C6.P1 Sự phát sinh và nguyên nhân của chiến tranh để quốc.

 1. Sự phát sinh và nguyên nhân của chiến tranh để quốc.


Ngày 14 (27) tháng Bảy năm 1914, chính phủ Nga hoàng tuyên bố tổng động viên. Ngày 19 tháng Bảy (1 tháng Tám), Đức tuyên chiến với Nga. Nước Nga bước vào chiến tranh.


Từ lâu trước khi chiến tranh bùng nổ, Lenin và những người Bolshevik đã dự kiến rằng chiến tranh nhất định sẽ nổ ra. Trong các cuộc đại hội của những người xã hội chủ nghĩa quốc tế, Lenin đã đưa ra những đề nghị nhằm xác định đường lối cách mạng của những người xã hội chủ nghĩa khi chiến tranh nổ ra.


Lenin chỉ ra rằng chiến tranh là bạn đường tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Cướp đất đai nước khác, xâm chiếm và bóc lột thuộc địa, chiếm thị trường mới, thường là nguyên nhân gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước tư bản. Đối với các nước tư bản, chiến tranh là một hiện tượng tự nhiên và chính đáng như bóc lột giai cấp công nhân vậy.


Nhất là vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX khi chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, bước phát triển cao nhất và cuối cùng của nó, thì chiến tranh lại càng không tránh được. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, các tổ chức lớn mạnh (các tổ chức độc quyền) của bọn tư bản và ngân hàng giữ một vai trò quyết định trong sinh hoạt của các nước tư bản. Tư bản tài chính làm chúa thống trị ở các nước tư bản. Nó đòi hỏi phải có thị trường mới, đòi xâm lược thuộc địa, đòi những chỗ mới để xuất cảng tư bản và đòi những nguồn nguyên liệu mới.


Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, toàn bộ đất đai trên thế giới đã phân chia xong giữa các nước tư bản. Tuy nhiên, trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản phát triển rất không đều và bằng những bước nhảy vọt: có những nước trước kia chiếm hàng đầu, thì bây giờ công nghiệp phát triển tương đối chậm lại; có những nước trước kia lạc hậu thì bây giờ lại đuổi kịp và vượt các nước nói trên bằng những bước nhảy vọt nhanh chóng. Tình hình so sánh lực lượng kinh tế và quản sự của các nước đế quốc đã thay đổi. Các nước đế quốc có xu hướng muốn chia lại thế giới. Cuộc đấu tranh để chia lại thế giới làm cho chiến tranh đế quốc không thể tránh được. Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh để chia lại thế giới và các khu vực ảnh hưởng. Nó đã được tất cả các nước đế quốc chuẩn bị từ lâu. Thủ phạm gây ra chiến tranh là bọn đế quốc ở tất cả các nước.


Đặc biệt, cuộc chiến tranh này đã được chuẩn bị bởi một bên là Đức và Áo và một bên là Pháp, Anh và Nga là nước phụ thuộc vào Pháp và Anh. Năm 1907 xuất hiện khối Đồng minh tay ba hay là Đồng minh, liên minh giữa Anh, Pháp và Nga. Một liên minh đế quốc khác cho Đức, Áo - Hung và Ý thành lập. Nhưng lúc khởi đầu chiến tranh năm 1911, Ý rút ra khỏi liên minh này và sau đó theo phe Đồng minh, Đức, Áo - Hung được Bulgaria và Thổ ủng hộ.


Trong khi chuẩn bị chiến tranh đá quốc, Đức muốn chiếm các thuộc địa của Anh, Pháp, và cướp Ukraina, Ba-lan và vùng Baltic của Nga. Đức đặt con đường xe lửa Bahdad, uy hiếp nền thống trị của Anh ở Cận đông. Anh lo ngại sự phát triển của thủy quân Đức.


Nga hoàng muốn phân chia nước Thổ, mơ ước chiếm eo biển nối Hắc-hải yới Địa-trung-hải và chiếm Constantinople. Chính phủ Nga hoàng còn có kế hoạch chiếm xứ Galicia, một bộ phận của Áo - Hung. Anh muốn dùng chiến tranh để đánh bẹp Đức, kẻ kình địch nguy hiểm của mình. Trước chiến tranh, hàng hóa của Đức ngày càng lấn át hàng hóa của Anh trên các thị trường thế giới. Ngoài ra, Anh còn định chiếm miền Mesopotamia và Palestine của Thổ và củng cố địa vị của mình ở Ai-cập.


Bọn tư bản Pháp muốn chiếm lại các miền Saar Basin, Alsace-Lorraine là những miền giàu than và sắt mà Đức cướp của Pháp trong cuộc chiến tranh 1870 - 1871.


Như vậy là những mâu thuẫn sâu sắc nhất giữa hai nước tư bản đã đưa đến chiến tranh đế quốc.


Cuộc chiến tranh cướp bóc để chia lại thế giới đó đụng chạm đến quyền lợi của tất cả các nước đế quốc, vì vậy Nhật, Mỹ và nhiều nước nữa về sau cũng bị lôi cuốn vào.


Chiến tranh trở thành chiến tranh thế giới.


Chiến tranh đế quốc được giai cấp tư sản chuẩn bị rất bí mật, nhân dân không biết. Khi chiến tranh nổ ra, mỗi chính phủ đế quốc đều hết sức chứng tỏ rằng không phải mình là kẻ đã gây hấn với nước láng giềng, mà chính mình bị đánh trước. Giai cấp tư sản lừa bịp nhân dân, che giấu mục đích thực sự của chiến tranh và tính chất đế quốc xâm lược của nó. Chính phủ đế quốc nào cũng tuyên bố tiến hành chiến tranh để bảo vệ tổ quốc.


Bọn cơ hội trong Quốc tế II đã giúp giai cấp tư sản lừa bịp nhân dân. Bọn dân chủ-xã hội trong Quốc tế II phản bội một cách đê hèn sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản. Bọn chúng không những không phản đối chiến tranh mà trái lại còn giúp giai cấp tư sản đưa công nhân và nông dân các nước đang tham chiến ra đánh nhau, viện lẽ là để bảo vệ Tổ quốc.


Không phải tình cờ mà nước Nga nhảy vào chiến tranh đế quốc ở trong đồng minh với Pháp và Anh. Cần chú ý rằng trước năm 1914 các ngành công nghiệp chủ yếu của Nga nằm trong tay tư bản ngoại quốc, nhất là tư bản Pháp, Anh và Bỉ, tức là các nước Đồng minh. Những xí nghiệp luyện kim quan trọng nhất của Nga đều ở trong tay tư bản Pháp. Gần ba phần tư (72%) công nghiệp luyện kim phụ thuộc vào tư bản ngoại quốc. Trong công nghiệp than (ở Donbass) tình hình cũng như thế. Gần một nửa sản lượng khai thác dầu mỏ nằm trong tay tư bản Anh, Pháp. Một phần khá lớn lợi nhuận của công nghiệp Nga lọt vào tay các ngân hàng nước ngoài, chủ yếu là các ngân hàng Anh - Pháp. Tất cả những tình hình ấy, cộng với số nợ hàng tỷ mà Nga hoàng vay của Pháp và Anh, đã gắn chặt chế độ Nga hoàng với chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, biến nước Nga thành nước chư hầu, thành bạn thuộc địa của các nước ấy.


Giai cấp tư sản Nga hy vọng, sau khi chiến tranh bùng nổ, cải thiện địa vị của mình: chiếm thêm thị trường mới, làm giàu bằng các đơn hàng quân sự và cung cấp hàng quân dụng, đồng thời lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng.


Nước Nga Nga hoàng tham chiên nhưng không có chuẩn bị từ trước. Công nghiệp Nga kém xa công nghiệp các nước tư bản khác. Trong công nghiệp Nga, phần lớn là các nhà máy cũ, thiết bị đã hao mòn. Nền nông nghiệp với chế độ chiếm hữu ruộng đất nửa nông nô và quần chúng nông dân bị bần cùng hóa và phá sản, không thể làm cơ sở kinh tế vững chắc để tiến hành chiến tranh lâu dài được.


Nga hoàng chủ yếu dựa vào bọn chúa đất. Bọn đại địa chủ cực kỳ phản động lập khối với bọn đại tư bản làm chúa tể trong nước và trong viện Duma Nhà nước. Chúng hoàn toàn ủng hộ chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Nga hoàng. Giai cấp tư sản đế quốc Nga trông cậy vào nền chuyên chế của Nga hoàng như trông cậy vào một nắm tay bọc sắt, một mặt có thể bảo đảm cho họ chiếm đoạt thị trường mới và đất đai mới, mặt khác có thể dập tắt phong trào cách mạng của công nông.


Chính đảng của giai cấp tư sản tự do – đảng dân chủ-lập hiến – là tiêu biểu cho phe đối lập, nhưng chúng lại hoàn toàn ủng hộ chính sách đối ngoại của chính phủ Nga hoàng.


Những đảng tiểu tư sản của những người xã hội chủ nghĩa-cách mạng và Menshevik nấp sau lá cờ chủ nghĩa xã hội, ngay từ lúc bắt đầu nổ ra chiến tranh, đã giúp bạn tư sản lừa bịp nhân dân, che đậy tính cách đế quốc và cướp bóc của chiến tranh. Bọn này tuyên truyền cần phải giữ gìn, bảo vệ “tổ quốc” tư sản chống bọn “người Phổ dã man”, ủng hộ chính sách  “hòa bình trong nước”, và do đó giúp chính phủ Nga hoàng tiến hành chiến tranh cũng như bọn dân chủ-xã hội Đức giúp chính phủ Đức hoàng tiến hành chiến tranh chống “người Nga dã man”,


Chỉ có đảng Bolshevik vẫn trung thành với ngọn cờ vĩ đại của chủ nghĩa quốc tế cách mạng, vẫn đứng vững trên lập trường marxist kiên quyết đấu tranh chống sự chuyên chế của Nga hoàng, chống bọn địa chủ và tư bản, chống chiến tranh đế quốc. Đảng Bolshevik, ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh, đã đứng vững trên lập trường này: chiến tranh tiến hành không phải để bảo vệ tổ quốc, mà là để xâm chiếm đất đai của nước khác, để cướp bóc những dân tộc khác làm lợi cho bọn địa chủ và bọn tư bản, công nhân phải kiên quyết chống lại cuộc chiến tranh đó.


Giai cấp công nhân ủng hộ đảng Bolshevik.


Sự thực thì men ái quốc tư sản, ngay khi bắt đầu chiến tranh, đã làm cho trí thức và tầng lớp cu-lắc (phú nông) trong nông dân say sưa và đồng thời cũng làm say sưa một bộ phận nào trong giai cấp công nhân. Nhưng phần lớn đây là những hội viên của “Hội nhân dân Nga” – hội của bọn lưu manh - và một số công nhân có xu hướng xã hội chủ nghĩa - cách mạng và Menshevik. Tất nhiên họ không phản ánh và không thể phản ánh được tinh thần của giai cấp công nhân. Chính những phần tử đó đã tham gia những cuộc biểu tình Sô-vanh của bọn tư sản do chính phủ Nga hoàng tổ chức trong những ngày đầu của chiến tranh.