C5.P2. Tờ báo Bolshevik “Sự thật”. Đảng đoàn Bolshevik trong viện Duma IV.


Một vũ khí mạnh mẽ trong tay đảng Bolshevik trong việc củng cố các tổ chức của mình và giành ảnh hưởng trong quần chúng là báo Sự thật, tờ báo Bolshevik ra hằng ngày ở St. Petersburg. Tờ báo ấy lập ra theo chỉ thị của Lenin và do sáng kiến của Stalin, Olminsky và Poletayeev. Tờ Sự thật, tờ nhật báo của quần chúng công nhân ra đời đồng thời với cao trào cách mạng mới.


Ngày 22 tháng Tư 1912 (5 tháng Năm theo lịch mới) ra số báo đầu tiên. Đây là một ngày hội thật sự đối với công nhân. Để kỷ niệm việc xuất bản từ Sự thật, ngày 5 tháng Năm đã được coi là ngày hội báo chí của công nhân.


Trước tờ Sự thật đã có tờ tuần báo Bolshevik Ngôi sao nhằm đối tượng là công nhân tiên tiến. Tờ Ngôi sao đã đóng vai trò to lớn trong những ngày xảy ra sự kiện ở Lena. Nó đã đăng một loạt những bài chính trị đầy tính chiến đấu của Lenin và Stalin động viên giai cấp công nhân đấu tranh. Nhưng trong điều kiện có cao trào cách mạng, đối với đảng Bolshevik mà chỉ có một tờ tuần báo thì không đủ. Đảng cần có một tờ nhật báo chính trị quần chúng cho các tầng lớp công nhân hết sức đông đảo. Nhật báo đó chính là tờ Sự thật.


Trong thời kỳ này, vai trò của báo Sự thật đặc biệt to lởi, Sự thật tranh thủ được đông đảo quần chúng tín nhiệm, trong giai cấp công nhân về phía chủ nghĩa Bolshevik. Trong hoàn cảnh những cuộc truy nã liên tiếp của cảnh sát, phạt tiền và tịch thu vì đăng những bài và tin tức không vừa lòng ty kiểm duyệt, báo Sự thật tồn tại được chỉ là nhờ sự ủng hộ tích cực của hàng vạn công nhân tiên tiến. Báo Sự thật nộp được những món tiền phạt nặng chỉ là nhờ ở việc quyên góp rộng rãi trong công nhân. Thường thường một phần khá lớn những số báo Sự thật bị cấm vẫn đến tay người đọc, vì có những công nhân tiên tiến ban đêm đến nhà in lấy mang đi hàng tập báo.


Trong hai năm rưỡi, chính phủ Nga hoàng đã tám lân đóng cửa tờ Sự thật, nhưng nhờ sự ủng hộ của công nhân nó đã tái bản với những tên mới na ná giống tên tờ báo cũ, chẳng hạn như : Vì sự thật, Con đường Sự thật, Sự thật Lao động.


Trong khi báo Sự thật phát hành trung bình 40.000 bản mỗi ngày, thì số phát hành của tờ nhật báo Menshevik Tia sáng không quá 15 - 16.000 bản.


Công nhân coi báo Sự thật là tờ báo của họ: họ rất tín nhiệm tờ báo và rất chú ý những điều viết trong báo. Mỗi tờ Sự thật có hàng chục người chuyền tay nhau đọc; tờ báo bồi dưỡng ý thức giai cấp cho họ, giáo dục, tổ chức, kêu gọi họ đấu tranh.


Tờ Sự thật viết những gì? Mỗi số đăng hàng chục bài thông tin của công nhân, miêu tả đời sống của công nhân, sự bóc lột dã man, sự ngược đãi và áp bức của bọn tư bản, bọn quản lý và đốc công đối với công nhân. Những bài thông tin ấy vạch trần chế độ tư bản một cách sắc bén và xác đúng. Trên tờ Sự thật thường đăng những tin về các vụ tự tử của công nhân thất nghiệp đói khổ, không hy vọng tìm được việc làm.


Tờ Sự thật viết về những nhu cầu và yêu sách của công nhân các công xưởng và các ngành công nghiệp, tường thuật công nhân đấu tranh đòi thực hiện yêu sách của họ như thế nào. Hầu như mỗi số báo đều đăng tin những vụ bãi công ở các xí nghiệp. Khi nổ ra những vụ bãi công lớn, dài ngày, tờ Sự thật đúng ra tổ chức công nhân các xí nghiệp và các ngành công nghiệp khác quyên góp để giúp đỡ công nhân bãi công. Nhiều khi quỹ bãi công lên tới hàng vạn rúp, một số tiền rất lớn đối với thời bấy giờ, nếu chủ ý rằng đại đa số công nhân mỗi ngày chỉ được lĩnh từ 70 đến 80 cô-pếch. Việc này giáo dục cho công nhân tinh thần đoàn kết vô sản, ý thức về sự thống nhất lợi ích của toàn thể công nhân.


Mỗi khi có một sự kiện chính trị xảy ra, sau mỗi thắng lợi hay thất bại, công nhân đều gửi thư, lời chào mừng hay thư kháng nghị, v..v. tới báo Sự thật. Các bài đăng trên báo Sự thật làm sáng tỏ nhiệm vụ của phong trào công nhân theo quan điểm Bolshevik triệt để. Vì là báo công nhân, tờ Sự thật không thể trực tiếp kêu gọi công nhân lật đổ chế độ Nga hoàng. Nó bắt buộc phải nói bóng ấy và giải thích cho quần chúng rõ. Thí dụ, khi tờ Sự thật nói về “những yêu sách đầy đủ không bị cắt xén của năm 1905”, thì công nhận hiểu đó là nói về những khẩu hiệu cách mạng của những người Bolshevik: lật đổ chế độ Nga hoàng, thực hiện chế độ Cộng hòa dân chủ, tịch thu ruộng đất của địa chủ, ngày làm 8 giờ.


Báo Sự thật đã tổ chức công nhân tiền phong ngay trước hôm bầu cử viện Duma IV. Nó tố cáo thái độ phản bội của bọn chủ trương thỏa hiệp với giai cấp tư sản tự do, chủ trương “đảng công nhân của Stolypin”. Tờ Sự thật kêu gọi công nhân bầu những người tán thành “những yêu sách không bị cắt xén của năm 1905” nghĩa là những người Bolshevik, Cuộc bầu cử tiến hành theo nhiều nấc. Trước nhất những cuộc họp của công nhân bầu ra những người thay mặt; những người này bầu ra cử tri; cử tri bầu ra đại biểu của công nhân trong viện Duma. Ngày bầu cử, tờ Sự thật đăng danh sách những cử tri Bolshevik và cổ động công nhân bỏ phiếu cho họ. Danh sách này sở dĩ không đăng trước được là để cho các ứng cử viên đã được chỉ định tránh khỏi nguy cơ bị bắt.


Báo Sự thật giúp tổ chức các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Ở St. Petersburg mùa xuân 1914 bọn chủ đóng cửa xí nghiệp, đuổi thợ; lúc đó thấy tuyên bố một cuộc bãi công rộng lớn thì không lợi, báo Sự thật đã kêu gọi công nhân dùng những hình thức đấu tranh khác: mít-tinh của quần chúng trong nhà máy, biểu tình ở đường phố. Điều này không thể nói thẳng ra trên báo được. Nhưng những công nhân giác ngộ đã hiểu lời kêu gọi đó khi đọc bài báo của Lenin dưới đầu đề nhã nhặn này: “Về các hình thức của phong trào công nhân”, trong đó nói rằng lúc này cần thay bãi công bằng một hình thức cao hơn của phong trào công nhân, điều đó có nghĩa là kêu gọi tổ chức mít-tinh và biểu tình.


Việc kết hợp hoạt động cách mạng bí mật của những người Bolshevik với sự cổ động hợp pháp và tổ chức quần chúng công nhân thông qua báo Sự thật đã được tiến hành như thế.


Báo Sự thật không chỉ viết về đời sống của công nhân, những cuộc bãi công và biểu tình của công nhân. Nó còn viết một cách có hệ thống về đời sống của nông dân, tình cảnh đói khổ của nông dân, sự bốc lột của bọn địa chủ phong kiến đối với nông dân, việc bọn cu-lắc chủ trại cướp đoạt những ruộng đất tốt nhất của nông dân do chính sách “cải cách” của Stolypin. Tờ Sự thật chỉ rõ cho công nhân giác ngộ biết ở nông thôn đã tích lũy chất dễ bắt lửa nhiều đến chừng nào. Nó dạy cho giai cấp vô sản hiểu rằng nhiệm vụ của cách mạng 1905 chưa giải quyết xong, rằng một cuộc cách mạng mới sắp nổ ra. Tờ Sự thật nói rằng trong cuộc cách mạng thứ hai này giai cấp vô sản phải hành động như người lãnh tụ thực sự, người lãnh đạo nhân dân, rằng trong cuộc cách mạng này, giai cấp vô sản sẽ có người bạn đồng minh mạnh mẽ là nông dân cách mạng.


Bọn Menshevik tìm cách làm cho giai cấp vô sản bỏ không nghĩ đến cách mạng nữa, chúng xúi công nhân: đừng nghĩ đến nhân dân, đến nạn đói khổ của nông dân, đến sự thống trị của bọn phong kiến địa chủ cực kỳ phản động nữa, chỉ chiến đấu cho “tự do liên hiệp” thôi và hãy gửi “đơn thỉnh nguyện” cho chính phủ Nga hoàng xin điều này. Những người Bolshevik giải thích cho công nhân biết rằng việc bọn Menshevik tuyên truyền bỏ cách mạng, bỏ liên minh với nông dân là vì lợi ích của giai cấp tư sản, rằng công nhân chắc chắn sẽ thắng chế độ Nga hoàng nếu kéo được nông dân đi với mình, rằng đối với những kẻ hướng dẫn tồi tệ như bọn Menshevik thì phải gạt ra và coi là thù địch của cách mạng.


Trong mục “Đời sống nông dân”, báo Sự thật đã viết những gì ?


Để làm ví dụ, chúng ta hãy kể mấy tin năm 1913.


Một tin đầu đề là “Vấn đề ruộng đất” từ Samara gửi tới, nói rằng trong số 45 nông dân làng Novokhasbulat, huyện Bugunmal, bị truy tố về việc chống lại nhân viên địa chính khi cấp ruộng công cho chủ trại, một số lớn đã bị kết án tù dài hạn. Ngai nhân viên địa chính trong khi cấp ruộng công cho chủ trại, một số lớn đã bị kết án tù dài hạn.


Một tin ngắn từ tỉnh Pskov nói rằng : “Nông dân làng Psitsa (gần ga xe lửa Zavalye) đã vũ trang chống lại lính tuần cảnh. Có người bị thương. Nguyên nhân vụ xung đột là sự hiểu lầm về việc ruộng đất. Lính tuần cảnh đã được phái đến Psitsa; viên phó tổng đốc và viên hiện lý cũng tới nơi xảy ra xung đột”.


Một tin từ tỉnh Ufa nói về việc bán những phần đất của nông dân, cho biết rằng nạn đói và đạo luật về việc rút ra khỏi thôn xã làm cho số nông dân không có ruộng đất tăng lên. Hãy xem thôn Borisovka. Thôn này gồm 27 nhà có tất cả 543 đê-xi-a-tin (1 đề-xi = 2,07 mẫu Anh) ruộng đất canh tác. Trong thời gian bị đói, 5 hộ nông dân đã bán đứt 31 đê-xi-a-tin với giá từ 25 đến 33 rúp một đê-xi-a-tin, mà giá đất lúc bấy giờ đắt gấp ba bốn lần. Cũng trong thôn này, 7 gia đình đã cầm 177 đê-xi-a-tin trong 6 năm giá mỗi đê-xi-a-tin từ 18 đến 20 rúp, lãi 12 pluân. Căn cứ vào sự nghèo đói của nông dân và số lãi quá nặng, ta có thể nói chắc chắn rằng trong 177 đê-xi-a-tin một nửa sẽ vào tay bọn chủ nợ vì chưa chắc một nửa số con nợ trong 6 năm đã trả xong một số tiền lớn như thế.


Trong bài “Chế độ đại sở hữu ruộng đất của bọn địa chủ và tiểu sở hữu ruộng đất của nông dân ở Nga” đăng ở báo Sự thật, Lenin đã chỉ cho công nhân và nông dân thấy rõ bọn địa chủ ăn bám đã chiếm ruộng đất nhiều như thế nào. 30.000 đại địa chủ nắm gần 70 triệu đê-xi-a-tin ngang với số ruộng đất của 10 triệu hộ nông dân. Mỗi đại địa chỉ trung bình có vào khoảng 2.300 đê-xi-a-tin Nga. Trung bình mỗi hộ nông dân, kể cả cu-lắc, có 7 đê-xi-a-tin. Ngoài ra, 5 triệu hộ tiểu nông, nghĩa là một nửa tổng số nông dân, mỗi hộ không có quá một-hai đề-xi-a-tin. Những việc ấy chứng tỏ rằng căn nguyên sự nghèo đói của nông dân là chế độ đại sở hữu ruộng đất của bọn địa chủ, là những tàn tích của chế độ nông nô mà chỉ thông qua cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, nông dân mới thoát ra được.


Thông qua những công nhân có liên hệ với nông thôn, báo Sự thật đi sâu vào nông thôn, thức tỉnh những nông dân tiên tiến đấu tranh cách mạng.


Trong thời kỳ lập ra báo Sự thật, các tổ chức bất hợp pháp dân chủ-xã hội hoàn toàn ở trong tay những người Bolshevik. Còn các hình thức tổ chức công khai như đảng đoàn trong viện Duma, báo chí, quỹ bảo hiểm, công đoàn, thì vẫn chưa hoàn toàn giành lại được của bọn Menshevik. Những người Bolshevik phải kiên quyết đấu tranh đuổi bọn thủ tiêu ra khỏi các tổ chức công khai của giai cấp công nhân. Nhờ có báo Sự thật mà cuộc đấu tranh ấy đã thắng lợi.


Báo Sự thật là trung tâm đấu tranh cho tính đảng, cho việc tái lập một đảng cách mạng có tính chất quần chúng của công nhân. Nó tập hợp những tổ chức hợp pháp chung quanh những trung tâm bí mật của đảng Bolshevik và hưởng phong trào công nhân vào một mục đích nhất định là : chuẩn bị cách mạng.


Báo Sự thật có rất nhiều thông tin viên công nhân. Riêng một năm, nó đã đăng gần 1.000 tin của công nhân. Nhưng báo Sự thật liên hệ với quần chúng công nhân không phải chỉ bằng thư từ và thông tin mà thôi. Hằng ngày có rất nhiều công nhân các xí nghiệp tới tòa soạn. Ở tòa soạn báo Sự thật tập trung một phần lớn công tác tổ chức của đảng. Ở đây đã tổ chức những cuộc gặp gỡ với đại biểu các chi bộ địa phương của đảng, ở đây nhận tin tức về công tác đảng trong các nhà máy gửi đến. Những chỉ thị của thành ủy St. Petersburg và của Trung ương đảng cũng từ tòa soạn tờ Sự thật truyền đạt đi.


Qua hai năm rưỡi kiên trì đấu tranh chống bọn thủ tiêu đề tái lập đảng cách mạng có tính chất quần chúng của công nhân, những người Bolshevik, vào mùa hè 1914, đã thu hút được bốn phần năm công nhân tích cực ở Nga đi theo đảng Bolshevik, đi theo sách lược của phái “Sự thật”. Một bằng chứng: trong tổng số 7.000 nhóm công nhân quyên góp cho báo chí của công nhân năm 1914 thì 5.600 nhóm quyên góp cho báo chí Bolshevik và chỉ có 1.400 nhóm quyên góp cho báo chí Menshevik. Nhưng bọn Menshevik lại có những người “bạn giàu” trong giai cấp tư sản tự do và trí thức tư sản cung cấp cho quá nửa số tiền cần thiết để duy trì báo Menshevik. 


Bấy giờ người ta gọi những người Bolshevik là những “người phái Sự thật”. Cùng với báo Sự thật, đã lớn lên cả một thế hệ vô sản cách mạng sau này làm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười. Đứng sau báo Sự thật đã có hàng vạn, hàng chục vạn công nhân. Trong những năm cao trào cách mạng (1912-1914), đã xây dựng được nền móng vững chắc cho một đảng Bolshevik có tính chất quần chúng mà không có đàn áp nào của chế độ Nga hoàng trong thời kỳ chiến tranh đế quốc có thể phá vỡ được.


Báo Sự thật năm 1912 đã đặt nền móng cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Bolshevik năm 1917” (Sta-Jin).


Một cơ quan hợp pháp có tính chất toàn quốc khác của đảng là đảng đoàn Bolshevik trong viện Duma IV. 


Năm 1912, chính phủ cho tiến hành bầu cử viện Duma IV. Đảng rất coi trọng việc tham gia bầu cử. Đảng đoàn dân chủ - xã hội trong viện Duma và báo Sự thật là những điểm tựa hợp pháp chủ yếu trong phạm vi toàn nước Nga, thông qua nó đảng Bolshevik tiến hành công tác cách mạng trong quần chúng.


Đảng Bolshevik tham gia bầu cử vào viện Duma một cách độc lập, với khẩu hiệu riêng của mình, đồng thời đánh mạnh cả vào các đảng của chính phủ và các đảng của giai cấp tư sản tự do (bọn Kadet). Những người Bolshevik tranh cử với khẩu hiệu : thực hiện chế độ cộng hòa dân chủ, ngày làm 8 giờ, tịch thu ruộng đất của địa chủ.


Cuộc bầu cử viện Duma IV tiến hành vào mùa thu 1912. Đầu tháng Mười, chính phủ không bằng lòng tình hình tiến hành bầu cử ở St. Petersburg, tìm cách vi phạm quyền tuyển cử của công nhân ở nhiều nhà máy lớn. Đáp lại mưu mô này, thành ủy St. Petersburg, theo đề nghị của đồng chí Stalin, kêu gọi công nhân các xí nghiệp lớn bãi công một ngày. Lâm vào tình thế khó khăn, chính phủ phải nhượng bộ và công nhân có thể bầu những người mà họ muốn bầu. Đại đa số công nhân tán thành “Ủy nhiệm thư” gửi những người thay mặt và đại biểu của mình, do đồng chí Stalin thảo ra. Ủy nhiệm thư của công nhân St. Petersburg gửi đại biểu công nhân của họ gợi lại những nhiệm vụ chưa giải quyết xong của năm 1905


Trong “Ủy nhiệm thư” có ghi rằng: “Chúng tôi nghĩ rằng nước Nga đang đứng trước những phong trào quần chúng sắp diễn ra có thể là sâu sắc hơn phong trào năm 1905... Đi tiên phong trong những phong trào này, cũng như năm 1905, là giai cấp vô sản Nga, giai cấp tiên tiến nhất của xã hội Nga. Đồng minh của giai cấp vô sản chỉ có thể là nông dân đã dạn dày đau khổ và tha thiết muốn giải phóng nước Nga”.


Ủy nhiệm thư nói rằng hoạt động sau này của nhân dân phải mang hình thức một cuộc đấu tranh trên hai mặt trận: chống chính phủ Nga hoàng và chống giai cấp tư sản tự do thỏa hiệp với chế độ Nga hoàng. Lenin cho rằng “Ủy nhiệm thư” kêu gọi công nhân đấu tranh cách mạng có một tầm quan trọng rất lớn. Và công nhân, trong các nghị quyết của mình, đã hưởng ứng lời kêu gọi ấy.


Những người Bolshevik đã thắng trong cuộc tranh cử, đồng chí Badayev được bầu vào viện Duma thay mặt cho công nhân St. Petersburg.


Công nhân không bầu đại biểu vào Duma chung với các tầng lớp nhân dân khác, mà bầu riêng (bây giờ người ta gọi là đơn vị bầu cử của công nhân). Trong 9 đại biểu trúng cử ở đơn vị bầu cử của công nhân có 6 người là đảng viên đảng Bolshevik: Badayev, Petrovsky, Muranov, Samoilov, Shagov, và Malinovsky (tên này về sau trở thành phần tử khiêu khích). Những đại biểu Bolshevik trúng cử đều ở những trung tâm công nghiệp lớn, bao gồm ít nhất là bốn phần năm tổng số công nhân. Nhưng có một số đại biểu của phái thủ tiêu cũng được bầu, không phải do công nhân bầu ra, tức là không phải bầu ra trong đơn vị bầu cử của công nhân. Vì thế trong viện Duma có 7 đại biểu phái thủ tiêu và 6 đại biểu Bolshevik. Thoạt đầu, những người Bolshevik và phát thủ tiêu lập thành một đảng đoàn chung của đảng dân chủ-xã hội trong viện Duma. Nhưng sau một cuộc đấu tranh ngoan cường chống bọn thủ tiêu đã ngăn trở hoạt động cách mạng của những người Bolshevik, tháng Mười 1913, các đại biểu Bolshevik, theo chỉ thị của Trung ương đảng Bolshevik, đã tách ra khỏi đảng đoàn liên hợp của đảng dân chủ-xã hội và lập thành một đảng đoàn Bolshevik độc lập.


Trong viện Duma, các đại biểu Bolshevik đọc nhiều diễn văn cách mạng tố cáo chế độ chuyên chế, chất vấn chính phủ về những vụ đàn áp công nhân, và sự bóc lột vô nhân đạo của bọn tư bản đối với công nhân.


Họ cũng phát biểu về vấn đề ruộng đất, những bài diễn văn của họ kêu gọi nông dân đấu tranh chống bọn địa chủ phong kiến, vạch mặt đảng dân chủ-lập hiến đã chống lại việc tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.


Những người Bolshevik đưa ra viện Duma dự luật ngày làm 8 giờ, tất nhiên là dự luật này không được viện Duma của bọn Trăm đen chấp thuận, nhưng nó đã đóng vai trò cổ động rất lớn.


Đảng đoàn Bolshevik trong viện Duma liên hệ chặt chẽ với Trung ương đảng, với Lenin và thường nhận chỉ thị của Lenin. Đồng chí Stalin đã trực tiếp lãnh đạo đảng đoàn Bolshevik trong thời kỳ đồng chí ở St. Petersburg.


Những đại biểu Bolshevik không phải chỉ đóng khung trong công tác ở viện Duma mà thôi, họ còn hoạt động ráo riết ở ngoài nghị viện nữa. Họ đến các nhà máy, đến những trung tâm công nhân trong nước để diễn thuyết, họ tổ chức những cuộc họp bí mật để giải thích nghị quyết của Đảng, họ lập ra những tổ chức mới của đảng. Các đại biểu đã khôn khéo kết hợp hoạt động hợp pháp với hoạt động bất hợp pháp, bí mật.


#Gấu