C1.P5. Việc mở rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn và cuộc đấu tranh cho bánh mì


Sắc lệnh về ruộng đất của đại hội các Xô-viết lần thứ II đặt một cơ sở thực tế cho khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân và quần chúng lao động ở nông thôn. Sắc lệnh tuyên bố tịch thu ruộng đất của địa chủ và xóa bỏ mọi quyền tư hữu về ruộng đất. Ruộng đất được tuyên bố là tài sản của toàn thể nhân dân lao động.


Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và xóa bỏ những tàn tích của chế độ nông nô ở nông thôn là những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản. Cuộc cách mạng tháng Hai không thỏa mãn được những yêu cầu của nông dân và gác vấn đề ruộng đất lại đó không giải quyết. Do giai cấp tư sản bất lực, không đủ khả năng đẩy cuộc cách mạng dân chủ tư sản tới cùng nên nhiệm vụ này đặt ra trước giai cấp vô sản như một nhiệm vụ phụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lê-nin viết rằng : “Chúng ta đã tiện thể giải quyết những vấn đề của cách mạng dân chủ tư sản, coi nó như một “sản phẩm phụ” trong những công tác chủ yếu và thực sự của chúng ta, những công tác của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của cách mạng vô sản” (1)


Cuộc Cách mạng tháng Mười chỉ rõ rằng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, chỉ có giai cấp công nhân do một đảng mác-xít cách mạng lãnh đạo mới đủ sức giải phóng nông dân khỏi ách bóc lột của địa chủ. Nhưng trong khi đây cuộc cách mạng dân chủ tư sản tới cùng, giai cấp vô sản đủ điều khiển phong trào nông dân chiếm ruộng đất của địa chủ theo chiều hướng có lợi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Các bức ủy nhiệm thư của nông dân không chỉ yêu cầu thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ mà còn yêu cầu xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu về ruộng đất, tức là quốc hữu hóa ruộng đất.


Trong những điều kiện chuyên chính vô sản, quốc hữu hóa ruộng đất trở thành một tiền đề trọng yếu để mở rộng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Việc biến ruộng đất thành tài sản của xã hội cho phép thủ tiêu bằng biện pháp cách mạng mọi tàn tích của chế độ nông nô còn sót lại. Quốc hữu hóa ruộng đất cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi để tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp bằng cách hợp nhất những nông hộ nhỏ, có thể thành những doanh nghiệp lớn, tập thể, xã hội chủ nghĩa.


Quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất và sau đó giao cho nông dân lao động sử dụng không mất tiền là một biện pháp triệt để nhất để thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Nhưng để bắt đầu việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, quốc hữu hóa ruộng đất không phải là một điều kiện tất yếu đầu tiên, có tính chất bắt buộc đối với tất cả mọi nước đã bước vào con đường xã hội chủ nghĩa. Kinh nghiệm của các nước dân chủ nhân dân là những nước đã tiến hành những cuộc cải cách ruộng đất dân chủ cho thấy rằng, có thể thủ tiêu nền kinh tế địa chủ và bắt đầu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn mà không cần phải quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Song, để hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn thì tất yếu phải xã hội hóa ruộng đất, phải thực sự biến nó thành tài sản công cộng.


Quần chúng nông dân yêu cầu chế độ sử dụng ruộng đất bình quân. Tư tưởng phân phối bình quân ruộng đất thực chất là tư tưởng tiểu tư sản, không phù hợp với cương lĩnh ruộng đất của Đảng cộng sản. Nhưng Đảng cho rằng trong điều kiện chuyên chính vô sản, chế độ sở hữu ruộng đất bình quân sẽ cho phép thủ tiêu những tàn tích phong kiến một cách mau chóng nhất và sau khi làm bộc lộ ra những mâu thuẫn giữa tầng lớp nông dân nghèo với bọn phú nông, nó sẽ mở rộng phạm vi cách mạng ở nông thôn.


Trong bản Sắc lệnh ruộng đất, ngoài những yêu cầu của nông dân về việc tịch thu ruộng đất của địa chủ và quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất, còn có một điểm nói về quyền sử dụng ruộng đất bình quân. Để phát triển sắc lệnh của đại hội các Xô-viết lần thứ II, tháng Hai 1918 đạo luật “Xã hội hóa ruộng đất” được công bố. trong đó có nhấn mạnh nguyên tắc sử dụng ruộng đất bình quân theo lao động.


Lê-nin viết: “Khi thi hành đạo luật xã hội hóa ruộng đất, một đạo luật mà “linh hồn” của nó là khẩu hiệu sử dụng ruộng đất bình quân, những người bôn sê-vích đã tuyên bố một cách hoàn toàn chính xác và dứt khoát rằng: đó không phải là ý kiến của chúng tôi, chúng tôi không đồng tình với một khẩu hiệu như thế, sở dĩ chúng tôi thấy mình có trách nhiệm phải thi hành khẩu hiệu ấy cũng chỉ vì đó là yêu cầu của tuyệt đại đa số nông dân” (2) .


Trong khi ủng hộ những yêu cầu về sử dụng ruộng đất bình quân của nông dân, Đảng thấy cần phải làm sao cho nông dân qua kinh nghiệm mà thấy rõ rằng, giải quyết vấn đề ruộng đất theo kiểu dân chủ tư sản là không hoàn hảo và cần phải chuyển tiếp sang chủ nghĩa xã hội. Lê-nin viết : “Những người Bôn-sê-vích chúng ta sẽ giúp đỡ cho nông dân đoạn tuyệt với những khẩu hiệu tiểu tư sản và chuyển từ những khẩu hiệu này sang những khẩu hiệu xã hội chủ nghĩa càng nhanh chóng bao nhiêu, càng nhẹ nhàng bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu” (3) . Trong đạo luật  “Xã hội hóa ruộng đất” cũng có một điểm nói về quyền ưu tiên sử dụng ruộng đất của công xã và các tập thể và cũng vạch rõ sự cần thiết phải tiến hành kinh doanh tập thể.


Sau khi ban hành Sắc lệnh ruộng đất, nông dân đẩy mạnh việc chiếm ruộng đất của địa chủ, việc này vốn đã bắt đầu ngay từ thời kỳ cách mạng tư sản tháng Hai. Trong một số trường hợp cá biệt, việc chiếm ruộng đất có kèm theo sự phá hoại các điền sản của địa chủ và biển thủ những của cải đã tịch thu. Những trường hợp chiếm ruộng đất của địa chủ một cách tự phát, vô tổ chức thường xảy ra nhiều nhất ở vùng đất Đen miền trung, trước kia đó là trung tâm của chế độ nông nô và là vũ đài đấu tranh khốc liệt nhất giữa nông dân và địa chủ. Tại một số huyện và xã thuộc vùng này, ruộng đất của bọn địa chủ đã được chia ngay hồi tháng Chạp 1917.


Nhìn chung trong toàn quốc, việc chia ruộng hoãn đến mùa xuân năm 1918, còn từ tháng Chạp 1917 thì chỉ mới bắt đầu chuẩn bị chia, đông đảo các tầng lớp nông dân đã tham gia vào việc chuẩn bị này. Việc tổ chức tiến hành chia ruộng đất được đưa ra thảo luận tại các đại hội các Xô-viết đại biểu nông dân (của các tỉnh, các huyện và các xã), từ tháng Giêng đến tháng Tư năm 1918; các đại hội này đã được tổ chức khắp mọi nơi trong nước. Việc chuẩn bị chia ruộng đất trải qua hai giai đoạn. Đầu tiên thì ấn định việc phân phối ruộng đất trong các huyện (tức là giữa các xã và trong các xã - tức là giữa các thôn); sau đó mới bắt đầu phân phối ruộng đất trong các thôn xóm, tức là giữa các nông hộ. Việc chuẩn bị chia ruộng đất gặp phải khó khăn do thiếu các tài liệu chính xác về diện tích ruộng đất trong các huyện, các xã và cũng do trong các thôn khác nhau, những lô đất đem chia cho nông dân cũng lớn nhỏ không đều nhau. Trong chế độ ruộng đất phân tán, - không những chỉ phân tán trong nội bộ một thôn mà còn phân tán giữa các thôn với nhau nữa, thì thường xẩy ra trường hợp là cùng một khoảnh đất ấy nhưng lại có nhiều thôn xóm cũng muốn xin. Tới mùa xuân năm 1918 thì các công tác chuẩn bị đã hoàn thành và việc chia ruộng đất được tiến hành rộng rãi trong toàn quốc. Các Xô-viết đại biểu nông dân đều lấy nguyên tắc sử dụng ruộng đất bình quân làm cơ sở cho các công tác chuẩn bị chia ruộng đất, song về phương pháp, thời hạn và hình thức chia ruộng thì giữa các vùng, đôi khi giữa các huyện, các xã, và thậm chí giữa các thôn đều có sự khác nhau tùy theo sự so sánh lực lượng giữa các giai cấp. Số ruộng đất chia cho nông dân nhiều hay ít là tùy theo khối lượng ruộng đất tịch thu được trong xã đó, tùy theo tiêu chuẩn quy định cho mỗi lô đất và tùy theo cách thức chia. Trong số ruộng đất của nông dân, số ruộng đất đã tịch thu được gồm từ 16% (tại vùng Vôn-ga) đến 58% (tại các tỉnh miền Tây).


Việc chia ruộng đất đã làm bộc lộ sự đối kháng về quyền lợi giữa tầng lớp nông dân nghèo và bọn phú nóng. Nông dân nghèo đòi hỏi phải đem toàn bộ ruộng đất chia theo đầu người. Trước cách mạng, tầng lớp nông dân nghèo vốn có ít ruộng đất. Đã thế, những ruộng đất của họ thường lại là loại ruộng đất xấu nhất và có địa điểm bất lợi nhất. Nếu chia ruộng đất theo đầu người, mỗi nhân khẩu trong các nông hộ khác lĩnh được bao nhiêu ruộng đất thì mỗi nhân khấu của các hộ nông dân nghèo cũng được lĩnh bấy nhiêu, và nhờ đó họ sẽ có những mảnh đất mới, đỡ cằn cỗi hơn và vị trí thuận lợi hơn. Nông dân nghèo còn yêu cầu gộp cả những ruộng đất và ấp trại của phủ nông vào số đất đem chia.


Yêu cầu chia toàn bộ ruộng đất do các tầng lớp nghèo khổ ở nông thôn đưa ra, bị bọn phú nông phản đối. Chỉ có cách chia nào mà bọn phú nông vẫn giữ nguyên được số ruộng đất cũ của chúng thì chúng mới có lợi. Do đó, bọn phú nông ủng hộ việc chia những ruộng đất của địa chủ và chống lại việc chia những ruộng đất lĩnh canh hoặc mua được. Bọn chúng đề nghị lấy một số ruộng đất tịch thu của địa chủ cấp thêm cho các họ ít ruộng theo tiêu chuẩn quy định. Cách chia này không có lợi cho những nông dân ít đất, vì họ vẫn phải giữ nguyên những mảnh đất xấu của mình trước đây, còn phần đất được cấp thêm thì thường thường lại rất nhỏ bé.


Tháng Giêng 1918, hầu như toàn bộ việc chia ruộng đất của tư nhân đã hoàn thành. Công việc này do chính nông dân làm và có sự lãnh đạo của các Xô-viết địa phương.


Nhờ thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười, nông dân nhận được hơn 150 triệu héc-ta ruộng đất trước đây vốn thuộc vào tay bọn địa chủ, tư sản, hoàng gia và giáo hội. Việc quốc hữu hóa ruộng đất giúp nông dân thoát khỏi một món nợ rất lớn của Ngân hàng nông nghiệp gồm gần 3 tỷ rúp kể cả lợi tức, thoát khỏi những khoản chi về trả tô và mua ruộng gồm 700 nghìn rúp và cũng thoát khỏi những khoản tiền nộp cho giáo hội và các tu viện. Nông dân lại nhận được cả những dụng cụ của bọn địa chủ trị giá gần 300 triệu rúp.


Việc chia ruộng đất gây ra một quá trình “trung nông hóa” nông thôn. Theo các tài liệu thống kê ở 32 tỉnh trong thời gian 1918-1919 thì, so với năm 1916, tỷ trọng của những hộ không có đất trồng từ 11,4% giảm xuống 6,5%, tỷ trọng của các hộ có dưới 4 mẫu Nga đất trồng từ 59% tăng lên 74%. Cũng trong thời gian đó, tỷ trọng của các hộ lớn có từ 8 mẫu Nga đất trồng trở lên thì từ 7,9% giảm xuống 3,1%.


Chia ruộng đất là màn kết thúc của cách mạng dân chủ tư sản và cũng là màn mở đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Việc chia lại ruộng đất làm cho nông dân bớt tin tưởng vào cái cứu cánh của nguyên tắc sử dụng ruộng đất bình quân và làm bộc lộ những mâu thuẫn ở nông thôn những mâu thuẫn giữa tầng lớp nông dân nghèo với giai cấp tư sản nông thôn, tức bọn phủ nông.


Phú nông là giai cấp bóc lột đông đảo nhất. Ở nước Nga, bọn phú nông còn nhiều hơn bọn địa chủ và tư bản; họ là một lực lượng đáng kể trong nông thôn. Trước cách mạng, các hộ phủ nông cung cấp tới một nửa tổng số lúa mì hàng hóa trong nước. Sau khi chia ruộng đất, trong tay bọn phú nông vẫn còn tập trung một phần lớn các tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp, như ruộng đất, súc vật kéo và nông cụ, điều đó làm cho bọn phú nông vẫn còn khả năng bóc lột nông dân nghèo. Bọn phú nông muốn lợi dụng việc thủ tiêu kinh tế địa chủ đề củng cố địa vị của mình : cướp đoạt các điền sản của địa chủ, chiếm lấy những súc vật và dụng cụ tốt nhất...


Ở nông thôn, nông dân nghèo đấu tranh kịch liệt chống lại bọn phú nông. Trong một số huyện, cuộc đấu tranh này diễn ra dưới hình thức xung đột đồ máu. Trong những vùng mà phú nông đặc biệt đông đảo thì bọn chúng chui được vào các Xô-viết địa phương và điều khiển các Xô-viết này theo lợi ích của chúng.


Cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn có một ý nghĩa chính trị cực kỳ to lớn. Vận mệnh của chính quyền Xô-viết phụ thuộc vào kết cục của cuộc đấu tranh ấy. Lê-nin chỉ rõ rằng, hoặc là sau khi đã tập hợp xung quanh mình tầng lớp nông dân nghèo ở nông thôn, giai cấp vô sản thiết lập một nền chuyên chính vô sản thực sự và bắt bọn phú nông phải khuất phục chính quyền Xô-viết, hoặc là giai cấp tư sản, với sự giúp đỡ của bạn phú nông, sẽ lật đổ chính quyền Xô-viết đó.


Tới mùa hè năm 1918 cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn diễn ra dưới những hình thức đặc biệt gay gắt, vì đây chính là lúc mà tình hình lương thực trở nên khó khăn tột độ do tình trạng kinh tế bị tàn phá khủng khiếp gây ra.


Mùa xuân năm 1918, nước nhà đứng trước nguy cơ của nạn đói. Nguyên nhân của nạn đói đang ập tới này không phải là ở việc thiếu lúa mì mà là ở những hoạt động phản cách mạng của tự sản thành thị và phú nông.


Theo tài liệu của Bộ dân ủy Nông nghiệp thì số lúa mì cần cho những tỉnh đang thiếu là 180 triệu pút, vậy mà trong lúc đó, số lúa mì thừa tại các tỉnh đã gặt rồi gồm những 655 triệu put. Nếu phân phối cho hợp lý thị số thừa này hoàn toàn đủ để thỏa mãn những nhu cầu về lúa mì. Nhưng đại bộ phận số lúa mì thừa đỏ lại tập trung tại các vùng mà địa vị của bọn phú nông còn khả vững vàng như U-cơ-len, Bắc Cô-ca-dơ và U-ran. Bọn phủ nông, bọn thương nhân và bọn đầu cơ đã tích trữ số lúa thừa này hàng nâng giá lên và phá hoại công tác thu mua lúa mì của Nhà nước.


Ngay từ những ngày đầu tiên sau cách mạng, Chính phủ Xô-viết hết sức quan tâm đến vấn đề lương thực, trước hết là vấn đề cung cấp lúa mì cho nhân dân. Chế độ độc quyền lúa mì được thiết lập, công tác thu mua và phân phối lúa mì đều tập trung vào tay các cơ quan Nhà nước. Ở thành phố, lương thực được phân phối theo tiêu chuẩn. Chế độ phát phiếu thi hành từ mùa đông năm 1916, nay được chấn chỉnh và cải tổ lại theo nguyên tắc giai cấp.


Bọn phủ nông chống lại chế độ độc quyền lúa mì, chủng vừa đầu cơ trên nạn đói, vừa muốn dùng lúa mì làm một công cụ để đấu tranh chống lại chính quyền Xô-viết.


Trên mặt trận lương thực, tình hình trở nên nguy ngập. ở Mát-xcơ-va, trong thời kỳ từ tháng Mười một 1917 đến tháng Tư 1918, mỗi tháng một người dân chỉ được cung cấp có 4 kg các sản phẩm lúa mì; ở Pê-tơ-rô-gơ-rát tình hình còn tệ hơn nữa, tiêu chuẩn bánh mì cung cấp cho mỗi công nhân trong một ngày thường thường không quá nửa lạng. Có nhiều ngày hoàn toàn không có bánh để cung cấp. Những khó khăn về lương thực làm cho quần chúng bất mãn. Công nhân lại bắt đầu rời bỏ thành phố, sản xuất bắt đầu giảm sút. Gần một nửa số nhà máy kim khí và hóa chất ở Pê-tơ-rô-gô-rát đóng cửa. Trong những điều kiện như thế, cuộc đấu tranh chống đói, đấu tranh cho lúa mì trở thành cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Giai cấp vô sản cần phải liên minh với nông dân nghèo để đè bẹp bọn phú nông và để tổ chức việc thu mua lúa mì ở nông thôn.


Trong bức thư gửi các công nhân Pê-tơ-rô-gô-rát “Nói về nạn đói” đăng trên báo Sự thật ngày 24 tháng Năm 1918, Lê-nin đã kêu gọi công nhân hãy đấu tranh quyết liệt chống nạn đói và tình trạng kinh tế điêu tàn, hãy tổ chức “cuộc chinh phạt” quy mô lớn để giành lấy lúa mì.


Muốn giải quyết vấn đề lương thực cần phải có những biện pháp cách mạng cấp bách. Với các sắc lệnh ngày 9 và 27 tháng Năm của Hội đồng dân ủy, “chế độ độc quyền về lương thực” được thiết lập. Các công việc thu mua và phân phối lương thực đều tập trung rất chặt chẽ trong tay Ủy ban lương thực nhân dân, Ủy ban này có toàn quyền trong việc đấu tranh với những bọn cất giấu lúa mì. Việc thực hiện “chế độ độc quyền về lương thực” gây ra một cuộc phản kháng điên cuồng của bọn phú nông, bọn buôn lúa mì và bọn đầu cơ.


Các đội quân lương thực và các Ủy ban bần nông ở nông thôn là các tổ chức chủ yếu trong việc thực hiện chế độ độc quyền về lương thực. Mùa hè năm 1918, tại các cơ quan lương thực địa phương đã lập ra các đội quân công nhân chuyên làm nhiệm vụ tịch thu lúa mì thừa. Thực hiện khẩu hiệu của Lê-nin: “Đấu tranh cho lúa mì là đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội”, các đội quân lương thực tiến về nông thôn, khắc phục sự kháng cự của bọn phủ nông và tiến hành việc thu mua lúa mì. Công tác của các đội quân lương thực không phải chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có một ý nghĩa chính trị lớn lao. Sự hoạt động của các đội quân này ở nông thôn đã củng cố khối liên minh giữa giai cấp vô sản với những tầng lớp nghèo khổ nhất trong nông dân. Nông dân nghèo đấu tranh với phú nông đề tịch thu của bọn này những ruộng đất, nông cụ và lúa mì thừa. Các tổ chức của nông dân nghèo xuất hiện một cách tự phát trong cuộc đấu tranh này, đó là các hội liên hiệp, Các ủy ban quân sự cách mạng, tức những cơ quan tổ chức việc tịch thu những của cải thừa của phủ nông và phân phối lại các của cải ấy.


Ngày 11 tháng Sáu 1918, một sắc lệnh về việc tổ chức các Ủy ban bần nông được ban hành. Nhiệm vụ của các Ủy ban bần nông là phân phối lúa mì, các nhu yếu phẩm và nông cụ trong quần chúng ở nông thôn, đồng thời giúp đỡ các cơ quan lương thực địa phương trong việc tịch thu lúa mì thừa của bọn phú nông. Trong thực tế, hoạt động của các Ủy ban bần nông đã mở rộng hơn rất nhiều so với phạm vi mà sắc lệnh đã quy định cho nó. Các Ủy ban bần nông đóng một vai trò to lớn trong việc mở rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, trong cuộc đấu tranh chống phủ nông và trong việc củng cố nền chuyên chính vô sản.


Lê-nin nói rằng, việc thành lập các Ủy ban bần nông “là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong đội hình cách mạng và trong toàn bộ quá trình phát triển của cuộc cách mạng chúng ta. Với bước ngoặt này, chúng ta vượt qua được cái ranh giới phân chia cách mạng tư sản với cách mạng xã hội chủ nghĩa” (4) . Người nói rằng đối với nông thôn thì chỉ từ mùa hè và mùa thu năm 1918, Cách mạng tháng Mười mới trở thành Cách mạng tháng Mười thực sự.


Sự hoạt động của các Ủy ban bần nông đã đoàn kết được tầng lớp nông dân nghèo khổ nhất xung quanh chính quyền Xô-viết, đã giáng một đòn chí mạng vào bọn phủ nông và đã làm suy yếu ảnh hưởng của bọn này đối với các tầng lớp trung gian ở nông thôn. Các Ủy ban bần nông thực hiện một cuộc “tước đoạt phú nông” đầu tiên ở nông thôn, tịch thu những ruộng đất thừa của bọn này và lấy lại những ruộng đất mà chúng đã chiếm của địa chủ một cách phi pháp. Phú nông bị tịch thu tới 50 triệu héc-ta ruộng đất, đó là một đòn rất mạnh đánh vào địa vị của chúng. Những ruộng đất tịch thu được đó được đem phân phối cho bần nông và trung đông. Các Ủy ban bần nông cũng tịch thu những công cụ và súc vật thừa của phú nông, và cùng với các đội quân lương thực tiến hành việc tịch thu những lúa mì thừa và đem phân phối những lúa mì đó (một phần để tiêu dùng, một phần làm giống và một phần đem nộp cho Nhà nước).


Các Ủy ban bần nông được thành lập rất mau chóng. Tới mùa thu năm 1918, hầu hết các xã, thôn trong nước Cộng hòa liên bang Nga đều có các ủy ban này. Các Ủy ban bần nông lãnh đạo tất cả mọi mặt sinh hoạt của nông thôn : kiểm soát công việc của các cối xay ở nông thôn, tổ chức việc khai thác củi cho vận tải và công nghiệp, thi hành chế độ thuế cách mạng đánh vào giai cấp tư sản nông thôn, thực hiện việc phân phối các hàng công nghiệp, tổ chức ra các doanh nghiệp nông nghiệp tập thể... Đóng vai trò lãnh đạo trong các Ủy ban bần nông là những đảng viên cộng sản, đa số các đảng viên này trước đây vốn là binh sĩ và công nhân. Các Ủy ban bần nông trở thành chỗ dựa của chuyên chính vô sản ở nông thôn.


Trong nửa năm tồn tại, các Ủy ban bần nông đã hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu của nó là liên hiệp được bần nông và trung nông để chống lại phủ nông và củng cố được chính quyền Xô-viết ở nông thôn. Điều đó tạo ra khả năng để tiến hành bầu cử lại các Xô-viết nông thôn trong tháng Chạp 1918 và tháng Giêng 1919. Từ đây, các Xô-viết nông thôn trở thành những cơ quan thực sự của chuyên chính vô sản ở nông thôn và các Ủy ban bần nông đã giải tán.


Sự phân biệt trong nông dân giúp cho giai cấp công nhân có thể đoàn kết quanh mình các tầng lớp nông dân nghèo ở nông thôn và lôi kéo tầng lớp trung nông về phía chính quyền Xô-viết, không những chỉ để đầu tranh chống phủ nông mà còn để xây dựng những hình thức kinh tế mới xã hội chủ nghĩa ở nông thôn.


Trước đây Mác và Ăng-ghen đã đề ra việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp bằng cách đưa nền kinh tế tiểu nông phân tán lên con đường đại sản xuất tập thể xã hội hóa. Tư tưởng đó được Lê-nin phát triển thành một học thuyết khoa học hoàn chỉnh. Khi định ra những nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức nền kinh tế tập thể lớn, Lê-nin nhấn mạnh rằng việc chuyển từ những phương pháp kinh doanh cá thể sang những phương pháp kinh doanh tập thể phải thực hiện lâu dài và đi dần từng bước một. Người cũng căn dặn trước rằng chớ có vội vã, ép buộc hoặc dùng bất cứ một thứ áp lực nào đối với nông dân.


Việc tổ chức các doanh nghiệp tập thể được nêu ra ngay từ trong những bản sắc lệnh đầu tiên về ruộng đất của Chính phủ Xô-viết. Các doanh nghiệp tập thể bắt đầu được thành lập trong quá trình chia và chia lại ruộng đất. Những đại diện của tầng lớp nông dân nghèo khổ nhất, tầng lớp cố nông và những người dân thành thị cũ là những người tổ chức và tham gia các cơ sở nông nghiệp tập thể đầu tiên (công xã, ác-ten). Các công xã đầu tiên xuất hiện ngay từ đầu năm 1918. Thường thường các công xã này được tổ chức trên cơ sở các điền sản của địa chủ trước đây, quy mô của nó không lớn lắm, số xã viên có từ 40 đến 60 người, diện tích ruộng đất trung bình của mỗi đầu người không quá một hai mẫu Nga. Theo con số của Bộ dân ủy Nông nghiệp đến cuối năm 1918 đã có tới 1500 doanh nghiệp tập thể, trong đó 62% là các công xã, còn 38% là các ác-ten và các tổ cày chung. Các cơ sở kinh doanh tập thể đầu tiên của nông dân ra đời và hoạt động trong điều kiện phải đấu tranh không ngừng, thường là đấu tranh vũ trang, chống bọn phú nông, địa chủ và trộm cướp.


Những người tham gia công xã vừa không có kinh nghiệm lại vừa không có một khái niệm rõ ràng nào về những nguyên tắc tiến hành kinh doanh tập thể, về việc kết hợp những lợi ích của cá nhân với lợi ích của xã hội và về kỹ thuật canh tác.


Các doanh nghiệp này không có điều lệ, cũng chẳng có sự kế toán về lao động và phân phối sản phẩm. Bản điều lệ công xã kiểu mẫu do Bộ dân ủy Nông nghiệp thảo ra vào mùa hè năm 1918 không giúp ích cho việc củng cố nền kinh tế tập thể được bao nhiêu, còn một số những chỉ thị của Bộ này thì thậm chí còn có những hậu quả tai hại. Các chỉ thị này đã gây ra trong một số địa phương những tư tưởng “muốn ăn to”, vừa không thực tế vừa nguy hại, ở những địa phương ấy người ta đã bắt đầu xây dựng những công xã gồm hàng vạn xã viên.


Tại Đại hội các công xã và các ác-ten nông nghiệp toàn Nga lần thứ I, mọi người công nhận rằng ác-ten là hình thức thích hợp với yêu cầu và lợi ích của nông dân hơn cả.


Chính phủ Xô-viết giúp đỡ hạt giống, phân bón và tiền vốn cho các ác-ten và các công xã, đồng thời cũng dành cho nó nhiều quyền ưu tiên. Tháng Mười một 1918, đã thành lập một quỹ đặc biệt gồm 1 tỷ rúp đề giúp đỡ tiền và kỹ thuật cho các doanh nghiệp tập thể.


Cùng với các doanh nghiệp tập thể, các nông trường quốc doanh đầu tiên cũng bắt đầu được thành lập, đó là những xí nghiệp nông nghiệp xã hội chủ nghĩa của Nhà nước xây dựng trên các điền sản lớn của địa chủ và có kỹ thuật tiên tiến. Ý nghĩa kinh tế của thành phần xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp vẫn còn rất nhỏ bé: ruộng đất của các nông trường quốc doanh và nòng trang tập thể chiếm không quá 3-4% tổng số ruộng đất trong nông nghiệp.


Tuy vậy, ý nghĩa chính trị của các doanh nghiệp này thì lại rất lớn. Mặc dầu còn yếu cả về tổ chức lẫn về kinh tế, các doanh nghiệp tập thể đã đóng một vai trò lớn lao trong việc phát triển hơn nữa công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, vì nó đã dùng thực tiễn để chỉ cho nông dân thấy rõ những ưu thế của lao động tập thể. Những nông trang tập thể và nông trường quốc doanh đầu tiên xuất hiện, có nghĩa là thành phần xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp đã ra đời.


Trong 8 tháng đầu tiên của Nhà nước Xô-viết, giai cấp công nhân liên minh với tầng lớp nông dân nghèo và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không những đã giành được thắng lợi về chính trị đối với giai cấp tư sản mà còn đặt được cơ sở để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.


Nhờ tước đoạt giai cấp tư sản, chính quyền công nông đã tập trung trong tay mình những mạch máu kinh tế quốc dân – đại công nghiệp, vận tải, ngân hàng và ngoại thương. Như vậy là đã đạt được cơ sở kinh tế cho nên chuyên chính vo sản. Chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, tức cơ sở của một thành phần xã hội mới, đã xuất hiện. Cùng với nó, những quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa phù hợp với tinh chất của lực lượng sản xuất cũng ra đời.


Sau khi tước đoạt giai cấp tư sản, giai cấp công nhân cùng với tầng lớp nông dân nghèo bắt tay vào việc giải quyết nhiệm vụ khó khăn nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là tổ chức việc quản lý nền kinh tế quốc dân trên một cơ sở mới.


Nhưng đến mùa hè năm 1918, cuộc can thiệp vũ trang của nước ngoài và nội chiến đã làm gián đoạn công tác xây dựng hòa bình mà chính quyền Xô-viết đã tiến hành trên quy mô rộng lớn từ sau khi ký hòa ước Bơ-rét Li-tốp.


#Gấu

(1) Lenin toàn tập, tiếng Nga, t.33, tr.32.

(2) Lenin toàn tập, tiếng Nga, t.28, tr.285

(3) Lenin toàn tập, tiếng Nga, t.28, tr.285

(4) Lenin toàn tập, tiếng Nga, t.28, tr.368