Nguồn gốc của các mâu thuẫn
Nguồn gốc của các mâu thuẫn
Có hai nguyên nhân:
Một là, áp lực của giai cấp tư sản và của hệ tư tưởng tư sản đối với giai cấp vô sản và đảng của giai cấp vô sản trong hoàn cảnh đấu tranh giai cấp đang trong giai đoạn cao trào, - những tầng lớp kém kiên định nhất trong giai cấp vô sản, và sau đó là những tầng lớp kém kiên định nhất trong đảng vô sản. Đảng vô sản hoàn toàn không tách biệt mình với xã hội. Giai cấp vô sản là bộ phận khăng khít của xã hội, gắn liền với mọi tầng lớp xã hội. Mà đảng là một bộ phận của giai cấp vô sản, cho nên đảng cũng có các mối liên hệ với xã hội, có mối liên hệ với mọi tầng lớp, có mối liên hệ với chính cả tư sản và các giai cấp tư sản, và do đó cũng chịu sự tác động nào đó.
Áp lực của giai cấp tư sản và của hệ tư tưởng tư sản đối với giai cấp vô sản và đảng vô sản là ở chỗ những quan niệm, phong tục, tập quán, tác động nhất định đến một số tầng lớp nhất định trong giai cấp vô sản, bằng cách này hay cách khác, thâm nhập vào giai cấp vô sản và cả đảng của giai cấp vô sản.
Hai là, tính chất phân hóa của một giai cấp. Sự tồn tại của nhiều tầng lớp trong nội bộ một giai cấp là một hiện tượng thực tế. Trong giai cấp vô sản tồn tại một bộ phận mang tính chất giai cấp kiên quyết, đoạn tuyệt hẳn với giai cấp tư sản, và đó là chỗ dựa vững chắc của phong trào công nhân và phong trào cộng sản. Tầng lớp khác chính là những người trước đây là phi vô sản, họ có thể là nông dân, họ có thể là các nhà tư sản (vừa mới bị tước đoạt), tiểu tư sản, … vừa mới từ bỏ hàng ngũ mà gia nhập vào giai cấp vô sản, mang vào trong lòng giai cấp vô sản những truyền thống, tập quán, tư tưởng, sự do dự và dao động. Cuối cùng là lớp công nhân “quý tộc”, những công nhân đứng trên đầu công nhân, hay những công nhân khá giả, họ có khuynh hướng thỏa hiệp với giai cấp tư sản. Nói các khác, tầng lớp thứ hai và tầng lớp thứ ba là miếng mồi, mảnh đất béo bở cho sự phát sinh của những thứ chủ nghĩa tạp nham phi chủ nghĩa Mác trong giai cấp công nhân, và cả trong đảng.
Nhưng mà có thể tránh được những mâu thuẫn và bất đồng ý kiến trong nội bộ đảng không ? - Dĩ nhiên là không. Bởi vì không thể bảo rằng trong đảng, mọi người cùng suy nghĩ giống nhau, do đó đảng cần sự dân chủ. Nhưng dân chủ không có nghĩa là thích làm gì thì làm thích nói gì thì nói, nghĩa nó không phải là cái chợ để hội họp tranh cãi, mà đây là đảng chính trị, một tổ chức chính trị, do đó nó cần sự tập trung. Do đó, nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành nền tảng của đảng: Tập trung trong sự dân chủ!