C7.P4. Phương hướng của đảng Bolshevik chuẩn bị khởi nghĩa và trang. Đại hội VI của đảng.

 4. Phương hướng của đảng Bolshevik chuẩn bị khởi nghĩa và trang. Đại hội VI của đảng.


Đại hội VI của đảng Bolshevik họp ở Petrograd trong hoàn cảnh báo chí tư sản và tiểu tư sản công kích đang một cách kịch liệt. Đại hội này họp 10 năm sau đại hội V ở London và 5 năm sau hội nghị Bolshevik ở Praha. Đại hội họp từ 26 tháng Bảy đến 3 tháng Tám 1917 trong hoàn cảnh bất hợp pháp. Trên báo chí, người ta chỉ công bố việc triệu tập đại hội, nhưng không nói địa điểm họp. Những buổi đầu họp ở khu Vyborg. Những buổi cuối cùng họp trong một trường học, gần cửa Narva, hiện nay là Nhà văn hóa. Báo chí tư bản đòi bắt những người dự đại hội. Bọn mật thám sục xạo hết chỗ này, chỗ khác, nhưng chúng không tìm được nơi đại hội họp.


Thế là năm tháng sau khi lật đổ chế độ Nga hoàng, những người Bolshevik bắt buộc phải họp bí mật và Lenin, lãnh tụ của đảng vô sản, lúc đó phải ẩn náu trong một túp lều gần ga Razliv.


Bị bọn chó săn của Chính phủ lâm thời theo dõi, Lenin không dự đại hội được, nhưng từ nơi trú ẩn, Lenin đã lãnh đạo tại hội ấy qua các bạn chiến đấu và học trò của mình : Stalin, Sverdlov, Molotov, Ordjonikidze.


Trong đại hội có 157 đại biểu có quyền biểu quyết và 128 đại biểu tư vấn. Lúc bấy giờ, đảng có gần 24 vạn đảng viên. Ngày 3 tháng Bảy, tức là trước khi cuộc biểu tình của công nhân bị đàn áp, lúc những người Bolshevik còn hoạt động hợp pháp, đảng có 41 cơ quan báo chí, trong đó 20 tờ viết bằng tiếng Nga và 12 tờ bằng các tiếng khác.


Những vụ đàn áp những người Bolshevik và đàn áp giai cấp công nhân hồi tháng Bảy đã không làm giảm mà trái lại, còn làm tăng thêm ảnh hưởng của đảng Bolshevik. Đại biểu của địa phương dẫn ra nhiều việc chứng tỏ rằng công nhân và binh sĩ đã bỏ bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa-cách mạng, bọn mà họ gọi một cách khinh bỉ là “xã hội-cai ngục”, Công nhân và binh sĩ đảng viên các đảng Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng xé thẻ đảng viên, nguyền rủa, rời bỏ đảng của họ và xin gia nhập đảng Bolshevik.


Những vấn đề chủ yếu của đại hội là bản báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương và vấn đề tình hình chính trị. Trong những bản báo cáo về các vấn đề ấy, đồng chí Stalin chỉ rất rành mạch rằng mặc dầu giai cấp tư sản ra sức đàn áp cách mạng, cách mạng vẫn tiến, vẫn phát triển. Đồng chí Stalin chỉ rằng cách mạng đề ra vấn đề thực hiện việc công nhân kiểm soát sản xuất, vấn đề phân phối sản phẩm, vấn đề ruộng đất giao cho nông dân, vấn đề giao chính quyền hiện ở trong tay bọn tư sản cho giai cấp công nhân và nông dân nghèo. Đồng chí Stalin nói rằng vì tính chất của nó, cách mạng trở thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Sau những ngày tháng Bảy, tình hình chính trị trong nước đã thay đổi rõ rệt. Không còn có tình trạng lai chính quyền song song tồn tại nữa. Các Xô-viết với sự lãnh đạo của bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng không muốn nắm toàn bộ chính quyền. Vì thế các Xô-viết thành ra không có quyền. Chính quyền tập trung trong tay Chính phủ lâm thời tư sản, chính phủ này vẫn tiếp tục được vũ khí của cách mạng, khủng bố các tổ chức cách mạng, khủng bố đảng Bolshevik. Khả năng phát triển cách mạng một cách hòa bình không còn nữa. Đồng chí Stalin nói: chỉ còn một cách là nắm lấy chính quyền bằng vũ lực và lật đổ chính phủ lâm thời. Nhưng nắm chính quyền bằng vũ lực, điều ấy chỉ có giai cấp vô sản liên minh với nông dân nghèo ở nông thôn mới thực hiện được.


Các Xô-viết do bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng lãnh đạo, đã rơi vào phe tư sản và trong tình thế bấy giờ, chỉ có thể đóng vai trò giúp Chính phủ lâm thời mà thôi. Đồng chí Stalin nói: sau những ngày tháng Bảy, phải rút bỏ khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết !” đi. Nhưng tạm thời rút bỏ khẩu hiệu ấy hoàn toàn không có nghĩa là từ bỏ cuộc đấu tranh để giành chính quyền cho các Xô-viết. Đây không phải nói các Xô-viết nói chung, với tính cách là cơ quan đấu tranh cách mạng, mà chỉ nói đến những Xô-viết lúc đó, dưới sự lãnh đạo của bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng.


Đồng chí Sta-lin nói: “Thời kỳ hòa bình của cách mạng đã chấm dứt ; thời kỳ không hòa bình đã đến, thời kỳ giao tranh và bùng nổ,.. “ (Biên bản của đại hội VI Đảng công nhân dân chủ - xã hội (6) Nga, tr. 111).


Đảng tiến tới khởi nghĩa vũ trang.


Tại đại hội, đã xuất hiện những ý kiến trái chiều chống phương hướng tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Preobrazhensky (trotskyist) đã đề nghị ghi vào nghị quyết về việc cướp chính quyền như sau: chỉ trong điều kiện có cách mạng vô sản ở phương Tây thì mới có thể đưa nước nhà đi theo con đường xã hội chủ nghĩa được.


Chống lại đề nghị ấy, đồng chí Stalin nói:


“Không loại trừ khả năng chính hước Nga sẽ là nước mở đường đi đến chủ nghĩa xã hội... Phải từ bỏ quan niệm đã lỗi thời cho rằng chỉ có châu Âu mới có thể chỉ đường cho chúng ta. Có chủ nghĩa Marx giáo điều và chủ nghĩa Mác sáng tạo. Tôi đứng trên lập trường của Chủ nghĩa Marx sáng tạo” (như trên, tr. 233-231).


Bukharin thì khẳng định rằng nông dân có tinh thần vệ quốc, họ lập khối với giai cấp tư sản và sẽ không đi theo giai cấp công nhân.


Phản đối Bukharin, đồng chí Stalin chứng minh rằng nông dân có nhiều hạng khác nhau, những nông dân khá giả thì ủng hộ giai cấp tư sản đế quốc, còn bần nông thì tìm liên minh với giai cấp công nhân và ủng hộ giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho cách mạng.


Đại hội bác bỏ các đề nghị sửa đổi của Preobrazhensky và Bukharin và tán thành dự án nghị quyết của đồng chí Stalin.


Đại hội thảo luận và thông qua cương lĩnh kinh tế của những người Bolshevik. Những điểm cơ bản của cương lĩnh ấy là : tịch thu ruộng đất của địa chủ và quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất trong nước, quốc hữu hóa các ngân hàng, quốc hữu hóa tại công nghiệp; công nhận kiểm soát việc sản xuất và phân phối.


Đại hội nhấn mạnh ý nghĩa của việc đấu tranh để công nhận kiểm soát sản xuất, sự kiểm sát ấy có vai trò rất lớn trong việc chuyển sang quốc hữu hóa đại công nghiệp.


Trong tất cả các nghị quyết, đại hội VI đặc biệt nhấn mạnh luận điểm của Lenin về sự liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân nghèo, coi đó là điều kiện thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Đại hội lên án lý luận Menshevik về tính trung lập của công đoàn. Đại hội chỉ ra rằng những nhiệm vụ quan trọng đề ra trước giai cấp công nhân Nga chỉ có thể hoàn thành được nếu các công đoàn vẫn là những tổ chức chiến đấu của giai cấp, thừa nhận sự lãnh đạo về chính trị của đảng Bolshevik.


Đại hội thông qua nghị quyết “Về các đoàn thanh niên”, những tổ chức này lúc bấy giờ thường tự động nảy ra. Nhờ những công tác sau này, đảng đã biến được những tổ chức thanh niên ấy thành lực lượng dự trữ của mình.


Đại hội bàn đến việc Lenin có nên ra trước tòa án không. Kamenev, Rykov, Trotsky và những người khác ngay từ trước khi đại hội họp, cho rằng Lenin phải ra trước tòa án của bọn phản cách mạng. Đồng chí Stalin cương quyết chống lại việc Lenin ra trước tòa án. Đại hội VI cũng quyết nghị như thế, cho rằng đó không phải là tòa án mà là việc trả thù. Đại hội không còn nghi ngờ gì là giai cấp tư sản đang tìm cách giết Lenin, kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng. Đại hội kịch liệt phản đối việc bọn mật thám tư sản truy nã các lãnh tụ của giai cấp vô sản cách mạng và đại hội gửi lời chào mừng Lenin.


Đại hội VI thông qua điều lệ mới của đảng. Trong điều lệ của đảng nói rõ rằng tất cả các tổ chức của đảng phải được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ.


Điều đó có nghĩa là :


1) tất cả các cơ quan lãnh đạo của đảng từ trên xuống dưới phải cho các cấp bầu ra ,


2) các cơ quan đảng cấp nào phải đều kỳ báo cáo cho tổ chức cấp ấy ;


3) giữ kỷ luật nghiêm ngặt trong đảng và thiểu số phải phục tùng đa số;


4) nghị quyết của cơ quan cấp trên có tính chất hoàn toàn bắt buộc đối với cơ quan cấp dưới cũng như đối với tất cả đảng viên.


Trong điều lệ nói rằng: các tổ chức cơ sở kết nạp đảng viên phải có hai đảng viên cũ giới thiệu và được hội nghị toàn thể đảng viên của tổ chức cơ sở thông qua.


Đại hội VI nhận cho nhóm “đúng giữa các phái”, do Trotsky làm lãnh tụ, gia nhập đảng. Đó là một nhóm nhỏ thành lập ở Petrograd từ năm 1913 gồm có một số cựu thành viên Menshevik, một số Bolshevik cũ đã rời bỏ đảng. Trong thời kỳ chiến tranh đế quốc (1914-1917), nhóm “đứng giữa các phái” là một tổ chức phái giữa. Bọn này đấu tranh chống lại những người Bolshevik, nhưng về nhiều điểm, họ cũng bất đồng ý kiến với bọn Menshevik, như vậy họ giữ địa vị đứng giữa, ngả nghiêng. Trong thời gian đại hội đảng lần thứ VI, phái “đứng giữa các phải” do Trotsky đứng đầu tuyên bố đồng ý với những người Bolshevik về tất cả các điểm và xin được gia nhập đảng. Đại hội chuẩn y yêu cầu của họ, nghĩ rằng rồi đây với thời gian, họ sẽ trở thành những người Bolshevik chân chính. Một số trong nhóm “đứng giữa các phái” như Volodarsky, Uritsky và vài người khác về sau đã thực sự trở thành những người Bolshevik. Còn về Trotsky và một vài người bạn thân thì như người ta biết về sau này, họ vào đảng không phải để làm việc vì lợi ích của đảng, mà là để phá hoại.


Tất cả các nghị quyết của đại hội VI đều nhằm chuẩn bị cho giai cấp vô sản và nông dân nghèo tiến tới vũ trang khởi nghĩa. Đại hội VI hướng đảng đi đến khởi nghĩa vũ trang, đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Tuyên ngôn của đảng do đại hội phát ra kêu gọi công nhân, binh sĩ, nông dân chuẩn bị lực lượng để quyết chiến với giai cấp tư sản. Tuyên ngôn ấy kết thúc bằng những lời sau đây:


“Các đồng chí chiến đấu của chúng ta hãy chuẩn bị cho những trận chiến đấu mới ! Hãy cương quyết, dũng cảm và bình tĩnh, không mắc khiêu khích, hãy tích lũy lực lượng, thành lập các đội ngũ chiến đấu ! Hãy đứng dưới ngọn cờ của đảng, hỡi vô sản và binh sĩ ! Hãy đứng dưới ngọn cờ của chúng tôi, hỡi những người bị áp bức ở nông thôn !”.