C7.P6. Khởi nghĩa tháng Mười ở Petrograd và bắt Chính phủ lâm thời. Đại hội II các Xô-viết và việc thành lập chính phủ Xô-viết. Những sắc luật của đại hội II các Xô-viết về hòa bình và ruộng đất. Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi. Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

 6. Khởi nghĩa tháng Mười ở Petrograd và bắt Chính phủ lâm thời. Đại hội II các Xô-viết và việc thành lập chính phủ Xô-viết. Những sắc luật của đại hội II các Xô-viết về hòa bình và ruộng đất. Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi.

Những người Bolshevik tích cực chuẩn bị khởi nghĩa. Lenin chỉ rằng : sau khi đã chiếm được đa số trong các Xô-viết công nhân và binh sĩ ở cả hai thành phố Moskva và Petrograd, những người Bolshevik có thể và phải nắm lấy chính quyền trong tay. Tổng kết bước đường đã đi qua, Lenin nhấn mạnh rằng : “Đa số nhân dân ủng hộ chúng ta”. Trong các bài báo và trong các bức thư gửi Ban Chấp hành trung ương và các tổ chức Bolshevik, Lenin vạch ra kế hoạch khởi nghĩa cụ thể: phải sử dụng những đơn vị bộ đội, thủy quân và các đội cận vệ đỏ như thế nào, cần phải chiếm những vị trí quyết định nào ở Petrograd để bảo đảm cho khởi nghĩa thắng lợi, v,v..


Ngày 7 tháng Mười, Lenin bí mật từ Phần-lan về Petrograd. Ngày 10 tháng Mười 1917, có cuộc họp lịch sử của Ban Chấp hành trung ương đảng quyết định bắt đầu khởi nghĩa vũ trang trong những ngày sắp tới. Quyết định lịch sử của Ban Chấp hành trung ương đảng do Lenin thảo ra ghi rằng:


“Ban chấp hành trung ương nhận thấy rằng : tình hình quốc tế của cách mạng Nga (cuộc khởi nghĩa trong hạm đội Đức và biểu hiện cực độ của sự phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa toàn thể giới ở khắp châu Âu, bọn đế quốc đe dọa bóp chết các mạng Nga), cũng như tình hình quân sự (quyết định của giai cấp tư sản Nga và của Kerensky và bè lũ dâng Petrograd cho Đức), cũng như việc đảng vô sản chiếm đa số trong các Xô-viết, tất cả những việc ấy gắn liền với khởi nghĩa của nông dân và việc nhân dân quay lại tín nhiệm đảng ta (cuộc bầu cử ở Moskva đã chứng tỏ điều đó), cuối cùng là việc chuẩn bị vụ Kornilov thứ hai (rút quân đội ra khỏi Petrograd, điều quân Cossack tới, quân Cossack vây thành phố Minsk, vv.), - tất cả những việc ấy làm cho vấn đề khởi nghĩa vũ trang trở thành bức thiết.


Nhận rằng khởi nghĩa vũ trang là điều không thể tránh được và hoàn toàn đã chín muồi, Ban Chấp hành trung ương đảng đề nghị tất cả tổ chức của đảng căn cứ tình hình trên và theo quan điểm ấy mà thảo luận và giải quyết tất cả những vấn đề thực tế (đại hội Xô-viết các tỉnh miền Bắc, việc rút quân đội ra khỏi Petrograd, đấu tranh của nhân dân Moskva và Minsk, v.v.)” (Lenin, tạp XXI, trang 33 ).


Hai ủy viên Ban Chấp hành trung ương Kamenev và Zinoviev đã phản đối và bỏ phiếu chống quyết nghị lịch sử ấy. Cũng như bọn Menshevik, Kamenev và Zinoviev mơ ước một nền cộng hòa đại nghị tư sản và vu khống giai cấp công nhân, khẳng định rằng giai cấp công nhân không có lực lượng để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, rằng giai cấp công nhân chưa đủ sức để nắm chính quyền.


Trong buổi họp ấy, Trotsky tuy không trực tiếp bỏ phiếu chống lại nghị quyết, nhưng lại đề nghị sửa nghị quyết. Trotsky đề nghị không nên bắt đầu khởi nghĩa trước khi đại hội II các Xô-viết khai mạc, như thế có nghĩa là kéo dài công việc khởi nghĩa, làm lộ ngày khởi nghĩa, báo trước cho Chính phủ lâm thời.


Ban Chấp hành trung ương đảng Bolshevik phái đại biểu đến miền Donbass, đến Ural, đến Helsingfors, đến Kronstadt, đến mặt trận Tây Nam, ....., để tổ chức khởi nghĩa ở các tỉnh. Các đồng chí Voroshilov, Molotov, Dzerzhinsky, Ordjonikidze, Kirov, Kaganovich, Kuibyshev, Frunze, Yaroslavsky và nhiều đồng chí khác được đảng đặc biệt giao phó việc lãnh đạo khởi nghĩa ở các địa phương. Ở Shadrinsk miền Ural, đồng chị Zhdanov lãnh đạo công tác trong quân đội. Các phái viên của Trung ương truyền đạt cho những người lãnh đạo các tổ chức Bolshevik địa phương về kế hoạch khởi nghĩa, báo cho họ sẵn sàng giúp đỡ cuộc khởi nghĩa ở Petrograd.


Theo chỉ thị của Trung ương đảng, người ta lập ra một Ủy ban quân sự cách mạng bên cạnh Xô-viết Petrograd, ủy ban ấy trở thành bộ tham mưu hợp pháp của cuộc khởi nghĩa.


Trong thời gian ấy, bọn phản cách mạng cũng vội vàng tập hợp lực lượng. Bọn sĩ quan thành lập tổ chức phản cách mạng gọi là “Hội liên hiệp các sĩ quan”. Đâu đâu, bọn phản cách mạng cũng đặt ra những bộ tham mưu để tổ chức các đoàn quân xung kích. Cuối tháng Mười, phe phản cách mạng có 43 tiểu đoàn xung kích. Chúng đã đặc biệt lập ra những tiểu đoàn gồm những kỵ sĩ Thánh George.


Chính phủ Kerensky nêu ra vấn đề tài chính phủ từ Petrograd về Moskva. Qua đó ta thấy rõ rằng là chúng sửa soạn giao Petrograd cho quán Đức để ngăn ngừa khởi nghĩa ở Petrograd. Công nhân và binh sĩ phản đối, bắt buộc Chính phủ lâm thời phải ở lại Petrograd.


Ngày 16 tháng Mười, Ban Chấp hành trung ương đảng họp hội nghị mở rộng. Tại hội nghị đã cử ra một Trung tâm của đảng để lãnh đạo khởi nghĩa, do đồng chí Stalin đứng đầu. Trung tâm ấy là hạt nhân lãnh đạo của Ủy bay quân sự cách mạng trực thuộc Xô-viết Petrograd, nó đã thực tế lãnh đạo toàn bộ cuộc khởi nghĩa.


Trong hội nghị của Trung ương, Zinoviev và Kamenev lại một lần nữa chống lại chủ trương khởi nghĩa. Sau khi bị phản đối, họ phát biểu công khai trên báo chí chống lại cuộc khởi nghĩa, chống lại đảng. Ngày 18 tháng Mười, tờ báo Menshevik Đời sống mới đăng lời tuyên bố của Zinoviev và Kamenev về việc những người Bolshevik chuẩn bị khởi nghĩa, ý kiến của họ cho rằng khởi nghĩa là một sự phiêu lưu. Như vậy là Zinoviev và Kamenev đã vạch cho quân thù biết nghị quyết của Trung ương đảng về khởi nghĩa, về việc tổ chức khởi nghĩa trong thời gian sắp tới. Đó là một sự phản bội. Về việc này Lenin viết: “Kamenev và Zinoviev đã giao cho Rodzyanko và Kerensky nghị quyết khởi nghĩa vũ trang của Trung ương đảng mình”. Lenin đặt vấn đề khai trừ Zinoviev và Kamenev ra khỏi đảng trước Ban Chấp hành trung ương.


Được bọn phản bội báo trước, kẻ thù của cách mạng lập tức dùng mọi phương sách để ngăn ngừa khởi nghĩa và tiêu diệt đảng Bolshevik, bộ tham mưu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Chính phủ lâm thời họp kín và ấn định phương sách đấu tranh với những người Bolshevik. Ngày 19 tháng Mười, Chính phủ lâm thời hỏa tốc gọi bộ đội ngoài mặt trận về Petrograd. Những đội quân tuần tiễu được tăng viện đi lại luôn luôn trong các phố. Bọn phản cách mạng cũng đã tập trung được những lực lượng đặc biệt lớn ở Moskva. Chính phủ lâm thời đã vạch ra kế hoạch: một ngày trước hôm khai mạc đại hội II các Xô-viết, tấn công và chiếm điện Smolny, trụ sở của Ban Chấp hành trung ương đảng Bolshevik, và đánh tan trung tâm lãnh đạo của những người Bolshevik. Để làm việc đó, người ta đưa đến Petrograd những đội quân mà chính phủ tin tưởng là trung thành.


Nhưng sự tồn tại của Chính phủ lâm thời chỉ còn là vấn đề ngày giờ. Không một lực lượng nào có thể ngăn được bước tiến thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa nữa.


Ngày 21 tháng Mười, những người Bolshevik phái các ủy viên của Ủy ban quân sự cách mạng đến tất cả các đơn vị bộ đội cách mạng. Trước ngày nổ ra khởi nghĩa, các đơn vị quân sự, các xưởng, các nhà máy đã ra sức chuẩn bị chiến đấu. Nhiệm vụ rõ ràng cũng đã giao cho các chiến hạm Rạng đông và Bình minh của tự do.


Trong buổi họp Xô-viết Petrograd, Trotsky đã công khai thông báo thời hạn nổ ra khởi nghĩa, nhanh chóng phe phản cách mạng đã nắm lấy thông tin, đó là một hành động phản bội cách mạng. Để chính phủ Kerensky không thể phá được cuộc khởi nghĩa vũ trang, Trung ương đảng quyết định bắt đầu và tiến hành khởi nghĩa trước thời hạn đã định, một ngày trước khi đại hội II các Xô-viết khai mạc.


Ngày 24 tháng Mười (6 tháng Một), sáng sớm, Kerensky bắt đầu hành động, công bố lệnh đóng cửa báo Con đường của công nhân, cơ quan ngôn luận trung ương của đảng Bolshevik, và phái ô-tô bọc sắt đến tòa soạn và nhà in của tờ báo. Nhưng đến 10 giờ sáng, theo chỉ thị của đồng chí Stalin, cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng đã đánh lui ô-tô bọc sắt và đặt một lực lượng bảo vệ mạnh trước nhà in và tòa soạn báo Con đường của Công nhân, Đến 11 giờ sáng, báo Con đường của công nhân đăng lời kêu gọi lật đổ Chính phủ lâm thời. Đồng thời theo chỉ thị của Trung tâm lãnh đạo khởi nghĩa của đảng, các đơn vị binh sĩ cách mạng và cận vệ đỏ được điều gấp đến Smolny. Khởi nghĩa đã bắt đầu.


Đến 24 tháng Mười, Lenin đến Smolny, trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa. Suốt đêm, các đơn vị quân đội cách mạng và các đội Cận vệ đỏ tấp nập kéo về điện Smolny. Những người Bolshevik phái họ đến trung tâm thủ đô, bao vây Cung điện Mùa Đông, trụ sở của Chính phủ lâm thời.


Ngày 25 tháng Mười (7 tháng Một), đội Cận vệ đỏ và các đội quân cách mạng chiếm các nhà ga, nhà bưu điện, các bộ, nhà ngân hàng quốc gia.


Tiền nghị viện bị giải tán.


Smolny, trụ sở của Xô-viết Petrograd và của Ban Chấp hành trung ương Bolshevik trở thành bộ tham mưu của cách mạng. Từ đó phát ra những lệnh chiến đấu.


Trong những ngày ấy, công nhân Petrograd tỏ ra rằng họ đã qua một trường học tốt dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevik. Những đơn vị quân sự cách mạng được những người Bolshevik chuẩn bị sẵn cho khởi nghĩa, đã thi hành đúng mệnh lệnh chiến đấu và đã chiến đấu sát cánh với đội Cận vệ đỏ. Thủy quân cũng không chịu kém bộ binh. Kronstadt là một pháo đài của đảng Bolshevik, ở đây, đã từ lâu, quyền hành của Chính phủ lâm thời không được thừa nhận nữa. Ngày 25 tháng Mười, chiến hạm Rạng đông mở đầu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cách mạng xã hội chủ nghĩa vĩ đại, bằng tiếng gầm của những phát súng bắn vào Cung điện Mùa Đông.


Ngày tháng Mười (7 tháng Một), bản hiện triệu của những người Bolshevik “Gửi công dân nước Nga” được công bố. Trong bản hiệu triệu đó nói rằng Chính phủ lâm thời tư sản đã bị lật đổ và chính quyền Nhà nước đã chuyển vào tay các Xô-viết.


Chính phủ lâm thời trốn trong Cung điện Mùa Đông do bọn học sinh sĩ quan và các tiểu đoàn xung kích bảo vệ. Đêm ngày 25 rạng ngày 26 tháng Mười, công nhân cách mạng, bộ binh và thủy quân cách mạng xung phong chiếm Cung điện Mùa Đông và bắt Chính phủ lâm thời.


Khởi nghĩa vũ trang ở Petrograd đã thắng lợi.


Đại hội II các Xô-viết khai mạc ở Smolny, ngày 25 tháng Mười (7 tháng Một) 1917, vào 10 giờ 45 đêm, lúc cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Petrograd đang diễn ra ở mức cao nhất và chính quyền ở thủ đô đã thực sự vào tay Xô-viết Petrograd.


Những người Bolshevik đã chiếm tuyệt đại đa số trong đại hội. Bọn Menshevik, phái Bun Do Thái và xã hội chủ nghĩa-cách mạng, phái hữu thấy mình đã hết thời, bèn bỏ đại hội, tuyên bố không tham gia công việc của đại hội. Trong lời tuyên bố của chúng đọc tại đại hội, chúng gọi Cách mạng tháng Mười là một âm mưu quân sự. Đại hội nghiêm khắc vạch mặt bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa-cách mạng, nói rõ rằng đại hội không những không tiếc việc bọn chúng rời khỏi đại hội, trái lại còn mừng nữa, vì sau khi bọn phản bội đi rồi, đại hội sẽ trở thành đại hội cách mạng thực sự của những đại biểu công nhân và binh sĩ.


Đại hội tuyên bố toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết.


Trang bản hiệu triệu của đại hội II các Xô-viết ghi rång :


“Dựa vào ý chí của đại đa số công nhân, binh sĩ và nông dân, dựa vào cuộc khởi nghĩa thắng lợi của công nhân và binh sĩ Petrograd, đại hội nắm chính quyền trong tay mình”.


Đêm 26 tháng Mười (8 tháng Một) 1917, tại hội II các Xô-viết thông qua các lệnh về hòa bình. Đại hội kêu gọi các nước tham chiến lập tức ký kết ngừng bắn ít nhất trong ba tháng để tiến hành đàm phán hòa bình. Kêu gọi các chính phủ và nhân dân các nước tham chiến, đại hội đồng thời cũng kêu gọi “công nhân giác ngộ trong ba quốc gia tiên tiến nhất của nhân loại, ba nước lớn nhất tham dự cuộc chiến tranh hiện tại là Anh, Pháp và Đức”. Đại hội kêu gọi các công nhân ấy giúp đỡ để “đưa sự nghiệp hòa bình đến thắng lợi cuối cùng và đồng thời giải phóng quần chúng lao động và bị bóc lột khỏi mọi ách nô lệ và bóc lột”.


Cũng trong đêm hôm ấy, đại hội II các Xô-viết thông qua sắc lệnh về ruộng đất. Theo sắc lệnh ấy, “quyền tư hữu ruộng đất của bọn địa chủ bị thủ tiêu ngay lập tức không bồi thường” . Luật ruộng đất ấy dựa theo bản ủy nhiệm thư chung của nông dân thảo ra căn cứ vào 242 bản ủy nhiệm thư của nông dân các địa phương. Theo bản ủy nhiệm tư này, quyền tư hữu về ruộng đất bị bãi bỏ vĩnh viễn, thay thế bằng quyền sở hữu toàn dân, quyền sở hữu Nhà nước về ruộng đất. Ruộng đất của địa chủ, của hoàng gia, của nhà thờ, giao cho tất cả những người lao động sử dụng không phải trả tiền.


Theo sắc lệnh ấy, nông dân nhận của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười tất cả trên 150 triệu đề-xi-a-tin ruộng đất mới, những ruộng đất này trước kia do bọn địa chủ, tư sản, hoàng gia, nhà thờ nắm giữ.


Nông dân không còn phải trả địa tô hằng năm cho bọn địa chủ nữa. Số tiền về khoản này tính ra được đến 500 triệu rúp vàng.


Tất cả tài nguyên nằm sâu trong lòng đất (dầu lửa, than, quặng, vv.), rừng và nước trở thành sở hữu của nhân dân


Cuối cùng, đại hội II các Xô-viết toàn Nga thành lập chính phủ Xô-viết đầu tiên, tức là Hội đồng các ủy viên nhân dân. Chính phủ này gồm toàn những người Bolshevik. Lenin được bầu làm chủ tịch của Hội đồng ủy viên nhân dân đầu tiên này.


Đại hội Xô-viết lịch sử lần thứ hai ấy đã kết thúc như thế.


Các đại biểu trở về địa phương của mình phổ biến tin tức về thắng lợi của các Xô-viết ở Petrograd và mở rộng chính quyền Xô-viết ra khắp nước.


Không phải ngay lập tức ở khắp nơi chính quyền đều chuyển vào tay các Xô-viết. Trong lúc chính quyền đã thành lập ở Petrograd, những trận chiến đấu quyết liệt và tàn khốc vẫn còn diễn ra trong nhiều ngày ở các đường phố Moskva. Để chính quyền khỏi lọt vào tay Xô-viết Moskva, các đảng phản cách mạng Menshevik và xã hội chủ nghĩa-cách mạng có bọn bạch vệ và học sinh sĩ quan giúp sức, đã đấu tranh vũ trang chống lại công nhân và binh sĩ. Chỉ sau nhiều ngày, bọn phiến loạn mới bị đánh tan và chính quyền Xô-viết mới lập được ở Moskva.


Ngay ở Petrograd, trong mấy ngày đầu sau khi cách mạng thắng lợi, đã có những âm mưu phản cách mạng định lật đổ chính quyền Xô-viết. Trong khi khởi nghĩa, Kerensky đã trốn khỏi Petrograd ra vùng mặt trận phía Bắc, tập hợp một số quân Cossack dưới quyền chỉ huy của tướng Krasnov, và ngày 10 tháng Một 1917, cho những đội quân ấy tiến về Petrograd. Ngày 11 tháng Một 1917, tổ chức phản cách mạng “Ủy ban cứu quốc và cứu cách mạng” do bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng cầm đầu, xúi giục bọn học sinh sĩ quan nổi loạn ở Petrograd, nhưng bọn phiến loạn đã bị dẹp tan một cách dễ dàng. Chỉ trong vòng một ngày, đến tối 11 tháng Một, thủy binh và cận vệ đỏ đã dẹp tan vụ phiến loạn của học sinh sĩ quan và ngày 13 tháng Một, tướng Krasnov bị đánh bại ở gần vùng Pulkovo. Cũng như trong thời gian khởi nghĩa tháng Mười, Lenin đã đích thân chỉ huy việc dẹp tan các cuộc phiếu loạn chống Xô-viết. Đức quả cảm sắt đá và lòng tin tưởng bình tĩnh vào thắng lợi của Lenin đã cổ vũ và đoàn kết quần chúng. Kẻ thù đã bị đánh bại. Krasnov bị bắt, đã “lấy danh dự thề” không chống lại chính quyền Xô-viết nữa. Với lời “thề danh dự” ấy, y được tha nhưng sau y lại phản lời thề ấy, tiếp tục chống cách mạng. Còn về Kerensky, y cải trang thành phụ nữ để trốn thoát.


Ở Moghilev, trong tổng hành dinh, tướng Dukhonin cũng định tổ chức nổi loạn. Khi chính phi Xô-viết đề nghị Dukhonin đàm phán ngừng chiến ngay lập tức với bộ tư lệnh Đức, Dukhonin không tuân lệnh. Y bị chính quyền Xô-viết cách chức. Tổng hành dinh phản cách mạng bị phá tan, và Dukhonin bị binh sĩ nổi dậy giết chết.


Kamenev, Zinoviev, Rykov, Shlyapnikov một số khác nữa cũng mưu tấn công chính quyền Xô-viết. Họ đòi thành lập một “chính phủ xã hội chủ nghĩa thuần nhất” có bọn Menshevik và bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng vừa bị Cách mạng tháng Mười lật đổ tham gia. Ngày 15 tháng Một, Ban Chấp hành trung ương đảng Bolshevik thông qua nghị quyết bác bỏ việc hợp tác với những đảng phản cách mạng, và tuyên bố Kamenev, Zinoviev là phá hoại cách mạng. Ngày 17 tháng Một, Kamenev, Zinoviev, Rykov, Milyutin không đồng ý với chính sách của đảng, tuyên bố ra khỏi Ban Chấp hành trung ương đảng. Cũng ngày hôm ấy, 17 tháng Một, Nogin nhân danh cá nhân và nhân danh nhóm Rykov, Milyutin, Teodorovich, Shlyapnikov, Ryazanov, Yurenev và Larin tuyên bố không đồng ý với chính sách của Ban Chấp hành trung ương đảng và tuyên bố rút ra khỏi Hội đồng ủy viên nhân dân. Sự đào ngũ của nhóm người hèn nhát ấy làm cho kẻ thù của cách mạng tháng Mười vui sướng. Tất cả giai cấp tư sản và tay sai của chúng vui mừng reo tên là chủ nghĩa Bolshevik sẽ sụp đổ, tiên đoán là đảng Bolshevik sẽ bị tiêu diệt. Những nhóm người đào ngũ ấy không hề làm cho đảng bị dao động chút nào. Trung ương đảng khinh bỉ vạch mặt chúng là bọn đào ngũ cách mạng.


Còn bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng “tả khuynh” thì muốn giữ ảnh hưởng trong quần chúng nông dân có cảm tình với những người Bolshevik, chúng quyết định không gây chuyện với những người Bolshevik, và trong lúc này vẫn duy trì mặt trận thống nhất với những người Bolshevik. Đại hội các Xô-viết nông dân họp vào tháng Một 1917, công nhận tất cả những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười và tất cả các sắc lệnh của chính quyền Xô-viết. Một sự thỏa hiệp được thực hiện với những người xã hội chủ nghĩa cách mạng “tả khuynh”, trong đó có một số tham gia Hội đồng ủy viên nhân dân (Kolegayev, Spiridonova, Proshyan và Steinberg). Nhưng thỏa hiệp ấy chỉ tồn tại đến lúc ký hòa ước Brest-Litovsk và đến lúc thành lập các ủy ban nông dân nghèo, lúc đó trong nông dân có sự phân hóa sâu sắc và bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng “tả khuynh”, càng ngày càng phản ánh quyền lợi của họ phú nông, đã nổi loạn chống lại những người Bolshevik và bị chính quyền Xô-viết dẹp tan.


Từ tháng Mười 1917 đến tháng Giêng, Hai 1918, cách mạng Xô-viết lan ra khắp nước. Trên dãy đất bao la ấy, chính quyền Xô-viết đã lan rộng với một nhịp độ nhanh chóng khiến Lenin gọi là “bước chiến thắng” của chính quyền Xô-viết.


Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại đã thắng lợi.