P.2 Kế hoạch xây dựng CNXH của Lenin. Ủy ban bần nông và việc chặn tay bọn ku-lắc (phú nông). Bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng "phái tả" nổi loạn và bị trấn áp. Đại hội V các Xô viết và việc thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa Xô viết.


Chương 8

ĐẢNG BÔN-SÊ-VÍCH TRONG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC 

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI.

2.  Kế hoạch xây dựng CNXH của Lenin. Ủy ban bần nông và việc chặn tay bọn ku-lắc (phú nông). Bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng "phái tả" nổi loạn và bị trấn áp. Đại hội V các Xô viết và việc thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa Xô viết.

Sau khi đã ký hòa ước và ngừng chiến, chính quyền Xô viết bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Thời kỳ từ tháng Một 1917 đến tháng Hai 1918, Lenin gọi là thời kỳ "cận vệ đỏ tấn công tư bản". Trong nửa năm đầu 1918, chính quyền Xô viết phá vỡ các thế lực kinh tế của giai cấp tư sản, đã tập trung trong tay những ngành công nghiệp chủ yếu của nền kinh tế quốc dân (công xưởng, nhà máy, ngân hàng, đường sắt, ngoại thương, hàng hải,...), đã đập tan bộ má chính quyền Nhà nước tư sản và thủ tiêu một cách thắng lợi những mưu toan đầu tiên của bọn phản cách mạng định lật đổ chính quyền Xô viết.

Nhưng tất cả điều ấy là chưa đủ. Muốn tiến lên sau khi phá bỏ cái cũ, phải chuyển sang xây dựng cái mới. Vì vậy, mùa xuân 1918 bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới xây dựng CNXH, "từ tước đoạt bọn đi tước đoạt" chuyển sang củng cố thực sự những thắng lợi đã giành được, chuyển sang xây dựng nền kinh tế quốc dân Xô viết. Lenin thấy cầ phải triệt để lợi dụng thời kỳ ngừng chiến để xây dựng nền tảng cho kinh tế xã hội chủ nghĩa. Những người bôn-sê-vích phải học tổ chức và quản lý sản xuất theo phương pháp mới. Lenin viết rằng đảng bôn-sê-vích đã làm cho nước Nga tin tưởng, đảng bôn-sê-vích đã giành lại nước Nga ở bọn giàu để giao cho nhân dân, bây giờ đảng bôn-sê-vích phải học quản lý nước Nga.

Lenin cho rằng nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là kiểm kê những thứ sản xuất ra trong nền kinh tế quốc dân và kiểm soát việc sử dụng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong nước. Những phần tử tiểu tư sản vẫn chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Hàng triệu tiểu chủ ở thành thị và nông thôn là miếng đất tốt để cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Những tiểu chủ ấy không thừa nhận kỷ luật lao động và cũng không thừa nhận kỷ luật của Nhà nước, họ không chịu để cho kiểm kê và cũng không chịu để cho kiểm soát. Điều nguy hiểm đặc biệt trong thời kỳ khó khăn ấy là sự tự phát đầu cơ và buôn bán của các phần tử tiểu tư sản và mưu toan của bọn tiểu chủ và tiêu thương định làm giàu trên sự nghèo khổ của nhân dân.

Đảng đấu tranh quyết liệt chống tình trạng lỏng lẻo vô kỷ luật trong sản xuất, chống tình trạng thiếu kỷ luật lao động trong công nghiệp. Quần chúng tiếp thu rất chậm với lối làm việc mới. Cho nên trogn thời kỳ ấy đấu tranh để giữ kỷ luật lao động là nhiệm vụ <Trung tâm> !

Lenin chỉ rõ sự cần thiết phải phát triển thi đua XHCN trong công nghiệp, thi hành trả lương khoán, đấu tranh chống chủ nghĩa bình quân, song song với việc thi hành chính sách giáo dục và thuyết phục, phải dùng chính sách cưỡng bách đối với bọn muốn ăn cắp thật nhiều của cải của Nhà nước, bọn ăn không ngồi rồi và chuyên đầu cơ. Lenin cho rằng kỷ luật mới - kỷ luật lao động, kỷ luật trong quan hệ dồng chí, kỷ luât Xô viết - sẽ được hàng triệu người lao động xây dựng trong công việc thực tế hàng ngày. Lenin chỉ rằng "sự nghiệp ấy sẽ chiếm cả một thời đại lịch sử".

Tất cả những vấn đề xây dựng CNXH, xây dựng mối quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa ấy đã được Lenin soi sáng trong tác phẩm nổi tiếng " Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết".

Bọn "cộng sản phái tả"- phe đối lập trong Đảng (bukharin đứng đầu) cùng vớ bọn xã hội chủ nghĩa các mạng và men-sê-vích đấu tranh chống lại Lenin về những vấn đề ấy. Bukharin và Ô-xin-ski và nhiều người khác đã chống lại việc thực hiện chế độ kỷ luật, chống lại việc thi hành chế độ nhất trưởng trong các xí nghiệp, chống lại việc sử dụng chuyên gia trong công nghiệp, chống lại việc sử dụng hạch toán kinh tế. Chúng vu cho Lenin, nói rằng chính sách ấy có nghĩa là trở lại trật tự tư sản. Đồng thời Trotsky cho rằng việc xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể làm ở nước Nga được và chủ nghĩa xã hội cũng không thể thắng lợi ở nước Nga.

Những luận điệu "tả khuynh" của những kẻ "cộng sản phái tả" tương đồng với cái việc bênh vực bọn ku-lắc, bọn ăn không ngồi rồi, bọn đầu cơ, bọn này chống lại kỷ luật và có thái độ thù địch đối với việc Nhà nước điều tiết đời sống kinh tế, việc kiểm kê và kiểm soát.

Sau khi giải quyết xong vấn đề tổ chức nền công nghiệp mới, Xô viết, đảng chuyển sang vấn đề nông thôn. Lúc đó cuộc đấu tranh của dân nghèo chống bọn ku-lắc đang sôi sục ở nông thôn. Bọn ku-lắc lớn mạnh lên, chiếm đoạt những ruộng đất tịch của địa chủ. Nông dân nghèo cần được sự giúp đỡ. Bọn ku-lắc đấu tranh với Nhà nước vô sản, từ chối không bán cho Nhà nước lúa mì theo giá đã định. Chúng muốn lợi dụng nạn đói để bắt Nhà nước Xô viết từ bỏ viêc thi hành những biện pháp xã hội chủ nghĩa. Đảng đã đề ra nhiệm vụ là phải đè bẹp bọn ku-lắc phản cách mạng. Để tổ chức nông dân nghèo và đấu tranh có kết quả với bọn ku-lắc có lúa mì thừa, người ta tổ chức việc phái công nhân về nông thôn.

Lenin viết: 

"Các đồng chí công nhân! Các đồng chí hãy nhớ rằng cách mạng hiện đang ở trong tình thế nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng chỉ có các đồng chí hơn ai hết là có thể cứu được cách mạng. Hàng chục nghìn công nhân ưu tú, tiên tiến, trung thành với chủ nghãi xã hội, không thể bị hối lộ, không tham ô, mà có thể tạo ra một lực lượng thép chống bọn ku-lắc, bọn đầu cơ, bọn ăn cắp, bọn hối lộ, bọn phá hoại tổ chức, - đó là điều mà chúng ta cần".

Lenin tuyên bố: "Đấu tranh giành lúa mì là đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội". Và theo khẩu hiệu ấy, người ta tổ chức công nhân đưa về nông thôn. Hàng loạt sắc lệnh được ban hành, thiết lập chuyên chính về lương thực, thực phẩm và trao cho các cơ quan của bộ dân ủy lương thực có toàn quyền mua lúa mì với giá đã định.

Theo sắc lệnh ngày 11 tháng Sáu 1918, các ủy ban bần nông được thành lập. Các ủy ban ấy giữ một vai trò quan trọng trong việc đấu tranh chống bọn ku-lắc, trong việc phân phối ruộng tịch thu và phân phối nông cụ, trong việc thu mua lương thực cho các trung tâm công nhân và cho Hồng quân. 50 triệu hécta ruộng đất của ku-lắc (phú nông giàu) đã chuyển vào tay bần nông (nông dân nghèo không có ruộng) và trung nông (nông dân có ruộng). Một phần lớn sản xuất của ku-lắc bị tước đoạt giao cho nông dân nghèo.

Việc tổ chức các ủy ban bần nông đánh dấu một giai đoạn phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Các ủy ban bần nông là chỗ dựa của chuyên chính vô sản ở nông thôn. Phần lớn là thông qua các ủy ban bần nông đã thực hiện được việc đào tạo cán bộ cho Hồng quân từ nông dân.

Việc phái những người vô sản về nông thôn và việc tổ chức các ủy ban bần nông đã củng cố chính quyền Xô viết ở nông thôn và có tác dụng chính trị rất lớn để lôi kéo trung nông đi với chính quyền Xô viết.

Cuối năm 1918, sau khi đã làm xong nhiệm vụ, các ủy ban bần nông đã không còn tồn tại nữa, hợp nhất với các Xô viết ở nông thôn.

Ngày 4 tháng Bảy 1918, Đại hội V các Xô viết khai mạc. Trong đại hội, bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng "phái tả" (bọn này sau về phe Bạch vệ, đấu tranh bảo vệ giai cấp tư sản) đấu tranh kịch liệt chống Lenin, bênh vực bọn ku-lắc. Chúng đòi đình chỉ việc đấu tranh với bọn ku-lắc và từ chối không phái những đội công nhân làm công tác lương thực về nông thôn. Khi bọn Xã hội chủ nghĩa các mạng phái tả thấy đa số trong Đại hội kịch liệt chống lại đường lối của chúng thì chúng tổ chức cuộc nổi loạn ở Mátxcơva, chiếm phố Tơ-ri-ốc-khơ-svi-a-chi-chen-ski và từ đó bắn đại bác vào điện Cơ-rem-lanh (Kremli). Những hành động phiêu lưu ấy của bọn xã hội chủ nghĩa phái tả chỉ trong vài giờ đã bị các đội quân bôn-sê-vích dẹp tan. Ở nhiều nơi trong nước, các tổ chức địa phương của bọn chúng cũng âm mưu nổi loạn, nhưng đều bị đập tan nhanh chóng.

Thực tế, việc âm mưu nổi loạn của phái xã hội cách mạng cánh tả đã được Bukharin và Trotsky biết nhưng không báo cáo. Âm mưu bạo loạn đó đã được nhóm "cộng sản phái tả" ủng hộ và được minh chứng trong các vụ án xét xử vào năm 1938. Trong thời điểm năm 1918 lúc đó, tên Bơ-lum-kin một phần tử Trotskyist, lúc đó là đảng viên của phái xã hội chủ nghĩa cách mạng đã lẻn vào đại sứ quán Đức và ám sát viên Đại sức Đức Mia-bắc ở Mátxcơva hòng gây kích động chiến tranh với Đức (sau hiệp ước hòa bình Brest-Litovsk mà Lenin và Đảng đấu tranh kịch liệt để thi hành), nhưng âm mưu đó cũng thất bại như âm mưu bạo loạn của bọn xã hội cách mạng phái tả. Những kẻ tổ chức ám sát đã bị bắt, đã chịu mọi tội lỗi trước tòa án của cách mạng.

Đại hội V các Xô viết đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa Xô viết Nga, hiến pháp Xô viết đầu tiên.

#Gấu