C2.P4 Những hành động chia rẽ bè phái của các lãnh tụ men-sê-vích và tình trạng gay gắt của cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng sau đại hội II - Chủ nghĩa cơ hội của men-sê-vích. Tác phẩm "một bước tiến, hai bước lùi" - Những nguyên tắc tổ chức của một chính đảng mác-xít.

Tài liệu: Lịch sử Đảng Cộng sản Bolsheviks Liên Xô được phát hành lần đầu vào năm 1938. Trong bài thơ Tức cảnh Pác Pó của chủ tịch Hồ Chí Minh, chi tiết dịch sử Đảng trong bài thơ này chính là cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Bolsheviks Liên Xô. 



===============================

Chương II. Việc thành lập Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga. Sự xuất hiện của phái Bolsheviks và Mensheviks trong nội bộ Đảng (1901-1904)


2.4. Những hành động chia rẽ bè phái của các lãnh tụ men-sê-vích và tình trạng gay gắt của cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng sau đại hội II - Chủ nghĩa cơ hội của men-sê-vích. Tác phẩm "một bước tiến, hai bước lùi" - Những nguyên tắc tổ chức của một chính đảng mác-xít.


Sau đại hội II, cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng ngày càng gay gắt hơn. Bọn men-sê-vích tìm mọi cách để phá hoại những nghĩ quyết của đại hội II và để chiếm các cơ quan trung ương của đảng. Chúng đòi cho đại biểu của chúng vào bộ biên tập và trong Ban chấp hành trung ương số men-sê-vích ngang với số bôn-sê-vích. Điều đó trái với những quyết định rõ ràng của đại hội II ,nên phái men-sê-vích bí mật giấu đảng lập ra một tổ chức bè phái chống đảng , đứng đầu là Mác-tốp, Tơ-rốt-ski (Trotsky) và Ác-xen-rốt, như Mác-tốp đã viết chúng : “phát động cuộc nổi dậy chống chủ nghĩa Lê-nin”. Chúng đã dùng cách đấu tranh chông đảng là : “phá hoại mọi công tác của đảng, làm hỏng công việc, kìm hãm mọi việc” - Lê-nin nói. Chúng nấp trong Liên đoàn ở nước ngoài của những người dân chủ-xã hội Nga, chín phần mười trong Liên đoàn này là những người trí thức lưu vong, tách rời với công tác ở nước Nga : từ đó chúng tấn công vào đảng, vào Lê-nin và những người theo Lê-nin.

Pơ-lê-kha-nốp đã giúp đỡ mạnh mẽ cho bọn men-sê-vích. Ở đại hội II,ông ta đi với Lê-nin, song sau đại hội, ông ta đã để cho bọn men-sê-vích uy hiếp ông ta bằng cách dọa phân liệt. Pơ-lê-kha-nốp quyết định vô luận thế nào cũng phải “giải hòa” cho bằng được với bọn men-sê-vích. Những sai lầm cơ hội chủ nghĩa của ông từ trước đã kéo ông về phía men-sê-vích. Từ địa vị là người hòa giải với bọn men-sê-vích cơ hội chủ nghĩa, chẳng bao lâu chính Pơ-lê-kha-nốp cũng trở thành men-sê-vích. Pơ-lê-kha-nốp đòi đưa vào bộ biên tập báo Tia lửa tất cả những biên tập viên men-sê-vích cũ đã bị đại hội bác bỏ. Tất nhiên Lê-nin không thể đồng ý như thế được và đã rút ra khỏi bộ biên tập báo Tia lửa để củng cố vị trí của mình trong Ban chấp hành trung Ương của đảng và từ vị trí ấy đánh lại bọn cơ hội chủ nghĩa, Pơ-lê-kha-nốp không đếm xỉa đến ý chí của đại hội, tự mình lấy thêm các biên tập viên men-sê-vích cũ vào bộ biên tập báo Tia lửa. Từ đấy, tức là từ số báo 52, bọn men-sê-vích đã biến tờ Tia lửa thành cơ quan của chúng và bắt đầu qua tờ Tia lửa truyền bá những quan điểm cơ hội chủ nghĩa của chúng.

Và cũng từ đấy ở trong đảng, người ta nói đến Tia lửa cũ, tức là Tia lửa của phái Lê-nin, phái bôn-sê-vích : và Tia lửa mới ,tức là Tia lửa của bọn men-sê-vích cơ hội chủ nghĩa.

Vào tay bọn men-sê-vích, báo Tia lửa trở thành cơ quan đấu tranh chống Lê-nin, chống những người bôn-sê-vích , trở thành cơ quan tuyên truyền chủ nghĩa cơ hội men-sê-vích , trước hết là trong lĩnh vực các vấn đề tổ chức. Thống nhất với phái “kinh tế” và phái Bund (Do Thái), bọn men-sê-vích mở trên báo Tia lửa chiến dịch , như lời bọn chúng nói, chống chủ nghĩa Lê-nin. Pơ-lê-kha-nốp không thể đứng nguyên địa vị hòa giải được và được ít lấu, ông ta cũng tham dự chiến dịch đó. Theo lô-gích của sự vật, việc đó tất nhiên phải xảy ra: người nào cố đòi hòa giải với bọn cơ hội chủ nghĩa, tất nhiên sẽ đi đến chủ nghĩa cơ hội. Tờ báo Tia lửa mới tuôn ra biết bao nhiêu bài phát biểu ý kiến , nghị luận , nói rằng đảng không nên là một chỉnh thể có tổ chức: cần cho phép trong thành phần của đảng có những nhóm và cá nhân tự do , không bắt buộc phải tuân theo nghị quyết của các cơ quan của đảng : phải đề cho mỗi người tri thức đồng tình với đảng, cũng như “mỗi người thợ bãi công”, mỗi “người đi biểu tình”, được tự tuyên bố mình là đảng viên : yêu cầu phải tuân theo tất cả những nghị quyết của đảng là biểu hiện của thái độ “hình thức quan liêu” đối với công việc : yêu cầu thiểu số phải phục tùng đa số, như thế là “đàn áp một cách máy móc” ý chí của các đảng viên : yêu cầu tất cả đảng viên – lãnh tụ cũng như đảng viên thường – phải tuân theo kỷ luật của đảng như nhau, như thế là lập “chế độ nô lệ” ở trong đảng : “chúng ta” không cần chế độ tập trung ở trong đảng, mà cần “chế độ tự trị” vô chính phủ, cho các cá nhân và tổ chức của đảng có quyền không thi hành nghị quyết của đảng. Đó là một sự tuyên truyền cuồng nhiệt cho tình trạng rời rạc lỏng lẻo về tổ chức, là phá hoại tính đảng và kỉ luật của đảng, là ca tụng chủ nghĩa cá nhân của tri thức, là xác nhận tính vô kỉ luật, vô chính phủ.

So với đại hội II thì rõ rang là bọn men-sê-vích đã kéo đảng lùi trở lại tình trạng phân tán về tổ chức, đầu óc tiểu tổ, lối làm việc thủ công nghiệp.

Phải đánh trả cho bọn men-sê-vích một đòn quyết định. Lê-nin trong tác phẩm nổi tiếng Một bước tiến, hai bước lùi, xuất bản thắng Năm 1904, đã đánh đòn quyết định ấy.

So với đại hội II thì rõ rang là bọn men-sê-vích đã kéo đảng lùi trở lại tình trạng phân tán về tổ chức, đầu óc tiểu tổ, lối làm việc thủ công nghiệp.

Phải đánh trả cho bọn men-sê-vích một đòn quyết định. Lê-nin trong tác phẩm nổi tiếng Một bước tiến, hai bước lùi, xuất bản thắng Năm 1904, đã đánh đòn quyết định ấy.

Sau đây là những luận điểm chính về tổ chức mà Lê-nin đã phát triển trong tác phẩm ấy, về sau đã trở thành những nguyên tắc tổ chức của đảng bôn-sê-vích.

1. Đảng Mác-xít là một bộ phận của giai cấp công nhân, là một đội ngũ của giai cấp công nhân. Nhưng trong giai cấp công nhân có nhiều đội ngũ, cho nên không phải bất cứ đội ngũ nào của giai cấp công nhân cũng được gọi là đảng của giai cấp công nhân, Đảng khác với các đội ngũ của giai cấp công nhân trước hết ở chỗ đảng không phải một đội ngũ thông thường, mà là đội ngũ tiền phong, đội ngũ có ý thức, đội ngũ mác-xít của giai cấp công nhân, được vũ trang bằng sự hiểu biết về đời sống xã hội, hiểu biết về các quy luật phát triển của xã hội, hiểu biết các quy luật về đấu tranh giai cấp, do đó có khả năng dìu dắt giai cấp công nhân, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Bởi thế không thể nhầm lẫn bộ phận với chỉnh thể, không thể đòi cho mỗi người thợ bãi công có thể tự xưng là đảng viên, vì người nào nhầm lẫn đảng với giai cấp, người đó hạ thấp trình độ giác ngộ của đảng xuống ngang trình độ của “mỗi người thợ bãi công”, người đó đang thủ tiêu đảng về mặt là đội ngũ tiền phong giác ngộ của giai cấp công nhân. Nhiệm vụ của đảng không phải là hạ thấp trình độ của đảng xuống ngang với trình độ của “mỗi người thợ bãi công”, mà là nâng cao quần chúng công nhân, nâng cao “ mối người thợ bãi công” lên ngang trình độ đảng.

Lê-nin viết:

<<Chúng ta là đảng của giai cấp, và vì thế, hầu hết, cả giai cấp phải hành động dưới sự lãnh đạo của đảng ta , phải hết sức siết chặt hàng ngũ chung quanh đảng : nhưng nếu nghĩ rằng , dưới chế độ tư bản, hầu hết giai cấp hoặc toàn thể giai cấp một ngày kia có thể tự mình đạt đến chỗ có được trình độ giác ngộ thì tính tích cự của của đội ngũ tiền phong của mình là đảng dân chủ - xã hội, như thế là chủ nghĩa Ma-ni-lốp và chủ nghĩa “theo đuổi” – (nghĩa là ko cần đảng tồn tại). Dưới chế độ tư bản ngay đến tổ chức công đoàn (là tổ chức đơn sơ hơn, còn thích hợp hơn với trình độ giác ngộ của các tầng lớp ít tiến bộ) cũng không thu hút được hầu hết hoặc toàn bộ giai cấp công nhân,- chưa có một người dân chủ-xã hội biết điều đó mà lại hoài nghi về nó cả. Chỉ có tự dối mình, nhắm mắt trước sự to lớn của các nhiệm vụ của chúng ta và thu hẹp các nhiệm vụ đó lại, thì mới quên sự khác nhau giữa đội tiền phong với toàn thể quần chúng xung quanh đội tiền phong ấy, quên nhiệm vụ thường xuyên của đội tiền phong là phải nâng cao các tầng lớp ngày càng đông đúc kia lên ngang với trình độ tiên phong ấy>>.

2. Đảng không những là đội ngũ tiền phong, giác ngộ của giai cấp công nhân, đảng còn đồng thời là đội ngũ có tổ chức của giai cấp công nhân, có kỉ luật của đảng mà tất cả đảng viên phải tuân theo. Vì vậy các đảng viên nhất thiết phải tham gia một trong những tổ chức của đảng. Nếu như đảng không phải là một đội ngũ có tổ chức của giai cấp, không phải là một hệ thống tổ chức mà chỉ là một tổng số những cá nhân tự xưng là đảng viên- không gia nhập một tổ chức nào của đảng, nghĩa là vô tổ chức, và do đó không bắt buộc phải tuân theo những nghị quyết của đảng-, thì đảng sẽ không bao giờ có được một ý chí duy nhất, không bao giờ thực hiện được sự thống nhất hành động của các đảng viên, do đó đảng sẽ không thể nào lãnh đạo được cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Chỉ khi nào tất cả các thành viên đều được tổ chức vào một đội ngũ chung duy nhất, gắn bó với nhau bằng sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động, thống nhất kỷ luật, thì khi ấy đảng mới có thể lãnh đạo một cách thực tế cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và hướng giai cấp công nhân đi đến một mục đích được.

Bọn men-sê-vích thường phản đối rằng trong trường hợp đó thì nhiều người tri thức như giáo sư, sinh viên, học sinh, v.v.. sẽ ở ngoài đảng vị họ không muốn gia nhập tổ chức này hay tổ chức khác của đảng, hoặc là họ cảm thấy kỉ luật của đảng nặng nề gò bó đối với họ, hoặc là do, như Pơ-lê-kha-nốp đã nói ở đại hội II, họ cho rằng “gia nhập tổ chức này hay tổ chức khác ở địa phương, là một điều sỉ nhục đối với họ” : lời phản đối đó của bọn men-sê-vích lại đập vào chính bọn men-sê-cích, vì đảng không cần cái thứ đảng viên cảm thấy kỷ luật của đảng là nặng nề gò bó và sợ phải gia nhập một tổ chức của đảng. Công nhân không sợ kỷ luật và tổ chức : họ sẽ thực sự đứng ngoài đảng. Nhưng như thế càng tốt, vì đảng sẽ tránh được những phần tử lưng chừng đổ xô vào đảng, tình trạng ấy đặc biệt tang lên lúc này, lúc bắt đầu cao trào cách mạng dân chủ tư sản.

Lê-nin viết:

<<Khi tôi nói đảng phải là một tổng số (không phải một tổng số thường về số học mà là một tổng hợp) các tổ chức, tôi đã diễn đạt rất rõ ràng và chính xác điều mong muốn, điều yêu cầu tôi là đảng, với tư cách là đội tiền phong của giai cấp, phải là một cái gì có tổ chức hơn, đảng chỉ kết nạp những phần tử nào chịu nhận tính tổ chức ít ra là ở một mức tối thiểu …>>

Một đoạn khác, Lê-nin viết :

<<Trên lời nói thì ý kiến đề xuất của Mác-tốp bênh vực lợi ích các tầng lớp đông đảo của giai cấp vô sản : nhưng trong thực tế thì ý kiến ấy phục vụ lợi ích của trí thức tư sản, trốn tránh kỷ luật và tổ chức của giai cấp vô sản. Không ai dám phủ nhận rằng nói chung đặc tính của tri thức, với tư cách là một tầng lớp đặc biệt trong các xã hội tư bản ngày nay, chính là chủ nghĩa cá nhân và sự không thích nghi với kỷ luật và tổ chức >>

Và một đoạn nữa:

<<Giai cấp vô sản không sợ tổ chức và kỷ luật … Giai cấp vô sản không chú ý đến việc làm sao cho các ngài giáo sư, các sinh viên không muốn gia nhập tổ chức, được nhận là đảng viên của đảng vì đã công tác dưới sự kiểm soát của một tổ chức. Không phải giai cấp vô sản mà chính một số tri thức trong đảng ta đã thiếu sự tự giáo dục về tổ chức và kỷ luật >>

3. Đảng không phải chỉ là đội ngũ có tổ chức, mà là “hình thức tổ chức cao nhất” trong số tất cả các tổ chức khác của giai cấp công nhân, có nhiệm vụ lãnh đạo tất cả các tổ chức khác của giai cấp công nhân. Đảng là hình thức tổ chức cao nhất gồm những người ưu tú nhất của giai cấp, được vũ trang bằng lý luận tiền phong, bằng sự hiểu biết những quy luật đấu tranh giai cấp và kinh nghiệm của phong trào cách mạng, nên có đủ khả năng để lãnh đạo – và có nhiệm vụ lãnh đạo – tất cả các tổ chức khác nhau của giai cấp công nhân. Việc bọn men-sê-vích tìm cách thu hẹp và hạ thấp vai trò lãnh đạo của đảng sẽ dẫn đến chỗ làm yếu tất cả các tổ chức khác của giai cấp vô sản do đảng lãnh đạo, do đó làm yếu và tước khí giới của giai cấp vô sản, vì rằng “trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp vô sản không có khí giới nào khác hơn là sự tổ chức”.

4. Đảng là hiện than của sự liên hệ giữa đội tiền phong của giai cấp cong nhân với hàng triệu quần chúng giai cấp công nhân. Dù đảng là đội ngũ tiền phong ưu tú như thế nào và được tổ chức tốt như thế nào đi nữa, nhưng nếu không cố liên hệ với quần chúng ngoài đảng, nếu mỗi ngày không tăng thêm những liên hệ ấy, nếu không củng cố những liên hệ ấy, thì đảng vẫn sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Một đảng chỉ biết có mình, biệt lập với quần chúng và mất liên hệ, hoặc liên hệ lỏng lẻo với giai cấp mình, đảng ấy sẽ mất hết tín nhiệm và sự ủng hộ của quần chúng, do đó sẽ không tránh khỏi bị diệt vong. Muốn sống đầy đủ và phát triển, đảng phải tăng cường liên hệ với quần chúng, phải được hang triệu quần chúng của giai cấp mình tin cậy.

Lê-nin nói:

<< Muốn là một đảng dân chủ-xã hội, phải được sự ủng hộ của chính giai cấp mình>>

5. Muốn tiến hành đúng đắn công việc và lãnh đạo quần chúng một cách có quy củ, đảng phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, có một điều lệ duy nhất, một kỷ luật duy nhất, một cơ quan lãnh đạo duy nhất đứng đầu, đó là đại hội của đảng trong thời gian nữa các kì đại hội là Ban chấp hành trung ương đảng, có chế độ thiểu số phải phục tùng đa số, các tổ chức phải phục tùng trung ương, các tổ chức cấp dưới phải phục tùng các tổ chức cấp trên. Không có những điều kiện ấy, đảng của giai cấp công nhân không thể là một đảng thật sự được, không thể làm tròn nhiệm vụ của nó là lãnh đạo giai cấp được.

Đương nhiên, vì trong điều kiện chế độ chuyên chế của Nga hoàng, đảng tồn tại không hợp pháp, nên các tổ chức của đảng lúc đó không thể xây dựng trên cơ sở bầu cử từ dưới lên trên được; do đó đảng phải hết sức bí mật. Nhưng lê-nin cho rằng hiện tượng tạm thời ấy trong sinh hoạt của đảng sẽ mất đi ngay từ những ngày đầu khi chế độ Nga hoàng bị thủ tiêu, khi đảng trở thành công khai, hợp pháp, và các tổ chức của đảng được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ.

Lê-nin viết:

<<Trước kia, đảng của ta không phải là một chỉnh thế có tổ chức rõ ràng, mà chỉ là tổng số các nhóm riêng lẻ, do đó giữa các nhóm ấy không thể có quan hệ nào khác ngoài sự tác động về tư tưởng. Ngày nay, chúng ta đã trở thành một đảng có tổ chức, và như thế có nghĩa là xây dựng quyền lực, là làm cho cấp dưới của đảng phục tùng cấp trên>>

Lên án chủ nghĩa hư vô về phương diện tổ chức và chủ nghĩa vô chính phủ lối đại quý tộc của bọn men-sê-vích không chịu phục tùng quyền lực và kỷ luật của đảng, Lê-nin viết:

<<Chủ nghĩa vô chính phủ lối đại quý tộc ấy là tính cách đặc biệt của phái hư vô ở Nga. Tổ chức đảng đối với họ là một “xưởng máy” kỳ dị, việc bộ phận phục tùng toàn thể, thiểu số phục tùng đa số đối với họ là một sự “nô dịch” … sự phân công dưới sự chỉ đạo của một trung tâm làm cho họ kêu la một cách bi thảm và buồn cười chống lại việc biến con người thành “bánh xe và đinh vít” (đối với họ, điều kinh khủng nhất là biến biên tập viên thành những cộng tác viên) : việc nhắc lại điều lệ tổ chức của đảng làm cho họ nhăn nhó khinh bỉ và, với thái độ khinh thường (đối với nững người “hình thức chủ nghĩa”), đưa ra ý kiến cho rằng có thể hoàn toàn không cần có điều lệ>>

6. Muốn giữ vững sự thống nhất hàng ngũ, trong hoạt động thực tiễn đảng phải áp dụng một kỷ luật vô sản duy nhất mà tất cả mọi thành viên, lãnh tụ cũng như đảng viên thường, phải thi hành như nhau. Vì vậy, trong đảng không được có sự phân chia thành hạng (đảng viên ưu đãi) không phải theo kỷ luật và hạng (đảng viên không ưu đãi) phải tuân theo kỷ luật. Không có điều kiện ấy thì không thể giữ được sự toàn vẹn của đảng và không thể giữ được sự thống nhất hàng ngũ của đảng.

Lê-nin viết:

<<Việc Mác-tốp và bè lũ hoàn toàn không có lí do gì hợp lý để công kích bộ biên tập do đại hội bầu ra, thể hiện ở câu đầu lưỡi chúng thường dung: “chúng tôi không phải là nông nô”… Ở đây biểu lộ rõ rệt tâm lý của tên trí thức tư sản thấy mình thuộc vào hạng “người được ưu đãi” đứng trên cả tổ chức quần chúng và kỷ luật quần chúng…Đối với chủ nghĩa cá nhân của tri thức…thì mọi tổ chức của vô sản và kỷ luật của vô sản đều là chế độ nông nô>>

Và một đoạn khác:

<< Khi ở nước ta đã hình thành một đảng thực sự, thì người công nhân giác ngộ phải học phân biệt tâm lý của người chiến sĩ trong quân đội vô sản với tâm lý của tên trí thức tư sản chỉ biết phô trương bằng những câu nói vô chính phủ, phải học đòi hỏi không những đảng viên thường mà cả “những người cấp trên” “phải thực hiện nhiệm vụ đảng viên của mình”>>

Khi tổng kết việc phân tích những ý kiến bất đồng và khi xác lập trường phái men-sê-vích là “chủ nghĩa cơ hội trong các vấn đề tổ chức”, Lê-nin cho rằng một trong những lỗi chính của phái men-sê-vích là đánh giá thấp tầm quan trọng của tổ chức đảng, vũ khí của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng cho mình. Bọn men-sê-vích cho rằng tổ chức đảng của giai cấp vô sản không có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng. Trái với bọn men-sê-vích, Lê-nin cho rằng chỉ riêng sự thống nhất về tư tưởng của giai cấp vô sản chưa đủ để thắng lợi:muốn thắng lợi cần “củng cố vững chắc” sự thống nhất tư tưởng bằng sự “thống nhất vật chất về tổ chức” của giai cấp vô sản.Lê-nin cho rằng chỉ với điều kiện như thế gia cấp vô sản mới trở thành lực lượng vô địch được.

Lê-nin viết:

<<Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là sự tổ chức. Bị thống trị của cạnh tranh vô chính phủ trong thế giới tư sản chia rẽ, phải vất vả và lao động một cách nô lệ cho tư bản, luôn luôn bị đẩy xuống “tận đáy” sự cùng khổ, sự man rợ và sự thoái hóa, giai cấp vô sản có thể trở thành và tất nhiên phải trở thành lực lượng vô địch chỉ là nhờ ở chỗ sự thống nhất tư tưởng của họ trên nguyên tắc chủ nghĩa Mác đã được củng cố bằng sự thống nhất vật chất về tổ chức, tổ chức sẽ tập hợp được hàng triệu người lao động thành đội quân của giai cấp công nhân. Chính quyền già yếu của chế độ chuyên chế Nga và chính quyền sắp tàn của tư bản đế quốc đều không đứng vững trước đội quân ấy”.

Lê-nin đã kết thúc tác phẩm của mình bằng những lời lẽ tiên tri ấy.

Đó là những luận điểm cơ bản về tổ chức mà Lê-nin đã phát triển trong tác phẩm Một bước tiến hai bước lùi.

Tầm quan trọng của cuốn sách đó trước hết là ở chỗ, nó bảo vệ tính đảng chống lại đầu óc tiểu tổ, đã bảo vệ đảng chống lại bọn phá hoại tổ chức, đã đập tan chủ nghĩa cơ hội men-sê-vích trong vấn đề tổ chức và đặt nguyên tắc tổ chức cho đảng bôn-sê-vích.

Nhưng không phải nó chỉ có quan trọng bấy nhiêu đó. Tầm quan trọng lịch sử của cuốn sách đó là ở chỗ lần đầu tiên trong lịch sử chủ nghĩa Mác, Lê-nin đã vạch ra trong cuốn sách đó học thuyết về Đảng, coi đó là tổ chức lãnh đạo của giai cấp vô sản, vũ khí cơ bản trong tay giai cấp vô sản, không có nó thì không thể chiến thắng trong đấu tranh giành chuyên chính vô sản được.

Việc phổ biến cuốn Một bước tiến, hai bước lùi trong cán bộ đảng đã làm cho đa số các tổ chức địa phương đoàn kết lại chung quanh Lê-nin. Nhưng các tổ chức càng đoàn kết chặt chẽ chung quanh phái bôn-sê-vích bao nhiêu thì lãnh tụ phái men-sê-vích càng tỏ ra căm giận bấy nhiêu.

Mùa hạ 1904, nhờ có sự giúp đỡ của Pơ-lê-kha-nốp và nhờ sự phản bội của hai đảng viên bôn-sê-vích thoái hóa là Cơ-ra-xin và Nô-scốp, bọn men-sê-vích chiếm được đa số trong Ban Chấp hành Trung ương. Rõ ràng là bọn men-sê-vích tiến đến chỗ phân liệt. Mất tờ báo Tia Lửa và Ban chấp hành Trung ương, phái bôn-sê-vích lâm vào tình thế khó khăn. Cần phải tổ chức đại hội mới, đại hội III của đảng để lập Ban chấp hành Trung ương mới của đảng và để thanh toán hết khúc mắc với bọn men-sê-vích.

Lê-nin và các đảng viên bôn-sê-vích bắt tay vào công việc khó khăn đó. Các đảng viên bôn-sê-vích tiến hành đấu tranh để triệu tập đại hội III của đảng. Tháng Tám 1904, một cuộc hội nghị 22 đảng viên bôn-sê-vích họp tại Thụy sĩ dưới sự lãnh đạo của Lê-nin. Hội nghị đã thông qua một bản hiệu triệu “Gửi đảng”, bản này với các đảng viên bôn-sê-vích là cương lĩnh đấu tranh để triệu tập đại hội III. Trong ba cuộc hội nghị các ban chấp hành bôn-sê-vích tỉnh của 3 miền (Miền Nam, miền Cáp-ca-dơ và miền Bắc), một Ban thường trực các cấp ủy của phái đa số được bầu ra để tiến hành công việc chuẩn bị thực tế cho đại hội III của đảng.

Mồng 4 tháng Giêng 1905, số đầu của báo bôn-sê-vích Tiến lên được phát hành, thế là trong đảng hình thành hai phái riêng biệt, phái bôn-sê-vích và phái men-sê-vích.

#Gấu