C6.P3. Lý luận và sách lược của đảng Bolshevik trong những vấn đề chiến tranh, hòa bình và cách mạng.

 3. Lý luận và sách lược của đảng Bolshevik trong những vấn đề chiến tranh, hòa bình và cách mạng. 

Những người Bolshevik không phải là những người hòa bình chủ nghĩa (tán thành hòa bình) thường, mơ ước hòa bình và chỉ tuyên truyền cho hòa bình như đa số phái tả dân chủ-xã hội. Những người Bolshevik chủ trương tích cực đấu tranh cách mạng cho hòa bình, thậm chí lật đổ chính quyền của bọn tư sản đế quốc hiếu chiến. Những người Bolshevik gắn liền sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình với thắng lợi của cách mạng vô sản, cho rằng lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản đế quốc là biện pháp chắc chắn nhất để thủ tiêu chiến tranh và giành một nền hòa bình công bằng, hòa bình không thôn tính và không bồi thường.


Chống lại việc bọn Menshevik và bọn xã hội chủ nghĩa-cách mạng từ bỏ cách mạng, chống lại khẩu hiệu phản bội kêu gọi gìn giữ “hòa bình trong nước” trong thời chiến, những người Bolshevik nêu khẩu hiệu “biến chiến tranh để quốc thành nội chiến”. Khẩu hiệu này có nghĩa là: những người lao động trong đó có công nhân và nông dân vũ trang, mặc áo lính, nếu muốn thoát khỏi chiến tranh và  đạt được nền hòa bình công bằng, thì phải quay vũ khi đánh lại giai cấp tư sản nước mình và lật đổ chính quyền của nó.


Chống lại chính sách bảo vệ tổ quốc tư sản của bọn Menshevik và bọn xã hội chủ nghĩa-cách mạng, những người Bolshevik đề ra chính sách “làm cho chính phủ nước mình thất bại trong cuộc chiến tranh để quốc”. Như thế nghĩa là phải bỏ phiếu chống ngân sách chiến tranh, lập ra những tổ chức cách mạng bí mật trong quân đội, ủng hộ sự thân ái giữa binh lính ngoài mặt trận, tổ chức công nhân và nông dân hành động cách mạng chống chiến tranh, biến những hành động ấy thành khởi nghĩa chống chính phủ đế quốc nước mình.


Những người Bolshevik cho rằng điều ít tại hại nhất đối với nhân dân trong cuộc chiến tranh đế quốc là sự thất bại về quân sự của chính phủ Nga hoàng, vì nó sẽ làm cho nhân dân dễ đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp công nhân dễ thành công trong việc đấu tranh giải phóng mình khỏi ách nô lệ tư bản và khỏi các cuộc chiến tranh đế quốc. Lenin cho rằng không phải chỉ những người cách mạng Nga, mà ngay cả các đảng cách mạng của giai cấp công nhân ở tất cả các nước tham chiến đều phải thực hiện chính sách làm cho chính phủ để quốc nước mình thất bại.


Không phải bất cứ chiến tranh vào những người Bolshevik cũng đều chống cả. Họ chỉ chống chiến tranh xâm lược, chiến tranh đế quốc. Những người Bolshevik cho rằng có hai loại chiến tranh:


a) chiến tranh chính nghĩa, không xâm lược, giải phóng, có mục đích hoặc là bảo vệ nhân dân khỏi sự tấn công của nước ngoài và chống mưu mô nô dịch họ, hoặc là giải phóng nhân dân khỏi sự nô dịch của chủ nghĩa tư bản, hoặc cuối cùng là giải phóng thuộc địa và các nước phụ thuộc khỏi ách đế quốc, và


b) chiến tranh phi nghĩa, xâm lược, có mục đích xâm chiếm và nô dịch các nước khác, các dân tộc khác.


Những người Bolshevik ủng hộ loại chiến tranh thứ nhất. Đối với loại chiến tranh thứ hai, những người Bolshevik chủ trương phải tiến hành một cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại nó, đi đến chỗ làm cách mạng và lật đổ chính phủ đế quốc của nước mình.


Những tác phẩm lý luận Lenin viết trong thời gian chiến tranh có ý nghĩa rất lớn đối với giai cấp công nhìn toàn thế giới. Mùa xuân năm 1916, Lenin viết cuốn Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Trong cuốn sách này, Lenin chỉ rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, giai đoạn là chủ nghĩa tư bản từ “tiến bộ” đã biến thành chủ nghĩa tư bản ăn bám, chủ nghĩa tư bản thối nát, rằng chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản giãy chết. Tất nhiên nói thế không có nghĩa là chủ nghĩa tư bản sẽ tự tiêu vong, không cần có cách mạng của giai cấp vô sản, không có nghĩa là tự nó sẽ chết. Lenin luôn luôn là rằng không có cách mạng của giai cấp công nhân thì không thể lật đổ được chủ nghĩa tư bản. Vì vậy sau khi định nghĩa chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản giãy chết, Lenin cũng đồng thời nói rõ trong cuốn sách đó rằng ở chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của cách mạng xã hội của giai cấp vô sản.


Lenin chỉ rằng ách áp bức tư bản chủ nghĩa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa ngày càng nặng nề, rằng trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc lòng căm phẫn của giai cấp vô sản đối với cơ sở của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng, rằng những yếu tố làm bùng nổ cách mạng trong nội bộ các nước tư bản ngày càng tăng.


Lenin chỉ rằng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa cuộc khủng hoảng cách mạng ở các thuộc địa và các nước phụ thuộc càng thêm trầm trọng, rằng lòng căm phẫn chống lại chủ nghĩa đế quốc tăng lên, rằng những yếu tố của một cuộc chiến tranh giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc tăng thêm.


Lenin chỉ rằng trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc sự phát triển không đều và những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở nên đặc biệt trầm trọng, rằng đấu tranh giành thị trường tiêu thụ hàng hóa và xuất cảng tư bản, đấu tranh giành thuộc địa và giành nguồn nguyên liệu, làm cho những cuộc chiến tranh đế quốc có tính chất định kỳ để chia lại thế giới là không thể tránh được.


Lenin chỉ rằng chính vì sự phát triển không đều đó của chủ nghĩa tư bản mà những cuộc chiến tranh để quốc nổ ra, làm suy yếu lực lượng của chủ nghĩa đế quốc và làm cho mặt trận của chủ nghĩa đế quốc có thể tan vỡ ở những nơi yếu nhất.


Trên cơ sở tất cả những điều đó, Lenin kết luận: mặt trận đế quốc hoàn toàn có thể bị giai cấp vô sản phá vỡ ở một nơi nào đó hay nhiều nơi ; chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi đầu tiên ở một vài nước hay thậm chỉ ở riêng trong một nước ; sự thắng lợi đồng thời của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước không thể thực hiện được vì chủ nghĩa tư bản phát triển không đều; chủ nghĩa xã hội sẽ thắng trước tiên ở một hay vài nước, còn các nước khác thì trong một thời gian nhất định vẫn còn là những nước tư bản.


Dưới đây là kết luận đó mà Lenin đã nêu ra trong hai bài viết trong thời kỳ chiến tranh đế quốc :


1. “Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị là một quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Do đó chủ nghĩa xã hội trước tiên có thể thắng được ở vài nước hoặc ở riêng trong một nước tư bản chủ nghĩa. Giai cấp vô sản thắng lợi ở nước này, sau khi tịch thu tài sản của bọn tư bản và đã tổ chức nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, sẽ đứng lên chống lại thế giới tư bản còn lại, lôi kéo về phía mình những giai cấp bị áp bức ở các nước khác”... (Trích trong bài : Bàn về khẩu hiệu Liên bang châu Âu, viết hồi tháng Tám 1915)( Lenin, tập XVIII, tr. 231 - 233).


2. “Chủ nghĩa tư bản phát triển rất không đều ở trong các nước. Trong nền sản xuất hàng hóa không thể nào khác thế được. Do đó phải kết luận rằng chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi đồng thời ở tất cả các nước. Trước tiên, nó sẽ thắng ở một nước hay ở vài nước, các nước còn lại thì trong một thời gian vẫn là những nước tư sản hay tiền tư sản. Tình trạng ấy không những sẽ gây ra những sự xô xát, mà còn làm cho giai cấp tư sản các nước trực tiếp tìm cách đè bẹp giai cấp vô sản đã thắng lợi của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong trường hợp này, về phía chúng ta, chiến tranh sẽ là chính đáng và chính nghĩa. Đó là cuộc chiến tranh để giành chủ nghĩa xã hội, đề giải phóng những dân tộc khác khỏi ách của giai cấp tư sản” (Trích trong bài : Cương lĩnh quân sự của cách mạng vô sản, viết mùa thu năm 1916) (Lenin, tập XIX, tr. 325).


Đây là lý luận mới, hoàn chỉnh, về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong một số nước riêng biệt, về điều kiện thắng lợi của nó, và triển vọng thắng lợi của nó, lý luận mà nền tảng đã được Lenin nêu ra năm 1905 trong tác phẩm Hai sách lược của đảng dân chủ - xã hội trong cuộc cách mạng dân chủ.


Lý luận này về căn bản khác hẳn quan niệm phổ biến trong những người marxist trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản trước chủ nghĩa đế quốc, khi những người marxist cho rằng chủ nghĩa xã hội không thể thắng được ở một nước, rằng chủ nghĩa xã hội sẽ thắng đồng thời ở tất cả các nước văn minh. Dựa vào những tài liệu về chủ nghĩa tư bản đế quốc trình bày trong tác phẩm nổi tiếng của mình, Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Lenin đã đánh đổ quan điểm ấy, coi đó là một quan điểm lỗi thời và đưa ra một quan điểm lý luận mới cho rằng chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi đồng thời ở tất cả các nước và chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở riêng trong một nước tư bản chủ nghĩa.


Lý luận của Lenin có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa, không những vì nó làm giàu thêm cho chủ nghĩa Marx bằng lý luận mới và đưa chủ nghĩa Marx tiến lên. Ý nghĩa của lý luận ấy còn ở chỗ nó làm cho vô sản một số nước thấy rõ triển vọng cách mạng, nó phát triển sáng kiến của vô sản trong việc tấn công giai cấp tư sản trong nước, nó dạy cho vô sản biết lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh để tổ chức cuộc tấn công ấy và củng cố lòng tin của họ vào thắng lợi của cách mạng vô sản.


Đó là quan điểm lý luận và sách lược của những người Bolshevik về các vấn đề chiến tranh, hòa bình và cách mạng.


Những người Bolshevik đã dựa vào quan điểm ấy để tiến hành công tác thực tiễn của mình ở Nga.


Mặc dầu sự khủng bố tàn khốc của cảnh sát, ngay từ lúc chiến tranh bắt đầu, những đại biểu Bolshevik trong viện Duma như Badayep, Petrovsky, Muranov, Samoilov và Shagov đã đến nhiều tổ chức báo cáo về thái độ của những người Bolshevik đối với chiến tranh và cách mạng. Tháng Mười một 1914, đảng đoàn Bolshevik trong viện Duma họp để bàn về thái độ đối với chiến tranh. Ngày thứ ba, tất cả những người tham dự cuộc họp đều bị bắt. Tất cả các nghị viên đều bị tòa án xử mất quyền công dân và đày đi Đông Siberia. Chính phủ Nga hoàng kết tội những nghị viên Bolshevik trong viện Duma là “phản quốc”.


Tại tòa án đã nêu rõ sự hoạt động của các nghị viên trong viện Duma, việc đó làm cho đảng Bolshevik thêm vinh dự. Các nghị viên Bolshevik rất dũng cảm trước tòa án Nga hoàng, họ đã biến tòa án ấy thành diễn đàn để tố cáo chính sách xâm lược của Nga hoàng.


Thái độ của Kamenev trong vụ án này thì khác hẳn. Trước tòa án, Kamenev đã từ bỏ chính sách của đảng Bolshevik, tuyên bố rằng y không đồng ý với những người Bolshevik trong văn đề chiều tranh, và để làm chứng, ông ta đã yêu cầu đối chất với tên Menshevik - Jordansky.


Những người Bolshevik tích cực hoạt động chống các ủy ban công nghiệp chiến tranh chuyên phục vụ chiến tranh, chống mưu mô của phái Menshevik muốn đưa công nhân vào vòng ảnh hưởng của giai cấp tư sản để quốc. Giai cấp tư sản rất quan tâm đến việc trình bày trước mọi người rằng chiến tranh thế quốc là chiến tranh toàn dân. Trong thời kỳ chiến tranh, giai cấp tư sản lập ra một tổ chức toàn nước Nga của mình là liên minh các hội đồng tự trị địa phương và các thành phố, do đó có ảnh hưởng lớn đến công việc Nhà nước. Giai cấp tư sản cần làm cho công nhân phải theo sự lãnh đạo và ảnh hưởng của mình. Muốn thế, giai cấp tư sản đã nghĩ ra một biện pháp : lập ra những “nhóm công nhân” bên cạnh các ủy ban công nghiệp chiến tranh. Bọn Menshevik nắm ngay lấy ý định ấy của giai cấp tư sản. Lời kêu gọi đại biểu Công nhân tham gia các ủy ban công nghiệp chiến tranh đó là có lợi cho giai cấp tư sản, những đại biểu này sẽ cổ động trong quần chúng công nhân về sự cần thiết phải tăng năng suất lao động trong các xưởng làm đạn trái phá, súng đại bác, súng trường, đạn thường và trong các xưởng khác phục vụ quốc phòng. “Tất cả cho chiến tranh, tất cả vì chiến tranh” – đó là khẩu hiệu của giai cấp tư sản. Trong thực tế khẩu hiệu này có nghĩa là : “hãy tha hồ làm giàu trong việc cung cấp quân dụng và xâm chiếm đất đai nước khác”. Bọn Menshevik đã tham gia ráo riết vào công việc giả danh ái quốc của giai cấp tư sản. Giúp đỡ bọn tư bản, bọn Menshevik tăng cường cổ động công nhân tham gia bầu cử các “nhóm công nhân” bên cạnh các ủy ban công nghiệp chiến tranh. Những người Bolshevik chống lại việc này. Họ chủ trương tẩy chay các ủy ban công nghiệp chiến tranh và tiến hành tẩy chay có kết quả. Nhưng một bộ phận công nhân vẫn tham gia công việc của các ủy ban công nghiệp chiến tranh dưới sự điều khiển của tên Menshevik nổi danh Gvozder và tên khiêu khích Abrosimov. Tháng chín 1915, khi những đại biểu công nhân họp để bầu các “nhóm công nhân” của các ủy ban công nghiệp chiến tranh thì đa số đại biểu phản đối việc tham gia các ủy ban ấy. Đa số đại biểu công nhân ra nghị quyết kịch liệt phản đối việc tham gia các ủy ban công nghiệp chiến tranh và tuyên bố rằng công nhân đặt cho mình nhiệm vụ đấu tranh cho hòa bình, đấu tranh thể lật đổ chế độ Nga hoàng.


Những người Bolshevik cũng tích cực hoạt động trong quân đội và hải quân. Họ giải thích cho quần chúng binh lính và thủy thủ biết ai là thủ phạm gây ra những thảm khốc chiến tranh và đau khổ cho nhân dân; họ giải thích rằng cách mạng là lối thoát duy nhất cho nhân dân ra khỏi lò sát sinh tế quốc chủ nghĩa. Những người Bolshevik lập các chi bộ trong quân đội, trong hải quân, ở tiền tuyến và trong các đơn vị ở hậu phương; họ rải truyền đời kêu gọi chống chiến tranh.


Ở Kronstadt, những người Bolshevik lập ra “Ban cán sự trung tâm của tổ chức quân sự Kronstadt” liên hệ chặt chẽ với thành ủy Petrograd. Một tổ chức quân sự được lập ra bên cạnh thành ủy Petrograd để tiến hành công tác trong doanh trại quân đội Petrograd. Tháng Tám 1916, viên chính mật thám Petrograd làm một bản báo cáo trong ấy có ghi rằng: “Trong Ban cán sự Kronstadt, công việc được tổ chức rất cẩn thận, bí mật. Những người tham gia Ban cán sự là những người ít nói và thận trọng. Ban cán sự này có cả đại biểu trên đất liền”. 


Ở mặt trận, đảng Bolshevik cổ động gây tình thân ái giữa binh lính các đội quân tham chiến, nhấn mạnh rằng kẻ thù là giai cấp tư sản thế giới và chỉ cần biến chiến tranh tế quốc thành nội chiến và quay vũ khí chống lại giai cấp tư sản nước mình và chính phủ của giai cấp tư sản ấy là chấm dứt được chiến tranh. Những vụ quân đội phản chiến ngày càng nhiều. Năm 1915 và nhất là năm 1916 cũng có những vụ như thế.


Những người Bolshevik đặc biệt đẩy mạnh công tác trong những đạo quân ở mặt trận phía Bắc đóng ở vùng Baltic. Đầu năm 1917, tướng Ruzsky tư lệnh quân đội mặt trận miền Bắc báo cáo cho cấp trên của y về sự hoạt động cách mạng ráo riết của những người Bolshevik trên mặt trận này.


Chiến tranh là một bước ngoặt rất lớn trong đời sống các dân tộc, trong đời sống của giai cấp công nhân thế giới. Nó quyết định vận mệnh các chính phủ, các dân tộc và phong trào xã hội chủ nghĩa. Cho nên nó cũng đồng thời là viên đá thử vàng, là sự thử thách đối với tất cả các đảng và các trào lưu tự xưng là xã hội chủ nghĩa. Các đảng và trào lưu ấy có trung thành với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, với sự nghiệp của chủ nghĩa quốc tế hay không, hay là họ chọn con đường phản bội giai cấp công nhân, cuốn lá cờ của họ lại và ném xuống chân giai cấp tư sản nước mình ? Vấn đề đặt ra là như thế.


Chiến tranh chứng tỏ rằng các đảng của Quốc tế II không chịu được thử thách, đã phản bội giai cấp công nhân và hạ cờ của họ trước giai cấp tư sản đế quốc trong nước.


Các đảng này đã gieo rắc chủ nghĩa cơ hội trong đảng, đã mượn giáo dục theo tinh thần nhượng bộ đối với bọn cơ hội và bọn quốc gia nên không thể làm gì khác được.


Chiến tranh chứng tỏ rằng đảng Bolshevik là đảng duy nhất qua được cơn thử thách một cách rất vẻ vang và trung thành đến cùng với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, với sự nghiệp của chủ nghĩa quốc tế vô sản.


Điều đó cũng dễ hiểu, chỉ có đảng kiểu mới, chỉ có đang được giáo dục theo tinh thần đấu tranh không nhân nhượng với chủ nghĩa cơ hội, chỉ có đảng không mắc chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa quốc gia, chỉ có một đảng như thế mới có thể vượt qua cơn thử thách lớn lao và trung thành với sự nghiệp của giai cấp công nhân, với sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa quốc tẻ.


Chính đảng Bolshevik là một đảng như thế.