P.3 Các nước ngoài bắt đầu vũ trag can thiệp. Thời kỳ đầu của Nội chiến.


Chương 8 

ĐẢNG BÔN-SÊ-VÍCH TRONG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC 

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

3. Các nước ngoài bắt đầu vũ trang can thiệp. Thời kỳ đầu của Nội chiến.

Hòa ước Bơ-rét Li-tốp được ký kết và chính quyền Xô viết được củng cố nhờ một loạt biện pháp kinh tế cách mạng của mình, trong lúc mà ở phương Tây chiến tranh vẫn còn đang hết sức quyết liệt – những việc ấy làm cho bọn đế quốc phương Tây, nhất là bọn đế quốc Đồng minh hết sức lo lắng.

Bọn đế quốc Đồng minh sợ rằng hòa ước ký giữa Đức và Nga có thể làm lợi cho tình hình quân sự của Đức do đó sẽ gây khó khăn cho quân Đồng minh. Thêm nữa, chúng sợ rằng hòa ước giữa Nga và Đức có thể làm tăng xu hướng muốn hòa bình ở các nước, trên tất cả các mặt trận, do đó sẽ làm hại cho công cuộc chiến tranh, làm hại công việc của bọn đế quốc. Cuối cùng, chúng sợ rằng sự tồn tại của một chính quyền Xô viết trên lãnh thổ mênh mông và những thắng lợi của chính quyền đó, sau khi đã lật đổ chính phủ của giai cấp tư sản, sẽ trở thành cái gương truyền đi đến giai cấp công nhân và binh sĩ phương Tây đang rất bất bình vì chiến tranh kéo dài và có thể noi gương Nga quay lưỡi lê chống lại bọn chủ và những kẻ áp bức họ. Vì những lẽ ấy, các chính phủ Đồng minh quyết định can thiệp vũ trang vào Nga để lật đổ chính quyền Xô viết và dựng lên chính quyền tư sản, chính quyền này sẽ khôi phục lại chế độ tư bản trong nước, xóa bỏ hòa ước Bơ-rét Li-tốp để tái lập mặt trận quân sự chống Đức và Áo.

Bọn đế quốc Đồng minh càng muốn thực hiện mưu đồ đen tối ấy vì chúng tin chắc rằng chính quyền Xô viết không vững chắc và chúng tin chắc rằng nếu những kẻ thù của chính quyền Xô viết ra tay thì chính quyền ấy nhất định sẽ đổ sớm.

Những thắng lợi của chính quyền Xô viết và sự củng cố chính quyền ấy lại càng gieo rắc hoang mang lo sợ nhiều trong hàng ngũ các giai cấp bị lật đổ - địa chủ và tư bản, trong hàng ngũ các đảng bị đánh bại – dân chủ lập hiến, men-sê-vích, xã hội chủ nghĩa cách mạng, bọn vô chính phủ, bọn theo chủ nghĩa dân tộc tư sản đủ các loại trong tướng tá Bạch vệ.

Ngay từ ngày đầu Cách mạng tháng Mười thắng lợi, những phần tử thù địch ấy đã rêu rao khắp nơi rằng chính quyền Xô viết không có cơ sở ở Nga, rằng chính quyền ấy nhất định sẽ thất bại, rằng nó sẽ sụp đổ trong một hay hai tuần, trong một tháng hay nhiều lắm là hai, ba tháng. Nhưng bất chấp những lời nguyền rủa đó, chính quyền Xô viết vẫn tiếp tục tồn tại và củng cố, kẻ thù chính quyền Xô viết trong nước Nga buộc phải thừa nhận rằng chính quyền Xô viết mạnh hơn chúng tưởng, và muốn lật đổ nó không có con đường nào khác ngoài bằng vũ lực. Vì vậy, chúng quyết định tiến hành phản loạn phản cách mạng rộng rãi nhằm tập hợp các lực lượng phản cách mạng, tổ chức bọn sĩ quan, tổ chức các cuộc bạo động.

Như vậy, ngay trong nửa đầu năm 1918, hai lực lượng rõ rệt xuất hiện, sẵn sàng lật đổ chính quyền Xô viết: bọn đế quốc và bọn phản cách mạng trong nước.

Không lực lượng nào trong hai lực lượng ấy có đủ điều kiện để tự mình lật đổ chính quyền Xô viết. Bọn phản cách mạng Nga có một số cán bộ quân sự, cũng như một số nhân lực, chủ yếu là trong bọn cô-dắc tầng lớp trên và trong bọn cu-lắc (phú nông Nga), đó là những lực lượng cần thiết để nổi loạn chống chính quyền Xô viết. Nhưng chúng không có tiền, không có vũ khí. Trái lại, bọn đế quốc nước ngoài có tiền và vũ khí, nhưng chúng không thể bỏ ra một lực lượng quân sự đủ để can thiệp không những vì những lực lượng ấy đang cần cho chiến tranh chống Đức và Áo, mà còn vì những lực lượng ấy không đáng tin cậy để tiến hành đấu tranh chống chính quyền Xô viết.

Những điều kiện của cuộc đấu tranh chống chính quyền Xô viết buộc phải hợp nhất hai lực lượng chống chính quyền Xô viết ấy, lực lượng ngoài nước và trong nước. Sự hợp nhất ấy đã tiến hành trong nửa đầu năm 1918.

Thế là sự can thiệp vũ trang chống chính quyền Xô viết được hình thành, được bọn phiến loạn phản cách mạng thù địch với chính quyền Xô viết ở bên trong nước Nga ủng hộ.

Thế là thời kỳ ngừng chiến chấm dứt và nội chiến bắt đầu ở Nga, tức là công nhân và nông dân các dân tộc ở Nga bắt đầu cuộc chiến tranh chống kẻ thù bên ngoài và bên trong của chính quyền Xô viết.

Bọn đế quốc Anh, Pháp, Nhật, Mỹ khởi đầu việc can thiệp vũ trang, không tuyên chiến mặc dầu sự can thiệp ấy là một cuộc chiến tranh chống Nga, một cuộc chiến tranh xâm lược. Bọn kẻ cướp ấy đã bí mật lẻn vao nước Nga, đem quân đổ bộ vào lãnh thổ nước Nga.

Bọn Anh, Pháp đổ bộ vào Bắc Nga: chúng chiếm Ác-khan-gen-sơ và Muốc-man-sco, ở đấy chúng giúp cuộc phiến loạn của Bạch vệ, lật đổ chính quyền Xô viết và lập chính phủ Bạch vệ “Chính phủ Bắc Nga”.

Bọn Nhật đổ bộ vào Vơ-la-đi-vô-stốc, chiếm vùng ven biển, giải tán các Xô viết, giúp bọn phiến loạn Bạch vệ ở đây, chúng nhanh chóng thiết lập lại trật tự tư sản.

Ở miền Bắc Cáp-ca-dơ. Bọn tướng Coóc-ni-lốp, A-lếc-xê-ép, Đê-ni-kin được Anh, Pháp giúp đã tổ chức một đạo quân, xúi dục bọn cô-dắc tầng lớp trên nổi loạn và mở chiến dịch chống Xô viết.

Ở miền Đông, tướng Cơ-ra-snốp và tướng Ma-môn-tốp được đế quốc Đức giúp đỡ, xúi bọn cô-dắc miền sông Đông nổi dậy, chiếm miền này và mở chiến dịch chống Xô viết.

Ở miền trung Vôn-ga và ở Xi-bi-ri bọn Anh, Pháp tổ chức cuộc nổi loạn của quân Tiệp. Đạo quân này gồm nhữn tù binh được chính phủ Xô viết cho phép đi qua Xi-bi-ri và Viễn Đông để trở về nước. Nhưng giữa đường bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng và bọn Anh, Pháp đã lợi dụng họ, xúi họ nổi dậy chống chính quyền Xô viết. Cuộc nổi loạn của quân Tiệp báo hiệu một cuộc nổi loạn của bọn cu-lắc miền lưu vực sông Vôn-ga và Xi-bi-ri và của những công nhân các nhà máy Vốt-kin và I-giép theo bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng. Ở miền Vôn-ga chính phủ bạch vệ xã hội chủ nghĩa cách mạng thành lập ở Xa-ma-ra; chính phủ bạch vệ của Xi-bi-ri thành lập ở Ôm-scơ.

Đức không tham dự và không thể tham dự việc can thiệp cùng với khối Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, ít ra cũng là vì Đức đang tiến hành chiến tranh với khối ấy. Nhưng mặc dầu tình hình dó và mặc dầu đã có hòa ước giữa Nga và Đức, không một ngườn Bôn-sê-vích nào không thấy rõ rằng đối với nước Nga Xô viết, chính phủ Đức của vua Guy-ôm cũng là một kẻ thù hung bạo như bọn can thiệp Anh, Pháp, Nhật, Mỹ. Bọn đế quốc Đứ hết sức làm cho nhà nước Xô viết bị cô lập, suy yếu và tiêu vong. Chúng cắt miền U-cơ-ren (Ukraina) và ra sức cướp bóc nhân dân U-cơ-ren một cách vô nhân đạo, cấm nhân dân U-cơ-ren không có liên hệ với nhân dân Nga. Chúng cắt miền Nam Cáp-ca-dơ khỏi nước Nga Xô viết và theo yêu cầu của bọn dân tộc chủ nghĩa ở Giê-oóc-gi (Gruzia) và A-déc-bai-gian, chúng đem quân đội Đức và Thổ vào chiếm đóng, làm chủ ở Ti-phờ-lít và Ba-cu. Chúng tìm đủ mọi cách ủng hộ - cố nhiên là ủng hộ ngầm- tên tướng Ca-ra-snốp nổi loạn ở miền Sông Đông chống chính quyền Xô viết; chúng cung cấp vũ khí và lương thực cho bọn đấy.

Như vậy nước Nga bị cắt khỏi những vùng lương thực và nguyên liệu chủ yếu.

Thời kỳ này nước Nga đang ở trong tình thế khó khăn. Thiếu bánh mì, thiếu thịt. Nạn đói giày vò công nhân. Công nhân Mát-xcơ-va và Pê-tơ-rô-gờ-rát được nhận năm mươi gam bánh mì trong hai ngày. Và có ngày còn không được phát bánh nữa. Các nhà máy không làm việc hay hầu như không làm việc: thiếu nguyên liệu và nhiên liệu. Nhưng giai cấp công nhân không nản lòng. Đảng Bôn-sê-vích không nản lòng. Những khó khăn ghê gớm của thời kỳ ấy và cuộc đấu tranh quyết liệt chống những khó khăn ấy chứng tỏ nghị lực vô tận của giai cấp công nhân và uy tín vô cùng lớn lao của đảng Bôn-sê-vích.

Đảng tuyên bố cả nước là một doanh trại quân sự và tổ chức lại đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa theo thời chiến. Chính phủ Xô viết tuyên bố “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lâm nguy” và kêu gọi nhân dân kháng chiến. Lê-nin đã đưa ra khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”, hàng chục vạn công nhân và nông dân tình nguyện tham gia vào Hồng quân. Gần nửa tổng số đảng viên và thanh niên cộng sản có mặt ở tiền tuyến. Đảng phát động nhân dân tham gia chiến tranh ái quốc chống sự xâm lược của đội quân can thiệp nước ngoài, chống những cuộc phiến loạn của các giai cấp bốc lột đã bị cách mạng lật đổ. Hội đồng quốc phòng công nông do Lê-nin tổ chức, trực tiếp chỉ huy việc tiếp viện người, lương thực, quân dụng, vũ khí ra tiền tuyến. Nguyên tắc tình nguyện tòng quân chuyển thành chế độ nghĩa vụ tòng quân đã bổ sung cho Hồng quân hàng chục vạn người trong một thời gian ngắn.

Mặc dầu tình hình trong nước khó khăn và Hồng quân còn non trẻ, chưa được củng cố, nhưng những biện pháp quốc phòng cũng đã đưa lại những thắng lợi đầu tiên. Tướng Cơ-ra-snốp bị quân đội của Xta-lin đánh bật khỏi Txa-ri-txưn (sau này là Stalingrad vào năm 1925) mà y coi chắc chắn là chiếm được, và bị đuổi khỏi miền Sông Đông. Sự hoạt động của tướng Đê-ni-kin cũng bị thu lại trong một khu vực hẹp ở miền Bắc Cáp-ca-dơ và tướng Coóc-ni-lốp bị giết trong một trận đánh với Hồng quân. Bọn lính Tiệp, bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng và bạch vệ bị đánh lùi về phía U-ran. Cuộc nổi loạn của tên Bạch vệ Sa-vin-cốp ở I-a-rô-sláp do tên Lốc-cát, trưởng phái đoàn Anh ở Mát-xcơ-va tổ chức, bị dẹp tan, Lốc-cát cũng bị bắt. Bọn xã hội chủ nghĩa tiến hành khủng bố trắng đối với những người Bôn-sê-vích, giết hại các đồng chí U-ri-txơ-ki và Vô-lô-dác-ski, âm mưu ám sát Lê-nin, nên chúng đã bị khủng bố đỏ trừng trị và bị dẹp tan trong tất cả các miền quan trọng ở miền trung nước Nga.

Hồng quân trẻ tuổi được rèn luyện và trưởng thành trong các trận đánh với quân thù.

Những chính ủy Cộng sản trong Hồng quân đã giữ vai trò quyết định trong việc củng cố quân đội, giáo dục chính trị cho quân đội, tăng cường sức chiến đấu và kỷ luật của quân đội.

Đảng Bôn-sê-vích hiểu rằng những thắng lợi đó của Hồng quân chưa thể giải quyết được vấn đề, ấy mới chỉ làn những thắng lợi đầu tiên. Đảng hiểu rằng những trận đánh mới, nghiêm trọng hơn, sắp diễn ra. Rằng nước Nga chỉ có thể thu hồi được những vùng lương thực, nguyên liệu và nhiên liệu đã bị mất bằng những trận đánh quyết liệt và kéo dài. Vì vậy, những người Bôn-sê-vích chuẩn bị chiến tranh lâu dài, họ quyết định huy động toàn thể hậu phương phục vụ tiền tuyến. Chính phủ Xô viết thực hiện chế độ cộng sản thời chiến. Chính quyền Xô viết kiểm soát công nghiệp lớn, ngoài ra còn kiểm soát công nghiệp nhỏ và vừa, để tích lũy hàng tiêu dùng và đem tiếp tế cho quân đội và nông thôn. Chính quyền Xô viết nắm độc quyền mua bán lúa mì, cấm tư nhân buôn bán lúa mì và lập chế độ trưng thu lương thực, kiểm kê tất cả lương thực thừa của nông dân, tích lũy dự trữ lúa mì và tiếp tế lương thực cho quân độ công nhân và các miền đang đói.

Sau cùng chính quyền Xô viết thi hành chế độ nghĩa vụ lao động bắt buộc đối với giai cấp tư sản, bắt giai cấp tư sản phải lao động chân tay và như thế giải phóng một bộ phận công nhân đi làm việc khác quan trọng hơn cho tiền tuyến, đảng thực hiện nguyên tắc : “ai không làm thì không ăn”.

Toàn bộ hệ thống những phương sách ấy mà ta phải thi hành vì những điều kiện khó khăn trong cuộc chiến bảo vệ đất nước và có tính chất tạm thời, gọi là chế độ cộng sản thời chiến.

Nước Nga chuẩn bị đối phó với cuộc Nội chiến lâu dài và quyết liệt chống kẻ thù bên ngoài và bên trong. Cuối năm 1918 phải tăng quân số lên gấp 3 lần, phải tích lũy phương tiện tiếp tế cho quân đội.

Lúc đó Lê-nin đã chỉ rằng: “Chúng ta đã quyết định đến mùa xuân phải có một quân đội một triệu người, bây giờ chúng ta cần có một quân đội ba triệu người. Chúng ta có thể có. Và chúng ta sẽ có”.

#Gấu