Sùng bái quá lố



Sùng bái quá lố


Vào năm 1938, Bộ trưởng Nội vụ Yezhov đã đề nghị Ban Chấp Hành TW và Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô với kiến nghị đổi tên thành phố Moskva thành Stalingrad …. Ông ta viết : “Tôi tin tưởng sâu sắc rằng tất cả loài người trên trái đất và tất cả loài người của thế hệ tương lai sẽ rất hài lòng và vui sướng tiếp nhận tin về việc đổi tên Moskva thành Stalingrad…”. 

Chủ tịch Kalinin đã báo cáo chính thức với Xô viết tối cao là Stalin đã kiên quyết phản đối đề nghị này. Đặc biệt vào dịp sinh nhận lần thứ 70 của Stalin (1949), người ta đã có rất nhiều đề nghị để ca ngợi ông. Lúc đó đã thành lập ủy ban đặc biệt do Svernhich dứng đầu để xem xét các kiến nghị này. Xin dẫn ra một số sau đây: 

- Dựng tượng Stalin ở tất cả các thành phố có các trận đánh mà Stalin đã tham gia và chỉ đạo trong thời kỳ Nội chiến và chiến tranh Vệ quốc.

- Dựng ở Moskva tượng chiến thắng nhân ngày sinh của Stalin 

- Dựng tượng Stalin thật lớn tại trước tòa nhà Đại hội ở trên đồi Vôrôbốp. - Xác lập ngày sinh của Stalin là ngày lễ toàn dân. 

- Lập ra loại huân chương Stalin. 

- Tặng Stalin danh hiệu “Anh hùng nhân dân”, tức là danh hiệu cao quý hơn cả Anh hùng Liên Xô và Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa. 

Và còn nhiều lời đề nghị khác nữa.

Khi hay tin như thế, Stalin đã nói với Molotov rằng: “Hãy khiêm tốn hơn nữa” và bác bỏ các lời đề nghị phi lý trên. 

Khi quyết định dựng tượng chiến thắng ở Berlin, người ta đã tổ chức cuộc thi để chọn mẫu tượng. Khi đã tập hợp các mẫu, Ban tổ chức mời Stalin đến xem để cho thêm ý kiến. Người đi quanh phòng xem kỹ các mẫu tượng, đa số là tượng Tổng tư lệnh với ý nghĩa là biểu tượng của chiến thắng. Người nhìn vào mắt các nhà điêu khắc với vẻ không hài lòng, Stalin cảm thấy thất vọng và nói: “Các anh không chán với cùng một hình tượng ông già này à ?”.

Stalin chợt nhìn thấy mẫu tượng một người chiến sĩ Hồng quân bế trên tay một đứa bé gái của nhà điêu khắc Vuchetrits, người bước đến gần quan sát và nói: “Đây chính là mẫu mà chúng ta cần – Im lặng một lúc và nói tiếp – Nhưng khẩu tiểu liên thì hãy bỏ đi và đặt vào tay anh ta thanh kiếm ngắn”. Và mọi chuyện đã quyết định, ở Berlin người ta đã dựng bức tượng đài chiến thắng mang hình tượng người chiến sĩ Hồng quân với thanh kiếm tự vệ trong tay trông rất mạnh mẽ, bế trên tay một đứa bé gái đang nép chặt vào ngực người lính, biểu tượng cho sự dũng cảm cứu thoát các dân tộc châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít.