P.1. Nước Xô-viết sau khi thanh toán xong sự can thiệp và cuộc nội chiến. Những khó khăn của thời kỳ khôi phục.

Chương IX

ĐẢNG BÔN-SÊ-VÍCH TRONG THỜI KỲ CHUYỂN SANG HÒA BÌNH 

KHÔI PHỤC NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (1921 - 1925)

1. Nước Xô-viết sau khi thanh toán xong sự can thiệp và cuộc nội chiến. Những khó khăn của thời kỳ khôi phục.

Chiến tranh xong, nước Xô-viết chuyển sang con đường hòa bình xây dựng kinh tế. Phải hàn gắn những vết thương do chiến tranh gây ra. Phải khôi phục lại nền kinh tế quốc dân bị tàn phá, đem trật tự lại trong công nghiệp, vận tải, nông nghiệp.

Nhưng việc chuyển sang xây dựng một cách hòa bình đã tiến hành trong những điều kiện hết sức khó khăn. Thắng lợi thu được trong nội chiến không phải là dễ dàng. Bốn năm chiến tranh đế quốc và ba năm chiến tranh với bọn can thiệp đã làm cho đất nước bị tàn phá.

Tổng sản lượng nông nghiệp năm 1920 chỉ bằng gần một nửa trước chiến tranh. Mà mức sống trước chiến tranh là mức sống của nông thôn nghèo đói dưới chế độ Nga hoàng. Hơn nữa, năm 1920 nhiều tỉnh mất mùa. Kinh tế nông thôn lâm vào tình trạng rất khó khăn.

Công nghiệp bị tàn phá còn ở trong tình trạng tồi tệ hơn nữa. Sản lượng đại công nghiệp năm 1920 chỉ bằng một phần bảy sản lượng trước chiến tranh. Phần lớn các công xưởng và nhà máy phải nghỉ việc ; hầm mỏ bị phá, bị ngập. Tình hình công nghiệp luyện kim đặc biệt nặng nề. Cả năm 1921 chỉ sản xuất được 116.300 tấn gang tức là gần 3% sản lượng trước chiến tranh. Nhiên liệu không có đủ. Giao thông vận tải bị tàn phá. Dự trữ kim chỉ và vải ở trong nước đã hầu cạn. Những thứ cần thiết nhất thì rất thiếu: bánh mì, mỡ, thịt, giầy, quần áo, diêm, muối, dầu hỏa, xà phòng.

Trong thời kỳ chiến tranh, người ta vui lòng chịu đựng những thiếu thốn ấy, và có khi cũng không chú ý đến nữa. Nhưng bây giờ chiến tranh đã chấm dứt, mọi người bỗng cảm thấy không thể chịu được thiếu thốn như thế nữa và đòi phải lập tức thanh toán tình trạng ấy

Trong nông dân bắt đầu có sự không bằng lòng. Trong ngọn lửa nội chiến, liên minh của giai cấp công nhân với nông dân về chính trị và quân sự được xây dựng và củng cố. Sự liên minh ấy dựa trên một cơ sở nhất định: nông dân được chính quyền Xô-viết đem lại cho ruộng đất và bảo vệ chống lại bọn địa chủ, bọn cu-lắc; công nhận được nông dân cung cấp lương thực thông qua việc trưng mua lương thực thừa.

Bây giờ cơ sở ấy không đủ nữa.

Trước kia, Nhà nước Xô-viết buộc phải trưng mua tất cả lương thực thừa của nông dân để cung cấp cho nhu cầu quốc phòng. Cuộc nội chiến không thể thắng lợi được nếu không thực hiện trưng mua lương thực, nếu không có chính sách cộng sản thời chiến. Chính sách cộng sản thời chiến là do chiến tranh, sự can thiệp của nước ngoài buộc phải thi hành. Trong chiến tranh, nông dân tán thành trưng mua lương thực và họ không chú ý đến sự thiếu thốn hàng hóa nhưng khi chiến tranh chấm dứt và nguy cơ giai cấp tại địa chủ trở lại không còn nữa thì người nông dân bắt đầu biểu lộ sự bất bình đối với việc trưng thu tất cả những lương thực thừa, sự bất bình đối với chế độ trưng mua lương thực, và bắt đầu đòi hỏi được cung cấp đủ hàng hóa.

Toàn bộ chế độ cộng sản thời chiến, như Lê-nin đã nhận xét, xung đột với lợi ích của nông dân.

Yếu tố bất bình cũng lan sang cả giai cấp công nhân. Giai cấp vô sản đã gánh vác những khó khăn chính của nội chiến, đã hy sinh chiến đấu anh dũng chống bầy lũ Bạch vệ và bọn can thiệp, chống sự tàn phá và nạn đói. Những công nhân tốt nhất, giác ngộ nhất, hy sinh nhất và có kỷ luật nhất, đều hừng hực nhiệt tình xã hội chủ nghĩa. Nhưng sự tàn phá về kinh tế cũng ảnh hưởng đến giai cấp công nhân. Một số ít công xưởng và nhà máy vẫn còn hoạt động nhưng nhiều khi phải ngừng. Công nhân bắt buộc phải làm nghề thủ công, làm bật lửa, và làm cả nghề buôn bán đầu cơ. Cơ sở giai cấp của vô sản chuyên chính bắt đầu suy yếu ; giai cấp công nhân phân tán, một số công nhân về nông thôn không làm thợ nữa, từ bỏ giai cấp của mình. Đói và mệt mỏi làm cho một số công nhân bất bình.

Vấn đề đặt ra trước đảng là đối với mọi vấn đề về đời sống kinh tế trong nước, đảng phải vạch ra đường hướng mới phù hợp với tình thế mới.

Và đảng bắt tay vạch ra đường hướng mới về các vấn đề xây dựng kinh tế.

Những kẻ thù giai cấp không nằm im. Chúng tìm cách lợi dụng tình hình kinh tế khó khăn và sự bất bình của nông dân. Những vụ cu-lắc bạo động do bọn Bạch vệ và xã hội chủ nghĩa - cách mạng tổ chức, nổ ra ở Xi-bi-ri, ở U-cơ-ren, ở tỉnh Tam-bốp (vụ phiến loạn An-tô-nốp). Đủ mọi loại phái cách mạng : men-sê-vích, xã hội chủ nghĩa - cách mạng, vô chính phủ, Bạch vệ, dân tộc chủ nghĩa tư bản, hoạt động trở lại. Quân thù dùng những sách lược đấu tranh mới chống chính quyền Xô-viết. Chúng đội lốt Xô-viết để lừa bịp, thay vào cái khẩu hiệu đã cũ và đã bị thất bại là « đả đảo Xô-viết » , chúng đưa ra khẩu hiệu mới là « ủng hộ Xô-viết, nhưng không có bọn cộng sản »,

Vụ bạo động phản cách mạng ở Cơ-tôn-stát là biểu hiện rõ rệt về sách lược mới của kẻ thù giai cấp. Vụ bạo động ấy nổ ra một tuần lễ trước khi họp đại hội X của đảng vào tháng Ba 1921. Đứng đầu vụ nổi loạn là bọn Bạch vệ gắn chặt với bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng men-sê-vích và bọn đại biểu các nước ngoài. Bọn nổi loạn muốn lập lại chính quyền và quyền tư hữu của tư bản và địa chủ, nhưng lúc đầu chúng tìm cách giấu mặt bằng cái nhãn hiệu ( Xô-viết ). Chúng nêu khẩu hiệu « Xô-viết không có bọn cộng sản ». Bọn phản cách mạng đinh lợi dụng sự bất bình của quần chúng tiểu tư sản để lật đổ chính quyền Xô-viết với cái khẩu hiệu giả danh là Xô-viết.

Hai điều đã giúp cho cuộc bạo động Cơ-rôn-stat dễ dàng nổ ra: thành phần lính thủy trên các chiến hạm sút kém đi, tổ chức bôn-sê-vích ở Cơ-rôn-stat suy yếu. Những lính thủy trước kia tham gia Cách mạng tháng Mười hầu hết đã ra mặt trận và chiến đấu anh dũng trong hàng ngũ Hồng quân. Những lính thủy mới bổ sung cho hải quân thì chưa được tôi luyện trong cách mạng. Những lính thủy mới bổ sung ấy gồm quần chúng nông dân hoàn toàn chưa được tôi luyện, họ phản ánh lòng bất bình của nông dân đối với việc trưng mua lương thực. Còn tổ chức bôn-sê-vích ở Cơ-rôn-stat lúc bấy giờ thì sau một loạt động viên ra mặt trận, đã yếu nhiều, vì thế bọn men-sê-vích, xã hội chủ nghĩa - cách mạng và Bạch vệ, nhân cơ hội ấy, luồn vào và chiếm Cơ-rôn-stat.

Bọn nổi loạn đã chiếm được pháo đài loại nhất, hạm đội, một số lởn vũ khí và đạn dược. Bọn phản cách mạng quốc tế đã ca mừng thắng lợi. Nhưng chúng đã mừng quá sớm. Cuộc phiến loạn bị bộ đội Xô-viết mau chóng dẹp tan. Đảng phái đi dẹp bọn phiến loạn ở Cơ-rôn-stat những người con ưu tú nhất của đảng, các đại biểu đại hội X do đồng chí Vô-rô-si-lốp cầm đầu. Chiến sĩ Hồng quân tiến vào Cơ-rôn-stat đi trên lớp băng mỏng. Băng vỡ, nhiều chiến sĩ bị chết đuối. Phải tấn công chiếm lại những lô-cốt hầu như không sao đánh được ở Cơ-rôn-stat. Lòng trung thành với cách mạng, tinh thần dũng cảm và sẵn sàng hy sinh cho chính quyền Xô-viết đã thắng. Hồng quân đã tấn công chiếm lại được pháo đài Cơ-rôn-stat. Vụ bạo động Cơ-rôn-stat bị dẹp tan.