Lịch sử của Đảng Bolshevik là lịch sử của đấu tranh nội bộ

 Lịch sử của Đảng Bolshevik là lịch sử của

đấu tranh nội bộ


Có thể nói không ngoa, lịch sử của Đảng Bolshevik là lịch sử đấu tranh giữa các mâu thuẫn trong nội bộ đảng, lịch sử của sự khắc phục mâu thuẫn đó, và của sự củng cố, khắc phục những mâu thuẫn đó.


Khác với các Đảng cộng sản hình thành muộn, đảng Bolshevik là đảng đầu tiên vận hành theo nguyên tắc tổ chức đảng vô sản của Lenin. Nhưng không phải khi mới ra đời đảng mang bản chất đó, mà trong một khoảng thời gian rất dài, thông qua cuộc đấu tranh nội bộ trong đảng mà những nguyên tắc đó mới từng bước xác lập. Do đó, chúng ta có thể thấy, Đảng cộng sản Việt Nam lại có ít mâu thuẫn nội bộ hơn Đảng cộng sản Liên Xô; cốt yếu là do tiền đề hình thành các đảng này khác nhau. Và đấu tranh trong nội bộ của đảng Bolshevik không phải là nguyên lý chung cho các hoạt động của đảng khác, mà nó chỉ là những đặc thù riêng, những sản phẩm được nặn đẻ ra từ những tiền đề lịch sử nhất định.


Thời kỳ đầu tiên, tức thời kỳ báo Tia Lửa hay thời kỳ của Đại hội II (1903), khi ấy đảng còn là Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, lúc ấy mới là đảng của tập hợp những người xã hội dân chủ thuần thúy, chưa có đặc tính của chủ nghĩa Bolshevik và Chủ nghĩa Lenin. Đảng đã bị chia làm hai phái, phái Bolshevik (Lenin) và phái Menshevik (Plekhanov, Martov). Hồi ấy, lúc ban đầu Lenin bị họ cô lập, nhưng lịch sử đấu tranh của Đảng đã cho thấy những quan điểm của Lenin là đúng đắn. Thực tiễn đã minh chứng cho quan điểm của Lenin rằng: chất lượng quan trọng hơn số lượng; vấn đề không phải là sự thống nhất hình thức, mà là sự thống nhất về mặt nguyên tắc. Cuộc đấu tranh của Lenin đã đi đến chỗ đặt ra những nền tảng đầu tiên cho sự ra đời của một đảng cách mạng chân chính.


Thời kỳ thứ hai, tức đêm trước của cuộc cách mạng 1905. Thời kỳ này, Bolshevik và Menshevik có hai cương lĩnh khác nhau. Để tránh một cuộc phân liệt, Bolshevik đã triệu tập Đại hội III, và tại đây đã giành thắng lợi chiếm đa số và đấu tranh để khắc phục những bất đồng ý kiến và củng cố về mặt nguyên tắc hoạt động của Đảng. Giúp Đảng chuẩn bị về mặt tổ chức để tham gia trực tiếp vào Cách mạng 1905.


Thời kỳ thứ ba, tức giai đoạn thoái trào cách mạng 1907, khi một bộ phận những người Bolshevik cũ tách rời khỏi Lenin và gia nhập vào hàng ngũ phái Menshevik. Nhưng những người Bolshevik còn lại không đi đến chỗ diệt vong, mà trái lại, củng cố hơn nữa về mặt tổ chức, loại bỏ những phần tử chưa thực sự giác ngộ và chưa thấm nhuần chủ nghĩa Lenin ra khỏi hàng ngũ Bolshevik.


Thời kỳ thứ tư, thời kỳ 1911-1912, thời kỳ này phái Bolshevik không chỉ khôi phục lại hệ thống tổ chức mà còn khai trừ phái Menshevik ra khỏi Đảng tại Hội nghị Praha 1912, chính thức đánh dấu cho sự ra đời của một Đảng cách mạng - Đảng Bolshevik.


Thời kỳ thứ năm, thời kỳ trước Cách mạng tháng Mười. Lúc bấy giờ, một số lãnh tụ Bolshevik đã đâm ra dao động, và không muốn tiến hành khởi nghĩa tháng Mười, họ coi khởi nghĩa là hành động phiêu lưu. Và lúc đó, Trung ương Đảng tại Đại hội VI và các hội nghị tháng Mười đã đập tan những quan điểm đó của những lãnh tụ Bolshevik dao động đó - chính là Kamenev và Zinoviev. Thực tiễn đã chứng minh rằng Khởi nghĩa tháng Mười đã thành công, Lenin đã đúng, còn họ thì sai.


Để hiểu rõ chi tiết các giai đoạn này, các bạn vui lòng tham khảo Album ad đã cung cấp : “Những bài học tháng Mười” - tại Blogger Lịch sử Liên Xô Huyền thoại và sự thật.