C6.P2. Các đảng Quốc tế II chuyển sang đứng về phía chính phủ đế quốc của nước mình. Quốc tế II tan rã thành những đảng xã hội sô-vanh riêng biệt.

 2. Các đảng Quốc tế II chuyển sang đứng về phía chính phủ đế quốc của nước mình. Quốc tế II tan rã thành những đảng xã hội sô-vanh riêng biệt.


Lenin đã nhiều lần nhắc đến lập trường cơ hội chủ nghĩa của Quốc tế II và thái độ không kiên định của các lãnh tụ Quốc tế II, Lenin luôn luôn nhắc rằng bọn lãnh tụ Quốc tế II chỉ chống chiến tranh ngoài miệng, khi chiến tranh nổ ra, họ rất dễ thay đổi lập trường và đi theo giai cấp tư sản đế quốc, có thể trở thành những kẻ ủng hộ chiến tranh. Những ngày đầu của cuộc chiến tranh đã xác nhận điều tiên đoán của Lenin.


Năm 1910, đại hội Quốc tế II họp ở Copenhagen quyết định rằng ở nghị viện, những người xã hội chủ nghĩa phải bỏ phiếu chống ngân sách quân sự. Năm 1912, trong lúc có chiến tranh ở Balkan, đại hội quốc tế của Quốc tế II họp ở Basle tuyên bố rằng công nhân các nước coi việc bắn giết lẫn nhau để tăng lợi nhuận của bọn tư bản là một trọng tội. Trên lời nói, trong nghị quyết, là như thế.


Nhưng khi tiếng sét chiến tranh đế quốc nổ ra và phải thực hiện những nghị quyết ấy thì bọn lãnh tụ Quốc tế II đã tỏ ra tráo trở phản bội giai cấp vô sản, làm tay sai cho giai cấp tư sản, chúng trở thành những kẻ ủng hộ chiến tranh.


Ngày 4 tháng Tám 1914, ở nghị viện, Đảng dân chủ xã hội Đức bỏ phiếu tán thành ngân sách chiến tranh, ủng hộ chiến tranh đế quốc. Đại đa số bọn xã hội chủ nghĩa ở Pháp, Anh, Bị và các nước khác cũng làm như thế. Quốc tế II không còn nữa. Thực tế nó đã tan rã thành những đảng xã hội sô-vanh riêng biệt chống lẫn nhau.


Bọn lãnh tụ các đảng xã hội chủ nghĩa phản bội giai cấp vô sản, quay sang lập trường xã hội sô-vanh và bảo vệ giai cấp tư sản đế quốc. Chúng giúp chính phủ đế quốc lừa bịp giai cấp công nhân, đầu độc giai cấp công nhân bằng thuốc độc chủ nghĩa quốc gia. Dưới chiêu bài bảo vệ tổ quốc, bọn xã hội phản bội khích công nhân Đức chống công nhân Pháp, khích công nhân Anh và Pháp chống công nhân Đức. Chỉ có một thiểu số rất nhỏ trong Quốc tế II còn đứng trên lập trường quốc tế chủ nghĩa và chống lại trào lưu, tất nhiên không tin tưởng lắm, không dứt khoát hẳn, nhưng vẫn là chống lại.


Chỉ có đảng Bolshevik là lập tức, không do dự giương cao lá cờ kiên quyết đấu tranh chống chiến tranh đế quốc. Trong những luận cương bàn về chiến tranh viết mùa thu năm 1914, Lenin chỉ rằng sự suy sụp của Quốc tế II không phải là ngẫu nhiên. Quốc tế I1 bị bọn cơ hội chủ nghĩa làm tan vỡ, những đại biểu ưu tú của giai cấp vô sản cách mạng từ lâu đã báo trước cho mọi người biết để đấu tranh chống lại chúng.


Ngay từ trước chiến tranh, các đảng Quốc tế II đã mắc phải bệnh cơ hội chủ nghĩa. Bọn cơ hội công khai tuyên truyền từ bỏ đấu tranh cách mạng, tuyên truyền thuyết “chủ nghĩa tư bản hòa bình phát triển thành chủ nghĩa xã hội”, Quốc tế II không muốn đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội, chủ trương hòa bình với chủ nghĩa cơ hội và để cho chủ nghĩa cơ hội tăng cường thêm. Vì theo đuổi chính sách thỏa hiệp với chủ nghĩa cơ hội, chính bản thân Quốc tế II cũng đã trở thành cơ hội.


Với lợi nhuận thu được ở các thuộc địa, nhờ bóc lột các nước lạc hậu, giai cấp tư sản đế quốc đã mua chuộc một cách có hệ thống những lớp trên của hạng công nhân giỏi mà người ta vẫn gọi là công nhân quý tộc, bằng cách trả lương cao và bằng những ân huệ nhỏ khác. Chính từ trong tầng lớp công nhân này đã nảy ra nhiều người lãnh đạo công nhân và hợp tác xã, đại biểu hội đồng thành phố và nghị viện, cán bộ báo chí và cán bộ các tổ chức dân chủ-xã hội. Trong thời chiến, những người này sợ mất địa vị, đã trở thành những người chống lại cách mạng, những kẻ bảo vệ điên cuồng nhất giai cấp tư sản và chính phủ đế quốc nước mình.


Bon cơ hội đã trở thành bọn xã hội sô-vanh.


Bọn xã hội Sô-vanh, trong đó có bọn Menshevik và bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng Nga, tuyên truyền hòa bình giai cấp giữa công nhân và giai cấp tư sản ở trong nước, tuyên truyền chiến tranh chống các dân tộc khác ngoài nước mình. Chúng lừa bịp quần chúng để quần chúng không thấy rõ thủ phạm chính đã gây ra chiến tranh và tuyên bố rằng giai cấp tư sản nước mình không chịu trách nhiệm về chiến tranh. Nhiều tên xã hội sô-vanh đã làm bộ trưởng trong chính phủ đế quốc của chúng.


Bọn xã hội sô-vanh giấu mặt, gọi là phái giữa, cũng không kém nguy hiểm đối với sự nghiệp của giai cấp vô sản. Bọn phái giữa Causky, Trotsky, Martov và nhiều tên khác bào chữa và bênh vực bọn xã hội sô-vanh công khai, cùng với bọn này chúng đã phản bội giai cấp vô sản, che đậy sự phản bội của mình bằng những lời nói “tả” về đấu tranh chống chiến tranh, nhằm lừa bịp giai cấp công nhân. Thực ra thì phái giữa ủng hộ chiến tranh, vì chúng đề nghị không bỏ phiến chống quỹ chiến tranh và bỏ phiếu trắng, có nghĩa là chúng ủng hộ chiến tranh. Cũng như bọn xã hội sô-vanh, chúng đòi bỏ đấu tranh giai cấp trong thời gian chiến tranh để khỏi làm trở ngại chính phủ đế quốc của chúng tiến hành chiến tranh. Đối với tất cả các vấn đề quan trọng về chiến tranh và về chủ nghĩa xã hội, tên phái giữa Trotsky đều chống Lenin, chống đảng Bolshevik.


Ngay từ những ngày đầu chiến tranh, Lenin đã tập hợp lực lượng để lập một Quốc tế mới: Quốc tế III.


Trong bản tuyên ngôn chống chiến tranh ra tháng Mười một 1914, Trung ương đảng Bolshevik đề ra nhiệm vụ lập Quốc để III thay thế cho Quốc tế II đã phá sản một cách nhục nhã.


Tháng Hai 1915, ở London, đồng chí Litvinov được Lenin ủy nhiệm đã phát biểu ý kiến trong hội nghị những người xã hội chủ nghĩa các nước Đông minh. Litvinov đòi những người xã hội chủ nghĩa (Vandervelde, Sembat, Guesde) phải rút ra khỏi chính phủ tư sản Bỉ và Pháp, cắt đứt hoàn toàn với bọn đế quốc, không hợp tác với chúng. Đồng chí đòi tất cả những người xã hội chủ nghĩa phải kiên quyết đấu tranh chống chính phủ đế quốc của mình và lên án việc bỏ phiếu tán thành ngân sách chiến tranh. Nhưng tiếng nói của Litvinov không được hưởng ứng ở hội nghị này.


Đầu tháng Chín 1915, một hội nghị đầu tiên của những người theo chủ nghĩa quốc tế họp ở Zimmerwald. Lenin gọi hội nghị này là “bước đầu” trên con đường phát triển phong trào quốc tế chống chiến tranh. Trong hội nghị này Lenin lập ra nhóm tả Zimmerwald. Nhưng trong nhóm tả Zimmerwald đó, chỉ có đảng Bolshevik do Lenin đứng đầu là có lập trường duy nhất đúng, lập trường chống chiến tranh dứt khoát từ đầu đến chí cuối. Nhóm tả Bolshevik xuất bản tạp chí “Dự báo” bằng tiếng Đức có đăng các bài của Lenin.


Năm 1916, hội nghị lần thứ hai những người quốc tế chủ nghĩa đã họp ở vùng nông thôn Thụy-sĩ. Hội nghị này được gọi là hội nghị Zimmerwald lần thứ hai. Lúc này những nhóm quốc tế chủ nghĩa đã xuất tiện trong hầu khắp các nước. Những phần tử quốc tế chủ nghĩa đã tách hẳn khỏi bọn xã hội sô-vanh. Nhưng điều chủ yếu là ảnh hưởng của chiến tranh và những tai họa do chiến tranh gây ra ; chính quân chúng lúc bấy giờ cũng đã ngả sang tả. Bản tuyên ngôn Kienthal, là kết quả của sự thỏa thuận giữa các nhóm khác nhau đấu tranh với nhau trong hội nghị. Nó đánh dấu một bước tiến so với bản tuyên ngôn Zimmerwald.


Nhung hội nghị Kienthal cũng không chấp nhận những điểm căn bản trong chính sách của những người Bolshevik là: biến cuộc chiến tranh đế quốc thành nội chiến, làm cho các chính phủ đế quốc thất bại trong cuộc chiến tranh, lập Quốc tế III. Tuy nhiên, hội nghị Kienthal đã giúp tách ra những phần tử quốc tế chủ nghĩa, về sau lập thành Quốc tế cộng sản III.


Lê-nin phê phán những sai lầm của những người quốc tế chủ nghĩa không triệt để trong phái tả dân chủ - xã hội như Rosa Luxemburg và Karl Lieb-knecht, nhưng đồng thời đã giúp họ đi theo một lập trường đúng.