C7.P2. Chính phủ lâm thời bắt đầu khủng hoảng. Hội nghị tháng Tư của đảng Bolshevik.

 2. Chính phủ lâm thời bắt đầu khủng hoảng. Hội nghị tháng Tư của đảng Bolshevik.


Trong khi những người Bolshevik chuẩn bị đẩy cách mạng tiến tới, Chính phủ lâm thời vẫn tiếp tục thực hiện công việc phản nhân dân. Ngày 18 tháng Tư, Milyukov, bộ trưởng Bộ ngoại giao của Chính phủ lâm thời tuyên bố với đồng minh: “Toàn thể nhân dân cố gắng tiến hành chiến tranh thế giới đến thắng lợi hoàn toàn, và Chính phủ lâm thời sẽ hoàn toàn tôn trọng những giao ước đối với đồng minh”.


Như vậy là Chính phủ lâm thời thề trung thành với những hiệp ước của Nga hoàng và hứa bắt nhân dân phải đổ đủ số máu cần cho bọn đế quốc giành được “thắng lợi cuối cùng”.


Ngày 19 tháng Tư, công nhân và binh sĩ biết lời tuyên bố ấy “thông điệp của Milyukov”. Ngày 20 tháng Tư, Ban Chấp hành trung ương đảng Bolshevik kết gọi quần chúng chống chính sách đế quốc của Chính phủ lâm thời. Ngày 20, 21 tháng Tư (3 và 4 tháng Năm) 1917, quần chúng công nhân và binh sĩ, ít nhất là 10 vạn người, phẫn nộ đối với tờ “thông điệp của Milyukov”, kéo ra phố biểu tình. Trên các lá cờ, người ta thấy những khẩu hiệu “Phải công bố những hiệp ước bị mật !”, “Đả đảo chiến tranh !”, “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết !”. Công nhân và binh sĩ kéo từ các ngả ô đến trung tâm thành phố, đến trụ sở của Chính phủ lâm thời. Trên đường Nevsky và ở nhiều nơi khác xảy ra những vụ xô xát với các nhóm tư sản.


Bọn phản cách mạng công khai nhất như tướng Kornilov kêu gọi bắn vào những người biểu tình. Nhưng các đơn vị bộ đội khi nhận được những mệnh lệnh như thế đã từ chối không thi hành.


Trong khi biểu tình, một nhóm nhỏ gồm những ủy viên Ban chấp hành đảng Petrograd (Bagdatyev và một số khác) đưa ra khẩu hiệu lập tức lật đổ chính phủ lâm thời. Ban Chấp hành trung ương đảng Bolshevik nghiêm khắc lên án hành động của bọn phiêu lưu “tả” ấy ; Trung ương cho rằng khẩu hiệu trên kia không hợp thời, không đúng, cản trở đảng trong cuộc tranh thủ đa số các Xô-viết về mình, đi ngược lại phương hướng của đảng là phát triển cách mạng một cách hòa bình.


Những sự biến xảy ra ngày 20 và 21 tháng Tư đánh dấu bước đầu cuộc khủng hoảng của Chính phủ lâm thời.


Đó là vết nứt rạn trầm trọng đầu tiên trong chính sách thỏa hiệp của bọn: Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng.


Ngày 2 tháng Năm 1917, do áp lực quần chúng, Milyukov và Guchkov bị trục xuất ra khỏi Chính phủ lâm thời.


Chính phủ liên hiệp lâm thời thứ nhất được thành lập, thành phần gồm có: bên cạnh những đại biểu của giai cấp tư sản là những tên Menshevik (Skobelev và Tsereteli) và xã hội chủ nghĩa - cách mạng (Chernov, Kerensky,..).


Như vậy là bọn Menshevik năm 1905 đã không chấp nhận rằng đại biểu dân chủ - xã hội có thể tham gia phủ lâm thời cách mạng, bây giờ lại nhận rằng đại biểu của mình có thể tham gia Chính phủ lâm thời phản cách mạng.


Đó là bọn Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng đã nhảy sang phe tư sản phản cách mạng.


Ngày 24 tháng Tư 1917, khai mạc hội nghị VII (tháng Tư) của những người Bolshevik. Lần đầu tiên từ khi thành lập đảng, hội nghị của những người Bolshevik họp công khai; vì tính chất quan trọng của nó, nên trong lịch sử của đảng, hội nghị này có địa vị như một đại hội đảng.


Hội nghị toàn Nga tháng Tư chứng thực sự phát triển rất mạnh của đảng. Tham dự hội nghị có 133 đại biểu có quyền biểu quyết và 18 đại biểu tư vấn, thay mặt cho 80.000 đảng viên đã được tổ chức.


Hội nghị thảo luận và đề ra đường lối của đảng trong tất cả các vấn đề chủ yếu về chiến tranh và cách mạng: tình hình trước mắt, chiến tranh, Chính phủ lâm thời, Xô-viết, vấn đề ruộng đất, vấn đề dân tộc, v.v..


Trong bản báo cáo của mình, Lenin đã phát triển những nguyên tắc mà trước kia đã nêu ra trong luận cương tháng Tư. Nhiệm vụ của đảng là thực hiện việc chuyển giai đoạn thứ nhất của cách mạng, “giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản... sang giai đoạn thứ hai của cách mạng, giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và các tầng lớp nghèo nhất trong nòng dân” (Lenin). Đảng phải bắt tay thực hiện phương hướng chuẩn bị cách mạng xã hội chủ nghĩa. Về nhiệm vụ trước mắt của đảng, Lenin nêu khẩu hiệu: “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết !” .


Khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết !” có nghĩa là phải chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, chấm dứt tình trạng phân chia chính quyền giữa Chính phủ lâm thời và các Xô-viết, có nghĩa là phải giao toàn bộ chính quyền cho các Xô-viết và đuổi bọn đại biểu của địa chủ và tư bản ra khỏi các cơ quan chính quyền.


Hội nghị xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của đảng là kiên trì giải thích cho quần chúng cái sự thật này: “Chính phủ lâm thời, xét theo tính chất của nó, là cơ quan thống trị của gia chủ và tư sản”, cũng như vạch trần những tai hại của chính sách thỏa hiệp của bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng và Menshevik, bọn này lừa bịp nhân dân bằng những lời lứa hẹn giả dối và làm cho nhân dân phải chịu những tai hại do chiến tranh để quốc và phản cách mạng gây ra.


Trong hội nghị, Kamenev và Rykov đã lên tiếng chống lại Lenin. Theo đuôi bọn Menshevik, Kamenev và Rykov nhắc lại rằng nước Nga chưa chín muồi đề làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, rằng ở Nga chỉ có chế độ cộng hòa tư sản là có thể thực hiện được. Họ đề nghị đảng và giai cấp công nhân nên giới hạn việc “kiểm soát” Chính phủ lâm thời. Thực ra thì cũng như bọn Menshevik, họ đứng trên lập trường duy trì chủ nghĩa tư bản, duy trì chính quyền của giai cấp tư sản.


Tại hội nghị, Zinoviev cũng lên tiếng chống Lenin trong vấn đề đảng Bolshevik nên ở trong liên minh Zimmerwald hay là nên đoạn tuyệt vời liên minh ấy, và lập ra một Quốc tế mới. Những năm chiến tranh đã cho thấy rõ: liên minh ấy mặc dầu tuyên truyền hòa bình, nhưng thực sự vẫn không đoạn tuyệt với bọn vệ quốc tư sản. Vì vậy, Lenin nhấn mạnh phải lập tức tách khỏi liên minh ấy và tổ chức Quốc tế mới, Quốc tế Cộng sản. Zinoviev đề nghị ở lại với bọn Zimmerwald. Lenin phê phán kịch liệt ý kiến của Zinoviev và gọi sách lược ấy là “cực kỳ cơ hội và tai hại”.


Hội nghị tháng Tư còn bàn cả vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc.


Căn cứ theo báo cáo của Lenin về vấn đề ruộng đất, hội nghị đã quyết nghị tịch thu ruộng đất của địa chủ và giao cho các ủy ban nông dân, quốc hữu hóa tất cả ruộng đất trong nước. Những người Bolshevik kêu gọi nông dân đấu tranh giành ruộng đất và chỉ cho họ thấy đảng Bolshevik là đảng cách mạng duy nhất thực sự giúp nông dân đánh đổ bọn địa chủ.


Bản báo cáo của đồng chí Stalin về vấn đề dân tộc có một ý nghĩa to lớn. Ngay từ trước cách mạng, trước ngày nổ ra chiến tranh đế quốc, Lenin và Stalin đã vạch ra những nguyên lý của chính sách của đảng Bolshevik về vấn đề dân tộc. Lenin và Stalin nói rằng đảng vô sản phải ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc. Vì thể đảng Bolshevik bảo vệ quyền tự quyết của các dân tộc, cho đến cả quyền tách ra và thành lập những quốc gia độc lập. Quan điểm ấy được đồng chí Stalin, báo cáo viên của Ban Chấp hành trung ương, bênh vực ở hội nghị.


Pyatakov trong những năm chiến tranh đã cùng với Bukharin giữ lập trường quốc gia - sô-vanh về vấn đề dân tộc, bây giờ lại phát biểu ý kiến chống lại Stalin. Pyatakov và Bukharin, chống lại quyền dân tộc tự quyết.


Thái độ cương quyết và dứt khoát của đảng trong vấn đề dân tộc, đấu tranh của đảng giành quyền bình đẳng hoàn toàn cho các dân tộc và thủ tiêu mọi hình thức áp bức dân tộc và bất bình đẳng giữa các dân tộc, đã làm cho các dân tộc bị áp bức có cảm tình và ủng hộ đảng.


Dưới đây là nguyên văn bản nghị quyết về vấn đề dân tộc đã được hội nghị tháng Tư thông qua: 


“Chính sách áp bức dân tộc, di sản của nền chuyên chế và quân chủ, được bọn địa chủ, tư bản và tiểu tư sản ủng hộ đề bảo vệ độc quyền giai cấp của chúng và chia rẽ công nhân các dân tộc khác nhau. Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đang tích cực tìm cách bắt các dân tộc yếu phải phụ thuộc vào mình, là một nhân tố mới làm cho sự áp bức dân tộc thêm gay gắt.


Trong xã hội tư bản, việc xóa bỏ ách áp bức dân tộc chỉ có thể thực hiện được dưới một chế độ cộng hòa dân chủ triệt đề và với một sự quản lý Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng hoàn toàn cho các dân tộc và tiếng nói.


Phải thừa nhận quyền tự do tách ra và thành lập những nước độc lập cho tất cả các dân tộc ở trong nước Nga. Phủ nhận quyền ấy và không có những phương sách bảo đảm cho quyền ấy được áp dụng trong thực tế cũng tức là ủng hộ chính sách xâm lược hay là thôn tính. Giai cấp vô sản có thừa nhận quyền tự do tách ra của các dân tộc thì mới bảo đảm sự đoàn kết hoàn toàn của công nhân các dân tộc khác nhau và làm cho các dân tộc thực sự gần gũi nhau một cách dân chủ.


Không được nhầm lẫn vấn đề quyền tự do tách ra của các dân tộc với vấn đề tính chất hợp lý của sự tách ra của dân tộc này hay dân tộc khác trong lúc này hay lúc khác. Vấn đề sau, đảng của giai cấp vô sản phải giải quyết từng trường hợp riêng một cách hoàn toàn độc lập, trên quan điểm lợi ích của sự phát triển toàn bộ xã hội và lợi ích của sự đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản để thực hiện chủ nghĩa xã hội.


Đáng đòi thực hiện quyền tự trị rộng rãi của các miền, bãi bỏ sự giám thị từ trên xuống, bỏ việc bắt buộc chỉ dùng một tiếng nói chính thống, và đòi phải xác định ranh giới các tỉnh tự quản và tự trị, căn cứ vào các điều kiện kinh tế, tập quán, cấu thành dân tộc của dân cư, ...., những điều kiện này do nhân dân địa phương tự mình đề xuất.


Đảng của vô sản kiên quyết bác bỏ cái gọi là “tự trị về văn hóa dân tộc” nghĩa là không để cho Nhà nước giữ việc giáo dục v.v, và giao việc ấy cho những cơ quan như kiểu nghị viện dân tộc. Chế độ tự trị về văn hóa dân tộc phân biệt một cách giả tạo những công nhân sống cùng ở một nơi hoặc ngay cả cùng làm việc trong một xí nghiệp theo chỗ họ thuộc về văn hóa dân tộc này hay “văn hóa dân tộc” khác, nghĩa là tăng cường sự gắn bó của công nhân với văn hóa tư sản của từng dân tộc, trong khi nhiệm vụ của đảng dân chủ - xã hội là tăng cường văn hóa quốc tế của giai cấp vô sản toàn thế giới.


Đảng đòi phải ghi vào Hiến pháp điều luật cơ bản tuyên bố hủy bỏ mọi đặc quyền của bất cứ một dân tộc nào và mọi sự xâm phạm vào quyền của các dân tộc thiểu số.


Lợi ích của giai cấp công nhân vật phải hòa hợp công nhân tất cả các dân tộc ở Nga vào những tổ chức vô sản duy nhất có tính chất chính trị, công đoàn, hợp tác xã, giáo dục, v... Chỉ có sự hòa hợp như thể của công nhân thuộc các dân tộc khác nhau trong những tổ chức duy nhất mới làm cho giai cấp vô sản có thể đấu tranh thắng lợi chống bọn tư bản quốc tế và chống chủ nghĩa quốc gia tư sản” (Đảng cộng sản (b) toàn Liên-xô qua các nghị quyết, phần 1, tr. 23 - 290).


Thế là hội nghị tháng Tư đã vạch trần đường lối cơ hội chống Lenin của Kamenev, Zinoviev, Pyatakov, Bukharin, Rykov và của một số ít người theo họ.


Hội nghị nhất trí theo Lenin, giữ một lập trường rõ rệt đối với tất cả các vấn đề quan trọng nhất và tiến hành đường lối dẫn tới thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.