Chương XI


Ngày 22 tháng Sáu 1941, nước Đức đế quốc của Hít-le đã xé bỏ hiệp ước bất xâm phạm và tấn công xâm lược Liên Bang Xô viết. Cuộc chiến tranh ấy đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường phát triển đất nước của Liên Xô. Thời kỳ hòa bình xây dựng đã chấm dứt, thời kỳ chiến tranh và giải phóng của nhân dân Xô viết chống lại quân xâm lược Đức đã bắt đầu.

Để động viên mau chóng tất cả lực lượng của các dân tộc sống trên đất nước Xô viết tham gia đánh đuổi quân thù, Chủ tịch đoàn Xô viết Tối cao, Trung ương Đảng Cộng sản (B) và Hội đồng Ủy viên Nhân dân Liên Xô, ngày 30 tháng Sáu năm 1941 quyết định thành lập Ủy ban Quốc phòng, tập trung trong tay tất cả quyền lực của Nhà nước để phục vụ cho chiến tranh. Đồng chí Sta-lin đã được cử vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban ấy.

Đồng chí Sta-lin đã trở thành người đứng đầu lực lượng vũ trang Liên Xô; người lãnh đạo và dẫn dắt nhân dân Xô viết trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, chống lại bè lũ phát xít Hít-le.

Nước Đức phát xít đã gây ra cuộc chiến tranh cướp bóc và xâm lược chống Liên Xô, với những điều kiện rất thuận lợi cho chúng. Đạo quân của Hít-le đã được hoàn toàn động viên và có sẵn kinh nghiệm tác chiến ở Tây Âu, bao gồm 170 sư đoàn Đức, với hàng nghìn xe tăng và phi cơ, đã được điều động sẵn sàng ở bên kia biên giới Liên Xô và bất ngờ tung những cuộc tấn công vào đất nước Xô viết. Trước sức mạnh của quân thù với lợi thế về lực lượng và vũ khí cùng với lợi thế của sự bất ngờ, kẻ thù đã thọc sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Hồng quân buộc lòng phải lui bước để củng cố hàng phòng ngự và tổ chức lại lực lượng.

Trong mười ngày đầu, quân Đức đã chiếm được Li-tu-a-ni, một phần lớn Lét-tô-ni, miền Tây Bê-lô-rút-xia, một bộ phận miền Tây U-kờ-ren. Đó là một nguy cơ nghiêm trọng đối với Liên Xô.

Ngày 3 tháng Bảy 1941, đồng chí Sta-lin đã có bài phát biểu trước nhân dân Xô viết, các chiến sĩ Hồng quân. Trong bài diễn văn lịch sử ấy, đồng chí Sta-lin đã phân tích các sự kiện đang diễn ra và định hướng những nhiệm vụ cho quân đội và nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí Sta-lin đã trình bày sự thật đau đớn về tình hình quân sự, kêu gọi các công dân Xô viết phải nhận thức một cách đầy đủ tất cả sự nghiêm trọng của nguy cơ đang đe dọa Tổ quốc và phải bỏ đi tâm trạng thời kỳ hòa bình. Đồng chí Sta-lin đã cảnh báo rằng, trong cuộc chiến đấu mà nhân dân Xô viết đang tiến hành, tuyệt đối không ai được có tâm trạng thờ ơ và sợ sệt, tuyệt đối không ai được có tâm trạng than vãn và bỏ chạy.

Đồng chí Sta-lin vạch rõ mục đích của Đức Hít-le trong cuộc tiến công Liên Xô: “Quân thù vô cùng tàn bạo và độc ác. Chúng tính xâm chiếm đất đai tưới đẫm mồ hôi của chúng ta, cướp thóc lúa và dầu hỏa của chúng ta và những hoa lợi của bao nhiêu công sức của chúng ta. Chúng tính lập lại chính quyền cho bọn đại địa chủ, khôi phục chế độ Nga hoàng, tiêu hủy nền văn hóa  và độc lập dân tộc của nhân dân Nga, U-kờ-ren, Bê-lô-rút-xia, Li-tu-a-ni, Let-tô-ni, E-sto-ni, U-dờ-béc, Ta-ta, Môn-đa-vi, Giê-óc-gi, Ac-mê-ni, A-dec-bai-gian và những dân tộc tự do khác trong Liên Xô; làm cho họ Đức hóa, làm cho họ biến thành nô lệ của bọn ông hoàng, bà chúa Đức. Nên ở đây chính là vấn đề còn mất của Quốc gia Xô viết, còn mất của các dân tộc Xô viết, vấn đề tự do hay là nô lệ của các dân tộc Liên Xô” (1).

Định rõ những mục tiêu cho cuộc chiến tranh của Liên Xô chống Đức phát xít, đồng chí Sta-lin luận chứng cuộc chiến tranh vĩ đại này là cuộc chiến tranh của toàn dân Xô viết chống bè lũ phát xít Đức. Mục đích của cuộc chiến tranh dân tộc để giải phóng Tổ quốc không chỉ là đánh tan nguy cơ xâm lược đang đè nặng lên đất nước Xô viết, mà còn để giúp đỡ tất cả các dân tộc Châu Âu đang bị xiềng xích dưới ách đô hộ của phát xít Đức.

Đồng chí Sta-lin dự báo, trong cuộc chiến tranh giải phóng ấy, nhân dân Xô viết sẽ không bao giờ đơn độc. “Cuộc chiến tranh cho tự do của Tổ Quốc chúng ta sẽ thống nhất làm một với cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do dân chủ của nhân dân ở Âu và Mỹ. Đó sẽ là một mặt trận thống nhất của các dân tộc cương quyết vì tự do chống lại sự nô dịch và lăm le nô dịch của quân phát xít Hít-le” (2).

Thực tế đã xác nhận những dự báo của đồng chí Sta-lin. Ngày 12 tháng Bảy 1941, Anh ký với Liên Xô “Hiệp ước hành động chung trong cuộc chiến tranh chống Đức”. Sau đó (tháng Sáu 1942), Mỹ ký với Liên Xô một “Hiệp ước về những nguyên tắc áp dụng trong tương trợ tác chiến chống xâm lược”. Một liên minh Anh – Xô – Mỹ thành lập, với mục đích đánh tan liên minh Ý – Đức.

Đồng chí Sta-lin kêu gọi nhân dân Xô viết thay đổi công tác cho hợp với điều kiện chiến tranh, hãy đặt tất cả mọi ngành sản xuất vì lợi ích của mặt trận và tổ chức đánh bại quân thù. Hồng quân và Hồng hải quân, cũng như tất cả các công dân Xô viết, có trách nhiệm phải bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc, đánh giặc đến giọt máu cuối cùng, giữ gìn từng thành thị, làng mạc. Đồng chí Sta-lin cho rằng, cần thiết phải tổ chức giúp đỡ hết sức hiệu quả cho Hồng quân, tăng cường hậu phương, cung cấp đầy đủ vũ khí, trang bị, đạn dược, lương thực cho quân đội.

Đồng chí Sta-lin nhắc nhở, trong trường hợp Hồng quân bắt buộc rút lui, thì không được để lại cho quân địch lấy một đầu máy, một toa xe, một ki-lô thóc lúa hay một lít dầu nào cả. Đồng chí Sta-lin kêu gọi thành lập những đội du kích, phối hợp chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch với các cuộc tác chiến của Hồng quân.

Nhân dân hãy đem toàn lực đè bẹp quân thù!

Tiến lên, giành lấy thắng lợi!”.

Theo lời hiệu triệu của Đảng, tất cả các dân tộc sinh sống trong Liên bang Xô viết đồng lòng đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

Nền kinh tế quốc dân, công tác các cơ quan của Đảng, của Chính phủ và của các đoàn thể xã hội đều được thay đổi sao cho nhanh chóng và kiên quyết, để phù hợp với điều kiện chiến tranh, để cung cấp nhu cầu cho tiền tuyến. Tiền tuyến và hậu phương hợp thành một mặt trận chiến đấu duy nhất, không tách rời. Hơn bao giờ hết, toàn thể nhân dân Xô viết tập hợp và đoàn kết chung quanh Đảng Bôn-sê-vích và Chính phủ.

Trong một thời gian ngắn, tất cả nền công nghiệp đã được thay đổi và hoạt động cho Quốc phòng. Hàng nghìn xí nghiệp công nghiệp các miền bị địch uy hiếp đều được dời về hậu phương tiếp tục công tác. Trong các vùng miền Đông, các xí nghiệp công nghiệp mới tiếp tục được dựng lên để sản xuất cho Quốc phòng. Những đoàn tân binh được liên tiếp gửi bổ sung cho Hồng quân công nông. Những đội dân quân được thành lập trong các thành thị và các vùng trong tiền tuyến. Ngay trong những ngày đầu cuộc chiến tranh, trên lãnh thổ bị quân phát xít chiếm đóng, những người báo thù cho nhân dân, những đội quân du kích Xô viết anh hùng đã bắt đầu hoạt động.

Ngày 19 tháng Bảy 1941, Chủ tịch Xô viết Tối cao – đồng chí Ka-li-nin – đã chỉ định Sta-lin làm Ủy viên Nhân dân Bộ Quốc phòng của Liên Xô. Đồng chí Sta-lin tích cực hoạt động để củng cố lực lượng quân sự của Liên Xô. Chính dưới sự lãnh đạo của đồng chí Sta-lin, Hồng quân đã thực hiện các diến thuật phòng ngự chủ động, với mục đích làm cho quân thù mệt mỏi, tiêu hao đến cùng cực về người và trang bị vũ khí của chúng, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để chuyển sang phản công.

Bộ chỉ huy Hít-le hy vọng đánh một đòn chớp nhoáng để đánh gục Liên Xô, chiếm nhanh chóng thủ đô Mát-xcơ-va và Le-nin-gờ-rat, không quản những tổn thất nặng nề về người và vũ khí, chúng đã dốc toàn lực trên mặt trận Xô – Đức. Tháng Mười, với một cái giá mất mát không lồ, quân Đức đã lọt vào khu vực thủ đô Mát-xcơ-va.

Lúc đó, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, thủ đô Mát-xcơ-va, trái tim thân yêu của toàn Liên bang Xô viết đang bị đe dọa. Ngày 19 tháng Mười, đồng chí Sta-lin, đại diện của Ủy ban Quốc phòng Nhà nước, ký vào bản nghị quyết ban bố lệnh giới nghiêm thủ đô Mát-xcơ-va. Kế hoạch phòng thủ bảo vệ thủ đô đã được gấp rút tiến hành, nhằm đánh lui quân đội Đức quốc xã trước cửa ngõ thủ đô.

Mặc dù quân thù tiến sát thủ đô, nhưng ngày mồng 6 tháng Mười một 1941, tại Mát-xcơ-va vẫn tổ chức ngày lễ kỷ niệm lần thứ 24 cuộc Cách mạng Xã hội tháng Mười vĩ đại như mọi năm, Xô viết các đại biểu lao động Mát-xcơ-va vẫn họp phiên họp long trọng, mở rộng cho các đoàn thể xã hội và Đảng. Đồng chí Sta-lin đã đọc báo cáo chào mừng Đại hội.

Trong báo cáo ấy, đồng chí Sta-lin đã tổng kết bốn tháng chiến tranh. Với một thái độ chính trực tuyệt đối, nhà lãnh đạo tối cao của Đảng, của quân đội và nhân dân đã nghiêm túc chỉ ra rõ ràng những nguy cơ đang treo trên đầu các dân tộc, không những giảm bớt mà còn tăng thêm. Tuy nhiên, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp chính nghĩa của mình, đồng chí Sta-lin tin tưởng tuyên bố rằng: đế quốc Đức và quân đội của chúng nhất định sẽ bị đánh bại!

Kế hoạch của quân xâm lược Đức phát xít nhằm “tiêu diệt” Liên Xô bằng một cuộc tấn công chớp nhoáng trong một hai tháng đã hoàn toàn thất bại. Nhận định của những kẻ hoạch định kế hoạch tấn công Liên Xô cho rằng có thể lập một khối đồng minh to lớn chống Liên Xô và cô lập Liên Xô, nhận định cho rằng chế độ và hậu phương Xô viết bấp bênh sẽ không đứng vững trước những đòn tấn công sấm sét, rằng Hồng quân và Hồng hải quân bị suy kém, tất cả đã bị thực tế bác bỏ.

Sau khi đã nhận xét các nguyên nhân của những thất bại nhất thời của Hồng quân, đồng chí Sta-lin chỉ rõ một trong những nguyên nhân ấy là: thiếu một mặt trận thứ hai ở Châu Âu. Một nguyên nhân khác là: thiếu lực lượng thiết giáp, một phần nào đó máy bay, mặc dầu các thứ vũ khí đó, trong buổi ban đầu, Liên Xô còn đạt chất lượng hơn cả vũ khí quân Đức.

Đồng chí Sta-lin đề ra nhiệm vụ phải đánh tan ưu thế số lượng của quân Đức về tăng thiết giáp và máy bay để triệt để nâng cao địa vị của quân đội Xô viết.

Chỉ thị ấy đã có một tác dụng quan trọng lớn lao quyết định thắng bại cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Căn cứ theo những chỉ thị ấy, nền công nghiệp Xô viết hàng tháng tăng cường chế tạo máy bay, xe tăng và các phương tiện chiến đấu khác, do đó, mà trong các thời điểm giao chiến, Hồng quân đã vượt được ưu thế số lượng của địch về vũ khí.

Đồng chí Sta-lin đã gỡ mặt nạ “quốc gia xã hội” của Hít-le, đồng chí đã tố cáo trước thế giới đảng của chúng là đảng của bè lũ tư sản, đế quốc tham lam nhất, thù địch những giá trị tư do-dân chủ của nhân loại, đảng của bọn phản động mang dáng dấp thời kỳ trung cổ, đảng của bọn diệt chủng.

Thế mà cái quân táng tận lương tâm, cái quân chỉ biết đạo lý của loài thú dữ ấy, lại vô sỉ đến nước dám kêu gọi trừ diệt dân tộc Nga vĩ đại, dân tộc của Pờ-lê-kha-nốp và Lê-nin, của Bê-lin-ski và Chec-nư-sep-ski, của Pu-sờ-kin và Tôn-stôi, của Gờ-lin-ka và Chai-kốp-ski, của Goc-ki và Chê-khốp, của Xet-che-nôp và Pap-lốp, của Rê-pin và Su-rin-kôp, của Su-vô-rôp và Ku-tu-dôp !...” (3).

Đồng chí Sta-lin kêu gọi toàn dân Xô viết hãy tăng cường giúp đỡ cho Hồng quân và Hồng hải quân, hãy quên mình trong nghĩa vụ lao động để hỗ trợ tiền tuyến. Sta-lin kêu gọi nhiệm vụ tiêu diệt bè lũ quân xâm lược Đức.

Quân xâm lược muốn một cuộc chiến tranh tiêu diệt đối với nhân dân Liên Xô. Được lắm, nếu bọn Đức đã muốn một cuộc chiến tranh tiêu diệt, chúng sẽ bị chiến tranh tiêu diệt” (4).

Sự nghiệp của chúng ta là chính nghĩa, - chúng ta nhất định sẽ thắng lợi !” (5). Câu nói ấy của đồng chí Sta-lin đã nêu bật lên tư tưởng, phương hướng và niềm tin tưởng sâu xa của mọi công dân Xô viết về niềm tin chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Ngày mồng 7 tháng Mười một 1941, tại Quảng trường Đỏ thủ đô Mát-xcơ-va, đã tiến hành một cuộc tổng duyệt binh của Quân đội Xô viết. Từ trên khán đài, trên bậc cao của Lăng mộ vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới – Lê-nin, đồng chí Sta-lin đã tuyên bố sứ mạng giải phóng vĩ đại của Hồng quân, và căn dặn các chiến sĩ Xô viết, các đội du kích, dân quân: “Mong cho các đồng chí trong cuộc chiến tranh này, sẽ noi gương được các anh hùng vĩ đại của chúng ta – A-le-xan-đrơ Nep-ski, Di-mi-tờ-ri Đôn-skôi, Ku-dờ-ma Mi-nin, Đi-mi-tờ-ri Pô-giác-ski, A-lexan-đrờ Su-vô-rốp, Mi-khai Ku-tu-dốp ! Mong cho ngọn cờ vẻ vang của Lê-nin vĩ đại sẽ đoàn kết được tất cả các đồng chí dưới bóng !” (6).

Hồng quân công nông hưởng ứng lời hiệu triệu của vị Tổng tư lệnh của mình, họ lao vào các trận đánh với khẩu hiệu “Vì Tổ quốc, vì Sta-lin !!”, giáng trả những đòn đau đớn cho quân xâm lược.

Đồng chí Sta-lin người trực tiếp lãnh đạo cuộc phòng thủ Mát-xcơ-va anh dũng; đồng chí đã từ chối việc rút lui khỏi thành phố, trực tiếp ở lại Mát-xcơ-va khi kẻ thù còn cách cửa ngõ thủ đô không đầy 25 km; đồng chí trực tiếp lãnh đạo Hồng quân tổ chức tác chiến, khích lệ tinh thần của các tướng lĩnh và binh lính, theo sát công việc bố trí phòng thủ ở ngoại vi thủ đô Mát-xcơ-va.

Tháng Mười Hai, sau những thay đổi giữa sức mạnh của hai bên, Hồng quân đã tổ chức chọc thủng phòng tuyến quân Đức. Sau những trận chiến ác liệt, quân Đức đã thất bại và rút lui khỏi khu vực Mát-xcơ-va. Hồng quân thừa cơ tiến hành truy kích. Trong suốt mùa đông năm 1941, Hồng quân đã tiến hơn 400 km về hướng Tây. Kế hoạch của Hít-le bao vây và chiếm Mát-xcơ-va đã bị phá sản.

Thất bại của Đức phát xít trước thủ đô Mát-xcơ-va đã làm thay đổi thế và lực của cả hai bên, bước đầu thay đổi cục diện chiến tranh, ngay trong năm đầu của cuộc chiến tranh, đây là thất bại đau đớn đầu tiên của quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Thất bại ấy đã đánh tan những huyền thoại về đội quân bách chiến bách thắng của Hít-le.

Thất bại của quân Đức trước Mát-xcơ-va không chỉ chứng tỏ tài năng lãnh đạo của các tướng lĩnh lỗi lạc về quân sự của Liên Xô, mà còn cho thấy tài năng lãnh đạo của đồng chí Sta-lin với tư cách là Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Xô viết. Những năm tháng chiến tranh đã tôi luyện cho Sta-lin những kỹ năng tuyệt vời về nghệ thuật tổ chức quân sự.

Ngày 23 tháng Hai 1942, đồng chí Sta-lin đã báo cáo Quân lệnh số 55 nêu lên kết quả quan trọng sau tám tháng chiến tranh: quân Đức mất ưu thế chúng đã chiếm được trong cuộc tấn công chớp nhoáng vào Liên Xô.

Nhân tố bất ngờ và bí mật, coi như sở trường quân sự của quân đội phát xít Đức, từ nay đã hoàn toàn tiêu tan. Thế là những mâu thuẫn trong những điều kiện tác chiến do việc tấn công bất ngờ của bọn phát xít Đức đã bị thủ tiêu. Bây giờ thắng bại của cuộc chiến tranh sẽ không do nhân tố ngẫu nhiên ấy – tức là sự bất ngờ - quyết định nữa, mà do những nhân tố có tác động thường xuyên quyết định: sự vững vàng của hậu phương, tinh thần của bộ đội, số lượng và chất lượng của các sư đoàn, vũ khí của quân đội, năng lực tổ chức của các cán bộ trong quân đội” (7).

Học thuyết của Sta-lin về sự quan trọng của những nhân tố chiến tranh có tác động thường xuyên, coi như nhân tố quyết định, đã đánh dấu một bước tiến mới của khoa học lý luận Mác – Lê-nin về chiến tranh, về mối liên hệ tổ chức trực tiếp nối liền tiến trình và kết cấu của chiến tranh với trình độ và tính chất phát triển kinh tế và chính trị của một quốc gia, với tư tưởng hệ của quốc gia ấy, với trình độ chuẩn bị và trình độ chuyên môn của cán bộ quốc gia ấy.

Học thuyết của Sta-lin về vai trò của những nhân tố chiến tranh có tác động thường xuyên là học thuyết vô cùng quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Đánh giá được và lợi dụng đúng mực những nhân tố ấy, trong công tác quân sự và tổ chức, sẽ cho phép ta tập trung chú ý chủ yếu vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản, do đó mà quyết định vận mạng cuộc chiến tranh.

Đồng chí Sta-lin lại chú trọng đặc biệt làm cho các chiến sĩ và sĩ quan học tập tinh thông nghệ thuật quân sự. Trong mệnh lệnh ngày mồng 1 tháng Năm 1942, Sta-lin cho rằng Hồng quân có đủ mọi thứ cần thiết để đánh bại quân thù và quét sạch chúng ra khỏi Tổ quốc Xô viết:

Hồng quân chỉ thiếu có một điều, tức là biết tận dụng mọi vũ khí tối tân mà Tổ quốc chúng ta đã giao vào tay họ để đánh quân xâm lược. Cho nên nhiệm vụ của Hồng quân, của các chiến sĩ, các chiến sĩ giao liên, pháo binh, móc-chi-ê, chiến xa, phi công và kỵ binh là phải học tập nghệ thuật quân sự, học tập kiên quyết, nghiên cứu tinh thông cách vận dụng vũ khí của mình, làm chủ chuyên môn của mình để có thể đánh kẻ thù cho thật chắc tay. Chỉ có như thế, mới có thể học được nghệ thuật chiến thắng quân thù” (8).

Và trong cả thời gian sau đó, suốt trong thời gian chiến tranh, đồng chí Sta-lin vẫn còn nhấn mạnh vào sự cần thiết phải học tập quân sự tinh thông hơn nữa, phải bồi dưỡng trí thức và học tập sử dụng các vũ khí, nắm vững nghệ thuật cầm binh, chiến thắng quân thù theo đúng các quy tắc của khoa học quân sự tối tân. Căn cứ theo những chỉ thị ấy, Hồng quân đã kiên nhẫn và quyết tâm học tập nắm vững khoa học tác chiến và nghệ thuật đánh quân thù.

 Hè năm 1942, tranh thủ khi mặt trận thứ hai ở Châu Âu chưa có, quân Đức đã ném lực lượng quân hậu bị, cả số quân đồng minh vào mặt trận Xô – Đức và tập trung vào hướng Tây-Nam một số lượng lớn quân đội.

Đồng chí Sta-lin đã dự báo về một đòn nghi binh của Bộ tư lệnh Đức, mục tiêu của Đức không phải là các miền dầu hỏa Gờ-rô-dờ-nư (Grozny) và Ba-ku. Quả thực, như đồng chí Sta-lin nói, - mục tiêu chính của phát xít Đức là tràn vào Mát-xcơ-va, từ phía Đông, cắt rời thủ đô khỏi hầu phương nằm giữa khoảng sông Vôn-ga và núi U-ran, để sau đó tiến thẳng vào Mát-xcơ-va và kết thúc chiến tranh trong năm 1942.

Theo lệnh của vị Tổng tư lệnh tối cao của Tổ quốc, đồng chí Sta-lin, các lực lượng vũ trang Liên Xô chặn đường quân địch ở phía Bắc, ở hậu phương Mát-xcơ-va. Đến trung tuần tháng Bảy 1942, quân Đức mở cuộc tấn công vào Sta-lin-gờ-rat, hy vọng sẽ làm tan rã phòng tuyến quân đội Xô viết, rồi tiếp tục tiến theo sông Vôn-ga, về phía Bắc, tràn vào thủ đô Mát-xcơ-va. Đồng chí Sta-lin ra mệnh lệnh phải bảo vệ bằng được Sta-lin-gờ-rat. Ngày 5 tháng Mười 1942, Sta-lin ra lệnh cho tư lệnh mặt trận Sta-lin-gờ-rat: “Tôi ra lệnh cho đồng chí nhất định phải dùng hết mọi biện pháp cần thiết để bảo cho bằng được Sta-lin-gờ-rat. Sta-lin-gờ-rat không được để lọt vào tay quân thù” (9).

Trận chiến vĩ đại lừng danh trong lịch sử - trận Sta-lin-gờ-rat, đã diễn ra. Hồng quân đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ thành phố mang tên đồng chí Sta-lin, bên bờ sông Vôn-ga. Chính trong trận chiến ấy người ta thấy “sống lại” những truyền thống chiến đấu oanh liệt của thiên anh hùng ca Tờ-xa-rít-xưn (1918). Giữa lúc chiến tranh đang diễn ra ngày một quyết liệt, các tướng lĩnh và các nhà tổ chức chính trị của mặt trận Sta-lin-gờ-rat đã gửi đến đồng chí Sta-lin một bức thư. Mỗi một lời trong lá thư vang lên lời thề: “Đứng trước những là cờ chiến đấu của chúng ta, trước mặt toàn thể đất nước Xô viết, chúng tôi xin thề sẽ không làm nhơ bẩn danh dự của vũ khí Nga, chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến cùng. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, ông cha chúng tôi đã chiến thắng trong trận Tờ-xa-rít-xưn; dưới sự lãnh đạo của đồng chí, ngày nay nữa, chúng tôi sẽ thắng trong trận Sta-lin-gờ-rat!” (10).

Giữa lúc quân thù đang thọc vào Sta-lin-gờ-rat và dãy núi ở miền Cáp-ca-dơ, Liên Xô tiếp tục tiến hành lễ kỷ niệm lần thứ 25 cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Ngày 6 tháng Mười một 1942, trong phiên họp long trọng của Xô viết Mát-xcơ-va, đồng chí Sta-lin đã đọc báo cáo.

Đồng chí nhận xét về các hoạt động của các cơ quan Chính phủ và các cơ quan Đảng trong năm vừa qua, về công tác hòa bình trong hậu phương, về tổ chức hậu phương vững vàng hỗ trợ cho tiền tuyến và về những cuộc tác chiến phòng ngự - tiến công do Hồng quân đã thực hiện.

Trong khi quy định rõ công tác tổ chức ở hậu phương, đồng chí Sta-lin nói ngay từ hồi đầu chiến tranh, đó là sự nghiệp vĩ đại, đầy khó khăn và phức tạp như trực tiếp chiến đấu trên mặt trận. Nhân dân Xô viết đã hoàn thành việc di chuyển các nhà máy công nghiệp quân sự và công nghiệp bình thường về các vùng phía Đông để tổ chức lại và triệt để cải thiện công việc tiến hành của các xí nghiệp phục vụ tiền tuyến.

Phải nói ngay rằng, - đồng chí Sta-lin kết luận, - nước ta chưa hề bao giờ có một hậu phương mạnh mẽ và được tổ chức đầy đủ đến như thế” (11).

Nói về những thắng lợi chiến thuật quan trọng mà quân Đức đạt được trong mùa hạ 1942, đồng chí Sta-lin đã giải thích là do còn thiếu mặt trận thứ hai ở châu Âu, cho nên quân thù mới có thể nắm được ưu thế lớn về số lượng để tiến về phía Tây – Nam.

Xét vấn đề mặt trận thứ hai ở châu Âu về phương diện lịch sử, đồng chí Sta-lin liệt kê ra những con số đặc sắc như là: trong đại chiến thế giới thứ nhất, nước Đức phải đánh trên hai mặt trận, đã huy động 127 sư đoàn quân Đức và đồng minh để chống Nga. Trong cuộc chiến tranh hiện nay, Đức chỉ đánh trên một mặt trận, đã phải ném vào mặt trận Xô – Đức đến 240 sư đoàn, tức là gần gấp đôi chiến tranh thế giới thứ nhất.

Tự hào vì những thành công mà Liên Xô đã đạt được trước mắt, đồng chí Sta-lin phát biểu:

Tôi nghĩ không có một nước nào, một đội quân nào lại có thể đương đầu được với một sự tấn công như thế của bè lũ phát xít Đức hùng hổ và đồng minh của chúng. Chỉ có Liên Xô và Hồng quân của chúng ta mới đủ khả năng đương đầu với một cuộc tấn công chừng ấy. không những đương đầu mà còn thắng nữa là khác” (12).

Đồng chí Sta-lin đã ủy thác cho Hồng quân nhiệm vụ không được để cho quân thù tiến thêm nữa, mà phải kiên cường phòng thủ, kiên quyết chống trả quân xâm lược.

Hồng quân và toàn thể nhân dân Xô viết đã hân hoan chào đón bản báo cáo đó. Hàng triệu công nhân và nông dân nông trường đã tăng gia chế tạo vũ khí phục vụ cho tiền tuyến, cũng như là sản xuất lương thực cho bộ đội. Theo sáng kiến của quần chúng nam nữ nông dân ở các nông trường Tam-bôp (Tambov), một phong trào lớn mạnh đã được phát động quyên góp tiền ủng hộ Hồng quân.

Ngày 7 tháng Mười một 1942, Quân lệnh của Ủy viên Nhân dân Bộ quốc phòng – đồng chí Sta-lin- được ban bố đã làm toàn thể công dân Xô viết tràn trề những niềm vui và lòng tin tưởng vào thắng lợi vĩ đại của mình. “Quân thù đã một lần nếm những đòn mãnh liệt của Hồng quân trước Rô-stôp, trước Mát-xcơ-va, trước Tích-vin. Ngày mà quân thù sẽ được nếm thêm nhiều đòn mãnh liệt mới của Hồng quân sẽ không còn xa nữa. Và hân hoan sẽ đến lượt chúng ta!” (13).

Thất bại của quân Đức trước Sta-lin-gờ-rat là một minh chứng cho những lời nói ấy của đồng chí Sta-lin.

Vị Tổng tư lệnh tối cao của Tổ quốc – mà binh sĩ Xô viết khi ra trận không thể không nhắc đến tên tuổi – nhà lãnh đạo đã dự đoán được các xu hướng phát triển của các sự kiện lịch sử, đã tận dụng nó trong việc phát triển các bước đi tiếp theo của cuộc chiến tranh vĩ đại ấy.

Ngày 19 tháng Mười một 1942, Sta-lin chỉ đạo cho quân đội Xô viết tấn công ngoại vi Sta-lin-gờ-rat. Cuộc tấn công đánh vào hai bên sườn, rồi đánh vào sau lưng quân Đức. Kế hoạch chiến lược chủ trương tấn công hai bên sườn ấy đã đảm bảo một thắng lợi thuyết phục của Hồng quân. Trong một thời gian ngắn, quân đội Xô viết đã bao vây một đạo quân Đức lên đến 30 vạn người trong khu vực Sta-lin-gờ-rat, tiêu diệt một bộ phận và bắt sống nhiều tù binh.

Đó là trận thắng xuất sắc nhất trong cuộc chiến tranh quy mô lớn. Trận Sta-lin-gờ-rat trở thành một minh chứng lẫy lừng về nghệ thuật quân sự và nêu lên một ví dụ mới về sự hoàn thiện của khoa học quân sự Xô viết tiên phong. Thắng lợi lịch sử ấy, là bước thành công rực rỡ của chiến lược và chiến thuật quân sự của Sta-lin, người đã đoán được những dự định và lợi dụng các nhược điểm chiến lược của quân Đức để đánh bại chúng.

Sta-lin nói: “Sta-lin-gờ-rat đã đánh dấu bước suy tàn của quân đội phát xít Đức. Sau trận Sta-lin-gờ-rat, quân Đức sẽ không còn đủ sức gượng dậy được nữa” (14).

Sau khi giành được quyền chủ động trong trận Sta-lin-gờ-rat, quân đội Xô viết thừa thắng tiếp tục tấn công. Quân thù ngày càng bị dồn ra khỏi từng tấc đất Tổ quốc Xô viết.

Trong quân lệnh ngày 23 tháng Hai 1943, đồng chí Sta-lin đã nêu lên những thành công của quân đội Liên Xô và sự anh dũng lao động quên mình của các công dân Xô viết, Người nói: “Nhân dân chúng ta sẽ nhớ mãi mãi kỷ niệm về cuộc phòng thủ anh dũng Sê-pa-stô-pôn(Seavastopol) và O-det-xa (Odessa), những trận ác liệt trước Mát-xcơ-va và trên những dãy Cáp-ca-dơ trong vùng Rơ-giep và trước Le-nin-gờ-rat, cũng như chiến dịch Sta-lin-gờ-rat vĩ đại - chưa từng có trong lịch sử chiến tranh. Trong các trận đánh vĩ đại ấy, các chiến sĩ và cán bộ tổ chức chính trị anh dũng của chúng ta đã phủ lá cờ của mình bằng một vinh quang bất diệt và xây dựng cơ sở vững chắc cho cuộc thắng lợi của Hồng quân trước các đội quân phát xít Đức” (15).

Bên cạnh những khen ngợi, Tổng tư lệnh còn cảnh báo các binh sĩ và sĩ quan Xô viết: không vì những thắng lợi mà hoa mắt, nuôi quá nhiều ảo vọng. Đồng chí Sta-lin dặn dò họ hãy nhớ lấy lời di huấn của Lê-nin vĩ đại:

Thứ nhất, đừng vì thắng lợi mà mê say, đừng tự kiêu; thứ hai, củng cố thắng lợi; thứ ba, tiêu diệt quân thù” (16).

Sau chiến dịch tấn công mùa đông 1942-1943, quân đội Xô viết không những làm cho những thắng lợi chiến thuật quân địch đạt được mùa hạ 1942 tiêu tan mà còn bắt đầu giải phóng những vùng Đức đã xâm chiếm từ ngày đầu chiến tranh.

Chính phủ Xô viết sau khi nhận thấy những đóng góp to lớn của đồng chí Sta-lin, nên ngày 6 tháng Ba 1943, chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô – đồng chí Ka-li-nin đã quyết định bổ nhiệm chức vụ Nguyên soái cho đồng chí Sta-lin.

Mặc dầu bị những thất bại và tổn hại nặng nề, mùa hạ 1943, quân Đức lại tiếp tục tổ chức cuộc tấn công mới. Quân Đức toan tấn công từ hai mặt – vùng O-ren (Orel) và Bi-en-gô-rốt (Belgorod) – hòng bao vây tiêu diệt quân đội Xô viết tập trung tại địa thế vòng cung Kục-skờ (Kursk) để sau đó tiếp tục tiến đánh Mát-xcơ-va.

Ngày 2 tháng Bảy, đồng chí Sta-lin báo cho tư lệnh khu Ô-ren - Kục-skờ và Bi-en-gô-rốt để đề phòng một cuộc tấn công bất ngờ của quân Đức trong khoảng từ ngày 3 đến 6 tháng Bảy. Ngày 5 tháng Bảy, quân Đức bắt đầu tấn công khu vực Ô-ren - Kục-skờ và Bi-en-gô-rốt, chúng đã vấp phải một sức kháng cự quyết liệt. Kế hoạch tấn công của Đức đã bị thất bại. Lực lượng phòng vệ của quân đội Xô viết đã chứng tỏ mạnh hơn kẻ thù.

Từ trận chiến thắng vòng cung Kục-skờ trở đi, sau khi tiêu hao và tiêu diệt được hầu hết các sư đoàn tinh nhuệ của phát xít Đức, quân đội Xô viết đã đánh vỡ phòng tuyến địch và chuyển sang thế phản công.

Ngày 24 tháng Bảy, vị Tổng tư lệnh tối cao, Nguyên soái Liên Xô – Sta-lin – trong dịp tiêu diệt hoàn toàn được thế công của quân Đức, đã ban hành quân lệnh. Trong đó, Sta-lin thông báo về kế hoạch tấn công của phát xít Đức đã bị thất bại và “như thế là câu chuyện hoang đường cho rằng, trong mùa hè, quân Đức bao giờ cũng thắng và quân đội Xô viết thì – như người ta nói – buộc phải rút lui, câu chuyện ấy đã tiêu tan” (17).

Quân đội Xô viết tiếp tục phản công và giành lấy những thắng lợi. Ngày 5 tháng Tám, thu hồi được các thành phố Ô-ren và Bi-en-gô-rốt. Trong một quân lệnh đặc biệt, đồng chí Sta-lin đã báo tin thắng trận ấy đến toàn thể công dân Xô viết. Tại Mát-xcơ-va, người ta bắn pháo hoa rền trời chào mừng quân đội anh dũng vừa giải phóng O-ren và Bi-en-gô-rốt. Từ đó, những loạt đại bác của Mát-xcơ-va đã thành tục lệ báo tin thắng trận trong thời chiến.

Thất bại của quân Đức trước Kục-skờ đã có ý nghĩa quan trọng quyết định bước phát triển sau này của chiến tranh. Đồng chí Sta-lin nói: “Nếu trận Sta-lin-gờ-rat báo hiệu cho sự suy tàn của đạo quân phát xít Đức, thì trận Kục-skờ lại đặt quân đội Đức trước họa diệt vong” (18).

Ngày 6 tháng Mười một năm 1943, Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô – đồng chí Ka-li-nin quyết định trao tặng đồng chí Sta-lin Huân chương Xu-vô-rốp hạng nhất vì những công tác lãnh đạo Hồng quân đúng đắn trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống quân xâm lược Đức.

Cuộc tấn công năm 1943 của quân đội Xô viết đã được dân quân du kích giúp đỡ hết sức đắc lực. Những lời kêu gọi của đồng chí Sta-lin – “nhóm lên trong nhân dân ngọn lửa của phong trào du kích ở sau lưng địch, phá hủy hậu phương của địch, diệt trừ quân phát xít Đức vô lại” (19) – đã phát động một phong trào du kích rộng lớn. Ở sau lưng địch, quân du kích hoạt động quyết liệt, phá hủy giao thông tiêu hao sinh lực địch. Sta-lin đã trực tiếp chỉ đạo phong trào du kích, triệu tập các chỉ huy đội du kích trong các cuộc hội nghị ở Mát-xcơ-va.

Trong bản báo cáo đọc tại phiên họp long trọng của Hội nghị Xô viết Mát-xcơ-va, ngày 6 tháng Mười một 1943, đồng chí Sta-lin đã vạch rõ những thắng lợi lịch sử do nhân dân Xô viết và Hồng quân đã giành được.

Năm 1943, là “một chuyển hướng trong cuộc chiến tranh giải phóng Tổ quốc” (20), như lời đồng chí Sta-lin đã nói:

Những kết quả và ảnh hưởng của những thắng lợi của Hồng quân đã vượt xa phạm vi của mặt trận Xô – Đức; nó đã thay đổi tất cả bước tiến trình sau này của cuộc chiến tranh thế giới và đã có một ý nghĩa quốc tế vĩ đại” (21).

Những thắng lợi của quân đội Xô viết đã góp phần củng cố địa vị quốc tế của Liên Xô. Năm 1943, đánh dấu một chuyển hướng không những trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân Liên Xô, mà còn toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới. Cuộc tấn công của Hồng quân năm 1943, đã được sự trợ giúp của quân đồng minh tác chiến ở Bắc Phi, ở Ý, cùng với sự trợ lực của không quân đồng minh oanh tạc các trung tâm công nghiệp chiến tranh của Đức. Đồng minh chính của Đức là Ý phát xít, sau đó ít lâu cũng thảm bại hoàn toàn về quân sự và chính trị, nên đến tháng Chín 1943 thì đầu hàng không điều kiện. Đó là một sự tổn hại nghiêm trọng cho phe trục phát xít của Hít-le.

Chính sách đối ngoại của đồng chí Sta-lin đã làm thất bại những mưu toan của quân thù hòng gây chia rẽ và xung đột giữa các cường quốc trong khối Đồng minh đang liên kết nhau nhằm tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức. Trong cuộc hội nghị giữa các lãnh tụ của ba cường quốc đồng minh, họp tháng Mười một 1943, ở Tê-hê-ran (I-ran), đồng chí Sta-lin đã hội đàm với Tổng thống Mỹ và thủ tướng Anh, một bản tuyên bố hành động chung trong cuộc chiến tranh chống Đức và hợp tác giữa ba cường quốc sau cuộc chiến tranh đã được thông qua.

Năm 1943 cũng đánh dấu một chuyển hướng trong công tác hậu phương Xô viết. Nền kinh tế chiến tranh của Liên Xô, do công lao của nhân dân tạo ra, được tổ chức theo một nhịp nhanh chóng hơn để đảm bảo cung cấp đầy đủ các vũ khí cho quân đội Xô viết nhằm đảm bảo sự vượt trội của vũ khí Xô viết hơn Đức về cả số lượng và chất lượng. Căn cứ theo mệnh lệnh trực tiếp của đồng chí Sta-lin, những nhà thiết kế Xô viết đã phải công tác cực lực để cải tiến các vũ khí và chế tạo vũ khí mới.

Trong những năm chiến tranh, Liên Xô chiến đấu, nhưng cũng không ngừng kiến thiết Đất nước. Công cuộc kiến thiết các xí nghiệp, công nghiệp hầm mỏ, lò đúc sắt, trung tâm phát điện tiến hành không ngừng nghỉ. Những nhà máy kim khí mới bắt đầu chạy ở Chê-li-a-bin-sk (Chelyabinsk), U-dờ-bê-ki-stan (Uzbekistan); những lò đúc sắt ở Ta-ghin (Tagil), Ma-nhi-tô-goc-sk (Magnitogorsk),… Một nhà máy mới sản xuất nhôm đã bắt đầu vận hành ở Sta-lin-sk. Những trung tâm phát điện được dựng lên khai thác ở ở Chê-li-a-bin-sk, Sta-lin-sk, …

Đồng chí Sta-lin cổ vũ tinh thần các nhân viên xí nghiệp đề cao năng suất hơn nữa để kiến thiết và làm cho các xí nghiệp mới chạy đều. Tháng Mười hai 1943, đồng chí Sta-lin khen ngợi các nhà kiến thiết và công nhân kim khí của xưởng liên hợp Ma-nhi-tô-goc-sk, trong một thời hạn tối thiểu chưa bao giờ thấy, và mặc dầu những điều kiện khó khăn của thời chiến, đã xây dựng được một lò đúc sắt rất mạnh. Cũng trong thời kỳ ấy, đồng chí Sta-lin đã chú ý khen ngợi các công nhân nhà máy kim khí E-na-ki-ê-vô (Yenakiyevo). Đồng chí nói: công tác của công nhân ấy là một bằng chứng chứng tỏ rằng “nhiệm vụ gay go chấn hưng công nghiệp và thủ tiêu các tai hại do cuộc chiếm đóng dã man của quân Đức gây ra, vẫn có thể thực hiện trong một thời gian ngắn” (22).

Đồng chí Sta-lin chú trọng đặc biệt đến công tác phục hồi kinh tế quốc dân trong những vùng được quân đội Xô viết giải phóng. Tháng Tám 1943, theo lời đề nghị của Sta-lin, Hội đồng Ủy viên Nhân dân và Trung ương Đảng Cộng sản (B) Liên Xô ra nghị quyết về những “Biện pháp khẩn thiết để phục hồi kinh tế trong các vùng được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của quân Đức”.

Nhân dân Xô viết ủng hộ nhiệt tình đối với Hồng quân. Các công tác đầy hy sinh gian khổ của những công dân Xô viết ở hậu phương, những công lao đóng góp của giai cấp công nhân, nông dân nông trường và các trí thức Xô viết trong chiến tranh, đồng chí Sta-lin coi đó là những chiến công vĩ đại trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuộc chiến tranh tự vệ này, tình hữu nghị giữa các dân tộc Xô viết ngày càng thêm thắm thiết. Tất cả các dân tộc trong Liên Xô đều một lòng cùng nhau đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

Đầu năm 1944, theo lời đề nghị của đồng chí Sta-lin, Xô viết tối cao Liên Xô quyết định cải tổ những bộ Ủy viên Nhân dân Quốc phòng và Ngoại giao, đổi những bộ Cộng hòa liên bang và lập những bộ Ủy nhân viên Nhân dân Quốc phòng và bộ Ủy viên Nhân dân Ngoại giao trong các Cộng hòa liên bang.

Những nghị quyết đó đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc ở Liên Xô, một tiến bộ mới của chính sách dân tộc Lê-nin – Sta-lin vẫn chủ trương làm cho tất cả các dân tộc trong Liên Xô có điều kiện thuận lợi phát triển Quốc gia dân tộc của họ.

Năm 1944 là một năm thắng lợi quyết định của quân đội Liên Xô. Thi hành kế hoạch chiến lược của đồng chí Sta-lin, quân đội Xô viết liên tiếp mở mười cuộc tấn công mãnh liệt vào quân đội Đức. Đồng chí Sta-lin đã vạch rõ những cuộc tấn công ấy trong bản báo cáo về dịp kỷ niệm lần thứ 27 Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười. Sau những trận tấn công ấy, những vùng bị quân xâm lược Đức tạm chiếm đóng, đều được giải phóng. Kẻ thù bị quét sạch khỏi mảnh đất Tổ quốc, kể từ đây chiến tranh không còn nằm trên lãnh thổ Liên Xô nữa.

Ngày 20 tháng Sáu 1944, Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Xô viết Mát-xcơ-va, nhân danh Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô – đồng chí Ka-li-nin đã gắn Huân chương “Bảo vệ Mát-xcơ-va” đầu tiên cho Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, Tổng tư lệnh tối cao, Nguyên soái Liên Xô – Sta-lin, vì đồng chí đã có những đóng góp to lớn trong việc chỉ huy phòng thủ anh dũng thủ đô Mát-xcơ-va và đánh bại quân Đức trên hướng tiến đến thủ đô.

Vì những công trạng to lớn của đồng chí Sta-lin trong công cuộc tổ chức và chỉ huy các cuộc tấn công của Hồng quân, gây những thất bại cho quân Đức, làm cho tình hình mặt trận chiến tranh thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Hồng quân. Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô, ngày 29 tháng Bảy 1944, đã trao tưởng Sta-lin Huân chương Chiến thắng.

Kế hoạch chiến lược mà Sta-lin áp dụng một cách hiệu quả vào năm 1944 đã mang lại những kết quả chính trị và quân sự to lớn. Trước sự tấn công của quân đội Xô viết, những đồng minh cũ của Đức Hít-le: Ru-ma-ni, Phần Lan, Bun-ga-ri đều hạ súng và bắt đầu quay trở lại đánh Đức. Nước Hung-ga-ri cũng chuẩn bị đầu hàng. Thế là Đức bị hoàn toàn cô lập. Tình hình chiến sự, lúc ấy, chứng tỏ rằng Liên Xô, mặc dầu không nhận được nhiều sự giúp đỡ từ đồng minh, nhưng với khả năng riêng của mình cũng đủ sức chiếm hoàn toàn nước Đức và có khả năng giải phóng nước Pháp nữa. Vì thế nên cựu Thủ tướng Anh – Sớc-sin từ trước vẫn chống việc thành lập mặt trận thứ hai ở châu Âu, lúc đó đã phải tức tốc điều quân xâm nhập vào Tây Âu. Tháng Sáu 1944, đồng minh mở một cuộc đổ bộ quan trọng đưa lực lượng quân sự lên miền Bắc nước Pháp.

Nước Đức Hít-le, như lời dự đoán của đồng chí Sta-lin, sẽ bị chẹt trong gọng kìm của hai mặt trận.

Ngày 6 tháng Mười một 1944, trong bản báo cáo về dịp kỷ niệm lần thứ 27 Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, đồng chí Sta-lin đã nói lên lòng tin tưởng chắc chắn rằng Hồng quân sẽ đánh đuổi được quân thù, làm tròn nghĩa vụ ái quốc và cũng sẽ thi hành đến cùng sứ mạng lịch sử của mình và tiêu diệt con thú dữ phát xít ngay trong sào huyệt của nó, cắm cao ngọn cờ Chiến thắng trên đỉnh Béc-lin.

Nhân dân Xô viết hoan nghênh bài phát biểu của đồng chí Sta-lin, nó cho thấy ngày Chiến thắng chỉ còn là vấn đề thời gian: “Hãy tiến tới Béc-lin!” trở thành khẩu hiệu thúc dục toàn quân, toàn dân dốc sức vào trận cuối.

Thế là đội quân Xô viết mở cuộc tấn công quyết định đánh vào sào huyệt của bè lũ phát xít. Trong một thời gian ngắn, quân đội Xô viết đã giải phóng thủ đô Ba Lan, Vác-sa-va (Warsaw), khỏi tay quân Đức, đã tiến sâu vào nội địa Đông – Phổ. Cuộc tấn công của quân đội Xô viết tiến hành trên toàn mặt trận.

Đầu tháng Hai 1945, ở Crưm đã tiến hành hội nghị quan trọng giữa lãnh tụ ba cường quốc đồng minh – Liên Xô, Anh và Mỹ.

Những quyết định về quân sự và chính trị quan trọng đã được ấn định trước về việc Đức bại trận và tình trạng của nước Đức sau chiến tranh, cùng với các nghị quyết liên quan đến các vấn đề chính trị và kinh tế căn bản của châu Âu, sau khi được giải phóng. Hội nghị lại ấn định toàn bộ về thời hạn, phạm vi và việc phối hợp cuộc tấn công mới và mãnh liệt giữa các lực lượng quân đội phe Đồng minh chống Đức, từ các phía: Đông, Tây, Nam và Bắc. Trong Hội nghị ấy cũng có quyết định về việc Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật.

Chính giữa lúc diễn ra những chiến thắng lịch sử ấy, Liên Xô tiến hành tổ chức kỷ niệm 27 năm ngày thành lập Hồng quân. Trong vòng bốn mươi ngày tấn công, từ tháng Giêng đến tháng Hai 1945, quân đội Xô viết, bằng những hành động kiên quyết và khôn khéo đã đẩy lùi quân địch xa hơn về phía Tây, giải phóng hoàn toàn Ba Lan và một bộ phận lớn đất nước Tiệp Khắc; chiếm toàn bộ phần lớn Đông Phổ và vùng Xi-lê-di (Silesia) của Đức. Trước sức tiến công vũ bão của quân đội Xô viết, Hung-ga-ry, đồng minh cuối cùng ở châu Âu của Hít-le đã tuyên bố đầu hàng.

Những thắng lợi trong cuộc tấn công mùa Đông của Hồng quân đã được đồng chí Sta-lin nhận xét trong quân lệnh ngày 23 tháng Hai 1945, đồng chí Sta-lin nói: “Chiến thắng đã đến nơi rồi!” (23).

Đồng chí nói: Hồng quân đã biết đánh và tiêu diệt được quân thù, theo đúng quy luật của khoa học quân sự hiện đại. “Những tướng lĩnh và sĩ quan Hồng quân đã phối hợp một cách tài tình những trận đánh tập trung lớn lao với vũ khí mãnh liệt với lối thao diễn nhanh chóng, khéo léo” (24).

Hồng quân đã tuân thủ đúng kế hoạch chiến lược, đã đoạt được những cơ sở tác chiến chủ yếu của quân Đức ở miền Nam; chiếm thủ đô Viên của nước Áo; đánh bẹp đội quân Đức bị cô lập ở Đông Phổ; chiếm vùng công nghiệp Xi-lê-di rất quan trọng cho sinh lực của Đức và tiến sát đến Béc-lin. Do đó, Hồng quân đã gây được đầy đủ các điều kiện cần cho một cuộc tấn công cuối cùng và quyết định đối với nước Đức Hít-le.

Lời kêu gọi của đồng chí Sta-lin: “Hãy cắm trên đỉnh Béc-lin lá cờ chiến thắng !” đã khích lệ tinh thần của nhân dân Xô viết tiến tới giành thêm nhiều thành tích mới trong công tác và trên mặt trận.

Một ngày trước ngày tấn công Béc-lin, Sta-lin đã được Chính phủ Liên Xô ủy nhiệm ký Hiệp ước thân thiện, tương trợ và hợp tác sau chiến tranh giữa Liên Xô và Cộng hòa Ba Lan. Trong bài diễn văn đọc ngày 21 tháng Tư 1945, trong khi ký hiệp ước, đồng chí Sta-lin nói:

Những dân tộc yêu chuộng tự do và, trước hết, những dân tộc Slva-vơ, rất thiết tha mong cho hiệp ước này được ký kết, vì họ thấy rõ hiệp ước này nhằm mục đích củng cố mặt trận thống nhất của Liên Hợp quốc chống kẻ thù chung ở châu Âu” (25).

Ngày 2 tháng Năm 1945, đài vô tuyến điện phát thanh truyền khắp thế giới quân lệnh của Tổng tư lệnh Sta-lin gửi cho Hồng quân và Hồng hải quân. Những quân đội Xô viết “đã hoàn toàn đánh bại quân Đức ở Béc-lin, và ngày hôm nay, 2 tháng Năm, đã hoàn toàn chiếm đóng thủ đô nước Đức, - Béc-lin, trung tâm của đế quốc Đức và là cái ổ của quân xâm lược Đức” (26). Hồng quân đã thực hiện đúng những chỉ thị của đồng chí Sta-lin: ngọn cờ chiến thắng đã phấp phới trên đỉnh Béc-lin!

Vận mạng của nước Đức Hít-le đã được quyết định. Ngày 8 tháng Năm 1945, các đại biểu của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Đức đã ký chấp nhận đầu hành không điều kiện. Để kỷ niệm kết quả toàn thắng của Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô viết và sự thất bại hoàn toàn của Đức quốc xã, ngày 9 tháng Năm đã được tuyên bố là Ngày Chiến thắng.

Trong ngày lịch sử ấy, đồng chí Sta-lin đã đọc diễn văn trước máy truyền tin, thông báo đến toàn thể nhân dân (27):

Các đồng chí, các đồng bào, nam và nữ!

Ngày vĩ đại của Chiến thắng đã đến. Nước Đức phát xít bị Hồng quân và quân đội đồng minh của chúng ta đánh quỵ, đã quỳ gối xin hàng và chấp nhận đầu hành vô điều kiện …

… Giờ đây, chúng ta có tất cả những lý lẽ để tuyên bố: ngày lịch sử ấy đã đến, ngày thất bại hoàn toàn của Đức, ngày chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta đối với đế quốc Đức…

… Các đồng bào thân mến, tôi xin mừng đồng bào trong ngày chiến thắng này”.

Nhân dân Xô viết vui mừng trong ngày Chiến thắng. Tất cả những tình cảm của nhân dân Xô viết đều hướng về con người đã dẫn dắt đất nước vượt qua bao nhiêu khó khăn và thử thách của chiến tranh, đã chèo lái con thuyền Xô viết thoát khỏi họa diệt vong; người đã đem hết tất cả ý chí, tinh thần, nghị lực và cả tài sản quý báu nhất cuộc đời mình – con trai Ya-cốp (Yakov) (28) – để chèo lái đất nước mình đi đến những ngày chiến thắng – người ấy chính là đồng chí Sta-lin !!!

Công lao của đồng chí Sta-lin đối với Tổ quốc Xô viết, chính là ở chỗ, đồng chí đã biết tuyển chọn, đào tạo và đề bạt một số lớn những cán bộ lãnh đạo quân sự mới, những cán bộ ấy đã được thử thách với tất cả những trách nhiệm năng nề trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại chống bè lũ phát xít Đức và đồng bọn. Đó là những nhân vật: Bun-ga-nin (Bulganin), Vat-xi-lep-ski (Vasilevsky), Ko-nep (Konev), Gô-vô-rốp (Govorov), Giu-cốp, Va-tu-tin, Chec-ni-a-khop-ski (Chernyakhovsky), An-tô-nôp (Antonov), Sô-ko-lop-ski (Sokolovsky), Me-ret-skop (Meretskov), Ro-kot-xop-ski (Rokossovsky), Ma-li-nôp-ski (Malinovsky), Vo-rô-nôp (Voronov), Ton-bu-khin (Tolbukhin), I-a-kop-lep (Yakovlev), Ma-li-nin (Malinin), Ga-lit-ski (Galitsky), Tờr-phi-men-ko (Trofimenko), Goc-ba-tôp (), Sơte-men-ko (Shtemenko), Ku-rat-xop (Kurasov), Vec-si-nin (Vershinin), Go-lo-va-nop (Golovanov), Phe-đo-ren-ko (Fedorenko), Rư-ban -ko (Rybalko), Bốc-đa-nop (Bogdanov), Ka-tu-kop (Katukov), Le-lu-sen-ko (Lelyushenko) và nhiều người khác nữa.

Ngày 23 tháng Năm, Chính phủ Liên Xô tổ chức tại điện Crem-li một bữa tiệc chiêu đãi các vị tổng chỉ huy Hồng quân và các vị nguyên soái.

Trong bài diễn văn của mình, đồng chí Sta-lin đã nêu công lao của nhân dân Xô viết trong Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, và trước hết là nhân dân Nga, dân tộc xuất sắc nhất trong tất cả các dân tộc hợp thành nhân dân Xô viết. Cuộc chiến tranh này, đồng chí Sta-lin nói, đã làm cho nhân dân Nga được tất cả mọi dân tộc nhìn nhận là lực lượng lãnh đạo của Liên Xô. Đồng chí Sta-lin nâng cốc chúc mừng nhân dân Nga, không phải vì nhân dân ấy đóng vai trò lãnh đạo, mà vì nhân dân Nga có một trí tuệ minh mẫn, đức tính cương nghị, không chút nóng nảy hấp tấp và một tinh thần nhẫn nại chín chắn biết suy nghĩ. Sự tín nhiệm vô bờ bến của nhân dân Nga đối với chính phủ Liên Xô, lòng tin tưởng vào sự chính sách đúng đắn của Chính phủ và sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân đối với Chính phủ và Đảng Bôn-sê-vích, - đồng chí Sta-lin nói, đó là “lực lượng quyết định ấy đã đưa lại thắng lợi lịch sử trong cuộc chiến đấu chống quân thù của nhân loại, tức là chủ nghĩa phát xít” (29).

Ngày 24 tháng Sáu 1945, tại Quảng Trường Đỏ, các đơn vị của đội quân chiến thắng của Hồng quân và Hồng hải quân và của đơn vị bộ đội bảo vệ Moskva đã tiến hành cuộc đại duyệt binh – cuộc diễu hành Chiến thắng. Chính tại Quảng trường Đỏ, quân đội Liên Xô đã cầm những lá cờ của các quân đoàn và sư đoàn phát xít Đức bị đánh bại, ném xuống trước Lăng Lê-nin, như muốn chứng minh với Lê-nin vĩ đại rằng: Thưa lãnh tụ! chúng tôi đã hoàn thành di nguyện của đồng chí, chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc Xô viết của chúng ta.

Ngày 26 tháng Sáu 1945, Chủ tịch đoàn Xô viết Tối cao Liên Xô đã trao thưởng cho Tổng tư lệnh Sta-lin huân chương Chiến thắng thứ hai vì những công lao của ông trong việc tổ chức quân đội Liên Xô, chỉ huy Hồng quân trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống đội quân xâm lược của bè lũ phát xít Hít-le.

Vị Tổng tư lệnh tối cao của Tổ quốc, Sta-lin, người lãnh đạo Hồng quân trong những ngày tháng gay go bảo vệ trái tim của Tổ quốc – Moskva, người đã chỉ huy một cách nhất quán và can đảm phi thường trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức – đã được trao tặng huy hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lê-nin, cùng với Huân chương Sao Vàng.

Ngày 27 tháng Sáu 1945, vị Tổng tư lệnh tối cao của quân đội nhân dân Xô viết, đồng chí Sta-lin, đã được trao tặng quân hàm cao nhất trong tất cả quân hàm – Đại nguyên soái Liên Xô.

Ngày 16 tháng Bảy 1945, đồng chí Sta-lin đã đến Béc-lin dự Hội nghị Tam cường: Liên Xô, Anh và Mỹ, họp từ ngày 17 tháng Bảy đến ngày 2 tháng Tám. Hội nghị Béc-lin đã thông qua những nghị quyết quan trọng để củng cố những thắng lợi đã thu được và giải quyết vấn đề Đức, Áo và Ba Lan.

Sau khi đã toàn thắng trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức, Liên Xô cần phải nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế bị quân xâm lược tàn phá, xây dựng thêm những công trình mới. Tuy nhiên, Liên bang Xô viết không thể coi sự an toàn của mình là chắc chắn, khi mà vẫn còn một lò lửa chiến tranh khác ở phía Đông. Đế quốc Nhật vẫn còn tồn tại, nhất là khi phát xít Nhật khước từ đề nghị của Mỹ, Anh và Trung Hoa về việc đầu hàng vô điều kiện. Các nước đồng minh đã đề nghị Liên Xô tham gia tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Trung thành với bổn phận của một đồng minh, Chính phủ Xô viết đã nhận lời đề nghị ấy và tuyên chiến với Nhật.

Nhân dân Xô viết tán thành và ủng hộ quyết định ấy của chính phủ, coi đó là quyết định đúng đắn và có khả năng bảo vệ Tổ quốc Xô viết hoàn toàn an toàn, không những từ hướng Tây mà bây giờ là cả hướng Đông, làm cho cuộc chiến tranh thế giới nhanh chóng kết thúc và góp phần khôi phục hòa bình thế giới.

Sáng ngày 9 tháng Tám 1945, quân đội Liên Xô, các hạm đội và Hải quân ở Thái Bình Dương đã tiến hành cuộc tấn công vào quân đội Nhật ở Viễn Đông.

Đạo quân Nhật ở Quan đông của phát xít Nhật đã nhanh chóng bị đánh bại và chấp nhận đầu hàng Hồng quân Liên Xô. Quân đội Xô viết đã giải phóng Mãn Châu, miền Nam Xa-kha-lin, Bắc Triều Tiên và quần đảo Ku-rin.

Sự tham chiến của Liên Xô chống phát xít Nhật, sự chiến thắng nhanh chóng của quân đội Xô viết khi đánh tan một đạo quân hùng mạnh nhất của Nhật đã buộc chúng phải đầu hàng. Ngày 2 tháng Chín 1945, các đại biểu chính trị và quân sự của Nhật ký ở Đông kinh về đầu hàng vô điều kiện.

Trong ngày chiến thắng Nhật Bản, đồng chí Sta-lin đã tuyên bố trước máy phát thanh về tin mừng ấy cho toàn thể nhân dân Xô viết:

Từ nay chúng ta có thể xem rằng, Tổ quốc chúng ta đã được giải thoát khỏi họa xâm lược Đức ở phía Tây và họa xâm lược Nhật ở phía Đông. Đây là hòa bình mà nhân dân toàn thế giới hằng mong mỏi” (30).

Chiến thắng đó, trước hết chính là do chế độ xã hội, chế độ chính trị Xô viết, của chính lực lượng vũ trang Xô viết; chiến thắng đó là nhờ chính sách sáng suốt của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích.

Chính nhờ cuộc Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà nhân dân Xô viết có thể cảm thấy, sự lãnh đạo sáng suốt của vị lãnh tụ, người thầy và người bạn của chúng ta – đồng chí Sta-lin! Chính lòng yêu tha thiết của Người đối với Tổ quốc Xô viết, lòng thiết tha của Người, sự lo lắng không ngừng của Người cho sự phát triển và cường thịnh của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí Sta-lin đã khích lệ nhân dân Xô viết xông ra mặt trận tiêu diệt quân thù, đồng chí đã dẫn dắt họ đi đến những thắng lợi cuối cùng.

Vừa lãnh đạo cuộc chiến đấu của Hồng quân và công cuộc phát triển kinh tế ở hậu phương, đồng chí Sta-lin cũng vừa tiếp tục xây dựng và phát triển khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

Những bài diễn văn và mệnh lệnh của đồng chí Sta-lin đã được họp thành cuốn sách “Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc”, đồng chí Sta-lin đã phát huy khoa học quân sự Xô viết, lý luận về Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô viết, về những chức vụ của Nhà nước và nguồn gốc lực lượng của Nhà nước. Đồng chí Sta-lin đã tổng kết kinh nghiệm về hoạt động của Nhà nước Xô viết trong thời chiến: Người vạch rõ những đường lối để tăng cường thêm lực lượng về kinh tế và quân sự cho đất nước Xô viết.

Trong bài diễn văn vào dịp kỷ niệm lần thứ 28 Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, đồng chí Sta-lin đã nêu cao sự quan trọng của Đảng bôn-sê-vích, của chế độ xã hội chủ nghĩa, của tình hữu ái giữa các dân tộc trong Liên bang Xô viết và tinh thần ái quốc xã hội chủ nghĩa của các công dân trong sự nghiệp chiến thắng quân xâm lược phát xít.

Trong những ngày chiến tranh giải phóng Tổ quốc, Đảng, đối với chúng ta, là người cổ vũ, người tổ chức cuộc đấu tranh của toàn dân chống bọn xâm lược phát xít. Công tác tổ chức Đảng đã hợp nhất và hướng vào mục đích chung: Tất cả mọi sự nổ lực của các công dân Xô viết, bằng cách dốc hết toàn bộ lực lượng và phương tiện của chúng ta vào việc đánh bại quân thù. Trong chiến tranh, Đảng càng xiết chặt hơn nữa sợi dây liên kết nối liền Đảng với nhân dân; Đảng đã liên hệ mật thiết hơn nữa với quảng đạo quần chúng lao động.

Đó là nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước chúng ta” (31).

Nguồn gốc sức mạnh của Liên Xô là chế độ xã hội chủ nghĩa.

Những bài học của chiến tranh đã minh chứng rằng chế độ xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là hình thức tổ chức hoàn thiện nhất cho sự phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước trong những năm hòa bình kiến thiết, mà cũng là hình thức hoàn thiện nhất để động viên tất cả các lực lượng của nhân dân đánh lui quân thù trong thời chiến” (32).

Chế độ xã hội chủ nghĩa, con đẻ của cuộc Cách mạng tháng Mười, đã cho nhân dân và quân đội chúng ta một sức mạnh vĩ đại vô địch!” (33).

Chiến tranh là một cuộc thử thách ghê gớm cho tất cả những lực lượng vật chất và tinh thần của đất nước Xô viết, một sự kiểm nghiệm sự vững vàng và sinh lực của đất nước Xô viết.

Nhà nước Xô viết đã vinh dự chịu đựng được thử thách ấy, và đã chiến thắng một cách kiên cường, mạnh mẽ, vững vàng như lời tuyên bố của đồng chí Sta-lin.

Đồng chí Sta-lin đưa ra nhiều quy nạp và tổng kết mới về vai trò của nền kinh tế của Nhà nước Xô viết. Đồng chí Sta-lin nói: kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh đã xác nhận “cơ sở kinh tế của Nhà nước Xô viết rõ ràng dồi dào sinh lực hơn nền kinh tế của quân thù” (34).

Trong khi nền kinh tế các nước phe trục suy tàn, sa sút trong chiến tranh, thì Liên Xô, không những đã có thể cung cấp đầy đủ cho tiền tuyến các loại vũ khí và đạn dược, mà còn tích góp được những lực lượng dự trữ. Trong ba năm chiến tranh cuối cùng, nền công nghiệp tăng thiết giáp đã chế tạo, trung bình mỗi năm hơn 30.000 xe tăng, pháo tự hành, xe bọc thép; công nghiệp hàng không chế tạo đến 40.000 máy bay; công nghiệp trọng pháo chế tạo gần 120.000 loại pháo đủ các cỡ, gần 450.000 đại liên và trung liên, hơn 3 triệu súng trường và gần 2 triệu tiểu liên, … Về chất lượng, chúng không hề thua kém vũ khí của quân Đức.

Nói về vai trò chiến đấu của những công dân Xô viết chống quân xâm lược phát xít Đức, đồng chí Sta-lin nhấn mạnh vào công lao vĩ đại của nhân dân Xô viết đối với lịch sử nhân loại, đồng chí Sta-lin kết luận: “Do cuộc đấu tranh đầy tinh thần hy sinh của mình, nhân dân Xô viết đã cứu văn minh châu Âu khỏi tay quân côn đồ phát xít” (35).

Đồng chí Sta-lin đã ca ngợi nhân dân Xô viết, tôn vinh họ là dân tộc anh dũng, đủ năng lực làm nên những kỳ tích và chiến thắng những thử thách gian khổ nhất.

Đồng chí Sta-lin nói: một trong những nguồn lực chính yếu của sức mạnh Xô viết, ấy là tình hữu nghị giữa các dân tộc ở nước, tình hữu ái ấy đã chiến thắng tất cả mọi khó khăn và thử thách trong chiến tranh, và càng được tôi luyện cứng rắn hơn nữa, trong cuộc chiến đấu chung của tất cả các công dân Xô viết chống quân xâm lược phát xít. Tình hữu nghị vĩ đại không gì tiêu diệt được của các dân tộc trong đất nước Xô viết được xây dựng trên cơ sở vững chắc của chính sách dân tộc Lê-nin và Sta-lin; nó đã nêu lên một tấm gương có một không hai trong lịch sử về cách giải quyết công bằng vấn đề dân tộc.

Hệ tư tưởng phát xít của Hít-le, - dựa trên chủ nghĩa dân tộc cực đoan và thù hằn chủng tộc – đã thất bại trước tư tưởng hệ Xã hội chủ nghĩa dựa trên sự bình đẳng của tất cả các dân tộc và chủng tộc, trên tình hữu nghị của các nhân dân. Nhân dân Xô viết những đã chiến thắng nước Đức Hít-le về mặt quân sự và kinh tế, mà còn đánh bại nó về mặt chính trị và đạo đức.

Đồng chí Sta-lin đã phát triển lý luận của chủ nghĩa ái quốc Xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa đã trở thành nguồn nội lực cho tất cả mọi sự kỳ tích trong công tác ở hậu phương và mọi kỳ tích ở ngoài mặt trận. Lý luận ấy đã có một ý nghĩa quan trọng rất lớn.

Đồng chí Sta-lin nói: “Lực lượng của chủ nghĩa ái quốc Xã hội chủ nghĩa không dựa trên những thành kiến chủng tộc hay dân tộc, mà dựa trên sự trung thành và tận tuy sâu xa của nhân dân đối với Tổ quốc Xô viết, trên tinh thần anh em giữa những người lao động và các dân tộc sống trên đất nước ta. Trong chủ nghĩa ái quốc Xã hội chủ nghĩa, được phối hợp nhịp nhàng những truyền thống dân tộc của nhân dân và các quyền lợi thiết tha chung nhất của tất cả những người lao động trong Liên bang Xô viết … Mặt khác, nhân dân Liên Xô đều tôn trọng quyền lợi và độc lập của nhân dân các nước ngoài; luôn luôn họ biểu lộ mong muốn sống cuộc sống hòa bình và thân thiện với các nước láng giềng. Đó chính là chỗ làm sáng tỏ cơ sở của các mối liên hệ ngày càng bền bĩ và phát triển của nước ta với các nhân dân yêu chuộng tự do” (36).

Đồng chí Sta-lin đã phát triển học thuyết khoa học quân sự Liên Xô. Đồng chí đã sáng tạo ra học thuyết về những nhân tố tác động thường xuyên tức là những nhân tố quyết định vận mệnh của chiến tranh; về sự phòng ngự chủ động với các quy luật phản công và tấn công; về việc sử dụng và vận dụng thành thạo khí tài trong điều kiện chiến tranh; về tác dụng của việc tập trung lực lượng lớn tăng thiết giáp và máy bay trong cuộc chiến tranh hiện đại; về pháo binh, coi nó là vũ khí quan trọng hàng đầu. Trong các giai đoạn của Chiến tranh, đồng chí Sta-lin đã tìm ra được những phương hướng và giải pháp hữu hiệu căn cứ trên những đặc điểm của một tình hình nhất định.

Nghệ thuật quân sự của Sta-lin được biểu hiện trong thế phòng vệ cũng như trong tiến công. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Sta-lin, quân đội Xô viết kết hợp vừa phòng ngự chủ động với chuẩn bị phản công, kết hợp giữa tấn công và phòng ngự. Đồng chí Sta-lin đã tổ chức một cách tài tình chiến thuật cơ động mới: tiến hành đột phá đồng thời nhiều mũi xung kích trên trận tuyến của quân địch, khiến cho quân địch không có thời gian tập hợp lực lượng hậu bị để tập trung phản kích; chiến thuật đột phá trận tuyến địch trên nhiều nơi và nhiều lúc khiến địch mất nhiều thời gian và sức lực để điều động quân đội; chiến thuật đột phá hai bên hông địch, đánh bọc hậu, bao vây và tiêu diệt những đơn vị to lớn của địch.

Tinh thần sáng tạo, quan niệm độc đáo đó là đặc điểm của các hoạt động chiến đấu của quân đội Liên Xô, đội quân được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đại Nguyên soái Sta-lin.

"Trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang nói chung, Sta-lin được sự hỗ trợ của trí thông minh bẩm sinh của ông, trực giác phong phú, kinh nghiệm của việc chỉ đạo chính trị, năng khiếu chiến lược. Chiến lược gần gũi với lĩnh vực chính trị quen thuộc của ông, và những vấn đề chiến lược càng có mối liên hệ trực tiếp với những vấn đề chính trị thì ông càng cảm thấy tự tin ở chúng. Trí thông minh và tài năng của ông cho phép ông trong quá trình diễn biến của chiến cuộc nắm vững nghệ thuật tác chiến đến mức khi triệu tập các tư lệnh phương diện quân đến chỗ mình và trong khi đàm đạo với họ về những vấn đề có liên quan đến việc mở các chiến dịch, ông bộc lộ mình như người nắm vững công việc ấy không thua kém gì mà đôi khi còn thành thạo hơn những cán bộ cấp dưới của ông. Hơn nữa, trong một số trường hợp, ông đã tìm ra và gợi ý những cách giải quyết rất hay rất linh hoạt.

... Uy tín của ông hết sức là lớn và bởi vậy, việc bổ nhiệm Sta-lin làm Tổng tư lệnh tối cao được nhân dân và quân đội rất đồng tình... Rõ ràng ông là vị Tổng tư lệnh tối cao rất xứng đáng" (37) - Zhukov, Hồi ký Nhớ lại và suy nghĩ.

Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô được Tổng thống Mỹ, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa kỳ, Ru-dơ-ven (F. Roosevelt) đánh giá cao. Đáng chú ý là bức thư chúc mừng vào tháng 2 năm 1943 nhân dịp kết thúc trận đánh vĩ đại Sta-lingrad:

"Kính gửi ngài Iosif Sta-lin, Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết". Trong lời chúc mừng đó có đoạn viết "Với tư cách là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hợp chủng quốc Hoa kỳ, tôi xin chúc mừng ngài với chiến thắng oanh liệt mà quân đội Ngài ở Sta-lin-gờ-rát đã giành được dưới quyền chỉ huy tối cao của Ngài. Một trăm sáu mươi hai ngày đêm của cuộc chiến đấu mang tính chất sử thi để giành thành phố, cuộc chiến đấu vĩnh viễn vinh danh tên tuổi Ngài cũng như kết quả mang tính chất quyết định mà tất cả những người Mỹ ăn mừng ngày hôm nay, sẽ là một trong những chương tuyệt vời nhất trong cuộc chiến tranh này của các dân tộc đã liên kết lại chống quốc xã và những kẻ mô phỏng nó. Các sĩ quan chỉ huy và các chiến sĩ quân đội Ngài ở ngoài mặt trận, những người nam giới và phụ nữ hỗ trợ cho họ bằng cách lao động quên mình trong các nhà máy và trên đồng ruộng, đã chung lưng không chỉ làm rạng rỡ các chiến binh của đất nước mình mà còn để bằng tấm gương của mình khơi gợi ở tất cả dân tộc liên kết lại lòng quyết tâm mới mẻ đem hết toàn bộ nghị lực để dẫn tới chỗ thất bại hoàn toàn và sự đầu hàng vô điều kiện của kẻ thù chung" (38).

Trong khi đánh giá hoạt động Sta-lin trên cương vị Tổng tư lệnh tối cao, trước hết cần phải thấy rằng ông không chỉ hiểu rõ lịch sử các cuộc chiến tranh và những công trình của các nhà lý luận quân sự nổi tiếng thế giới mà còn nắm vững quan điểm khoa học sâu sắc về bản chất chiến tranh nói chung và chiến tranh đế quốc chủ nghĩa nói riêng. Những am hiểu quy luật của chiến tranh, chủ yếu là chiến tranh thế giới thứ nhất và những quy luật phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, đã cho phép ông nhận rõ về chính sách hoạt động của giai cấp cầm quyền ở đối thủ phát xít, hành động của các tướng lĩnh của chúng, những chiêu trò của các nhà tư tưởng của chúng... Quan điểm khoa học về những điều kiện để chiến thắng một kẻ thù như phát xít Đức đã tạo cho Sta-lin cơ hội hoạch định và áp dụng trên thực tế các biện pháp để giành chính thắng trong cuộc chiến tranh giải phóng 1941-1945 và tái kiến thiết Tổ quốc thời hậu chiến.

Có thể nói, chính trong những năm tháng của cuộc chiến tranh Vệ quốc ác liệt, dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh tối cao – đồng chí Sta-lin, nhân dân và quân đội Xô viết anh hùng đã gặt hái những thắng lợi quan trọng nhất, vinh quang nhất.

Mặc dù Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc, nhưng mối lo toan về nền hòa bình và an ninh thế giới sau Chiến tranh ngày trở nên nghiêm trọng. Đồng chí Sta-lin đã nêu lên cách giải quyết đúng đắn khoa học về vấn đề quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Liên Xô trong những năm chiến tranh và hậu chiến. Đồng chí đã vạch ra một cương lĩnh hành động cụ thể và chính sách cụ thể nhằm tổ chức, phục hồi sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hóa của nhân dân các nước Châu Âu sau khi đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức.

Ngay từ năm 1942, giữa lúc chiến tranh đang khốc liệt nhất, đồng chí Sta-lin đã đề cập đến những nguyên tắc cơ bản cho một cương lĩnh hành động chung của khối liên minh chống Hít-le là: thủ tiêu chính sách chủng tộc bài ngoại, các dân tộc đều bình đẳng và lãnh thổ của họ là bất khả xâm phạm, giải phóng các dân tộc bị áp bức và khôi phục quyền tự chủ của họ, mọi dân tộc đều được quyền tự do tổ chức sinh hoạt của mình và khôi phục các quyền tự do dân chủ.

Trong báo cáo nhân dịp kỷ niệm 27 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, đồng chí Sta-lin nói: “Chiến thắng phát xít Đức, đó là hoàn thành một sự nghiệp lịch sử vĩ đại. Song, chiến thắng chưa phải là có thể bảo đảm cho nhân dân một nền hòa bình vững chắc và an toàn trong tương lai. Vấn đề không phải chỉ là chiến thắng, mà còn phải làm cho không thể xảy ra một cuộc xâm lược mới và một cuộc chiến tranh mới nữa, nếu không được mãi mãi thì chí ít cũng là một thời gian lâu dài” (39).

Nói về sự cần thiết phải giữ an toàn cho thế giới và xây dựng một tổ chức quốc tế, đồng chí Sta-lin nhắc lại rằng những biện pháp Liên Hợp Quốc đưa ra, về phương diện ấy “sẽ có hiệu quả thiết thực nếu các Cường quốc lớn vừa chịu gánh nặng trên vai từ cuộc chiến tranh chống nước Đức Hít-le sẽ tiếp tục hành động nhất trí và hòa hợp. Những biện pháp đó sẽ vô hiệu nếu điều kiện tất yếu kia không được coi trọng” (40).

Đồng thời, muốn giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, nhất thiết phải biến Liên Xô trở thành siêu cường trên thế giới, để bảo vệ hòa bình được một cách lâu dài. Kế hoạch đó đã được Sta-lin đề cập trong bài diễn văn đọc trước hội nghị các cử tri khu vực bỏ phiếu cho Sta-lin ở Mát-xcơ-va.

Ngày 9 tháng Hai 1946, trong bài phát biểu của mình, đồng chí Sta-lin đã chỉ ra những thắng lợi lịch sử của Liên Xô đã đạt được, trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trình bày cương lĩnh nhằm phát triển hơn nữa các lực lượng của xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển. Đồng chí đã nói đến một kế hoạch mới – kế hoạch 5 năm lần thứ tư – nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là khôi phục và vượt mức trước chiến tranh trong công nghiệp và nông nghiệp.

Đồng chí Sta-lin nói đến những kế hoạch trong tương lai, đến một bước phát triển mãnh liệt của nền kinh tế quốc dân trong đất nước Xô viết và nền khoa học xô viết, tạo ra những điều kiện để bảo vệ Tổ quốc, có khả năng đối phó với mọi tình huống, để phát triển liên tục các lực lượng kinh tế và quân sự của Tổ quốc, để phát triển hơn nữa văn hóa và hạnh phúc của nhân dân.

Tháng Hai 1946, nhân dân Xô viết tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Xô viết Tối cao Liên Xô. Khối những đảng viên Cộng sản và những người tiến bộ ngoài Đảng đã đoàn kết chung quanh lãnh tụ Sta-lin chiếm 99,18% số phiếu bầu vào Xô viết liên bang và 99,16% số phiếu bài vào Xô viết dân tộc. Đó là một minh chứng hùng hồn chứng tỏ sự trung thành của nhân dân Xô viết đối với Đảng bôn-sê-vích và chính phủ Xô viết. Nhân dân đã bầu ra những đại biểu trung thành nhất của mình đại diện cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới: Liên Xô trở thành một trong hai siêu cường trên thế giới, là thành trì bảo vệ phong trào giải phóng dân tộc và tiến bộ của nhân loại.

Ghi chú

(1) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, tr.9, Pháp văn, in lần thứ 5, ngoại ngữ, Moskva, 1946

(2) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.12.

(3) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.26

(4) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.26

(5) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.32

(6) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.36

(7) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.39-40

(8) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.53

(9) Sự thật, số 28, ngày 2-2-1944.

(10) Sự thật, số 310, ngày 6-11-1942.

(11) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.58.

(12) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.66.

(13) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.77.

(14) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.108.

(15) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.84-85.

(16) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.90.

(17) Sự thật, số 185, ngày 25 tháng Bảy 1943.

(18) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.109.

(19) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.77.

(20) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.105.

(21) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.116.

(22) Sự thật, số 321, ngày 31 tháng Mười hai 1943.

(23) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.174.

(24) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.173.

(25) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.163.

(26) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.177.

(27) Sự thật, số 106, ngày 3 tháng Năm 1945.

(28) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.185-186.

(29) Yakov Dzhugashvili: Con trai của đồng chí Sta-lin, ông tham gia vào Hồng quân và ra mặt trận từ những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Bị phát xít Đức bắt, ra sức chiêu dụ nhưng không đầu hàng. Ông đã chết trong trại giam của bè lũ phát xít Đức.

(30) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, tr.190, Pháp văn, in lần thứ 5, ngoại ngữ, Moskva, 1946

(31) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.199.

(32) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.114.

(33) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.115.

(34) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.153.

(35) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.153.

(36) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.156.

(37) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.150.

(38) Vladimir Sukhodeev, báo Tổ quốc Xô viết, 2013

(39) Trao đổi thư từ giữa Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô với Tổng thống hoa kỳ và Thủ tướng Anh trong thời kỳ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945, M. 1957, T11, tr.52-53

(40) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.160.

(41) Sta-lin: Về cuộc Chiến tranh vĩ đại của Liên Xô để giải phóng Tổ quốc, sdd, tr.162.