P1. Đấu tranh của đảng Bôn-sê-vích để củng chính quyền Xô viết. Hòa ước Bơ-rét Li-tốp. Đại hội VII của Đảng


Chương 8

ĐẢNG BÔN-SÊ-VÍCH TRONG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC 

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

1. Đấu tranh của đảng Bôn-sê-vích để củng chính quyền Xô viết. Hòa ước Bơ-rét Li-tốp (Brest-Litovsk). Đại hội VII của Đảng.


Muốn củng cố chính quyền Xô viết, phải phá hủy, đập tan bộ máy Nhà nước tư sản cũ và xây dựng bộ máy mới của Nhà nước Xô viết để thay thế bộ máy ấy. Rồi phải tiêu hủy những tàn tích của chế độ đẳng cấp, chế độ áp bức dân tộc, xóa bỏ đặc quyền của nhà thờ, thủ tiêu báo chí phản cách mạng, mọi loại tổ chức phản cách mạng, hợp pháp và bất hợp pháp, giải tán Quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. Cuối cùng sau khi đã quốc hữu hóa ruộng đất thì phải quốc hữu hóa toàn bộ nền đại công nghiệp và sau nữa phải thoát ra khỏi tình trạng chiến tranh, chấm dứt chiến tranh vì nó ngăn trở công việc củng cố chính quyền Xô viết hơn cả.

Tất cả những biện pháp ấy, đã được thực hiện trong thời gian mấy tháng từ cuối năm 1917 dến giữa tháng 1918.

Việc phá hoại của bọn công chức ở các bộ cũ, do bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng (1 nhóm nửa mùa theo phái hữu) và men-sê-vích tổ chức đã bị đập tan. Các bộ bị xóa bỏ và thay thế bằng các cơ quan Xô viết và các bộ dân ủy tương ứng. Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập để quản lý công nghiệp trong nước. Ủy ban đặc biệt toàn Nga được tổ chức (cơ quan cảnh sát mật Cheka) nhằm đấu tranh với bọn phản cách mạng và bọn phá hoại, ủy ban này do đồng chí F. Đơ-déc-gin-xki (Dzerzhinsky) đứng đầu. Sắc lệnh thành lập Hồng quân và hạm đội đỏ được công bố. Quốc hội lập hiến bầu ra trước Cách mạng tháng Mười đã từ chối không chuẩn y những sắc lệnh của Đại hội II các Xô viết về Hòa bình, ruộng đất và về việc giao chính quyền cho các Xô viết, nên đã bị giải tán. 

Để thủ tiêu hoàn toàn tàn tích của chế độ phong kiến, chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội, chính quyền đã công bố các sắc lệnh về thủ tiêu các đẳng cấp, thủ tiêu những hạn chế về dân tộc và tín ngưỡng, về việc nhà thờ tách khỏi Nhà nước và trường học tách khỏi Nhà thờ, về quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền bình đẳng của các dân tộc trên khắp nước Nga.

Một quyết định đặc biệt của chính quyền Xô viết "Tuyên bố quyền các dân tộc Nga" ghi rằng: luật pháp thừa nhận sự phát triển tự do của các dân tộc Nga và quyền hoàn toàn bình đẳng của các dân tộc ấy.

Để phá bỏ lực lượng kinh tế của giai cấp tư sản và tổ chức nền kinh tế mới, nền kinh tế quốc dân Xô viết , trước nhất là để tổ chức một nền công nghiệp mới, bắt đầu tiến hành quốc hữu hóa các ngân hàng, đường xe lửa, ngoại thương , hàng hải và toàn bộ nền đại công nghiệp trong tất cả các ngành : than, luyện kim, dầu lửa, hóa học, chế tạo máy móc, dệt, đường...

Để giải phóng nước Nga khỏi sự phụ thuộc về tài chính và sự bóc lột của tư bản tài chính quốc tế , hủy bỏ những món nợ mà Nga hoàng và Chính phủ lâm thời đã vay của nước ngoài. Nhân dân Nga không muốn trả những món nợ đã vay để tiếp tục tiến hàng cuộc chiến tranh cướp bóc và làm cho nước Nga phải lệ thuộc vào tư bản nước ngoài.

Tất cả những biện pháp đó và những biện pháp tương tự đã phá hủy đến tận gốc lực lượng của giai cấp tư sản, của bọn địa chủ, bọn công chức phản động, của các đảng phản cách mạng, và củng cố chính quyền Xô viết ở trong nước một cách mạnh mẽ. Nhưng không thể coi chính quyền Xô viết là hoàn toàn củng cố khi nước Nga còn ở trong tình trạng chiến tranh với Đức và Áo. Muốn hoàn toàn củng cố chính quyền Xô viết, phải chấm dứt chiến tranh. Vì vậy ngay khi những ngày đầu sau Cách mạng tháng Mười thắng lợi, đảng đã bắt đầu đấu tranh cho hòa bình. Chính phủ Xô viết đề nghị "với tất cả các dân tộc đang tham chiến và chính phủ của họ mở ngay cuộc đàm phán để đi tới một nền hòa bình dân chủ hợp công lý". Nhưng đồng minh - Anh và Pháp - đã bác bỏ lời đề nghị của chính phủ Xô viết. Vì Pháp và Anh đã từ chối đàm phán hòa bình, chính phủ Xô viết quyết định đàm phán với Đức và Áo.

Cuộc đàm phán bắt đầu ngày 3 tháng Mười Hai ở Bơ-rét Li-tốp. Ngày 5 tháng Mười Hai hiệp ước đình chiến, tạm thời đình chỉ hoạt động quân sự, đã được ký kết. Cuộc đàm phán diễn ra trong hoàn cảnh nền kinh tế quốc dân bị tàn phá, trong hoàn cảnh cả nước đã mệt mỏi vì chiến tranh và bộ đội đã rời bỏ các mặt trận, trong hoàn cảnh mặt trận đang tan rã. Trong thời gian đàm phán, người ta thấy rõ ràng là đế quốc Đức chiếm đoạt những đất đai rộng lớn của đế quốc Nga trước kia, biến Ba Lan, Ukraina và các nước vùng Ban-tích thành những nước phụ thuộc Đức.

Tiếp tục chiến tranh trong điều kiện ấy tức là làm cho vận mệnh của nước Cộng hòa Xô viết non trẻ vừa mới ra đời sẽ lâm vào thế nguy kịch. Giai cấp công nhân và nông dân thấy cần phải nhận những điều kiện hòa ước nặng nề, phải lùi bước trước quân thù nguy hiểm nhất lúc bấy giờ là chủ nghĩa đế quốc Đức, để nghỉ ngơi, để củng cố chính quyền Xô viết và xây dựng quân đội mới, Hồng quân công nông, đủ sức để giáng trả những đòn đau đớn vào kẻ thù và bảo vệ đất nước trước mọi cuộc tiến công mới của kẻ thù.

Tất cả bọn phản cách mạng, từ men-sê-vích, xã hội chủ nghĩa cách mạng cho đến bọn bạch vệ, đều chống lại việc ký hòa ước ấy (chính chúng lại được sự hậu thuẫn của các đế quốc trong đó có Đức để chống lại chính quyền Xô viết). Đường lối của chúng rất rõ ràng: chúng muốn làm cho đàm phán hòa bình thất bại, khiêu khích cho quân đội Đức tấn công, chúng muốn đập tan chính quyền Xô viết, đe dọa thủ tiêu những thành quả cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân vừa giành thắng được.

Đồng minh của bọn phản cách mạng kia lại chính là Tơ-rốt-xki (Trotsky) và ủng hộ lập trường đó còn có cả Bu-kha-rin, Bu-kha-rin cùng với Ra-đếch và Pi-a-ta-cốp đứng đầu một nhóm chống lại Trung ương Đảng, đó là nhóm "cộng sản phái tả". Tơ-rốt-xki cùng với nhóm "cộng sản phái tả" tiến hành đấu tranh kịch liệt trong nội bộ đảng để chống lại Lê-nin, đòi tiếp tục chiến tranh. Rõ ràng là những hành động đó tương đồng với kế hoạch của đế quốc Đức và hành động của các phe phái phản cách mạng khác, họ muốn đẩy nước Cộng hòa Xô viết non trẻ dựa trên nền tản quân đội Nga hoàng cũ đang tan rã ra trước đòn tấn công của quân thù.

Ngày 10 tháng Hai 1918, cuộc đàm phán hòa bình hòa bình ở Bơ-rét Li-tốp bị ngưng lại. Mặc dầu Lê-nin nhân danh Ban chấp hành Trung ương chỉ thị phải ký hòa ước, Tơ-rốt-xki, trưởng phái đoàn Xô viết ở Bơ-rét Li-tốp, vi phạm chỉ thị trực tiếp của Đảng Bôn-sê-vích. Tơ-rốt-xki cho rằng nước Cộng hòa Xô viết từ chối không ký những điều kiện mà Đức đã đưa ra, đồng thời tuyên bố nước Cộng hòa Xô viết không tiếp tục chiến tranh và tuyên bố giải ngũ. 

Đó là những lời tuyên bố thật quái gở, không chấp nhận chiến tranh nhưng cũng không chấp nhận hòa ước hòa bình, tuyên bố giải ngũ trong điều kiện kẻ thù đang cố tiến công và tiêu diệt nước Cộng hòa Xô viết non trẻ. Còn gì để giải thích điều nghịch lý mà Tơ-rốt-xki đã làm ở Bơ-rét Li-tốp ? Đó là sự phản bội !!

Chính phủ Đức ngay lập tức xé bỏ hiệp định đình chiến và tấn công. Số còn lại của quân đội Nga cũ không thể chống lại sự tấn công của quân đội Đức và bị đánh tan rã. Quân Đức chiếm hàng loạt địa bàn trọng yếu và uy hiếp thủ đô Pê-tro-grát (Petrograd : thành Peter - chính là Saint Peterburg, sau khi Lê-nin qua đời đã đổi tên thành Leningrad). Sau khi tiến vào nước Nga, đế quốc Đức mưu toan tiêu diệt chính quyền Xô viết và biến toàn bộ lãnh thổ nước Nga thành thuộc địa. Quân đội Nga hoàng già cỗi, đã không còn đủ sức chống cự, liên tiếp rút lui trước những trận đánh tới tấp của quân đội Đức.

Nhưng chính sự can thiệp vũ trang của Đức vào nước Nga Xô viết đã gây nên một cao trào cách mạng mạnh mẽ trong nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và chính phủ Xô viết : "Tổ quốc chủ nghĩa xã hội lâm nguy", giai cấp công nhân đã ráo riết thành lập các đơn vị vũ trang của giai cấp vô sản, Hồng quân công nông ra đời. Những đội quân trẻ của quân đội mới, quân đội của nhân dân cách mạng, đã anh dũng đánh lui cuộc tấn công của quân Đức. Ở vùng Nác-va và Pơ-scốp một trận phản công kịch liệt đánh vào quân Đức, chặn đứng bước tiến công của chúng đến thủ đô Pê-tro-grát. Ngày 23 tháng Hai, ngày phản công quân đội Đức, đã trở thành ngày kỷ niệm thành lập Hồng quân công nông Xô viết.

Ngày 18 tháng Hai, Ban chấp hành Trung ương Đảng chấp nhận đề nghị của Lê-nin đánh điện cho chính phủ Đức đề nghị lập tức ký hòa ước. Để có những điều kiện ký hòa ước có lợi cho mình hơn, quân Đức vẫn tiếp tục tấn công. Mãi tới ngày 22 tháng Hai, chính phủ Đức mới chấp nhận ký hòa ước, với những điều kiện nặng nền hơn gấp bội so với lúc đàm phán ban đầu.

Lê-nin, Sta-lin và Svéc-lốp (chủ tịch Đại hội Xô viết toàn Nga - nguyên thủ quốc gia nước Nga Xô viết) đấu tranh kiên quyết trong nội bộ Trung ương Đảng chống lại phái Tơ-rốt-xki, Bu-kha-rin và những kẻ tơ-rốt-kít (theo chủ nghĩa Tơ-rốt-xki) để đi đến quyết định ký hòa ước. Lê-nin nói rằng Bu-kha-rin và Tơ-rốt-xki đã "thực tế giúp bọn đế quốc Đức và ngăn cản bước tiến và sự phát triển của cách mạng Đức" - Lênin toàn tập, tập XXII, tiếng Nga, tr. 307)

Ngày 23 tháng Hai, Ban chấp hành Trung ương quyết định nhận những điều kiện của bộ Tư lệnh Đức và ký hòa ước. Việc làm của Tơ-rốt-xki , Bu-kha-rin dã làm hại nhiều có nhà nước Cộng hòa Xô viết. Ba nước Ban-tích , Ba Lan đều rơi vào tay nước Đức, Ukraina bị tách khỏi nước Nga Xô viết và trở thành chư hầu của đế quốc Đức. Nước Cộng hòa Xô viết phải bồi thường chiến tranh nặng nề cho nước Đức.

Bọn "cộng sản phái tả" tiếp tục chống Lê-nin, chúng ngày càng sa lầy vào vũng bùn của sự phản bội đối với sự nghiệp cách mạng.

Tỉnh ủy Mát-xcơ-va lúc này do nhóm "cộng sản phái tả" nắm quyền gồm Bu-kha-rin, Ô-xin-xki, I-a-cốp-lê-va, Stu-cốp, Man-xtép đã thông qua nghị quyết chia rẽ đầy nguy hiểm của chủ nghĩa bè phái, chúng không tín nhiệm Ban chấp hành Trung ương, một việc làm theo kiểu đầy ngớ ngẫn của bè lù men-sê-vích. Trong nghị quyết ấy có ghi như sau: "Vì lợi ích của cách mạng quốc tế chúng tôi cho rằng để mất chính quyền Xô viết thì cũng là điều hợp lý bởi vì chính quyền này hiện nay chỉ là hình thức".

Lê-nin đã gọi cái nghị quyết của bọn phản bội là "lạ lùng và quái gở".

Vào năm 1938, sau khi Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Liên Xô tiến hành cuộc đấu tranh tiêu diệt hoàn toàn các phần tử âm mưu khủng bố ám sát các nhà lãnh đạo Xô viết, bạo loan lật đổ và thủ tiêu chính quyền Xô viết, tất cả tài liệu của Cơ quan An ninh Xô viết thu trữ được đã cho thấy vào năm 1918, Tơ-rốt-xki và nhóm "cộng sản phái tả" đã đi đêm với bọn Xã hội chủ nghĩa cách mạng âm mưu phá bỏ hòa ước Bơ-rét Li-tốp gây thêm khó khăn tình hình chiến tranh, sau đó bắt giữ Lê-nin, Sta-lin và Svéc-lốp để thủ tiêu, thành lập chính phủ mới.

Nhưng âm mưu của chúng đã không đạt được, đảng đã đoàn kết chung quanh đồng chí Lê-nin vĩ đại và Ban chấp hành Trung ương Đảng trong vấn đề hòa bình. Nhóm "cộng sản phái tả" hoàn toàn bị cô lập. Để chính thức đánh tan khối đó và giải quyết hoàn toàn dứt điểm về vấn đề hòa bình. Đại hội VII của Đảng đã được tiến hành.

Đại hội khai mạc ngày 6 tháng Ba 1918. Đó là đại hội lần thứ nhất từ khi Đảng nắm quyền. Đại hội có 46 đại biểu có quyền biểu quyết và 58 đại biểu tư vấn đại diện cho 145.000 đảng viên. Thực tế số lượng đảng viên lúc đó 270.000 người, do tình hình chiến tranh, các vùng bị địch chiếm hoặc vùng đang giao tranh không thể cử người đại diện tham gia dự Đại hội được.

Báo cáo về hòa ước Bơ-rét Li-tốp được Lê-nin đọc trước Đại hội có nói: "... cuộc khủng hoảng nặng nề mà đảng ta đương trải qua do sự hình thành của nhóm đối lập phái tả trong đảng là một trong những cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất mà cách mạng Nga đã trãi qua" - Lê-nin toàn tập, tập XXII, tiếng Nga, tr. 321.

Với 30 phiếu thuận, 12 phiếu chống và 4 phiếu trắng, nghị quyết của Lê-nin về hòa ước Bơ-rét Li-tốp đã được thông qua. Lê-nin viết trong bài báo ngày hôm sau có nhan đề "Hòa ước bất hạnh" như sau:

"Những điều kiện của hòa ước thật hết sức nặng nề. Nhưng lịch sử sẽ quyết định... Hãy bắt tay vào việc tổ chức, tổ chức và tổ chức. Mặc dầu mọi thử thách, tương lai sẽ ủng hộ chúng ta".

Sau khi xác nhận đường lối của Lê-nin về hòa ước Bơ-rét Li-tốp là đúng, Đại hội ngay lập tức lên án lập trường của Tơ-rốt-xki, Bu-kha-rin, nghiêm khắc lên án âm mưu của bọn "cộng sản phái tả" trong việc làm chia rẽ nội bộ đảng ngay trong Đại hội.

Việc ký kết hòa ước Bơ-rét Li-tốp đã giúp cho đảng có khả năng tranh thủ thời gian để củng cố chính quyền Xô viết và ổn định nền kinh tế trong nước. Việc ký kết hòa ước đã làm xuất hiện khả năng lợi dụng sự xung đột trong phe đế quốc (tiếp tục chiến tranh đế quốc chủ nghĩa), làm tan rã lực lượng kẻ thù , tổ chức nền kinh tế và xây dựng Hồng quân. Việc ký hòa ước làm cho giai cấp vô sản có khả năng giữ được nông dân đi với mình và tích lũy lực lượng để đánh tan hoàn toàn bọn Bạch vệ trong thời kỳ Nội chiến.

Trong thời kỳ Cách mạng tháng Mười, Lê-nin đã dạy cho đảng Bôn-sê-vích cần phải tấn công một cách dũng cảm và cương quyết như thế nào khi có thời cơ. Thì trong thời kỳ hòa ước Bơ-rét Li-tốp, Lê-nin đã dạy cho đảng cần phải rút lui có trật tự như thế nào khi lực lượng đối phương hơn hẳn, giữ gìn lực lượng, tái tổ chức lực lượng để chuẩn bị cho cuộc tấn công mới chống kẻ thù.

Lịch sử đã cho thấy đường lối của Lê-nin là đúng đắng !!

Đại hội VII cũng đánh dấu lịch sử một bước quan trọng không kém đó là đổi tên Đảng và thay đổi cương lĩnh của Đảng, từ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga sang Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga. Lê-nin đã đề nghị đổi tên đảng thành "Đảng cộng sản" vì tên ấy đúng với mục đích của đảng tự đặt ra cho mình: thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Một tiểu ban được lập ra gồm Lê-nin, Sta-lin và một số đồng chí khác để thảo ra cương lĩnh mới của đảng, 

Như vậy, Đại hội VII đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử lớn lao: đánh bại hoàn toàn kẻ thù ẩn nấp trong nội bộ Đảng, bọn "cộng sản phái tả", những phần tử tơ-rốt-kít, đưa đất nước thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa phi lý của giai cấp tư bản quốc tế, làm cho đảng tranh thủ thời gian để tổ chức Hồng quân và xây dựng nền kinh tế quốc dân phù hợp với tình mới.

#Gấu