C3.P1 Chiến tranh Nga-Nhật. Cao trào cách mạng tiếp tục phát triển thêm ở Nga. Bãi công pử Pê-téc-pua. Công nhân biểu tình trước cung điện- Mùa đông –ngày 9 tháng Giêng 1905. Việc bắn vào đám biểu tình. Khởi đầu cách mạng.

Tài liệu: Lịch sử Đảng Cộng sản Bolsheviks Liên Xô được phát hành lần đầu vào năm 1938. Trong bài thơ Tức cảnh Pác Pó của chủ tịch Hồ Chí Minh, chi tiết dịch sử Đảng trong bài thơ này chính là cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Bolsheviks Liên Xô.



===============================

Chương 3. Men-Sê-Vich và Bôn-Sê-Vich trong thời kỳ chiến tranh Nga-Nhật và cuộc cách mạng Nga thứ nhất (1904-1907).


3.1. Chiến tranh Nga-Nhật. Cao trào cách mạng tiếp tục phát triển thêm ở Nga. Bãi công pử Pê-téc-pua. Công nhân biểu tình trước cung điện- Mùa đông –ngày 9 tháng Giêng 1905. Việc bắn vào đám biểu tình. Khởi đầu cách mạng.


Từ cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc đã bắt đầu cuộc đấu tranh quyết liệt để giành thống trị ở Thái-bình-dương và xâu xé Trung Quốc. Nước Nga Nga hoàng cũng tham gia cuộc đấu tranh ấy. Năm 1900, quân đội Nga hoàng và quân đôi Nhật, Đức, Anh và Pháp đàn áp một cách tàn bạo chưa từng thấy cuộc bạo động của nhân dân Trung –quốc chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc nước ngoài. Trước đấy chính phủ Nga hoàng đã buộc Trung-quốc phải nhượng cho Nga được quyền xây dựng đường xe lửa trên đất Trung-quốc. Một đường xe lửa đã được đặt ở Mãn-châu –đường xe lửa Hoa-đông – và quân đội Nga phải đến bảo vệ đường xe lửa ấy. Nước Nga Nga hoàng chiếm đóng Bắc Mãn-châu. Chế độ Nga hoàng còn tiến sang Triều-tiên. Giai cấp tư sản Nga dự định lập một nước < Nga vàng > ở Mãn-châu.

Trong cuộc xâm chiếm Viễn-đông, chế độ Nga hoàng đã vấp phải một tên ăn cướp khác là nước Nhật, nước này đã trở thành một đế quốc chủa nghĩa rất nhanh chóng và cũng cố xâm chiếm đất đai trên lục đại châu Á, trước nhất là Trung-quốc. Cũng như nước Nga Nga hoàng, Nhật cũng muốn cướp Triều-tiên và Mãn-châu. Bấy giờ Nhật còn mơ ước chiếm đảo Xa-kha-lin và Viễn-đông. Nước Anh ngại nước Nga Nga hoàng được tăng cường ở Viễn-đông, đã bí mật ủng hộ Nhật. Chiến tranh Nga-Nhật đã chín muồi. Bọn đại tư sản đương đi tìm thị trường mới và những tầng lớp địa chủ và những tầng lớp phản động nhất đẩy chính phủ Nga hoàng đến chiến tranh.

Không đợi chính phủ Nga hoành tuyên chiến, Nhật đánh trước. Đã tổ chức do thám tốt ở Nga, nước Nhật tin rằng trong cuộc chiến đấu ấy đối phương không có chuẩn bị. Không tuyên chiến Nhật bất thình lình tấn công pháo đài Lữ-thuận của Nga tháng Giêng 1904 và đánh cho hạm đội của Nga ở đấy bị thiệt hại nặng.

Chiến tranh Nga-Nhật bắt đầu như thế đấy.

Chính phủ Nga hoàng tính rằng chiến tranh sẽ giúp mình củng cố địa vị chính trị và ngăn chặn cách mạng. Nhưng chính phủ Nga hoàng đã tính nhầm. Chiến tranh càng làm cho chế độ Nga hoangflung lay hơn trước.

Quân đội Nga vũ trang và huấn luyện kém, lại do bọn tướng bất tài và phản bội chỉ huy, nên thua liên tiếp. Chiến tranh làm giàu cho bọn tư bản, bọn quan lại và bọn tướng tá. Chỗ nào cũng xảy ra trộm cắp. Việc cung cấp cho quân đội làm rất kém. Trong lúc thiếu đạn dược, thì như để giễu cợt họ, quân đội lại nhận được những toa tàn đầy tượng thánh. Quân lính chua xót nói rằng: “quân Nhật đánh ta bằng trái phá; còn ta đánh quân Nhật bằng tượng thánh”. Đáng lẽ phải chở thương binh đi, thì những chuyến tàu đặc biệt lại dùng để chở những đồ vật mà bọn tướng ta Nga hoàng cướp được.

Quân Nhật vây rồi chiếm lấy pháo đài Lữ-thuận. Sau một loạt chiến thắng quân Nhật đánh tan quân đội Nga hoàng ở Phụng-thiên. Quân đội Nga hoàng có 30 vạn, trong trận ấy đã mất 12 vạn người chết, bị thương và bị bắt làm tù binh. Tiếp theo đó, quân đội Nga hoàng từ bề Ban-tích kéo sang để giải vây Lữ-thuận, đã bị đánh bại và bị tiêu diệt hoàn toàn ở eo bè Đối-mã. Sự thất bại ở Đối-mã là một sự sụp đổ hoàn toàn: trong 20 tàu chiến do Nga hoàng điều đến thì 13 chiếc bị đánh đắm, 4 chiếc bị bắt. Nước Nga Nga hoàng hoàn toàn bị bại trận.

Chính phủ Nga hoàng buộc phải ký hòa ước nhục nhã với Nhật. Nhật chiếm Triều-tiên, cướp của Nga cửa biển Lữ-thuận và một nữa đảo Xa-kha-lin.

Quần chúng nhân dân không muốn cuộc chiến tranh ấy và thấy rõ cái hại cho nước Nga. Nhân dân đã phải trả bằng giá tình trạng lạc hậu của Nga Nga hoàng. Thái độ của phái men-sê-vích và phái bôn-sê-vích đối với cuộc chiến tranh ấy không giống nhau.

Bọn men-sê-víc, trong đó có Tơ-rốt-ski (Trotsky), đứng trên lập trường vệ quốc, nghĩa là bảo vệ “tổ quốc” của Nga hoàng, của bọn địa chủ và tư sản. Trái lại Lê-nin và những người bon-sê-vích cho rằng sự thất bại vủa chính phủ Nga hoàng trogn cuộc chiến tranh ăn cướp này là có ích, vì nó làm cho chế độ Nga hoàng suy yếu và làm cho cách mạng mạnh lên.

Những thất bại của quân đội Ngan hoàng làm cho quần chúng đông đảo thấy rõ sự thối nát của chế độ Nga hoàng. Càng ngày nhân dân càng căm thù chế độ Nga hoàng, Lê-nin viết: việc Lữ-thuận thất thủ đánh dấu bước đầu sụp đổ của chế độ chuyên chế.

Nga hoàng muốn lấy chiến tranh bóp nghẹt cách mạng. Điều trái lại dã xảy ra. Chiến tranh Nga-Nhật làm cho cách mạng nổ ra sớm hơn.

Trong nước Nga hoàng, ách áp bức của chủ nghĩa tư bản càng thêm nặng nề do ách áp bức của chế độ Nga hoàng. Công nhân không những phải chịu sự bóc lột của tư sản và phải làm việc quá sức, mà còn phải chịu cái cảnh mất hết mọi quyền của toàn thể nhân dân. Vì vậy những công nhân giác ngộ muốn dẫn đầu phong trào cách mạng của tất cả các phần tử dân chủ ở thành thị và ở nông thôn chống chế độ Nga hoàng. Nông dân đã bị nghẹt thở vì không có ruộng đất, vì rất nhiều tàn tích của chế độ nông nô; nông dân sống dưới ách nô dịch của địa chủ và cu-lắc. Các dân tộc trong nước Nga Nga hoàng rên xiết dưới hai tầng áp bức, của địa chủ và tư bản cá dân tộc ấy và của địa chỉ và tư bản Nga, khủng hoảng kinh tế năm 1900-1903 đã làm tăng sự đau khổ ấy thêm trầm trọng. Thất bại trogn chiến tranh đã làm tăng long căm hờn của quần chúng đối với chế độ Nga hoàng. Nhân dân không thể kiên nhẫn thêm được nữa.

Như người ta thấy, những nguyên nhân làm nổ ra cuộc cách mạng đã quá đầy đủ rồi.

Tháng Chạp 1904, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành bôn-sê-vích Ba-cu, công nhân Ba-cu đã tiến hành một cuộc bãi công lớn tổ chức rất chu đáo. Cuộc bãi công kết thúc bằng sự thắng lợi của công nhân, bằng việc ký kết một giao kèo tập thể đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân Nga, giữa công nhân và bọn tư sản công nghiệp đầu lửa.

Cuộc bãi công Ba-cu đánh dấu bước đầu cao trào cách mạng đang lên ở vùng Nam Cáp-ca-đơ và ở nhiều vùng nước Nga.

- “Cuộc bãi công ở Ba-cu báo hiệu những phong trào oanh liệt tháng Giêng và tháng Hai diễn ra ở khắp nước Nga”. (Stalin).

Cuộc bãi công ấy giống như một tiếng sét trước cơn giông tố ngay trước khi xảy ra cơ bão táp cách mạng vĩ đại. Những sự kiện xảy ra ngày 9 (22) tháng Giêng 1905 ở Pê-téc-bua đánh dấu sự bắt đầu của cơn bảo táp cách mạng.

Ngày 3 tháng Giêng 1905, một cuộc bãi công nổ ra ở nhà máy Pu-ti-lốp (sau này là nhà máy Ki-rốp) ở Pê-téc-bua. Cuộc bãi công ở nhà máy Pu-ti-lốp lan ra nhanh chống, nhiều nhà máy và công xưởng khác ở Pê-téc-bua cũng hưởng ứng. Bãi công trở thành tổng bãi công. Phong trào phát triển một cách kinh khủng. Chính phủ Nga hoàng đã quyết định đàn áp phong trào ngya từ lúc đầu.

Ngay từ 1904, trước khi nổ ra bải công ở nhà máy Pu-ti-lốp, sở cảnh sát nhờ tên thầy tu khêu khích Ga-pôn giúp đỡ, đã lập ra tổ chức của mình trong hàng ngũ công nhân: “Hội công nhân các nhà máy Nga”. Tổ chức ấy có chi nhánh trong khắp các khu phố ở Pê-téc-bua. Khi nổ ra bãi công, tên thầy tu Ga-pôn đưa ra kế hoạch khiêu khích trong các cuộc họp của hội: ngày 9 tháng Giêng, tất cả công nhân sẽ tụ tập thành một cuộc đi hòa bình, mang cớ xí của nhà thờ và ảnh của Nga hoàng đến cung điện Mùa đông và trao cho Nga hoàng một lá đơn thỉnh cầu trình bày những nhu cầu của mình. Nga hoàng sẽ ra với nhân dân, sẽ nghe và thõa mãn những yêu cầu của nhân dân, Ga-pôn đã giúp cơ quan cảnh vệ của Nga hoàng: gây ra việc bắn giết công nhân và dìm phong trào công nhân trong máu. Nhưng kế hoạch cảnh sát ấy lại quay trở lại làm hại cho chính phủ Nga hoàng.

Lá đơn thỉnh cầu được bàn cãi trong các cuộc họp của công nhân, người ta thêm thắt và sửa đổi nó đi. Trong những cuộc họp ấy, cả những người bôn-sê-vích cũng tham gia ý kiến, cố nhiên không nói rõ rằng mình là người bôn-sê-vích. Nhờ ảnh hưởng của những người bôn-sê-vích, người ta đã đưa vào lá đơn thỉnh cầu những yêu sách đòi: tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội của công nhân, triệu tập hội nghị lập hiến để thay đổi chế độ nhà nước ở Nga, mọi người được bình đẳng trước pháp luật, tách rời nhà thờ khỏi Nhà nước, đỉnh chỉ chiến tranh, thi hành ngày làm việc 8 giờ, giao ruộng đất cho nông dân.

Phát biểu tại các cuộc họp ấy, những người bôn – sê – vích đã chứng minh cho công nhân biết rằng không thể đòi tự do bằng những yêu cầu gửi cho Nga hoàng được, mà phải đoạt lấy bằng vũ khí trong tay. Những người bôn-sê-vích báo trước rằng bọn Nga hoàng có thể bắn vào công nhân. Nhưng họ không ngăn được cuộc đi tới cung điện mùa đông. Một phần rất lớn công nhân vẫn còn tin rằng Nga hoàng sẽ giúp họ. Phong trào lôi cuốn quần chúng với một sức mạnh không gì ngăn cản nổi. 

Trong lá đơn thỉnh cầu của công nhân Pê-téc-bua nói: 

- “Chúng tôi, công nhân thánh Pê-téc-bua, vợ con chúng tôi và cha mẹ già yếu chúng tôi đến cầu khẩn Bệ-hạ ban cho công lý và che chở cho. Chúng tôi lâm vào cảnh khốn khổ, người ta bắt chúng tôi phải làm việc quá sức, người ta làm nhục chúng tôi, người ta không coi chúng tôi là người… Chúng tôi đã cố chịu đựng, nhưng người ta càng ngày càng đẩy chúng tôi vào nghèo khổ, mất hết mọi quyền và ngu dốt; chính sách chuyên chế và độc đoán bóp nghẹt chúng tôi,… Chúng tôi không thể nhẫn nhục hơn được. Giờ phút khủng khiếp đã đến với chúng tôi: thà chết còn hơn là tiếp tục chịu đựng những đau khổ không thể chịu nổi…”.

Sáng tinh sương ngày 9 tháng Giêng 1905, công nhân tiến đến điện Mùa đông, lúc đó Nga hoàng ở đó. Họ đi gặp Nga hoàng, có cả gia đình, vợ, con và cha mẹ đi theo, họ rước ảnh Nga hoàng và cờ xí của nhà thờ, hát những bài cầu nguyện, tiến đi tay không vũ khí. Tất cả có hơn 140.000 người đã đi xuống đường để đi. Ni-cô-lai đệ nhị đón tiếp họ một cách rất tàn nhẫn. Y ra lệnh bắn vào công nhân tay không có vũ khí. Hôm ấy quân đội Nga hoàng đã giết trên một nghìn người và làm bị thương trên hai nghìn người. Máu công nhân tràn ngập các đường phố Pê-téc-pua.

Những người bôn-sê-vích đã cùng đi với công nhân. Nhiều người trong bọn họ bị giết hoặc bị bắt. Ngay tại chỗ, trong những đường phố đẫm máu công nhân biết ai là người đã gây ra tội ác giết người khủng khiếp ấy và phải đấu tranh với kẻ đó như thế nào.

Từ ấy, người ta gọi ngày 9 tháng Giêng 1905 là ngày “Chủ nhật đẫm máu”. Ngày 9 tháng Giêng, công nhân đã được một bài học bằng máu. Ngày hôm ấy người ta đã bắn vào lòng tin của công nhân đối với Nga hoàng. Công nhân đã hiểu rằng chỉ có đấu tranh mới có thể giành được quyền của mình. Ngay chiều ngày 9 tháng Giêng, những ụ chướng ngại được dựng lên ở các khu phố công nhân. Họ bảo nhau “Nhà vua đã đánh chúng ta, chúng ta phải đánh trả lại”.
Tin khủng khiếp về tội ác đẫm máu của Nga hoàng truyền đi khắp nơi. Toàn thể giai cấp công nhân và cả nước điều căm phẫn tức giận. Không ở tỉnh nào là công nhân không bãi công để phản đối tội ác của Nga hoàng và đưa ra những yêu sách chính trị. Bây giờ công nhân xuống đường với khẩu hiệu “Đã đảo chế độ chuyên chế”. Tháng Giêng, số công nhân bãi công lên tới con số khổng lồ là 440.000. Chỉ trong một tháng số công nhân bãi công nhiều hơn cả mười năm trước. Phong trào công nhân lên rất cao.

Cách mạng đã bắt đầu ở nước Nga.

#Gấu