C1.P5 "Hội Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân" ở Petersburg

Tài liệu: Lịch sử Đảng Cộng sản Bolsheviks Liên Xô được phát hành lần đầu vào năm 1938. Trong bài thơ Tức cảnh Pác Pó của chủ tịch Hồ Chí Minh, chi tiết dịch sử Đảng trong bài thơ này chính là cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Bolsheviks Liên Xô.



===============================

Chương 1. Cuộc đấu tranh để thành lập Đảng Công nhân Dân chủ xã hội ở nước Nga.


1.2.3. "Hội Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân" ở Petersburg


năm 1895, Lê-nin hợp nhất tất cả các tổ chức mác-xít của công nhân ở Pê-téc-bua lại (lúc đó đã có độ hai chục tổ) thành một "Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân". Qua việc đó, Lê-nin chuẩn bị thành lập chính đảng công nhân cách mạng mác-xít.

Lê-nin đề ra cho "Hội liên hiệp đấu tranh" nhiệm vụ phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân có tính chất quần chúng và phải lãnh đạo phong trào về mặt chính trị. Từ chỗ tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong số ít công nhân tiền tiến tập hợp trong các tổ tuyên truyền, Lê-nin đề nghị chuyển sang công tác cổ động chính trị hằng ngày trong quảng đại quần chúng giai cấp công nhân. Việc chuyển sang công tác cổ động có tính chất quần chúng ấy đã có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển sau này của phong trào công nhân ở Nga.

Trong những năm 90, công nghiệp đang ở thời kỳ cao trào. Số công nhân tăng lên. Phong trào công nhân phát triển mạnh. Tư 1895 đến 1899, theo số liệu không đầy đủ, đã có ít nhất là 221.000 công nhân bãi công. Phong trào công nhân trở thành một lực lượng quan trong trong đời sống chính trị trong nước. Những quan điểm mà những người mác-xít bảo vệ trong cuộc đấu tranh chống phái dân túy về vai trò trong tiền phong của giai cấp công nhân trong phong trào cách mạng, đã được chính cuộc sống xác nhận.

Dưới sự lãnh đạo của Lê - nin, "Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân" đã gắn cuộc đấu tranh của công nhân đòi thực hiện những yêu sách về kinh tế - cải thiện điều kiện lao động, giảm giờ làm, tăng tiền công - với cuộc đấu tranh chính trị chống chế độ Nga Hoàng. "Hội liên hiệp đấu tranh" đã giáo dục công nhân về mặt chính trị.

Lần đầu tiên ở Nga, "Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân" ở Pê-téc-bua dưới sự lãnh đạo của Lê-nin đã bắt đầu thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân. Khi ở một công xưởng nào đó xảy ra bãi công thì "Hội liên hiệp đấu tranh", thông qua hội viên ở các tổ hiểu rõ tình hình ở các xí nghiệp, lập tức hưởng ứng bằng cách cho in và rải những truyền đơn, những tuyên bố xã hội chủ nghĩa. 

Trong những truyền đơn đó, người ta vạch trần sự áp bức của chủ xưởng đối với công nhân, giải thích cho công nhân biết đấu tranh thế nào để bảo vệ lợi ích của mình và nêu lên những yêu sách của công nhân. Những truyền đơn nói rõ sự thật về những ung nhọt của chế độ tư bản, về đời sống khốn khổ của công nhên, về ngày làm việc đầu tắt mặt tối quá ư nặng nhọc từ 12 giờ đến 14 giờ, về địa vị thấp kém của họ. Đồng thời những yêu sách thích hợp về chính trị cũng được nêu trong các truyền đơn. 

Cuối năm 1894, Lê-nin, có sự tham gia của đồng chí công nhân Ba-bu-sơ-kin, đã viết tờ truyền đơn cổ động đầu tiên như thế và lời kêu gọi gửi công nhân bãi công ở nhà máy Xê-mi-an-ni-cốp tại Pê-téc-bua. Mùa thu năm 1895, Lê-nin viết truyền đơn kêu gọi anh chị em công nhân bãi công ở xưởng Toóc-tôn. Xưởng này do người Anh làm chủ, lợi nhận thu được tới hàng triệu. Ở đây công nhân phải làm việc trên 14 giờ một ngày, mà tiền công thợ dệt cả tháng chỉ được gần 7 rúp một người. Cuộc bãi công kết thúc đem lại thắng lợi cho công nhân. Trong một thời gian ngắn, "Hội liên hiệp đấu tranh" đã in hàng chục truyền đơn và lời kêu gọi như thế gửi công nhân nhiều xưởng khác nhau. Những truyền đơn như thế đã đẩy mạnh tinh thần của công nhân. Công nhân thấy rõ là họ được những người xã hội chủ nghĩa giúp đỡ, bênh vực.

Mùa hạ năm 1896 nổ ra cuộc bãi công của 30.000 thợ dệt Pê-téc-bua do "hội liên hiệp đấu tranh" lãnh đạo. Yêu sách chính là đòi giảm giờ làm việc. Dưới sức ép của cuộc bãi công ấy, chính phủ Nga Hoàng phải ban hành đạo luật ngày 2 tháng Sáu năm 1897 quy định ngày lao động không quá 11 giờ rưỡi. Trước kia, khi chưa có đạo luật ấy, ngày lao động nói chung không có hạn định gì cả.

Tháng Chạp năm 1895, Lê-nin bị chính phủ Nga Hoàng bắt giam. Ngay ở trong tù, Lê-nin vẫn tiếp tục đấu tranh cách mạng. Lê-nin giúp đỡ "hội liên hiệp đấu tranh" bằng những lời khuyên, những lời chỉ bảo, viết những tập sách mỏng và truyền đơn gửi ra ngoài. Ở trong tù, Lê-nin viết cuốn "Về cuộc bãi công" và tờ truyền đơn "Gửi chính phủ Nga Hoàng" trong đó, Lê-nin vạch rõ sự tàn bạo dã man của chính phủ Nga Hoàng. Cũng ở trong tù, Lê-nin còn viết xong bản dự án cương lĩnh của Đảng (bản viết bằng sữa bò giữa những dòng in của một cuốn sách thuốc)

"Hội liên hiệp đấu tranh" Pê-téc-bua đã thúc đẩy mạnh mẽ các tổ công nhân ở các tỉnh và các miền khác trong nước Nga hợp nhất thành những hội liên hiệp tương tự. Khoảng giữa những năm 90, tổ chức mác-xít bắt đầu xuất hiện ở nam Cáp-ca-dơ. "Hội liên hiệp công nhân" Mạc-tư-khoa thành lập vào năm 1894. Cuối những năm 90, "Hội liên hiệp dân chủ - xã hội" Xi-bi-ri được thành lập. Trong những năm 90, nhiều nhóm mác-xít mọc lên tại các thành phố: I-va-nô-vô Vô-dơ-ne-xen-xcơ, I-a-ro-xláp, Ki-ép, Ni-cô-lai-ép, Tu-la, Xa-ma-ra, Ca-dan, Ô-rê-khô-vô, Du-ê-vô và các thành phố khác.

Tầm quan trọng của "Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân" Pê-téc-bua là ở chỗ, theo lời Lê-nin, nó là mầm mống trọng yếu đầu tiên của một chính đảng cách mạng dựa vào phong trào công nhân.

Lê-nin sau này đã dựa vào kinh nghiệm cách mạng của "Hội Liên hiệp đấu tranh" Pê-téc-bua để tiến hành công việc thành lập Đảng dân chủ-xã hội mác-xít ở nước Nga.

Sau khi Lê-nin và các bạn chiến đấu gần gũi bị bắt, thành phần ban lãnh đạo của "Hội liên hiệp đấu tranh" ở Pê-téc-bua có sự thay đổi lớn. Nhiều nhân vật mới xuất hiện, họ tự xưng là "trẻ" còn Lê-nin và các bạn chiến đấu, thì họ cho là "già". Họ bắt đầu theo đuổi một đười lối chính trị sai lầm. Họ tuyên bố rằng chỉ kêu gọi công nhân đấu tranh kinh tế chống bọn chủ, còn đấu tranh chính trị là công việc của giai cấp tư sản tự do, quyền lãnh đạo đấu tranh chính trị thuộc về giai cấp này.

Người ta gọi những người ấy là phái "kinh tế".

Đó là nhóm thỏa hiệp, cơ hội đầu tiên trong hàng ngũ các tổ chức Mác-xít ở Nga.

#Gấu