C7.P5. Âm mưu của tướng Kornilov chống lại cách mạng. Âm mưu bị đập tan. Các Xô - viết Petrograd và Moskva chuyển sang phía những người Bolshevik

 5. Âm mưu của tướng Kornilov chống lại cách mạng. Âm mưu bị đập tan. Các Xô - viết Petrograd và Moskva chuyển sang phía những người Bolshevik


Sau khi đã nắm được toàn bộ chính quyền, giai cấp tư sản bèn chuẩn bị đập tan các Xô-viết lúc ấy đã trở thành bất lực, và xây dựng một nền chuyên chính công khai phản cách mạng. Tên triệu phú Ryabushinsky trắng trợn tuyên bố rằng theo ý hắn, lối thoát của tình hình là “bàn tay xương xấu của thần đói, tình trạng nghèo khổ của nhân dân bóp họng những tên bạn giả dối của nhân dân, tức là các Xô-viết và các Ủy ban dân chủ”. Ngoài mặt trận hoành hành các tòa án quân sự và án tử hình đối với binh sĩ. Ngày 3 tháng Tám 1917, tướng Kornilov đòi thi hành án tử hình cả ở hậu phương.


Ngày 12 tháng Tám, Hội nghị Quốc gia họp ở Nhà hát ở Moskva do Chính phủ lâm thời triệu tập, đề động viên lực lượng của giai cấp tư sản và địa chủ. Dự hội nghị chủ yếu là đại biểu của bọn địa chủ, tư sản, tướng tá, sĩ quan, Cossack. Các Xô-viết thì do bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng thay mặt.


Ngày khai mạc Hội nghị Quốc gia, những người Bolshevik tổ chức ở Moskva một cuộc tổng bãi công bao gồm đại đa số công nhân để phản đối. Đồng thời nhiều thành phố khác cũng nổ ra những cuộc bãi công.


Tên xã hội chủ nghĩa - cách mạng Kerensky, trong bài diễn văn đọc ở hội nghị, dọa sẽ “dùng sắt và máu” để đàn áp tất cả mưu đồ của phong trào cách mạng, kể cả việc nông dân mưu đồ tự ý chiếm ruộng đất của địa chủ.


Tướng phản cách mạng Kornilov đòi toạc ra là phải “bỏ các Ủy ban và các Xô-viết”.


Bọn chủ ngân hàng, chủ nhà buôn lớn, chủ xưởng kéo đến Tổng hành dinh – lúc đó người ta gọi bộ tổng tham mưu như vậy – kéo đến chỗ tướng Kornilov, hứa cho tiền và ủng hộ Kornilov.


Người ta cũng thấy cả đại diện của “đồng minh” tức là của Pháp và Anh đến chỗ tướng Kornilov đòi phải gấp rút tấn công vào cách mạng.


Tình hình dẫn đến âm mưu phản cách mạng của tướng Kornilov.


Âm mưu của Kornilov được chuẩn bị công khai. Để người ta không chú ý đến âm mưu ấy, bọn âm mưu tung tin đồn rằng những người BolshevikPetrograd: đang chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa ngày 27 tháng Tảm, vào dịp kỷ niệm nửa năm cách mạng. Chính phủ lâm thời do Kerensky cầm đầu ra tay đàn áp những người Bolshevik, tăng cường khủng bố đối với đảng vô sản. Đồng thời tướng Kornilov cũng tập hợp bộ đội tiến về Petrograd để tiêu diệt các Xô-viết và lập một chính phủ độc tài quân sự.


Kornilov đã thỏa thuận trước với Kerensky về hành động chống cách mạng của y. Nhưng chính lúc : Kornilov hành động thì Kerensky bỗng nhiên trở mặt, tách rời khỏi đồng minh của mình. Kerensky sợ rằng khi quần chúng nhân dân đứng dậy chống lại âm mưu của Coóc-ni-lốp và đập tan âm mưu ấy, sẽ quét luôn cả chính phủ tư sản của Kerensky, nếu như chính phủ đó ngay từ bây giờ không tách ra khỏi âm mưu phản cách mạng của Kornilov.


Ngày 25 tháng Tám, Kornilov điều quân đoàn ky binh thứ ba đến Petrograd dưới quyền điều khiển của tưởng Krymov và tuyên bố ý định của y là “cứu quốc”. Đáp lại thành động của bọn Kornilov, Ban Chấp hành trung ương đảng Bolshevik kêu gọi công nhân và binh sĩ tích cực vũ trang chống lại bọn phản cách mạng. Công nhân tiến hành vũ trang nhanh chóng và chuẩn bị chống lại. Trong những ngày ấy, số quân của những đội tự vệ đỏ tăng lên gấp bội. Các công đoàn huy động các đoàn viên. Các đơn vị quân đội cách mạng Petrograd sẵn sàng chiến đấu. Quanh Petrograd, người ta đào chiến hào, đặt dây thép gai, người ta bọc đường sắt. Hàng nghìn lính thủy vũ trang ở Kronstadt về bảo vệ Petrograd. Người ta phái đại biểu đi gặp “sư đoàn dã man” đương tiến về Petrograd, khi các đại biểu đã giải thích cho binh sĩ - những dân miền núi – hiểu ý nghĩa thực của hành động của Kornilov thì “sư đoàn dã man” từ chối không tấn công Petrograd nữa. Cán bộ cổ động cũng được phái đến các đơn vị quân đội khác của Kornilov. Ở tất cả những nơi có nguy cơ, người ta đều lập ủy ban cách mạng và bộ tham mưu chiến đấu chống Kornilov.


Trong những ngày ấy, bọn lãnh tụ Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng trong số đó có cả Kerensky, rất sợ hãi, đã tìm đến những người Bolshevik để xin che chở, chúng tin rằng chỉ những người Bolshevik mới là sức mạnh thực sự duy nhất ở thủ đô có thể đánh bại được Kornilov.


Nhưng khi huy động quần chúng để đánh bọn Kornilov, những người Bolshevik vẫn không đình chỉ đấu tranh chống chính phủ Kerensky. Họ vạch mặt chính phủ Kerensky, bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng để quần chúng hiểu rằng : tất cả đường lối, chính sách của bọn đó đều khách quan giúp cho âm mưu phản cách mạng của Kornilov.


Nhờ tất cả những biện pháp ấy vụ Kornilov bị dẹp tan. Tướng Krymov tự tử. Kornilov và các bạn chiến đấu của y: Denikin và Lukomsky đều bị bắt (nhưng được ít lâu, Kerensky lại thả hết bọn này).


Việc dẹp tan Kornilov vạch cho thấy rõ ngay quan hệ so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng. Việc ấy chứng tỏ sự thất bại của cả phe lũ phản cách mạng, từ bọn tướng tá và đảng tư sản cho đến bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng bị vướng trong vòng kiềm tỏa của giai cấp tư sản. Rõ ràng là chính sách kéo dài một cuộc chiến tranh quá sức mình và sự suy sụp về kinh tế, do chiến tranh kéo dài gây ra, đã hoàn toàn làm mất ảnh hưởng của chúng trong quần chúng nhân dân.


Việc đập tan bọn Kornilov cho thấy rằng đảng Bolshevik đã lớn lên trở thành lực lượng quyết định của cách mạng, đủ sức đập tan bất cứ âm mưu nào của phản cách mạng. Đảng Bolshevik chưa phải là đảng cầm quyền, nhưng trong vụ Kornilov đã hành động như một lực lượng cầm quyền thực sự, công nhân và binh sĩ đã thi hành chỉ thị của đảng không một chút do dự.


Cuối cùng, việc dẹp tan bọn Kornilov còn cho thấy rằng các Xô-viết, bề ngoại hình như đã chết, nhưng thực ra vẫn chứa đựng ở bên trong một lực lượng cách mạng đề kháng vĩ đại. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính các Xô-viết và các ủy ban cách mạng của các Xô-viết đã cản đường các đội quân của Kornilov và đã đánh tan lực lượng của chúng.


Cuộc chiến đấu chống bọn Kornilov làm cho các Xô-viết đại biểu công nhân và binh sĩ được phục hồi lại, giải phóng các Xô-viết khỏi vòng kiềm tỏa của chính sách thỏa hiệp, kéo các Xô-viết vào con đường rộng lớn của cuộc đấu tranh cách mạng và quay các Xô-viết về phía đảng Bolshevik.


Ảnh hưởng của những người Bolshevik trong các Xô-viết lớn lên, hơn bao giờ hết.


Ảnh hưởng của những người Bolshevik cũng tăng lên rất nhanh ở nông thôn.


Cuộc nổi loạn của Kornilov đã chỉ cho đông đảo quần chúng nông dân thấy rằng bọn địa chủ và bọn tướng tá sau khi đè bẹp được những người Bolshevik và các Xô-viết, sẽ giẫm lên lưng nông dân. Vì vậy đông đảo quần chúng nông dân nghèo ngày càng đoàn kết chặt chẽ xung quanh những người Bolshevik. Còn những trung nông và tính chất dao động của họ đã kìm hãm sự phát triển của cách mạng từ tháng Tư đến tháng Tám 1917, thì sau khi dẹp tan Kornilov, họ quay hẳn về phía đảng Bolshevik, liên kết với quần chúng nông dân nghèo. Đông đảo quần chúng nông dân dần dần nhận thấy rằng chỉ có đảng Bolshevik mới có thể làm cho họ tránh được chiến tranh, rằng chỉ có đảng Bolshevik mới có đủ khả năng đè bẹp bọn địa chủ và sẵn sàng giao ruộng đất cho nông dân. Tháng Chín và Tháng Mười 1917, những vụ nông dân chiếm ruộng đất của địa chỉ tăng lên rất nhiều. Việc nông dân tự cày cấy ruộng đất của địa chủ là việc phổ biến trong toàn quốc. Những lời dụ dỗ và các đội quân trừng phạt điều không ngăn cản nổi nông dân đã nổi dậy làm cách mạng.


Cao trào cách mạng đang lên.


Thời kỳ phục hồi và đổi mới các Xô-viết, thời kỳ Bolshevik hóa các Xô-viết đã mở ra. Các xưởng, các nhà máy, các đơn vị quân đội bầu lại đại biểu và cử những đại biểu của đảng Bolshevik vào các Xô-viết, thay vào bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng. Ngày 31 tháng Tám, sau ngày đánh bại bọn Kornilov, Xô-viết Petrograd tuyên bố tán thành chính sách của Đảng Bolshevik. Đoàn chủ tịch cũ của Xô-viết Petrograd gồm bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa-cách mạng do Chkheidze đứng đầu, đã từ chức, trả chỗ cho những người Bolshevik. Ngày 5 tháng Chín, Xô-viết đại biểu công nhân Moskva chuyển sang đứng về phía những người Bolshevik. Đoàn chủ tịch Xô-viết Moskva gồm bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa-cách mạng cũng từ chức, trả chỗ cho những người Bolshevik.


Điều đó có nghĩa là những tiền đề chủ yếu, cần thiết cho một cuộc khởi nghĩa thắng lợi, đã chín muồi.


Khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết !” lại trở thành vấn đề thời sự.


Nhưng đó không phải là khẩu hiệu cũ, khẩu hiệu chuyển chính quyền vào tay các Xô-viết Menshevik và xã hội chủ nghĩa-cách mạng. Không, đó là khâu hiệu khởi nghĩa của các Xô-viết chống Chính phủ lâm thời nhằm mục đích chuyển tất cả chính quyền trong nước cho các Xô-viết do những người Bolshevik lãnh đạo. Nội bộ các đảng thỏa hiệp bắt đầu có sự hoang mang.


Dưới sức ép của nông dân cách mạng, trong bọn xã hội chủ nghĩa-cách mạng đã tách ra “cánh tả” là những người xã hội chủ nghĩa-cách mạng “tả khuynh”: họ bắt đầu tỏ sự bất bình của họ đối với chính sách thỏa hiệp với giai cấp tư sản.


Trong bọn Menshevik cũng xuất hiện nhóm 4 tả khuynh tức cái gọi là nhóm “quốc tế chủ nghĩa” thiên về Bolshevik.


Còn về bọn vô chính phủ - là một nhóm không đáng kể về mặt ảnh hưởng - họ đã phân thành những nhóm nhỏ, trong đó số này thì hòa vào với những phần tử tội phạm trộm cắp và những phần tử khiêu khích cặn bã của xã hội, một số khác thì cướp bóc nông dân và tiểu thị dân, chiếm nhà cửa, tiền để dành của câu lạc bộ công nhân, trở thành bọn tước đoạt “có tư tưởng”, một số nữa công khai đi theo phe phản cách mạng, tổ chức đời sống riêng của mình với của bố thí của bọn tư sản. Tất cả bọn ấy đều chống lại mọi chính quyền, kể cả và nhất là chính quyền cách mạng của công nhân và nông dân vì chúng biết rằng chính quyền cách mạng không để cho chúng cướp bóc và ăn cắp của cải của nhân dân.


Sau khi bọn Kornilov bị dẹp tan, bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng lại một lần nữa mưu toan làm suy yếu cao trào cách mạng đang lên. Ngày 12 tháng Chín 1917, chúng triệu tập Hội nghị dân chủ toàn Nga, gồm đại biểu các đảng xã hội chủ nghĩa, các Xô-viết thỏa hiệp, các công đoàn, các hội đồng tự trị địa phương, các nhóm công thương và các đơn vị quân đội. Hội nghị cử ra một tiền nghị viện (Xô-viết lâm thời của nước cộng hòa). Bọn thỏa hiệp tưởng có thể dùng Tiền nghị viện ấy để chặn bước tiêu của cách mạng và lái nước nhà từ con đường cách mạng Xô-viết sang con đường phát triển lập hiến tư sản, sang con đường chế độ đại nghị tư sản. Nhưng đây chỉ là mưu mô tuyệt vọng của bọn chính khách đã phá sản định quay ngược bánh xe cách mạng. Mưu đồ ấy phải thất bại và thực tế đã thất bại. Công nhân chế nhạo việc tập làm nghị viện của bạn thỏa hiệp. Để cười, họ gọi Tiền nghị viện là “phòng thay quần áo tắm”.


Ban Chấp hành trung ương đảng Bolshevik quyết định tẩy chay Tiền nghị viện. Quả thật là đảng đoàn Bolshevik trong Tiền nghị viện, trong đó có những người như Kamenev, Teodorovich, không muốn rời Tiền nghị viện. Nhưng Trung ương đảng buộc họ phải rời Tiền nghị viện.


Kamenev và Zinoviev cố bênh vực việc tham gia Tiền nghị viện, muốn bằng cách tham gia Tiền nghị viện làm cho đảng xao lãng việc chuẩn bị khởi nghĩa. Trong cuộc họp của đảng đoàn Bolshevik trong Hội nghị dân chủ toàn Nga, đồng chí Stalin cương quyết phản đối việc tham gia Tiến nghị viện, gọi Tiền nghị viện là “cái thai đẻ non của bọn Kornilov”.


Lenin và Stalin coi việc tham gia Tiền nghị viện dù trong một thời gian ngắn là một sai lầm nghiêm trọng, vì nó có thể gây cho quần chúng ảo tưởng là Tiền nghị viện thực tế có thể làm được một việc gì đó cho những người lao động.


Cũng trong lúc đó, những người Bolshevik quyết tâm chuẩn bị triệu tập đại hội các Xô-viết và tính rằng trong đại hội này mình sẽ được đa số. Nhờ sức ép của các Xô-viết Bolshevik, mặc dầu âm mưu xảo quyệt của bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa-cách mạng có chân trong Ban chấp hành trung ương các Xô-viết, đại hội II các Xô-viết toàn Nga được quyết định triệu tập họp vào hạ tuần tháng Mười 1917.