C4.P4. Cuộc đấu tranh của những người Bolshevik chống chủ nghĩa Trotsky. Khối tháng Tám chống đảng


Trong khi những người Bolshevik tiến hành một cuộc đấu tranh trên hai mặt trận - chống phái thủ tiêu và phái triệu hồi để giữ vững đường lối của Đảng vô sản, thì Trotsky ủng hộ phái Menshevik thủ tiêu. Chính những năm ấy Lenin đã gọi Trotsky là tên “tiểu Judas Trotsky”. Trotsky tổ chức ở Vienna (Áo) một nhóm nhà văn và xuất bản một tờ báo gọi là “đứng ngoài các nhóm phái”, kỳ thực thì là tờ báo Menshevik. Bấy giờ Lenin viết về Trotsky như sau trong bức thư gửi Zinoviev ngày 24/8/1909 (Lenin toàn tập, tập 49, tr.240, Nxb CTQG 2005): “Trotsky đã hành động như một kẻ mưu cầu danh lợi và gây bè phái đê hèn nhất... Hắn ba hoa về đảng, nhưng hành động lại tồi tệ hơn tất cả những bọn gây bè phái khác”.

Về sau, năm 1912, Trotsky là người đứng ra tổ chức khối tháng Tám, tức là khối gồm tất cả những nhóm và xu hướng chống Bolshevik, chống lại Lenin, chống lại đảng Bolshevik. Phái thủ tiêu và phái triệu hồi đến tham gia khối cựu thù địch chống chủ nghĩa Bolshevik, ứng với lợi ích của giai cấp tiểu tư sản và phục tùng lợi ích của chứng tỏ họ là đồng loại với nhau. Về tất cả các vấn đề cơ bản, Trotsky và trotskyist đều đứng trên lập trường thủ tiêu. Nhưng Trotsky đã che giấu lập trường thủ tiêu của ông ta sau cái mặt nạ phái đứng giữa, tức là phái dàn hòa, nói rằng ông ta đứng ngoài phe Bolshevik và Menshevik và tìm cách dàn hòa cả hai bên. Về điểm này, Lenin nói rằng Trotsky còn để hèn và nguy hại hơn bọn thủ tiêu công khai, kỳ thực thì Trotsky hoàn toàn ủng hộ bọn Menshevik - phái thủ tiêu. Chính Trotsky là nhóm đã gieo rắc chủ nghĩa đứng giữa.


Đồng chí Stalin viết : “Chủ nghĩa đứng giữa là một khái niệm chính trị. Hệ tư tưởng của nó là hệ tư tưởng làm cho lợi ích của giai cấp vô sản thích ứng với lợi ích giai tiểu tư sản và phục tùng lợi ích của giai cấp tiểu tư sản ở trong một đảng chung. Hệ tư tưởng đó xa lạ và đối lập với chủ nghĩa Lenin”.


Trong thời kỳ này, Kamenev, Zinoviev, Rykov thực ra cùng phe với Trotsky vì họ thường giúp Trotsky chống Lenin. Với sự giúp sức của Zinoviev, Kamenev, Rykov đã bí mật giúp Trotsky, hồi tháng Giêng 1910 bất chấp cả ý kiến của Lenin trong hội nghị toàn thể Ban Chấp hành trung ương đã được triệu tập. Hồi ấy vì có nhiều người Bolshevik bị bắt, nên thành phần Ban Chấp hành trung ương có thay đổi, và những phần tử dao động đã có thể thông qua được những quyết định chống Lenin. Vì vậy trong cuộc hội nghị toàn thể này đã quyết định đình chỉ xuất bản tờ báo Bolshevik Người vô sản và cấp tiền cho tờ Sự thật do Trotsky xuất bản ở Vienna. Kamenev tham gia tòa soạn báo của Trotsky; cùng với Zinoviev, họ có ý định biến tờ báo của Trotsky thành cơ quan của Trung ương.


Chỉ nhờ có sự kiên trì của Lenin mà Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành trung ương tháng Giêng đã thông qua nghị quyết lên án xu hướng thủ tiêu và triệu hồi; nhưng cả lần này nữa, Zinoviev và Kamenev cũng lại khăng khăng ủng hộ đề nghị của Trotsky là đừng gọi bằng cái tên thủ tiêu..


Kết quả thì như Lenin đã dự kiến: chỉ có những người Bolshevik phục tủng nghị quyết của hội nghị Trung ương, đình bản tờ Người vô sản, còn bọn Menshevik, thì vẫn tiếp tục xuất bản tờ Tiếng nói của người dân chủ xã hội, tờ báo của bọn thủ tiêu.


Đồng chí Stalin hoàn toàn ủng hộ lập trường của Lenin, viết một bài riêng về vấn đề đó đăng trên tờ Người dân chủ-xã hội số 11. Trong bài báo ấy, Stalin lên án hành động của bạn đồng lõa của Trotsky, nói lên sự cần thiết phải thủ tiêu tình hình không bình thường do hành động phản trắc của nhóm Kamenev, Zinoviev, Rykov gây ra trong hàng ngũ phái Bolshevik. Bài báo đề ra những nhiệm vụ cấp bách, những nhiệm vụ về sau được thực hiện tại hội nghị đại biểu của đảng ở Praha: triệu tập hội nghị đại biểu toàn đảng, xuất bản một tờ báo công khai và thành lập một trung tâm thực tiễn hoạt động bí mật ở Nga. Bài báo của đồng chí Stalin dựa vào quyết định của Ban chấp hành Đảng bộ Baku, Ban chấp hành Đảng bộ này hoàn toàn ủng hộ Lenin.


Đối lập với khối tháng Tám chống đảng do Trotsky lãnh đạo gồm toàn những phần tử chống đảng, từ bọn thủ tiêu và bọn Trotsky đến bọn triệu hồi và bọn “tạo thần”, khối bảo vệ đảng được thành lập, có những người tán thành duy trì và củng cố đảng bí mật của giai cấp vô sản. Tham gia khối này là những người Bolshevik do Lenin đứng đầu và một số ít Menshevik theo đảng, do Plekhanov đứng đầu. Plekhanov và nhóm Menshevik theo đảng trên nhiều vấn đề vẫn giữ lập trường Menshevik, nhưng họ kiên quyết tách khỏi khối tháng Tám và bọn thủ tiêu, đạt tới chỗ thỏa hiệp với những người Bolshevik. Lenin nhận lời đề nghị của Plekhanov và tạm thời lập khối với Plekhanov chống lại những phần tử chống đảng, xuất phát từ chỗ cho rằng một khối như thế có lợi cho đảng và nguy hại cho bọn thủ tiêu.


Đồng chí Stalin hoàn toàn ủng hộ khối này. Hồi đó Stalin đang bị đày. Trong một bức thư từ nơi phát vãng gửi cho Lenin, Stalin viết:


Theo ý tôi, đường lối lập khối (Lenin-Plekhanov) là đường lối duy nhất đúng : 1) đường lối ấy và chỉ có đường lối ấy mới đáp ứng với lợi ích thực sự của công tác ở Nga, những lợi ích này đòi hỏi phải đoàn kết tất cả những phần tử thực sự trung thành với đảng; 2) đường lối ấy và chỉ có đường lối mới đẩy nhanh quá trình giải phóng các tổ chức hợp pháp khỏi ách của bọn thủ tiêu, phá bỏ cái hố ngăn cách giữa công nhân theo phái Menshevik và bọn tủ tiêu, làm tan rã và tiêu diệt bọn này”.


Nhờ kết hợp khôn khéo công tác bí mật với hoạt động hợp pháp, những người Bolshevik đã trở thành một lực lượng trọng yếu trong các tổ chức công khai của công nhân. Điều đó thể hiện rõ trong ảnh hưởng lớn lao của những người Bolshevik đối với các nhóm công nhân trong bốn cuộc đại hội hợp pháp họp lúc bây giờ: đại hội các trường đại học bình dân, đại hội phụ nữ, đại hội y sĩ các nhà máy, đại hội vận động chống rượu. Phát biểu của những người Bolshevik trong các đại hội hợp pháp ấy có ý nghĩa chính trị to lớn vang dội khắp nước. Ví dụ như ở đại hội các trường đại học bình dân, đoàn đại biểu Công nhân Bolshevik đã phát biểu tố cáo chính sách của Nga hoàng bóp nghẹt mọi hoạt động văn hóa và chứng minh rằng nếu không thủ tiêu chế độ Nga hoàng thì không thể có được một cao trào văn hóa thực sự trong nước. Tại đại hội y sĩ các nhà máy, đoàn đại biểu công nhân đã nêu lên những điều kiện phản vệ sinh ghê sợ mà công nhân phải chịu đựng trong khi làm việc và sống và đi đến kết luận rằng nếu không lật đổ chế độ Nga hoàng thì không thể tổ chức công cuộc y tế cho tốt trong nhà máy được. 


Những người Bolshevik đã lấn dần bọn thủ tiêu trong các tổ chức hợp pháp còn lại. Sách lược độc đáo lập mặt trận thống nhất với nhóm Plekhanov bảo vệ đảng, đã giúp những người Bolshevik tranh thủ được một loạt tổ chức công nhân Menshevik (quận Vyborg, tỉnh Ekaterinoslav, ...).


Trong thời kỳ khó khăn ấy, những người Bolshevik bằng công tác của mình đã nêu gương phải phối hợp công tác hợp pháp với công tác bí mật như thế nào.


#Gấu