười một năm « cách mạng văn hóa » đã đem lại biết bao đau khổ cho nhân dân và biết bao tổn thất nghiêm trọng cho cách mạng Trung quốc trên tất cả mọi phương diện của đời sống xã hội ; riêng kinh tế thì đã đúng « bên bờ của sự sụp đồ ». So với « ba ngọn cờ hồng », « đại cách mạng văn hóa » đem lại những thảm họa vô cùng lớn hơn.

« Bốn hiện đại hóa » phải chăng là sự phủ định « cách mạng văn hóa », là sự « phi Mao » là quay về với đường lối Mác – Lê-nin ? Hoàn toàn không phải. Nó không phải là sự phủ định mà là sự tiếp tục chủ nghĩa Mao bằng những thủ đoạn khác. Bản chất của « bốn hiện đại hóa » cẫn là chủ nghĩa xã hội sô - vanh, nghĩa là bám trên cái nền tư tưởng của chủ nghĩa Mao

Động cơ và mục tiêu thật sự của bốn hiện đại hóa vẫn như « cách mạng văn hóa » và « ba ngọn cờ hồng» , vẫn là sự thực hiện một cách nhất quán chỉ thị của Mao : « không nên để xảy ra tình hình là sau mấy chục năm chúng ta vẫn không trở thành cường quốc đứng đầu thế giới». Năm 1956, Mao đề ra phải vượt Mỹ về kinh tế trong thời gian 50 – 60 năm và nói, giọng sặc mùi sô-vanh: « Đó là một trách nhiệm. Anh có nhiều người như vậy, anh có một vùng to lớn như vậy, tài nguyên giàu có như vậy, lại nghe nói đã làm chủ nghĩa xã hội, nghe nói là có tính ưu việt, kết quả anh đã làm năm – sáu mươi năm mà vẫn không thể vượt được Mỹ, thì anh còn ra cái trò gì nữa. Như vậy, sẽ phải khai trừ cái cầu tịch của anh trên quả địa cầu. Cho nên, vượt Mỹ, chẳng những có khả năng, hơn nữa hoàn toàn cần thiết, hoàn toàn nên làn. Nếu không như vậy, thì dân tộc Trung hoa chúng ta sẽ không xứng đáng với các dân tộc trên toàn thế giới, cống hiến của chúng ta cho loài người sẽ không lớn ». Trong lời tựa cho quyền V Tuyển tập Mao Trạch Đông vừa xuất bản, Hoa Quốc Phong truyền lại chỉ thị đó của Mao, và với một giọng cũng sặc mùi sô-vanh và đầy kích động, Hoa nói : « Đọc xong những lời đó của Mao Chủ tịch, trừ « lũ 4 tên ».., còn có một người Trung quốc nào có thể dửng dưng được ? Còn có một người Trung quốc nào lại không hăng hái phấn đấu ? .

Cần phải nói ngay rằng việc hiện đại hóa trên cơ sở chủ nghĩa xã hội và theo hướng xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi khách quan của đất nước Trung quốc; rằng nguyện vọng của nhân dân Trung quốc xây dựng một nước Trung hoa xã hội chủ nghĩa vĩ đại, có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, quốc phòng hiện đại, văn hóa và khoa học – kỹ thuật hiện đại, trên cơ sở đó đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc, nguyện vọng đó là hoàn toàn chính đáng. Nguyện vọng đó được chúng ta cũng như mọi người cộng sản trên thế giới trân trọng, đồng tình và hoàn toàn ủng hộ, bởi vì điều đó vừa đem lại hạnh phúc cho nhân dân Trung quốc vừa nâng cao uy tín của ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, vừa đáp ứng lợi ích tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội thế giới. Một nước Trung hoa thật sự xã hội chủ nghĩa vĩ đại, giàu mạnh, « núi liền núi, sông liền sông » với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, đối với chúng ta, quý biết bao nhiêu ?

Song, tập đoàn phản bội theo Mao trong giới cầm quyền Bắc kinh nghĩ khác. Họ đầu cơ nguyện vọng chính đáng của nhân dân Trung quốc và lợi dụng ngọn cờ của chủ nghĩa xã hội vào những mục đích sô-vanh nước lớn, bá quyền, « Xây dựng Trung quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, hùng mạnh bậc nhất thế giới vào cuối thế kỷ này », khẩu hiệu ấy có sức mị dân ghế gớm. Ở đây, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về vai trò trung tâm thiên hạ của Trung quốc đã được nâng lên tầm thích nghi với thời đại mới nhờ cái chiêu bài ý chủ nghĩa xã hội. ; sức mạnh và tầm vóc vĩ đại của đất nước là nhiệm vụ chính trị bao trùm, còn « bốn hiện đại hóa » là biện pháp thực hiện mục tiêu sô-vanh nước lớn đó.

Mục tiêu cuối cùng bao giờ cũng là cái quan trọng nhất trong đường lối. Nó nói lên bản chất của đường lối. Nó quy định trước tính chất các nhiệm vụ và biện pháp đề ra trong đường lối. Khẩu hiệu « bốn hiện đại hóa » giữ nguyên tư tưởng của Mao về việc phát triển kinh tế sao cho nó phục vụ trước hết việc tăng cường tiềm lực quân sự của Trung quốc nhằm làm cho Trung quốc giành được địa vị « siêu cường », chứ không phải nhầm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân, yêu cầu cao nhất của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Thực chất chủ nghĩa Mao là chỗ lấy mục tiêu  nước lớn, bá quyền thay cho mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản vốn là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Một ngụy thuyết cực kỳ phản động, phản mác-xít ở chủ nghĩa Mao là cái gọi là « lý Luận tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính vô sản ». Các nhà tuyên truyền Bắc kinh không ngớt tâng bốc: đây là « sự tổng kết có hệ thống về cả hai mặt chính diện và phản diện những kinh nghiệm lịch sử của chuyên chính vô sản », là « bài học lớn nhất của phong trào cộng sản quốc tế từ hơn nửa thế kỷ nay ». Họ khẳng định rằng với lý luận này, Mao đã « phát triển một cách thiên tài lý luận Mác – Lê-nin về đấu tranh giai cấp, phát triển một cách thiên tài quan niệm về chuyện chính vô sản, tạo nên cái mốc vĩ đại thứ ba trong lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác »; rằng « lý luận tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính vô sản » là « cống hiến lớn nhất », là « sáng tạo vĩ đại nhất » của Mao Trạch Đông.

Bằng những lời lẽ cách mạng cực « tả » đề che giấu một quan điểm cực hữu, một đường lối phản cách mạng, đó là một đặc điểm nổi bật ở chủ nghĩa Mao. Đặc điểm này tất nhiên cũng lộ rõ ở lý luận gọi là «tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính vô sản », Ở đây, tính chất giả cách mạng nằm ngay nơi những thuật ngữ như « cách mạng », « chuyên chính vô sản » mà Mao và những kẻ theo Mao lợi dụng vì những mục đích chẳng có liên quan gì đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, đến bản chất và sứ mệnh thật sự của chuyên chính vô sản, công cụ của cuộc cách mạng ấy.

Thật vậy, chủ nghĩa Mao coi chuyên chính vô sản chỉ là bạo lực trấn áp, còn nhiệm vụ tổ chức và xây dựng - chức năng cơ bản nhất của chuyên chính vô sản – hoàn toàn bị bỏ rơi (7). Đó là chưa nói chức năng « đàn áp giai cấp phản động, phái phản động », trong thực tiễn, đã bị Mao và những kẻ theo Mao hoàn toàn xuyên tạc cũng như họ đã xuyên tạc học thuyết mác-xít về đấu tranh giai cấp nói chung dưới chuyên chính vô sản thành những cuộc đấu đá bè phải liên miên để giành nhau quyền lực. Cũng chưa nói về mặt là một hệ thống tổ chức, một bộ máy, chuyên chính vô sản ở Trung quốc đã không còn là chuyên chính vô sản nữa mà biến thành bộ máy, thống trị của tập đoàn phản bội theo Mao, coi « quân đội là trụ cột của chuyên chính vô sản », thực chất đây là nên chuyên chính quân phiệt quan liêu.

Hiển nhiên, sau khi giai cấp vô sản có chính quyền, đấu tranh giai cấp chưa mất đi. Nó vẫn còn tiếp tục trong những điều kiện mới, dưới những hình thức mới và tất nhiên cũng với những nội dung mới. Giai cấp vô sản phải tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, đi tới mục đích cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, một xã hội không còn giai cấp, do đó cũng không còn đấu tranh giai cấp.

Muốn vậy, chỉ đánh đổ và trấn áp các giai cấp bóc lột, phản động thôi không đủ. Nhiệm vụ còn là và chủ yếu nhất là phải cải tạo và xây dựng lại toàn bộ nền kinh tế xã hội trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và một nền đại công nghiệp hiện đại với trình độ kỹ thuật ngày càng cao, bảo đảm không ngừng phát triển sản xuất nhằm thỏa mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng tăng lên. Song, chủ nghĩa Mao không coi nhiệm vụ đó là đấu tranh giai cấp. Họ nói đến ba phong trào đấu tranh giai cấp, đấu tranh sản xuất, thực nghiệm khoa học, trong đó « đấu tranh giai cấp là khâu then chốt. Họ nói : « nắm khâu cách mạng, đây mạnh sản xuất ».

Tách rời và đối lập đấu tranh sản xuất và thực nghiệm khoa học với đấu tranh giai cấp, với cách mạng dưới chuyên chính vô sản, thực tế chủ nghĩa Mao không coi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội là đấu tranh giai cấp trong khi thật ra nhiệm vụ này lại chính là nội dung cơ bản nhất của đấu tranh giai cấp, của cách mạng dưới chuyên chính vô sản. Trong bài « Tiến hành đến cùng việc tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính vô sản » đề tựa cho quyển Tuyển tập Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong khẳng định lại một cách dứt khoát và kiên quyết như sau về tư tưởng Mao Trạch Đông và về lòng trung thành của họ với tư tưởng Mao Trạch. Đông: « Mao Chủ tịch yêu cầu chúng ta không phút nào được quên đấu tranh giai cấp, nắm khâu chính là đấu tranh giai cấp, làm tốt từng bước công việc cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội... Mao Chủ tịch yêu cầu chúng ta làm như vậy, chúng ta phải làm như vậy, một cách kiên định, không lây chuyền » (8).

Nói giai cấp, nói đấu tranh giai cấp tách rời phương thức sản xuất, tách rời trình độ nhất định của sự phát triển sản xuất là hoàn toàn xa lạ với quan điểm mác-xít. Chủ nghĩa Mao chính là như thế. Mao và những người kế tục lập luận rằng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại mâu thuẫn, tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp, đó là căn cứ xuất phát của lý luận tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính vô sản, Cái « căn cứ xuất phát » đó hoàn toàn là một sự khẳng định trừu tượng.

Thứ nhất, mâu thuẫn thì đâu phải dưới chủ nghĩa xã hội mà ở đâu và bao giờ chẳng có.

Thứ hai, Mao và những người kế tục muốn nói « cụ thể » đây là « mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, mâu thuẫn giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tăng ». Song, dù như thế vẫn là trừu tượng bởi vì mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng thì đâu phải dưới chủ nghĩa xã hội mà trong bất cứ hình thái xã hội nào chẳng có, đến chủ nghĩa cộng sản vẫn có.

Thứ ba, họ muốn nói « cụ thể » hơn: đây là « mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản, mâu thuẫn giữa hai con đường từ bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa », Song, tả như thế nữa vẫn cứ là trừu tượng. Thật vậy, xã hội xã hội chủ nghĩa là cả một giai đoạn lịch sử rất dài kể từ khi thiết lập chuyên chính vô sản cho đến khi chuyển thành xã hội cộng sản. Trong giai đoạn lịch sử dài như vậy, chủ nghĩa xã hội có thời kỳ (quá độ) phát sinh, hình thành, có thời kỳ phát triển trên cơ sở của chính nó, có thời kỳ hoàn thiện và chín muồi để chuyển lên giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản. Cơ cấu giai cấp, bộ mặt các giai cấp, mối quan hệ lẫn nhau giữa các giai cấp, số phận mỗi giai cấp biến đổi qua các thời kỳ đó như thế nào dưới ảnh hưởng quyết định của những biến đổi trong lực lượng sản xuất, trong quan hệ sản xuất, đó là những vấn đề rất phức tạp đòi hỏi « phân tích cụ thể tình hình cụ thể ». Chẳng hạn, có thể nào hình dung giai cấp tư sản vẫn tồn tại và tồn tại nguyên như thế trong tất cả các thời kỳ phát triển của chủ nghĩa xã hội ! Có thể nào mâu thuẫn giữa hai giai cấp, giữa hai con đường vẫn tồn tại và tồn tại y nguyên như thế, từ đầu đến cuối vẫn không giải quyết được vấn đề « ai thắng ai ? » v.v.

Bất chấp tất cả tính phức tạp của hiện thực lịch sử, lấy trừu tượng thay thế cho cụ thể, chủ nghĩa Mao gây nên sự hỗn loạn ghê gớm trên vấn đề « tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính vô sản ». Chủ nghĩa Mao xuyên tạc chủ nghĩa Mác trên mọi vấn đề, song có thể nói không có vấn đề nào bị nó làm cho rối màu đến mức như là vấn đề về giai cấp, về đấu tranh giai cấp dưới chuyên chính vô sản, về cái gọi là “ tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính vô sản.

Từ cách xem xét trừu tượng, chủ nghĩa Mao coi đấu tranh giai cấp dường như là hiện tượng vĩnh viễn. Mao nói : « Sau này, chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới bị đánh đổ cả rồi, giai cấp tiêu diệt rồi, các anh hãy nói xem, khi ấy còn có cách mạng nữa không ? Tôi xem vẫn còn phải cách mạng », Mao nói: « Một vạn năm sau cũng sẽ còn có mâu thuẫn, còn có đấu tranh, còn phải cách mạng » (9).

Trong báo cáo Sửa đổi điều lệ Đảng tại Đại hội XI Đảng cộng sản Trung quốc, Diệp Kiếm Anh nhắc lại một ý kiến của Mao năm 1966 nói rằng : « Sẽ không biết năm nào thì chủ nghĩa cộng sản được thực hiện, cho dù khi đó chủ nghĩa đế quốc hoàn toàn bị lật đồ và toàn thế giới đã trở thành xã hội chủ nghĩa. Vì rằng, giai cấp tư sản tuy đã bị lật đồ nhung chưa chết hẳn. Nó sẽ tìm mọi cách để đục ruỗng đảng cộng sản ». 

Đấu tranh giai cấp muốn, muôn năm ! Bần nông và trung nông lớp dưới muôn năm! Chủ nghĩa Mao từ khi thất bại thảm hại với « ba ngọn cờ hồng », ảo tưởng ngày mai lên chủ nghĩa cộng sản bị tiêu tan, không còn chút hy vọng vào tranh giành với Liên Xô ngọn cờ chủ nghĩa cộng sản nữa, thì cố gây ra sự mất lòng tin đối với thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản; còn việc họ nói xây dựng « chủ nghĩa xã hội », «chủ nghĩa cộng sản » ở Trung Quốc chẳng qua là mượn cái nhãn hiệu cho hợp thời để dễ mị dân và lừa bịp mà thôi.

Tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính vô sản, trong thực tiễn chủ nghĩa Mao, đó là những cuộc đấu đá liên tục giữa các phe phái giành giật nhau quyền lực, là đảo chính lật đổ, là thanh toán lẫn nhau, là « tạo phản », là những cuộc « đại cách mạng văn hóa vô sản mang tính chất đại cách mạng chính trị». Tất cả những hoạt động âm mưu, đầy dã tâm ấy được bọc ngoài bằng những cái vỏ khái niệm lý luận mỹ miều, giả cách mạng, giả khoa học, nào là « tiến hành đến cùng đấu tranh giai cấp dưới chuyên chính vô sản », nào là « tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính vô sản », nào là « bảo đảm cho chuyên chính vô sản không bao giờ thay đổi màu sắc...

Trong bài « Tiến hành đến cùng việc tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính vô sản », Hoa Quốc Phong viết; « Năm 1965, Mao Chủ tịch đề ra khái niệm khoa học: phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trong Đảng, đã chỉ rõ mối nguy cơ chủ yếu phục hồi chủ nghĩa tư bản đến từ phía phái cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trong Đảng », Hoa Quốc Phong nói thêm : « Kẻ thù bên trong dinh lũy là kẻ thù nguy hiểm nhất », Thật ra, « khái niệm khoa học » mà Hoa nói đó là một khái niệm hết sức hồ đồ được Mao rút ra từ những phân tích cũng hết sức hồ đồ, như: « Các đồng chí làm cách mạng xã hội chủ nghĩa mà không biết giai cấp tư sản ở đâu ! Nó nằm ngay trong đảng cộng sản » ; như « chính đảng là một thứ xã hội, là một thứ xã hội chính trị ; loại thứ nhất của xã hội chính trị là đảng phái », như : « trong đảng có phái, ngoài đảng có đảng » v.v. Thật là hỗn loạn hết chỗ nói ! một thứ biện chứng điên loạn ! Bằng « phép biện chứng » (thực chất là ngụy biện) ấy, Mao và những người theo Mao biến ta thành địch, biến địch thành ta, biến bạn thành thù, biến thù thành bạn, đảo lộn phải trái, đồi trắng thay đen, khi nói thể này khi nói thế khác, tráo trở, lật lọng, v..

Tiến hành « cách mạng liên tục » mà « chiến trường vừa trong đảng vừa ngoài đảng », đến nay Mao và những người theo Mao đã lật nhào được « ba bộ tư lệnh tư sản », Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, « lũ 4 người». Song, quần chúng bị mê hoặc đã quá mệt mỏi và chán ngấy vì những cuộc « cách mạng liên tục» ấy, giờ đây người ta chỉ muốn yên ổn làm ăn. Tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh, phần vì áp lực của nhân dân, phần vì phải tập trung sức làm « bốn hiện đại hóa », mặt khác, để tạm hòa hoãn những mâu thuẫn nội bộ, để tranh thủ được lòng tin của các nước tư bản đế quốc, rút cục là để mong duy trì được địa vị thống trị của mình, họ đã tuyên bố chuyển chính sách từ « đại loạn » sang « ổn định, đoàn kết », tiến tới « đại trị ». Song, liệu họ có thể « ổn định đoàn kết » và thực hiện nổi « đại trị » hay không ? Thì chính Hoa (Quốc Phong, và cũng ngay tại diễn đàn Đại hội Đảng cộng sản Trung quốc lần thứ XI, đã cảnh cáo:

« Ổn định, đoàn kết không phải là không cần đấu tranh giai cấp. Cuộc đại cách ruộng văn hóa vô sản lần thứ nhất kết thúc thắng lợi quyết không phải là đấu tranh giai cấp đã chấm dứt, quyết không phải là sự kết thúc của việc tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản. Trong toàn bộ giai đoạn lịch sử xã hội chủ nghĩa, trước sau vẫn tồn tại cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp vô sản và tư sản, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh này là lâu dài, quanh co, thậm chí có lúc rất gay gắt. Đại cách mạng chính trị với tính chất là đại cách mạng văn hóa, từ nay về sau còn phải tiến hành nhiều lần nữa. Chúng ta nhất định phải tuân theo lời dạy của Mao Chủ tịch tiến hành đến cùng việc tiếp tục cách mạng dưới nên chuyên chính vô sản... ».


III – SỰ PHÁ SẢN KHÔNG SAO TRÁNH KHỎI CỦA CHỦ NGHĨA MAO

Lịch sử phong trào công nhân quốc tế, từ khi có « Tuyên ngôn của Đảng cộng sản », chưa biết đến một vụ phá hoại, một sự phản bội nào lớn hơn là chủ nghĩa Mao. So với các trào lưu cơ hội chủ nghĩa và những vụ bội phản đã có trong lịch sử, chủ nghĩa Mao gây ra những tai họa to lớn và nghiêm trọng gấp trăm nghìn lần. Đó là vì nó đã nắm được nhà nước, hơn nữa, đây là nhà nước đông dân nhất thế giới, đất rộng và giàu tài nguyên. Nhờ đó, nó nắm được trong tay cả những lực lượng và phương tiện vật chất khổng lồ do lao động của 800 triệu người tạo ra để thực hiện cương lĩnh phản mác-xít, phản động của mình, đi ngược hẳn lợi ích dân tộc chân chính của nhân dân Trung quốc, chống lại chủ nghĩa xã hội, chống các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên toàn thế giới.

Tai họa lớn mà chủ nghĩa Mao gây ra trước hết chính là đối với nhân dân Trung quốc, đối với cách mạng Trung Quốc. Nó đã đánh thức và kích động tâm lý sô-vanh đại Hán trong một bộ phận lớn dân cư, trên cơ sở ấy nó đã đẩy lùi một bước nghiêm trọng ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, của chủ nghĩa xã hội khoa học, của chủ nghĩa quốc tế vô sản, ở Trung Quốc. Nó đã làm biến chất Đảng cộng sản Trung quốc, đã làm biến chất nhà nước chuyển chính vô sản ở Trung Quốc. Trong cái đảng đang cầm quyền ở Trung quốc và trong nhà nước Trung quốc hiện nay, chắc chắn còn không ít và nhất định sẽ ngày càng nhiều thêm những người cách mạng chân chính, những người mác-xít – lê-nin-nít chân chính, song xét chung toàn bộ, xét trên tính cách là những tổ chức, thì đảng ấy, nhà nước ấy đã không còn là đảng cộng sản, đã không còn là nhà nước chuyên chính vô sản.

Toàn bộ kiến trúc thượng tầng xã hội Trung quốc đã biến chất, không còn là xã hội chủ nghĩa nữa ; mặc dù trong đó chứa đầy mâu thuẫn, có cả những nhân tố còn giữ được tính chất cách mạng, xã hội chủ nghĩa, và rất nhiều những thành phần, những bộ phận bất mãn chống đối chế độ chuyên chính mao-ít, mặc dù như vậy, nói chung trong kiến trúc thượng tầng ấy, cái không xã hội chủ nghĩa, cái phản xã hội chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị.

Như mọi người đều biết, Ăng-ghen đã chỉ ra rất rõ tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển kinh tế Ăng-ghen viết: « Tác động ngược lại của quyền lực nhà nước đối với sự phát triển kinh tế có thể có ba loại: tác động đó có thể theo cùng một hướng với sự phát triển kinh tế và, như thế, tất cả đều phát triển nhanh hơn ; nó có thể đi ngược lại hướng phát triển kinh tế và ngày nay, ở các dân tộc lớn, nó sẽ tan vỡ sau một thời gian nhất định ; hay là nó có thể ngăn cản sự phát triển kinh tế tiến theo một vài hướng nào đấy và thúc đẩy sự phát triển đó theo những hướng khác. Trường hợp này chung quy cũng dẫn đến một trong hai trường hợp trên. Nhưng rõ ràng là trong trường hợp hai và ba, quyền lực chính trị có thể gây thiệt hại lớn cho sự phát triển kinh tế và gây ra sự lãng phí to lớn về sức lực và vật liệu » (10).

Trường hợp thứ hai và thứ ba mà Ăng-ghen nói là của Cộng hòa nhân dân Trung hoa. Trong 20 năm qua, kể từ 1958, Trung quốc đáng ra có thể tiến những bước rất dài trên con đường phát triển kinh tế, văn hóa. Những « đại loạn » triền miên do chủ nghĩa Mao gây ra đã đẩy Trung quốc vào tình trạng thật bi đát trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Không tính trước đó, chỉ kể từ năm 1974 đến 1976, theo Hoa Quốc Phong, « do sự gây rối và phá hoại của « lũ 4 tên », cả nước bị thiệt hại vào khoảng 100 tỷ đồng nhân dân tệ về tổng giá trị sản lượng công nghiệp, 28 triệu tấn thép, 40 tỷ đồng nhân dân tệ và thu nhập tài chính, toàn bộ nền kinh tế quốc dân cơ hồ đã ở bên bờ của sự sụp đổ » (11).

Còn về tình trạng các quan hệ sản xuất, có thể đánh giá nó như thế nào ? Còn mang tính chất xã hội chủ nghĩa hay không ? mức độ bị thương tồn đến đâu ? Đó là những vấn đề phức tạp đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, thận trọng, thật khách quan, khoa học. Điều chắc chắn là một khi kiến trúc thượng tầng về cơ bản đã mất tính chất xã hội chủ nghĩa thì nhất định nó ảnh hưởng một cách tiêu cực đến tính chất của cơ sở. Dứt khoát không thể nói được rằng cơ sở kinh tế ở Trung quốc hiện nay vẫn giữ nguyên tính chất xã hội chủ nghĩa. Các quan hệ sản xuất ở đây, một thời vốn có tính chất xã hội chủ nghĩa nhung còn ở bước đầu rất mong manh, dưới tác động tiêu cực của kiến trúc thượng tầng, đang bị biến chất dần. Biến chất trước hết trong chính ngay khu vực sở hữu nhà nước.

Ta biết rằng, dưới chế độ chân chính xã hội chủ nghĩa, sở hữu nhà nước là sở hữu toàn dân ; đó chẳng qua là hai tên gọi của cùng một phạm trù kinh tế. Dưới chủ nghĩa tư bản cũng có sở hữu nhà nước nhưng tuyệt nhiên đây không phải là sở hữu toàn dân, mà là sở hữu của « nhà tư bản tập thể » theo cách nói của Ăng-ghen (12). Còn Trung quốc hiện nay thì sao ? Nếu nói rằng ở đây cũng là « nhà tư bản tập thể », rằng ở đây, giai cấp tư sản đã phục hồi, nắm nhà nước, nắm kinh tế, nói thế e quá vội vàng, thì điều sau đây không thể không khẳng định: nhà nước Trung quốc không còn là nhà nước chuyên chính vô sản nên sở hữu nhà nước ở đây cũng không còn là sở hữu toàn dân, nó đang trên con đường biến chất. Ở Trung Quốc hiện nay không phải nhân dân lao động đang thực sự làm chủ hai hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, mà chính nhà nước của tập đoàn quân liều quân phiệt đang lợi dụng hai hình thức sở hữu ấy, nắm lấy lao động và những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội, dùng vào những mục tiêu nước lớn, bá quyền, phản bội nhân dân. Chính sách kinh tế duy ý chí của cái nhà nước ấy đang xuyên tạc quá trình tái sản xuất, chuyển mục tiêu từ chỗ thực hiện yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội đến chỗ tạo ra sơ cở vật chất nhằm đảm bảo thực hiện những yêu cầu bá quyền của chủ nghĩa Mao.

Dưới sự thống trị của chủ nghĩa Mao, những thành tựu xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân và nhân dân Trung quốc đã bị tổn thương nghiêm trọng. Ngay những thành quả còn lại cũng đang bị đe dọa mất dần. Tất nhiên, bây giờ mà nói rằng đã mất hết tất cả thì không phù hợp với thực tế. Cần chú ý: thứ nhất, đến một tính quy luật là những biến đổi trong cơ sở thường diễn ra chậm hơn so với những biến cách trong kiến trúc thượng tăng chính trị nhà nước; thứ hai, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Trung quốc không dễ gì để mất đi trong phút chốc những thành quả xã hội chủ nghĩa hiển hiện, gắn với lợi ích thiết thận, hàng ngày của mình ; thứ ba, tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh không thể không tính đến phản ứng của nhân dân và dù thế nào họ cũng cứ phải sống bám vào chủ nghĩa xã hội – cho dù một thứ chủ nghĩa xã hội mà họ mưu toan đục ruỗng hết nội dung – không thế họ không thể duy trì địa vị thống trị.

Những tai họa mà chủ nghĩa Mao gây ra cho cách mạng thế giới tất nhiên là rất lớn. Cứ tưởng tượng : hai chục năm qua, nếu Cộng hòa nhân dân Trung hoa vẫn đi con đường đúng, sát cánh với Liên Xô và tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, trong cùng đội ngũ thống nhất các lực lượng cách mạng của thời đại, thì bộ mặt thế giới ngày nay đã thay đổi cách mạng đến chừng nào ! Cách đặt vấn đề như vậy, tuy nhiên, cũng có mặt không đúng, hơn nữa, cũng chẳng giải quyết vấn đề gì. Bởi vì, những quanh co của lịch sử lấy từng khúc một có thể là cái ngẫu nhiên, song tính chất quanh co nói chung trên toàn bộ con đường lại là điều tất yếu. Lê-nin nói : « cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn, không và vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn, là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận » (13).

Mặc dù không thể không thấy những thảm họa do chính chủ nghĩa Mao gây nên cho đất nước, tất cả bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc kinh vẫn cứ phải tốn thờ chủ nghĩa Mao, vì nó là biểu tượng chung, tất yếu phải có, hoàn chỉnh và không gì thay thế được, của chủ nghĩa dân tộc nước lớn và bá quyền. Nhu cầu phải nặn ra và đưa lên một ngọn cờ tư tưởng, một « nhà mác-xít – lê-nin-nít vĩ đại nhất thời nay » thuộc người Trung quốc, nhu cầu ấy gắn hữu cơ với tham vọng đưa nước Trung hoa một tỷ người lên địa vị bá chủ hoàn cầu. Vì vậy, Đại hội XI Đảng cộng sản Trung quốc tiếp tục khẳng định : «Giương cao và bảo vệ ngọn cờ của Mao Chủ tịch không chỉ là điều quan trọng đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng ở Trung quốc, mà còn quan trọng đối với vận mệnh chung của nhân dân thế giới » (14).

Muốn xóa chủ nghĩa Mao thì phải xóa chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bành trướng, bá quyền, và ngược lại. Đó chỉ có thể là sự nghiệp cách mạng của những lực lượng mác-xít – lê-nin-nít chân chính, của giai cấp công nhân và nhân dân Trung quốc được chính các lực lượng ấy giác ngộ, tổ chức và lãnh đạo (tiếc rằng lực lượng này ở Trung Quốc xem ra hiện nay quá yếu). Còn những kẻ phản động trong giới cầm quyền Bắc kinh thì không thể làm như thế; lẽ giản đơn là vì làm như thế có nghĩa là họ tự xóa mình, tự « cách » cái « mạng » của mình. Song, đất nước thì đã điêu đứng, rối ren đến mức mà « bên dưới » người ta không thể nào chịu được nữa và, do đó, « bên trên », tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh cũng không thể nào thống trị được nữa nếu không thay đổi cách thống trị và do đó đem lại sự thay đổi ít nhiều trong tình trạng các sự vật. Đó là lý do cắt nghĩa vì sao, từ sau Đại hội XI, có quá trình « đại chấn chỉnh » về các mặt công tác kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học - kỹ thuật, vv.; vì sao có bước chuyển trong quyết sách chiến lược từ « đại loạn » sang « ồn định, đoàn kết » tiến tới « đại trị », vì sao có hội nghị toàn thể lần thứ ba Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung quốc khóa XI « quyết định kết thúc phong trào quần chúng trên quy mô toàn quốc nhằm vạch trần và phê phán Lâm Bưu và « lũ 4 tên », và chuyên trọng tâm công tác của Đảng và sự chú ý của toàn thể nhân dân cả nước sang việc « hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa » (15)

Những sự việc nói trên vừa đánh dấu mức độ rất nghiêm trọng mà cuộc khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa Mao đã đạt tới, vừa mói lên mưu toan của tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh hiện nay hòng tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng. Và, lối thoát mà họ lựa chon – xét trong thực chất và xét về căn bản, chứ không phải xét trên hình thức, trên các biện pháp, thủ đoạn – tuyệt nhiên không phải là sự phi Mạo hóa mà ngược lại chính là nhằm làm cho chủ nghĩa Mao có sức sống dai hơn, có hiệu lực và hiệu quả lớn hơn. Bằng cách đó, trong khi cứu vãn chủ nghĩa Mao, tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh hiện nay đang đưa nó đến cực điểm của sự phản động.

Nhưng, đến cực điểm của sự phản động cũng tức là đến cực điểm khủng hoảng và như vậy, cũng chính là đưa chủ nghĩa Mao đi ngày càng gần hơn tới bước phá sản hoàn toàn. Có cả một loạt những mâu thuẫn từ trong bản chất chủ nghĩa Mao và do chính nó gây ra ; những mâu thuẫn này, trong thực tiễn chủ nghĩa Mao, ngày càng bộc lộ, ngày càng phát triển và ngày càng trở nên sâu sắc. Chính những mâu thuẫn ấy sẽ đưa chủ nghĩa Mao đến chỗ phá sản không sao tránh khỏi. Trong những mẫu thuẫn đó thì mâu thuẫn giữa mục đích chủ quan và tham vọng chủ quan của chủ nghĩa Mao với quy luật khách quan của lịch sử là mâu thuẫn cơ bản nhất.

Lịch sử Trung quốc mấy chục năm qua có thể nói là lịch sử phát triển trong tính đối kháng gay gắt giữa quy luật khách quan của sự phát triển xã hội Trung quốc trong thời đại mới với lý luận và thực tiễn chủ nghĩa Mao. Việc thành lập Cộng hòa nhân dân Trung hoa năm 1949, trước hết là thắng lợi của xu thế cách mạng Trung quốc đi vào quỹ đạo thời đại: từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, và như vậy là « con đường thứ ba » của chủ nghĩa Mao - « xã hội dân chủ mới »- bị gạt bỏ. Thời kỳ 1949 – 1957 là thời kỳ mà Trung quốc phơi phới đi lên chủ nghĩa xã hội trong đà tiến chung với cả phe xã hội chủ nghĩa, tất nhiên chủ nghĩa Mao bi lùi trước cương lĩnh mác-xít - lê-nin-nít của Đại hội VIII Đảng cộng sản Trung quốc. Từ 1958 trở đi, khi Mao áp đặt được « đường lối chung của mình thay cho đường lối của Đại hội VIII lần thứ nhất, toàn bộ nền kinh tế và đời sống xã hội Trung Quốc đi vào thời kỳ rối loạn triền miên, lực lượng sản xuất bị phá hoại cực kỳ nghiêm trọng ; đó vừa là sự trừng phạt nghiêm khắc vừa là sự phản kháng gay gắt của quy luật lịch sử khách quan chống cái kiến trúc thượng tầng mao-ít nhiễm đầy chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí.

Mao và những kẻ theo Mao, duy tâm chủ quan đến mức thâm căn cố dế , không sao hiểu được sự thật mà Lê-nin (qua cải tạo quan điểm Hê-ghen trên cơ sở duy vật) đã nêu lên một cách sâu sắc như sau: Thế giới khách quan « đi theo con đường riêng của nó » và thực tiễn của con người, đứng trước thế giới khách quan ấy, gặp phải « những trở ngại trong sự thực hiện » mục đích, và thậm chí vấp phải những «cái không thể làm được » (16).

Tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh hiện nay phải chăng đã « giác ngộ » ra « tính bướng bỉnh - đó của thế giới khách quan ».  Phải chăng thông qua phê phán Lâm Bưu và « lũ 4 tên » về đầu óc không thực sự cầu thị, về bệnh chủ quan, duy tâm, duy ngã, siêu hình, v,v, họ đang phê phán chính Mao ? Nhân dân nhật báo Bắc Kinh, trong một số tháng 6/1978, đã « đau xót » thốt lên rằng: « nhiều năm nay, bất kể về tinh thần hay vật chất, chúng ta thực tế đã nếm mùi cay đắng của tác phong không thực sự cầu thị đã quá nhiều rồi ! Không thể không nói đó là một bài học vô cùng thấm thía đối với chúng ta ».

Nói « không thực sự cầu thị » còn là quá nhẹ ! Thật ra, chủ nghĩa duy ý chí ở Mao và những người theo Mao đạt tới mức chẳng những bất chấp sự thật khách quan, mà còn bịa ra sự thật, nặn ra sự thật, đảo lộn cả sự thật tùy theo ý muốn và nhu cầu chủ quan. Trong tập san Nghiên cứu Triết học số 3/1978, nhà triết học Trung quốc Tống Chân Đình đã vạch mặt « lũ 4 tên » như sau : « Tóm lại, chúng cần sự thật nào thì bịa ra sự thật ấy, cần điển hình nào thì nặn ra điển hình ấy. Lấy giả làm thật, biến thật thành giả, lấy không làm có, biến có thành không, tất cả đều căn cứ theo ý muốn và nhu cầu của chúng mà nặn ra». Đó là sự phê phán đối với « lũ 4 tên » đã «phản bội Mao Chủ tịch » hay là sự tự thú của chính chủ nghĩa Mao ? Đó là chủ nghĩa Mao tự phê phán hay là sự phê phán đối với chủ nghĩa Mao ?

Cùng với sự phê phán trên mặt lý luận, người ta còn « sửa sai » cả trong thực tiễn. Người ta nhấn mạnh phải « làm việc theo quy luật kinh tế » (17). Người ta phê phán khá sâu cay những người « cho đến nay vẫn còn khăng khăng tư tưởng là hàng đầu ». Người ta đã lại nói nhiều đến phân phối theo lao động, đến các đòn bẩy kinh tế, đến lợi nhuận, giá thành, đến thị trường và đến quản lý theo kế hoạch, v,v. Và, trên tất cả các vấn đề, người ta đều trích dẫn Mác – Lê-nin! Vậy, một lần nữa, phải chăng đang thật sự có quá trình phi Mạo hóa ? Nhất là với việc khẳng định « thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý », người ta « dám » nói « tư tưởng Mao Trạch Đông cũng còn phải tiếp tục được kiểm nghiệm trong thực tiễn », thì phải chăng người ta đang đặt lại thành vấn đề không phải từng « nguyên lý » riêng rẽ, mà là toàn bộ tư tưởng Mao Trạch Đông ?

Không khó gì mà không thấy đằng sau cuộc bàn luận triết học về « thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý » là cuộc đấu khẩu chính trị giữa các phe nhóm ở Bắc kinh. Song, có vấn đề đặt ra: phải chăng đây là mâu thuẫn giữa phái kiên trì chủ nghĩa Mao với phái chủ trương phi Mao hóa ? hay đây chỉ là mâu thuẫn giữa các nhóm trong nội bộ chủ nghĩa Mao ? Xem ra giả thiết thứ hai có nhiều căn cứ hơn. Bởi vì, trong tất cả các phe nhóm ấy, không có ai đã từ bỏ chủ nghĩa dân tộc nước lớn và bá quyền – cái cơ sở và thực chất của chủ nghĩa Mao.

Và như vậy là cái mục đích chủ quan và tham vọng chủ quan của chủ nghĩa Mao vẫn được giữ nguyên trong đường lối của ban lãnh đạo Bắc kinh hiện nay, cái mục đích và tham vọng chủ quan ấy đương nhiên tiếp tục mâu thuẫn có tính đối kháng với quy luật phát triển khách quan của xã hội Trung Quốc.

Để hòng thực hiện có hiệu quả hơn những mục đích và tham vọng sô-vanh nước lớn và bá quyền, tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh hiện nay đã buộc phải có những thay đổi trong phương pháp, hình thức, thủ đoạn, những thay đổi mà có người lầm tưởng họ phi Mạo hóa, họ trở lại chủ nghĩa duy vật, trở lại những quy luật lịch sử, những nguyên lý khoa học Mác- Lê-nin. Thật ra, không thể nhầm lẫn chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng chẳng qua là một hình thức của chủ nghĩa duy tâm, duy ý chí mà thôi. Bằng những phương pháp và hình thức được đề ra trên tinh thần thực dụng chủ nghĩa, ban lãnh đạo Bắc kinh hiện nay dường như có thể thực hiện có hiệu quả hơn những mục đích và tham vọng của mình (cũng là của chủ nghĩa Mao nói chung) và có thể dễ gây cho người ta cảm giác hình như họ đang trở về cái đúng. Chính chỗ đó nói lên rằng tập đoàn phản bội theo Mao trong giới cầm quyền Bắc kinh hiện nay, so với « lũ 4 người », so với cả chính Mao, lại càng nguy hiểm hơn trên con đường phản bội và phản động của chúng. 

Nó càng nguy hiểm và càng phản động ở chỗ chính chủ nghĩa thực dụng trong phương pháp thực hiện những mục tiêu sô-vanh sẽ đẩy tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh ngày càng nhập cục với hệ tư tưởng tư sản phản động ; về chính trị thì đưa Trung quốc ngày càng câu kết chặt chẽ hơn với chủ nghĩa đế quốc, ngày càng trắng trợn và điên cuồng chống chủ nghĩa xã hội ; nguy cơ mất hết những thành quả xã hội chủ nghĩa của nhân dân Trung quốc cũng ngày càng tăng lên. Chính chủ nghĩa thực dụng vốn có ở chủ nghĩa Mao – mà tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh hiện nay đang quán triệt thực hiện, rõ nhất là ở phái Đặng Tiều Bình - tự tạo cho nó những khả năng rất « mềm dẻo » để có thể quay ngoắt từ cực nọ sang cực kia.

Thật vậy, cuộc tranh luận về vấn đề « thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý » phải chăng để lộ cho thấy họ đang chuyển một cách cực đoan từ chỗ tuyệt đối hóa vai trò tư tưởng như trước kia đến chỗ tuyệt đối hóa tiêu chuẩn thực tiễn đến mức mọi nguyên lý, nguyên tắc đều không còn ý nghĩa gì nữa. Và, nếu chân lý là « mèo đen hay mèo trắng đều tốt cả, miễn bắt được chuột » (Đặng Tiều Bình), thì chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản không thành vấn đề, miễn sao « 4 hiện đại hóa » được là tốt, trở thành siêu cường, bá chủ được là tốt ! Tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh đang thực hiện chính cái lô-gích đó (mặc dù Hoa có nhắc khéo Đặng rằng nói « hiện đại hóa » đừng quên trước hết phải « cách mạng hóa»), Chẳng phải vì mục tiêu trở thành một cường quốc, giành giật bá quyền nước lớn, họ đang cho người chạy tất tả ngược xuôi đến gõ cửa các thủ đô phương tây cầu xin vốn liếng và kỹ thuật để làm « bốn hiện đại (nhất là « hiện đại hóa quốc phòng ») đó sao ! Chẳng phải họ đang rất chú trọng đến kinh nghiệm quản lý của Nam tư, của phương Tây, thậm chí họ đã ca ngợi đến cả kinh nghiệm quản lý của Nam Triều tiên, Đài loan, vv. đó sao ! Tất nhiên, hoàn toàn có thể và cần phải chú ý đến những cái hay trong kinh nghiệm quản lý của chủ nghĩa tư bản và biết cách áp dụng những kinh nghiệm đó trên những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa là vì mục đích xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Song, những nguyên tắc và mục đích ấy đã bị phản bội ở các nhà lãnh đạo Bắc kinh !

Chúng ta cần đặc biệt cảnh giác theo dõi xem rồi sẽ đi tới đâu những sự nhấn mạnh hiện nay của họ về kích thích vật chất, về lợi nhuận, về sản xuất hàng hóa, về thị trường, vv. Những sự nhấn mạnh đó, xét riêng từng câu chữ thì khó thấy cái sai, hơn nữa còn ra vẻ « sửa sai » cho trước đây ; song xét toàn bộ thì dễ thấy khuynh hướng chung toát, ra từ đó chính là sự tuyệt đối hóa những phạm trù kinh tế ấy ; mà một khi như vậy thì cuối cùng dẫn tới đâu, chúng ta đều có thể phán đoán. Họ phê phán « lũ 4 người » « mắc bệnh tuyệt đối hóa » : tuyệt đối hóa vai trò của tư tưởng, của chính trị, của nhân tố chủ quan. Nhưng khi phê như thế, không phải họ đứng trên lập trường duy vật khoa học mác-xít, mà họ xuất phát từ một cực đoan khác: họ tuyệt đối hóa tiêu chuẩn thực tiễn, tuyệt đối hóa nhân tố kinh tế, tuyệt đối hóa kích thích vật chất, v.y. Và cả hai bên khi phê phán nhau đều kết tội lẫn nhau là « tư sản », là « mưu toan phục hồi chủ nghĩa tư bản » ; như vậy, dùng cách nói châm biếm của Mác, « những cực đối lập lại hôn nhau »! Đúng như vậy, vì cả hai đều đứng trên mảnh đất chung là chủ nghĩa Mao. Song, có thể nói thêm: so với « lũ 4 người » thì tập đoàn lãnh đạo Bắc kinh hiện nay do thực dụng chủ nghĩa một cách thâm căn cố đế – có khả năng đưa Trung quốc đến chủ nghĩa tư bản một cách nhanh hơn và điều đó lại làm cho mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa Mao với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội Trung Quốc càng thêm gay gắt!

Chủ nghĩa Mao đối lập căn bản với quy luật phát triển của toàn bộ lịch sử, không phải chỉ với lịch sử Trung Quốc và cả với lịch sử toàn thế giới trong thời đại ngày nay. Nếu như chiến lược « bốn hiện đại hóa » còn có khả năng lừa bịp được một số người thì chiến lược toàn cầu dựa trên thuyết « ba thế giới » rất khó mà che giấu tính chất phản cách mạng, phản động của nó ! Chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bành trướng và bá quyền theo Mao trong giới cầm quyền Bắc Kinh hiện nay, bộc lộ một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất, trắng trợn nhất đầy đủ nhất chính là trong thuyết « ba thế giới » và trong thực tiễn chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Trong điều kiện lịch sử ngày nay, trên thế giới đang cuồn cuộn ba dòng thác cách mạng, có nhiều khả năng chủ nghĩa Mao sẽ phá sản trước hết chính từ lĩnh vực đối ngoại. Quy luật thép của thời đại chúng ta đã giáng cho chủ nghĩa Mao những đòn thất bại đầu tiên ở Campuchia, và đang giáng cho nó những đòn sấm sét ở biên giới phía Bắc nước ta. Những thất bại nặng nề hơn đang chờ đón nó nếu nó vẫn cứ nhắm mắt húc đầu vào quy luật lịch sử. Những thất bại trong lĩnh vực đối ngoại tất nhiên sẽ dội lại một cách mạnh mẽ vào lĩnh vực đối nội, càng làm cho mâu thuẫn giữa chủ nghĩa Mao với quy luật phát triển của xã hội Trung Quốc, với nhân dân Trung Quốc càng thêm gay gắt.

Toàn bộ những mâu thuẫn trên đây, cùng mọi hệ quả do chúng gây ra, sẽ đưa chủ nghĩa Mao đến chỗ phá sản hoàn toàn.

===============

(1) Lenin toàn tập, ST. HN, 1963, t.21, tr.167
(2) Lý Duyệt: Mao Trạch Đông chí đích sơ kỳ cách mạng hoạt động
(3) Tọa đàm với những đại biểu của Đảng xã hội Nhật, 1964, ở Bắc Kinh
(4) Lenin toàn tập, ST. HN, 1969, t.31, tr.182
(5) Mác- Ăng-ghen, Toàn tập, M, 1955, tr.350
(6) Lenin toàn tập, ST. HN, 1970, t.32, tr.626
(7) Về vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn nội bộ của nhân dân, Mao Trạch Đông
(8) Tạp Chí Hồng Kỳ, số 5/1977
(9) Lời giới thiệu quyển V, Tuyển tập Mao Trạch Đông, Hồng kỳ, số 7/1977
(10) Mác - Ăng-ghen tuyển tập, ST, H, 1971, tập II, tr.600
(11) Hoa Quốc Phong. Báo cáo công tác của Chính phủ tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa V ngày 26/2/1978
(12) Chống Đuy-rinh, ST, H, 1971, tr.475
(13) Lenin toàn tập, ST. HN, 1963, t.22, tr.385
(14) Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng của Diệp Kiếm Anh
(15) Thông báo Hội nghị toàn thể lần thứ 3 BCHTW Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, 12/1978
(16) Lenin, Bút ký triết học, ST, H, 1963, tr.238
(17) Hồ Kiều Mộc, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC