C2.P1. Cao trào cách mạng ở Nga trong những năm 1901-1904.

Tài liệu: Lịch sử Đảng Cộng sản Bolsheviks Liên Xô được phát hành lần đầu vào năm 1938. Trong bài thơ Tức cảnh Pác Pó của chủ tịch Hồ Chí Minh, chi tiết dịch sử Đảng trong bài thơ này chính là cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Bolsheviks Liên Xô.



===============================

Chương II. Việc thành lập Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga. Sự xuất hiện của phái Bolsheviks và Mensheviks trong nội bộ Đảng (1901-1904)


2. 1. Cao trào cách mạng ở Nga trong những năm 1901-1904.


Cuối thế kỷ XIX, một cuộc khủng hoảng công nghiệp bùng nổ ở châu Âu. Chẳng bao lâu cuộc khủng hoảng ấy lan đến nước Nga. Trong những năm khủng hoảng 1900 -1903, gần 3.000 xí nghiệp lớn, nhỏ đóng cửa. Trên 100.000 công nhân bị thất nghiệp. Tiền lương của công nhân còn ở lại làm việc trong xí nghiệp bị sụt giảm. Trước kia nhờ những cuộc bãi công ngoan cường, công nhân đã giành được của bọn tư bản một vài nhượng bộ nhỏ nhặt về kinh tế thì nay giai cấp tư sản xé bỏ tất cả.

Cuộc khủng hoảng công nghiệp, nạn thất nghiệp không thể nào chặng đứng hay làm suy yếu phong trào công nhân. Trái lại, đấu tranh của công nhân ngày càng có tính chất cách mạng hơn. Từ những cuộc bãi công kinh tế, công nhân đã chuyển sang những cuộc bãi công chính trị. Cuối cùng, họ chuyển sang những cuộc biểu tình, nêu lên những yêu sách đòi quyền tự do dân chủ, tung ra khẩu hiệu : “Đả đảo chính thể chuyên chế Nga hoàng”.

Năm 1901, cuộc bãi công ngày 1 tháng Năm tại nhà máy quốc phòng Ô-bu-khốp ở Peterburg đã biến thành một cuộc xô xát đổ máu giữa công nhân và quân đội. Chống lại quân đội Nga hoàn có khí giới, công nhân chỉ có đá và sắt vụn. Cuộc kháng cự ngoan cường của giai cấp công nhân nhanh chóng bị đập tan. Rồi kế đến là cuộc đàn áp của chính phủ Nga hoàng: 800 công nhân bị bắt, nhiều người bị cầm tù và một số bị đi đày khổ sai. Tuy nhiên, cuộc “kháng cự” anh dũng của “xưởng Ô-bu-khốp” có một ảnh hưởng to lớn đối với giai cấp công nhân Nga, và gây được nhiều cảm tình trong giới công nhân.

Tháng Ba 1902, ở Ba-tum nổ ra nhiều cuộc bãi công lớn và một cuộc biểu tình của công nhân, do thành ủy dân chủ xã hội thành phố Ba-tum tổ chức. Cuộc biểu tình ấy đã làm chuyển động quần chúng công nhân và nông dân ở Nam Cáp-ca-dơ.

Cũng trong năm 1902, một cuộc bãi công lớn bùng nổ ở vùng Rô-stốp trên sông Đông. Đầu tiên là công nhân đường sắt bãi công, tiếp đến công nhân nhiều nhà máy, công xưởng khác. Cuộc bãi công làm chuyển động tất cả công nhân, trong nhiều ngày liên tiếp, có đến 30.000 công nhân họp mít tinh ở ngoại thành. Những lời tuyên ngôn dân chủ xã hội đã được đọc công khai. Cảnh sát đã không đủ sức giải tán, cuộc đụng độ đã diễn ra, cảnh sát bắn chết vài công nhân. Ngày hôm sau, cuộc đưa đám đã trở thành cuộc biểu tình khổng lồ của giai cấp công nhân. Quân đội Nga hoàng từ các thành phố lân cận được phái tới tiếp viện mới có thể đàn áp đượccuộc biểu tình của những người công nhân. Cuộc đấu tranh của công nhân ở Rô-stốp là do đảng ủy Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga vùng sông Đông lãnh đạo đã gây nên tiếng vang lớn.

Những cuộc bãi công năm 1903 nổ ra với quy mô còn lớn hơn nữa. Những cuộc bãi công chính trị có tính chất quần chúng nổ ra ở miền Nam, bao gồm cac thành phố lớn như Baku, Tiflis , Ba tum và các thành phố Ukraina như Odessa, Kiev, I-ê-ca-tê-ri-sláp. Các cuộc bãi công ngày càng trở nên ngoan cường và có tổ chức hơn. Khác với trước đây, bây giờ các tổ chức đảng ủy dân chủ xã hội đều đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị của công nhân. Giai cấp công nhân Nga đã vùng lên đấu tranh cách mạng chống chính quyền Nga hoàng.

Phong trào công nhân ảnh hưởng đến nông dân. Mùa xuân và mùa hạ năm 1902 ở Ukraina, cũng như trên lưu vực sông Vôn-ga, phong trào nông dân phát triển. Nông dân đốt tài sản của địa chủ, chiếm ruộng đất của địa chủ. Quân đội được phái đến đàn áp nông dân khởi nghĩa, hàng loạt cán bộ các tổ chức khởi nghĩa bị bắt. Sự hoạt động cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân xuất hiện cùng lúc đã cho thấy rằng cuộc cách mạng ở Nga đã tiến sát tới thời kỳ chín muồi, và sẽ bùng nổ và phát triển.

Chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân, phong trào phản đối của sinh viên ngày càng mạnh. Để đối phó với các cuộc biểu tình và bãi khóa của sinh viên, chính phủ đã ra lệnh đóng cửa các trường đại học, tống giam hàng trăm sinh viên. Năm 1901-1902, sinh viên tất cả các trường cao đảng, tổ chức cuộc bãi khóa lên đến 30.000 sinh viên.

Phong trào cách mạng của công nhân, nông dân và nhất là sinh viên đã buộc bọn tư sản tự do, địa chủ tự do ở trong các hội đồng tự trị địa phương phải động đậy, lên tiếng “phản đối” các hành động “cực đoan” của chính phủ Nga hoàng đã đàn áp sinh viên, bao gồm chính con cháu của họ.

Hội đồng tự trị địa phương là chỗ dựa cho những phần tử tự do trong các hội đồng tự trị địa phương. Hội đồng tự trị địa phương là tên gọi các cơ quan quản lý địa phương. Các cơ quan này giải quyết những công việc có tính cách thuần túy địa phương quan hệ đến nhân dân ở nông thôn (làm đường sá, xây dựng bệnh viện,..). Bọn địa chủ tự do đóng một vai trò khá nổi bật trong các hội đồng tự trị địa phương. Chúng liên hệ mật thiết với bọn tư sản tự do, vì ngay trong sản nghiệp của họ, chính chúng bắt đầu từ bỏ lối kinh doanh nửa phong kiến để chuyển sang lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa để có lợi hơn. Tuy nhiên, hai nhóm đó bênh vực chính phủ Nga hoàng, song lại chống những “hành động cực đoan” của chế độ Nga hoàng, sợ rằng những hành động đó có thể đẩy mạnh thêm phong trào cách mạng. Chúng sợ những hành động của Nga hoàng bao nhiêu, thì lại sở cách mạng hơn nữa. Trong khi phản đối “những hành động cực đoan” của chế độ Nga hoàng, bọn tư sản tự do lại theo đuổi 2 mục đích: làm cho chế độ Nga hoàng biết “nghe lẽ phải” và hai là thể hiện “sự bất bình” đối với chính thể Nga hoàng, để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, cũng như là tách một bộ phần quần chúng khỏi cách mạng.

Năm 1902, phong trào tự do trong các hội đồng tự trị địa phương đã đưa đến việc các tổ chức tư sản thành lập tổ chức “Giải phóng”, hạt nhân của chính đảng tư sản sau này ở Nga, tức là Đảng của bọn Ca-đê.

Nhận thấy phong trào công nhân và nông dân lan ra khắp nước thành một dòng thác mỗi ngày một đáng sợ, chính phủ Nga hoàng tìm mọi cách để chặn đứng phong trào cách mạng. Ngày càng diễn ra nhiều cuộc đàn áp phong trào công nhân bằng quân đội. Ngoài ra, chính phủ Nga hoàng cũng dùng các biện pháp “mềm dẻo” để đối phó với phong trào cách mạng, đó là thành lập các tổ chức công nhân mà đằng sau nó là bọn hiến binh và cảnh sát điều khiển, cái tên mỹ miều mà giai cấp công nhân đã gọi chúng là những tổ chức của “chủ nghĩa xã hội cảnh sát” tức là tổ chức Du-ba-tốp (tên viên quan hiến binh, người lập ra các tổ chức công nhân cảnh sát ấy). Sở mật thám Nga hoàng qua bọn ấy, cố thuyết phục công nhân rằng chính phủ Nga hoàng sẵn sàng giúp đỡ công nhân, thõa mãn các yêu sách về kinh tế của họ. Rập khuôn theo các tổ chức của Du-ba-tốp, năm 1904, cố đạo Ga-pôn cũng lập ra một tổ chức gọi là “Hội nghị công nhân các nhà máy và công xưởng Nga ở Peterburg”.

Nhưng mưu toan của sở mật thám Nga hoàng định khuất phục phong trào công nhân, đã thất bại. Chính phủ Nga hoàng với những phương sách ấy đã không thắng được phong trào công nhân đang phát triển. Phong trào cách mạng đang tiến lên như con lũ quét đã dọn sạch các tổ chức công nhân giả mạo ấy.

#Gấu