C4.P2. Sự tan rã trong các tầng lớp trí thức đối lập, một số trí thức trong đang chạy sang hàng ngũ thù địch của chủ nghĩa Marx. Lenin bác bọn xét lại trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và bảo vệ những nguyên tắc lý luận của đảng marxist.


Thất bại của cách mạng 1905 đã làm cho hàng ngũ những bạn đồng hành của cách mạng tan rã và phân hóa. Tình trạng phân hóa và mất tinh thần đặc biệt tăng lên trong giới trí thức. Những bạn đồng hành từ giới tư sản đến với hàng ngũ cách mạng lúc cao trào cách mạng lên mạnh, thì trong những ngày bị khủng bố đã rời bỏ đảng. Một số bỏ sang hàng ngũ những kẻ thủ công khai của cách mạng; số khác, nằm trong những hội hợp pháp còn sống sót của giai cấp công nhân, ra sức kéo giai cấp vô sản ra khỏi con đường cách mạng, ra sức làm mát uy tín của đảng cách mạng của giai cấp vô sản. Rời khỏi cách mạng, những bạn đồng hành ấy tìm cách thích nghi với bọn phản động, chung sống với chế độ Nga hoàng.


Chính phủ Nga hoàng lợi dụng sự thất bại của cách mạng để tuyển mộ bọn đồng hành hèn nhát và ti tiện nhất của cách mạng, dùng họ làm tay sai khiêu khích. Bọn phản bội - khiêu khích mà sở mật thám Nga hoàng đã phái vào các tổ chức công nhân và các tổ chức đảng, do thám bên trong và khai báo những chiến sĩ cách mạng.


Bọn phản cách mạng cũng tấn công cả trên mặt trận tư tưởng. Người ta thấy xuất hiện một bầy văn sĩ xu thời “phê bình”, “lên án” chủ nghĩa Marx, thóa mạ cách mạng, bôi nhọ cách mạng, ca tụng sự phản bội, ca tụng sự dâm ô dưới hình thức “sùng bái con người”.


Trong địa hạt triết học, những mưu đồ “phê bình”, xét lại chủ nghĩa Marx, tăng lên gấp bội; người ta cũng thấy xuất hiện thủ các luồng tự tưởng tôn giáo khoác những luận điệu giả danh “khoa học”.


Việc phê bình chủ nghĩa Marx đã trở thành một cái mốt.


Tất cả các ngài ấy, tuy là rất ô hợp, đều theo đuổi một mục đích chung là kéo quần chúng ra khỏi cách mạng.


Một số tri thức trong đảng đâm ra suy sụp tinh thần và hoài nghi, họ tự xưng là marxist, nhưng không bao giờ đứng vững trên lập trường marxist. Trong số đó, có những nhà văn như Bogdanov, Bazarov, Lunacharsky (gia nhập hàng ngũ bolsheviks năm 1905), Yushkevich, Valentinov (menshevik). Bọn ấy phát triển phong trào “phê bình” đồng thời những nguyên lý triết học của chủ nghĩa Marx, tức là chủ nghĩa duy vật biện chứng, và những nguyên lý khoa học lịch sử của chủ nghĩa Marx, tức là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sự phê bình ấy khác sự phê bình thông thường ở chỗ nó không công khai và thẳng thắn, mà theo lối úp mở và giả dối, dưới chiều bài “bảo vệ” lập trường cơ bản của chủ nghĩa Marx. Họ nói: về căn bản, chúng tôi là marxist, nhưng chúng tôi muốn “cải tiến” chủ nghĩa Marx, loại đi một vài luận điểm cơ bản. Trong thực tế họ có thái độ thi địch với chủ nghĩa Marx, vì họ tìm cách phá hoại những nguyên lý của chủ nghĩa Marx, mặc dầu ngoài miệng thì họ giả vờ chối cãi không chống chủ nghĩa Marx và vẫn tiếp tục tự nhận là marxist một cách xảo trá. Lối phê bình giả tạo ấy nguy hiểm vì nó nhằm lừa gạt những cán bộ cơ sở của đảng và có thể đưa họ đến chỗ lầm lạc. Lối phê bình tìm cách phá nền móng lý luận Marx ấy càng giả tạo bao nhiêu lại càng nguy hại cho đảng bấy nhiêu, vì nó càng gắn chặt với cuộc tấn công chung của bọn phản động chống đảng, chống cách mạng. Một số trí thức đã rời bỏ chủ nghĩa Marx, tuyên truyền rằng cần phải lập ra một tôn giáo mới (người ta gọi chúng là bọn “tìm thần” và bọn “tạo thần”).


Nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho những người marxist là dập cho bọn phản bội lý luận Marx những đòn xứng đáng, lột mặt nạ của chúng, vạch trần chúng đến cùng đề bảo vệ những cơ sở lý luận của đảng marxist.


Người ta tưởng rằng Plekhanov và bạn bè Menshevik của ông ta, vẫn cho mình là những “nhà lý luận có tiếng tăm của chủ nghĩa Marx”, sẽ đảm nhận thực hiện nhiệm vụ ấy. Nhưng họ chỉ thảo cho xong chuyện một vài bài báo vô nghĩa có tính cách phê bình châm biếm trên mặt báo, rồi lại thu mình vào xó.


Chính Lenin đã làm nhiệm vụ này trong tác phẩm trứ danh “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” xuất bản năm 1909.


Trong cuốn sách này, Lenin viết: “Không đầy nửa năm, bốn quyển sách đã xuất bản, chủ yếu và hầu hết nhằm công kích chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trước nhất là tập Tiểu luận về triết học marxist, xuất bản năm 1908 ở St. Petersburg gồm những bài của Bazarov, Bogdanov, Lunacharsky, Berman, Helfond, Yushkevich and Suvorov; rồi đến sách Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa hiện thực phê phán của Yushkevich; sách Phép biện chứng dưới ánh sáng của lý luận nhận thức hiện đại của Berman, sách Những kết cấu triết học của chủ nghĩa Marx của Valentinov... Tất cả những nhân vật ấy, mặc dầu chính kiến rất khác nhau, đã liên kết với nhau và cùng thù ghét chủ nghĩa duy vật biện chứng nhưng lại tự xưng là những nhà marxist trong triết học. Berman nói rằng phép biện chứng của Engels là một “điều thần bí”; Bazarov thì thốt ra như một việc mà y cho là tất nhiên: quan niệm của Engels đã “lỗi thời”; hình như chủ nghĩa duy vật đã bị các ông tướng can đảm ấy bác bỏ, các ông ấy kiêu hãnh dẫn ra nào “lý luận hiện đại và nhận thức”, nào “triết học tối tân” (hoặc “chủ nghĩa thực nghiệm tối tân”) - nào “triết học của khoa học tự nhiên cận đại”, và cả đến “triết học của khoa học tự nhiên thế kỷ XX”.


Lunacharsky muốn biện hộ cho bạn bè của y là bọn xét lại trong triết học nên đã nói: “chúng tôi có thể lầm lạc, nhưng chúng tôi tìm tòi”; đáp lại, Lenin viết: “Về phần tôi, tôi cũng là một người - tìm tòi - trong triết học. Cụ thề : trong những điều ghi ở đây (tức là tập Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.), tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ tìm tòi những điều đã khiến cho một số người khoác áo chủ nghĩa Marx trình bày những cái hết sức là rời rạc, lộn xộn và phản động”.


Sự thật thì cuốn sách của Lenin đã vượt xa nhiệm vụ khiêm tốn ấy. Thật ra, tập sách của Lenin không phải chỉ là sự phê bình Bogdanov, Yushkevich, Bazanov, Valentinov và những ông thầy triết học của họ: Avenarius và Mach, những người này trong các tác phẩm của họ định nêu lên chủ nghĩa duy tâm tinh vi và chải chuốt, trái với chủ nghĩa duy vật marxist. Cuốn sách của Lenin đồng thời là công cuộc bảo vệ những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Marx – chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - và là một sự tổng quát hóa duy vật tất cả những điều quan trọng và cốt yếu mà khoa học, trước nhất là khoa học tự nhiên, đã thu được trong cả một thời kỳ lịch sử, trong thời kỳ từ khi Engels mất đến khi tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Lenin xuất hiện.


Sau khi đã nghiêm khắc phê phán bọn kinh nghiệm phê phán Nga và thầy của họ, Lenin đi tới những kết luận sau đây chống chủ nghĩa xét lại trên lý thuyết và triết học:


1) “Xuyên tạc chủ nghĩa Marx ngày càng tinh vi, dùng những thuyết phản duy vật để biến chế chủ nghĩa Marx càng ngày càng tinh vi hơn, -- đó là đặc điền của chủ nghĩa xét lại hiện đại, cả trong kinh tế chính trị học, trong vấn đề sách lược và trong triết học nói chung”;


2) “Toàn bộ môn phái của Mach và Avenarius đều đi tới chủ nghĩa duy tâm” ;


3) “Bọn Mach sa lầy vào chủ nghĩa duy tâm” ;


4) “Đằng sau những lời lẽ nhận thức luận kinh viện của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán không thể không thấy cuộc đấu tranh của các đảng phái về mặt triết học, cuộc đấu tranh này, xét cho cùng, biểu hiện những xu hướng và hệ tư tưởng của các giai cấp thù địch trong xã hội hiện đại”;


5 “Vai trò khách quan, vai trò giai cấp của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán hoàn toàn là phụng sự bọn theo chủ nghĩa tín ngưỡng (bọn phản động chuộng tín ngưỡng tôn giáo hơn là khoa học) trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy vật nói chung và chống chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng”.


6) “Chủ nghĩa duy tâm về triết học là... con đường mê tín tôn giáo”;


Muốn đánh giá ý nghĩa lớn lao của cuốn sách của Lenin trong lịch sử đảng và hiểu được kho tàng lý luận mà Lenin đã bảo vệ chống lại tất cả và mọi kẻ theo chủ nghĩa xét lại và bọn sa đọa trong thời kỳ phản động Stolypin cần tìm hiểu, dù chỉ là sơ lược, những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.


Ta càng cần hiểu điều đó là vì chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là nền móng lý luận của chủ nghĩa cộng sản, những nguyên tắc lý luận của chính đảng marxist; hiểu hết những nguyên lý ấy, nắm vững được những nguyên lý ấy là bổn phận của mỗi chiến sĩ hoạt động của đảng. #Gấu