Điện Tunkin phản hồi, 14 tháng Chín 1949


[…]

1. […]

2. [...] Kim Nhật Thành cho rằng họ không nên trông cậy vào sự giúp đỡ đáng kể từ các đảng phái miền Nam, nhưng Phác Hiển Vĩnh lại có quan điểm khác. Anh ấy nghĩ rằng sự giúp đỡ từ họ sẽ rất đáng kể. Dù sao đi nữa, họ hy vọng rằng các đảng phái sẽ giúp đỡ trong các hoạt động phá các kênh liên lạc của kẻ thù và họ sẽ chiếm các cảng chính của Hàn Quốc, tất nhiên là không thể ngay lập tức khi bắt đầu cuộc chiến, mà có thể là sau đó.

3. Đối với câu hỏi người dân sẽ nhìn nhận thế nào về việc người miền Bắc sẽ bắt đầu một cuộc nội chiến, Kim Nhật Thành lưỡng lự. Trong cuộc trò chuyện vào ngày 12 tháng 9, ông ấy đã tuyên bố dứt khoát rằng nếu người miền Bắc bắt đầu các hành động quân sự, điều này sẽ tạo ra ấn tượng tiêu cực trong người dân và rằng việc bắt đầu điều đó sẽ gây bất lợi về mặt chính trị cho họ. Liên quan đến vấn đề này, ông nhớ lại rằng trong cuộc trò chuyện giữa Mao Trạch Đông và đại diện Triều Tiên Kim Il vào mùa xuân năm nay, Mao đã tuyên bố rằng theo quan điểm của ông, người miền Bắc không nên bắt đầu hành động quân sự ngay bây giờ, vì ngay từ đầu, điều đó bất lợi về mặt chính trị và thứ hai, những người bạn Trung Quốc đang vướng bận nội bộ chưa xong và không thể giúp đỡ họ một cách nghiêm túc được. Suy nghĩ của Kim Nhật Thành giống như chờ đợi cho đến khi kết thúc các hoạt động quân sự ở Trung Quốc chấm dứt.

Trong cuộc trò chuyện ngày 13 tháng 9, Kim Nhật Thành, dưới sự ảnh hưởng rõ ràng của Ho Kai (Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên), đã tuyên bố rằng người dân sẽ hoan nghênh một cuộc tấn công vũ trang của người miền Bắc và nếu họ bắt đầu các hành động quân sự, họ sẽ không thua về mặt chính trị vì điều này. Sau đó trong cuộc trò chuyện, Kim Nhật Thành tuyên bố rằng nếu một cuộc nội chiến kéo dài thì họ sẽ ở thế bất lợi về mặt chính trị. Và vì trong điều kiện hiện tại không thể tin vào một chiến thắng nhanh chóng, ông không đề xuất bắt đầu một cuộc nội chiến mà chỉ nhằm bảo vệ bán đảo Úng Tân và một phần lãnh thổ của Hàn Quốc ở phía đông bán đảo này tới Khai Thành.

Họ cho rằng trong trường hợp xảy ra nội chiến, người dân Hàn Quốc sẽ có thiện cảm với quân đội miền Bắc và sẽ giúp đỡ họ. Trong trường hợp hành động quân sự thành công, họ hy vọng sẽ tổ chức một số cuộc nổi dậy ở Hàn Quốc.

4. Theo số liệu chính thức, có 500 cố vấn quân sự Mỹ ở Hàn Quốc. Theo thông tin tình báo chưa xác minh, có 900 cố vấn quân sự Mỹ cùng 1500 binh sĩ và nhân viên an ninh ở Hàn Quốc. Trong trường hợp xảy ra nội chiến ở Triều Tiên, người Mỹ, theo ý kiến ​​của Kim Nhật Thành và Phác Hiển Vĩnh, có thể: điều quân Nhật Bản và Đài Loan đến viện trợ người miền Nam; bằng không quân và hải quân; Các cố vấn Mỹ sẽ tham gia ngay vào việc tổ chức các hoạt động quân sự.

5. Quân đội Triều Tiên có quân số 97.500 người (bao gồm cả lực lượng không quân và các đơn vị phòng thủ bờ biển). Quân đội có 64 xe tăng, 59 xe bọc thép, 75 máy bay. Lực lượng cảnh sát miền Bắc có 23.200 người. Kim Nhật Thành cho rằng quân đội miền Bắc vượt trội hơn quân đội miền Nam về trang bị kỹ thuật (xe tăng, pháo binh, máy bay), kỷ luật, đào tạo sĩ quan và quân đội cũng như các mối quan hệ đạo đức-chính trị.

Quân đội miền Bắc còn một số thiếu sót: không đủ số lượng và sự chuẩn bị yếu kém của phi công, không đủ số lượng tàu chiến, vũ khí cỡ nòng lớn không được chuẩn bị cho các hoạt động quân sự, quân nhu không đủ.

Đề xuất của Kim Nhật Thành như sau: lúc đầu tấn công quân đội Hàn Quốc trên bán đảo Úng Tân, tiêu diệt hai trung đoàn đóng ở đó, chiếm lãnh thổ bán đảo và lãnh thổ phía đông của nó tiến về Khai Thành, và sau đó xem phải làm gì tiếp theo. Sau đòn này, quân đội Hàn Quốc có thể mất tinh thần. Trong trường hợp đó sẽ di chuyển xa hơn về phía nam. Nếu quân đội Hàn Quốc không bị mất tinh thần sau chiến dịch Úng Tân, giữ vững phòng tuyến hiện trấn giữ, bằng cách đó sẽ rút ngắn tuyến phòng thủ địch xuống khoảng 1/3.

Không thể vội vàng tiến hành chiến dịch trên bán đảo Úng Tân. Cần phải đợi cho đến khi có thêm vũ khí từ Liên Xô. Trong khi đó sẽ phải củng cố hệ thống phòng thủ trên các phần còn lại của vĩ tuyến 38.

Kim Nhật Thành thừa nhận khả năng chiến dịch Úng Tân biến thành một cuộc nội chiến, nhưng ông hy vọng điều này không xảy ra, vì theo ông, quân miền Nam không dám tấn công các phần khác của vĩ tuyến 38.

Nhận xét của tôi: Chiến dịch từng phần do Kim Nhật Thành vạch ra có thể sẽ biến thành một cuộc nội chiến giữa miền bắc và miền nam. Có nhiều người ủng hộ nội chiến trong giới lãnh đạo ở cả miền Bắc và miền Nam. Vì vậy, khi bắt đầu hoạt động từng phần này, cần phải tính toán rằng đây có thể là sự khởi đầu của một cuộc nội chiến. Có nên bắt đầu một cuộc nội chiến ở phía bắc ngay bây giờ không? Tôi đề xuất rằng điều này là không nên.

Quân đội miền Bắc không đủ mạnh để thực hiện các chiến dịch thành công và nhanh chóng chống lại miền Nam. Ngay cả khi tính đến sự giúp đỡ mà quân du kích và người dân Hàn Quốc sẽ dành cho quân đội miền Bắc, cũng không thể tin vào một chiến thắng nhanh chóng. Hơn nữa, một cuộc nội chiến kéo dài sẽ gây bất lợi cho miền Bắc cả về mặt quân sự và chính trị. Trước hết, một cuộc chiến kéo dài sẽ tạo cơ hội cho người Mỹ cung cấp viện trợ tương ứng cho Lý Thừa Vãn. Sau khi không thành công ở Trung Quốc, người Mỹ có thể sẽ can thiệp vào công việc của Triều Tiên một cách quyết đoán hơn so với những gì họ đã làm ở Trung Quốc và tất nhiên là sẽ dùng hết sức lực để cứu Lý Thừa Vãn. Hơn nữa, trong trường hợp nội chiến kéo dài, thương vong về quân sự, đau khổ và nghịch cảnh có thể gây ra tâm trạng tiêu cực trong dân chúng đối với người đã phát động chiến tranh.

Hơn nữa, một cuộc chiến tranh kéo dài ở Triều Tiên có thể được người Mỹ sử dụng nhằm mục đích kích động chống lại Liên Xô và làm bùng phát thêm cơn cuồng loạn chiến tranh. Vì vậy, việc miền Bắc bắt đầu nội chiến lúc này là điều không nên. Với tình hình bên trong và bên ngoài hiện nay, quyết định tấn công vào miền Nam chỉ đúng trong trường hợp người miền Bắc có thể tin tưởng vào việc kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng; những điều kiện tiên quyết trên hiện chưa có.

Nhưng nếu chiến dịch từng phần thành công và không dẫn đến nội chiến, thì trong trường hợp này, người miền Bắc, tuy đã giành chiến thắng về mặt chiến lược, nhưng sẽ thua về mặt chính trị về nhiều mặt. Một hoạt động như vậy sẽ được sử dụng để buộc tội người miền Bắc đang cố gắng khơi dậy một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nó cũng sẽ được sử dụng với mục đích tăng cường hơn nữa sự can thiệp của Mỹ và quốc tế vào các vấn đề của Triều Tiên vì lợi ích của miền Nam.

Chúng tôi đề xuất rằng trong những điều kiện đã nêu, việc bắt đầu hoạt động do Kim Nhật Thành nghĩ ra là không nên.

AVP RF, Fond 059a, Opis 5a, Delo 3, Papka 11, listy 46-53.