P1. Cơ sở lý luận của chế độ hợp tác hóa nông nghiệp.



Ngay sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại thành công. Lãnh tụ V.I. Lê-nin đã vận dụng những tư tưởng của Mác và Ăng-ghen về hợp tác hóa nông nghiệp vào trong công cuộc xây dựng nền nông nghiệp mới cho nước Nga cách mạng, đấy là một bộ phận quan trọng trương cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đó là một cống hiến quan trọng của Lê-nin vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác về vấn đề đưa nông dân tiến lên chủ nghãi xã hội.

Trong lúc tìm hiểu, xây dựng kế hoạch hợp tác hóa của mình, Lê-nin đã dựa vào những lời của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác.

Trong cuốn “Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức”, Ăng-ghen đã chỉ rằng khi giai cấp vô sản và đảng của nó đã nắm được chính quyền rồi thì không thể nghĩ đến việc tước đoạt tiểu nông bằng bạo lực như đã phải làm đối với bọn địa chủ. Cần phải đưa nền sản xuất cá thể tiểu nông vào nền kinh doanh hợp tác không phải bằng con đường bạo lực, mà bằng những thí dụ thực tế và bằng sự giúp đỡ của xã hội.

Trong bức thư gửi cho Bê-ben, Ăng-ghen đã viết rằng trong những điều kiện của chuyên chính vô sản, việc hợp tác hóa rộng rãi sản xuất là khâu trung tâm cần thiết trên con đường tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Mác và Ăng-ghen cũng chỉ rằng nền nông nghiệp đã được giải phóng khỏi chế độ tư hữu sẽ bước vào giai đoạn phát triển và sẽ cung cấp đầy đủ sản phẩm cho xã hội.

Đó là những lời chỉ dẫn của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học về những con đường và những hình thức lô cuốn quần chúng nông dân rộng rãi vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tất nhiên là Mác và Ăng-ghen đã không chỉ rõ những con đường cụ thể của giai đoạn quá độ chuyển từ nền sản xuất nông dân cá thể lên nền sản xuất tập thể hóa, và cũng không thể chỉ rõ những hình thức sản xuất như thế nào được. Những nhiệm vụ đó còn chưa được thực tiễn của phong trào cách mạng đề ra. Sau khi Mác và Ăng-ghen mất, các lãnh tụ Quốc tế II đã làm lu mờ những quan điểm đó của Mác và Ăng-ghen về khối liên minh giai cấp công nhân và nông dân lao động, về những con đường thu hút quần chúng nông dân tham gia vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ đã phủ nhận những khả năng cách mạng của nông dân, mà lại thấy trong phong trào nông dân đó có một lực lượng phản cách mạng.

 Ngay những năm đầu của chính quyền Xô viết, sau khi toàn bộ ruộng đất được quốc hữu hóa, Lê-nin đã đề ra con đường cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội.

 Trước hết, Người chỉ ra mặt hạn chế, tính chất lạc hậu của lối làm ăn kinh tế cá thể và đề ra nhiệm vụ tổ chức lại nông dân. Người nói:
“Lối làm ăn thời xưa, người nông dân làm việc ở nhà mình, trên mảnh đất nhỏ bé của mình, với đàn gia súc, gà, vịt, cày bừa của mình, …., lối làm ăn đó, chúng ta đã thấy hàng bao nhiêu năm, hàng bao nhiêu thế kỷ rồi. Dù là ở Nga hay ở nơi nào khác, chúng ta đều biết rất rõ rằng cách làm ăn đó chỉ đưa đến cho nông dân sự ngu dốt, sự nghèo khổ, sự thống trị của người giàu đối với kẻ nghèo, vì sự phân tán không thể nào giải quyết được những vấn đề đặt ra cho nông nghiệp. Người ta chỉ có thể lại đi đến cảnh nghèo đói xưa kia: trong trăm người thì chỉ có một hoặc có lẽ năm người sẽ trở thành giàu có, còn những người khác thì sống trong cảnh nghèo đói. Do đó, nhiệm vụ hiện nay của chúng ta là: phải chuyển sang lố canh tác tập thể, chuyển sang kinh doanh tập thể trên quy mô lớn” .

Từ đó, V.I. Lê-nin nêu lên sự cần thiết khách quan phải cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội, phải thu hút nông dân vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lê-nin chỉ rằng, việc chia ruộng đất cho n6ng dân sau khi giai cấp nông dân nắm chính quyền thì chỉ tốt lúc đầu thôi. Chia như thế chỉ chứng tỏ ruộng đất không còn thuộc về địa chủ nữa. Nhưng như thế chưa đủ. Muốn người nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, thoát khỏi ách bóc lột tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi sự phân hóa giai cấp do chế độ tư hữu đẻ ra, thì chỉ có một con đường duy nhất là canh tác tập thể ruộng đất. Lê-nin nói với nông dân rằng:

“Công xã, lối canh tác trong các ác-ten, các hiệp hội nông dân, đó là phương pháp giúp các bạn thoát khỏi những điều bất lợi của nền kinh tế tiểu nông, đó là phương pháp nâng cao và cải tiến nông nghiệp, đó là phương pháp nâng cao và cải tiến nông nghiệp, tiết kiệm sức người và đấu tranh chống cu-lắc (phú nông), chống ăn bám và bóc lột” .

 Trong tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác”, Lê-nin một lần nữa khẳng định con đường hợp tác hóa là “con đường giản đơn nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân”. Vì chế độ hợp tác là phương sách kết hợp lợi ích tư nhân, lợi ích thương nghiệp tư nhân với việc Nhà nước kiểm soát lợi ích đó, làm cho lợi ích tư nhân phục tùng lợi ích toàn thể.

 Tất nhiên, canh tác tập thể là một việc hết sức khó khăn. Người chỉ rõ tính chất khó khăn, phức tạp của việc chuyển nền kinh tế tiểu nông cá thể, sang chế độ canh tác tập thể. Người xác định phương châm, nguyên tắc cho phong trào hợp tác hóa, phê phán thái độ nôn nóng, cưỡng bức, mệnh lệnh đối với nông dân. Lê-nin nhắc lại những chỉ dẫn của Ăng-ghen về thái độ của giai cấp vô sản nắm chính quyền đối với tiểu nông, đồng thời nhấn mạnh rằng, dối với nông dân lao động, “dùng bạo lực sẽ làm nguy hại đến toàn bộ sự nghiệp”, mà điều cần phải làm là công tác giáo dục kiên trì.

 Nguyên tắc tự nguyên và nêu gương là nguyên tắc hàng đầu trong phong trào hợp tác hóa. Vì nông dân lao động là những người thực tế, “chỉ khi nào nông dân đi đến tự mình hiểu được lợi ích của một biện pháp nào đó, chỉ khi nào họ nhận thức được nó, thì khi ấy họ mới tin được sự ích lợi của biện pháp đó” . Vì vậy, “trước hết phải hướng nền sản xuất cá nhân và sở hữu cá nhân của họ vào con đường hợp tác, không phải bằng cách cưỡng ép mà bằng cách nêu gương cho họ thấy và bằng cách xã hội giúp đỡ họ thực hiện việc ấy” , như Ăng-ghen đã nói. Những nông trang tập thể, những hợp tác xã tiên tiến, gương mẫu là những tấm gương thực tế để nông dân lao động noi theo trên con đường đi lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

 Đồng thời Nhà nước phải mở rộng việc giúp đỡ nông dân dưới nhiều hình thức, về mặt chính tr5i, tài chính cũng như về mặt tổ chức, kỹ thuật. Lê-nin cũng chỉ rõ:

 “Nếu chúng ta không thực hiện được sự giúp đỡ về nhiều mặt của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tập thể, thì chúng ta sẽ không phải là những người cộng sản và những người ủng hộ việc thực hiện công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa” .

 Cũng trong tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác”, Lê-nin tiế tục phát biểu cụ thể về sự giúp đỡ của Nhà nước đối với hợp tác xã:

 “Về mặt chính trị, cần làm thế nào cho chẳng những hợp tác xã, nói chung và luôn luôn hưởng được một số ưu đã, mà số ưu đại này còn phải là những ưu đãi thuần thúy về mặt vật chất (tỷ suất lợi tức trả cho ngân hàng, …). Nhà nước cần phải bỏ ra cho hợp tác xã vay một số vốn ít ra cũng là cao hơn đôi chút so với số vốn cho xí nghiệp tư nhân vay, thậm chí nâng số vốn ấy lên ngang mức vốn cho công nghiệp nặng vay, …

 Một chế độ xã hội chỉ nảy sinh với điều kiện là được một giai cấp nhất định nào đó giúp đỡ về tài chính” .

 Để đưa nông dân vào hợp tác xã, mau chóng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, việc áp dụng kỹ thuật mới vào nông nghiệp là một tiền đề quan trọng. Theo Lê-nin, Nhà nước xã hội chủ nghĩa có nhiệm ụ phải sử dụng kỹ thuật hiện đại “để hướng nền sản xuất lạc hậu nhất, tức là nông nghiệp, vào con đường mới, để cải tạo nó và cải biến nó, từ chỗ là một nền nông nghiệp kiểu cũ, kinh doanh mù quáng, thành một nền sản xuất xây dựng trên cơ sở khoa học và trên những thành tựu kỹ thuật” . Lê-nin nêu rõ tác dũng của kỹ thuật mới đối với việc lôi cuốn nông dân vào hợp tác xã:

 “Trong xã hội cộng sản, trung nông chỉ đứng về phía chúng ta khi nào chúng ta cải tiến và cải thiện được những điều kiện sinh hoạt kinh tế của họ. Nếu tron tương lai chúng ta có thể cung cấp được 100.000 chiếc máy kéo hạng tốt nhất, có đủ dầu xăng và thợ máy … thì người trung nông sẽ nói: Tôi tán thành công xã” .

 Lê-nin còn nêu rõ cần phải kết hợp công cuộc hợp tác hóa với việc tiến hành cuộc cách mạng văn hóa trong nông thôn. Vì “công tác văn hóa trong nông dân nhằm mục tiêu kinh tế là thực hiện chế độ hợp tác” .

 Cuối cùng, Người kết luận: “Nếu chúng ta tổ chức được toàn thể nông dân vào hợp tác xã thì tức là chúng ta đứng vững được hai chân trên miếng đất xã hội chủ nghĩa” .

 Đấy là những quan điểm cơ bản của Lê-nin việc công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp. Và những tư tưởng, sự chỉ đạo của Lê-nin tiếp tục được Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô viết quán triệt, làm cơ sở, làm tiền đề cho kế hoạch tập thể hóa nông nghiệp ở Liên Xô, đưa đất nước tiến vào công cuộc sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa về nông nghiệp. Sự thắng lợi của nền nông nghiệp Xô viết, là minh chứng cho sự đúng đắn của Lê-nin về con đường hợp tác hóa.

#Gấu