6. Những vấn đề cơ bản về phương pháp lập kế hoạch giá thành sản phẩm
6. Những vấn đề cơ bản về phương pháp lập kế hoạch giá thành sản phẩm
Việc lập và tính toán kế hoạch hạ giá thành cùng những chỉ tiêu chủ yếu của nó - khối lượng tiết kiệm và tỷ suất hạ giá thành - phải căn cứ vào sản phẩm có thể so sánh được (tức là loại sản phẩm mà trước kia đã sản xuất). Chỉ có trong trường hợp đó, mới có thể so sánh mức giá thành của kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo, mới có thể xác định được mức và tỷ suất hạ giá thành. Nếu loại sản phẩm đó chưa từng sản xuất trong kỳ báo cáo thì không có cách nào so sánh được.
Đối với sản phẩm không thể so sánh được thì lập kế hoạch chi phí để quyết định tổng sản lượng của nó và mức giá thành đơn vị sản phẩm.
Khi lập kế hoạch hạ giá thành của nền kinh tế quốc dân, cần phải xác định:
1- Các loại chi phí và tổng số chi phí đã bỏ ra để sản xuất các loại đơn vị sản phẩm, như 1 tấn gang, 1 chiếc đầu máy xe lửa, một tạ ngũ cốc (trong nông trường quốc doanh), khối lượng hàng hóa luân chuyển một tấn/km (trong ngành vận tải đường sắt) vv...
2- Khối lượng tiết kiệm và tỷ suất hạ thấp các loại hao phí, tổng khối lượng tiết kiệm và tỷ suất hạ giá thành của mỗi loại sản phẩm.
3- Khối lượng tiết kiệm và tỷ suất hạ thấp bình quân giá thành của các Bộ, các ngành quan trọng - như công nghiệp, nông nghiệp (nông trường quốc doanh) v,v... và của toàn bộ lĩnh vực sản xuất vật chất.
Muốn giải quyết những nhiệm vụ đó cần phải:
a) Xác định tiêu chuẩn hao phí lao động và tiền lương, tức là xác định quan hệ so sánh giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương,
b) Xác định tiêu chuẩn hao phí biểu hiện bằng hiện vật. Thí dụ: số tấn quặng sắt hao phí khi nấu một tấn gang, sổ tấn kim loại hao phí khi chế tạo một đầu máy xe lửa.
c) Quy định giá cả nguyên liệu, nhiên liệu và các vật tư khác. Thí dụ: giá cả một tấn quặng sắt, giá cả một tấn kim loại.
đ) Các khoản chi tiêu khác.
Muốn xác định tất cả các loại hao phí thì phải phân loại chính xác các loại hao phí đó.
Mặc dầu các loại hao phí ở mỗi ngành đều có đặc điểm riêng, nhưng đối với những hao phí trong sản xuất đều có thể tiến hành phân loại như nhau được. Không có điều kiện đó thì không có cách nào lập được kế hoạch.
BẢNG PHÂN LOẠI ĐẠI CƯƠNG NHỮNG HAO PHÍ TRONG VIỆC SẢN XUẤT SẢN PHẨM
1- Tiền lương
a) Tiền lương của công nhận sản xuất
b) Tiền lương của nhân viên kỹ thuật công trình
c) Tiền lương của viên chức và nhân viên tạp vụ
đ) Tiền lương phụ thêm Tổng cộng tiền lương (a + b + c + d)
2- Hao phí vật tư
e) Nguyên liệu :
Trong đó: - Nguyên liệu do công nghiệp sản xuất
-Nguyên liệu do nông nghiệp sản xuất
g) Vật liệu:
Trong đó: - Vật liệu cơ bản
-Vật liệu phụ
h) Nhiên liệu, hơi nước
i) Điện lực
k) Khấu hao Tổng cộng hao phí vật tư (e + g + h + i + k)
3- Chi tiêu về quản lý hành chính
4- Chi tiêu về sản phẩm đang chế tạo (+,-)
5–Chi tiêu về việc bán hàng của ngành thương nghiệp
l) Tiền lương
m) Hao phí vật tư
6–Chi tiêu về đào tạo cán bộ và công tác nghiên cứu khoa học.
Giá thành toàn bộ (1+2+3+4+5+6)
Các loại hao phí và tổng số hao phí của các loại sản phẩm do các ngành sản xuất và các Bộ chủ quản sản xuất, đều phải tính theo bảng phân loại này, hoặc một bảng tương tự như thế.
Muốn xác định khối lượng tiết kiệm và tỷ suất hạ thấp các loại hao phí, cần phải :
1– Xác định khối lượng các loại hao phí để đảm bảo, sản lượng của kỳ kế hoạch theo tiêu chuẩn hao phí của kỳ báo cáo.
2- Xác định khối lượng các loại hao phí để đảm bảo sản lượng của kỳ kế hoạch theo tiêu chuẩn hao phí của kỳ kế hoạch.
3- Lấy 1–2, sẽ có được khối lượng tiết kiệm các loại hao phí. Đem so sánh khối lượng tiết kiệm với khối lượng các loại hao phí sẽ tìm được tỷ suất hạ thấp các loại hao phí.
Sau khi đã có các con số đó rồi, có thể tính được tổng khối lượng tiết kiệm và tỷ suất hạ giá thành của các loại sản phẩm.
Để tiện việc trình bày, xin nêu ví dụ sau đây :
BẢNG TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ TỶ SUẤT HẠ THẤP CÁC LOẠI HAO PHÍ
Hình 1
Qua bảng tính toán này (Hình 1), ta có thể thấy rằng: tiền lương hạ xuống 10%, nguyên liệu – 5%, vật liệu - 10%, nhiên liệu - 10%, điện lực 20%, khấu hao 5%, các khoản chi khác - 30%, tổng số hao phí – 10%. Do đó thấy rằng, tính như thể chẳng những có thể tìm được khối lượng tiết kiệm và tỷ suất hạ thấp các loại hao phí, mà còn có thể tìm được tổng khối lượng tiết kiệm và tỷ suất hạ giá thành các loại sản phẩm.
Phương pháp tính này sẽ trở nên phức tạp khi cần phân bổ một loại hao phí chung nào đó cho các loại sản phẩm. Thí dụ, xưởng chế tạo máy móc nông nghiệp chế tạo các thứ thiết bị khác nhau (cày, bừa v.v...), trong trường hợp này sẽ đẻ ra một vấn đề: phải theo tỷ lệ nào và nguyên tắc nào để phân bổ một khoản chi tiêu, như tiền lương của nhân viên tạp vụ, cho các loại sản phẩm. Phần nào trong tiền lương đó phải coi là hao phí để chế tạo cày, phần nào phải coi là hao phí để chế tạo bừa v,v...
Người ta có thể dùng những phương pháp khác nhau để phân phối những hao phí chung này, nhưng trong rất nhiều trường hợp, nó đều được phân phối theo tỷ lệ của tiền lương có tính chất sản xuất.
Khi cần phải phân bổ tổng số hao phí vào các sản phẩm kép thì phương pháp tính này càng phức tạp hơn. Thí dụ, ở một số ngành nào đó, trong cùng một quá trình sản xuất, có thể sản xuất ra vài loại sản phẩm, như nhà máy điện sản xuất ra điện lực và hơi nước, ngành luyện than cốc sản xuất ra than cốc và hơi than, ngành nông nghiệp sản xuất ra ngũ cốc và rơm, thịt và da sống. Trong trường hợp này, sẽ đẻ ra một nhiệm vụ là phải theo tỷ lệ nào và nguyên tắc nào để phân bổ toàn bộ hao phí (đã không phải là hao phí cá biệt nữa) cho các loại sản phẩm kép, chẳng hạn phân bổ toàn bộ hao phí cho điện lực và hơi nước v.v...
Phương pháp phân bố những hao phí đó cho các sản phẩm kép chưa được nghiên cứu đầy đủ. Thường thường người ta phân bố những thao phí đó theo tỷ lệ giá cả của những sản phẩm nổi trên.
Muốn xác định tổng khối lượng tiết kiệm đã đạt được nhờ hạ giá thành và xác định tỷ suất hạ thấp bình quân giá thành của toàn bộ sản phẩm do các Bộ và các ngành quan trọng sản xuất ra, cần phải :
1-Xác định giá thành của tổng khối lượng sản phẩm trong kỳ kế hoạch theo giá thành của kỳ báo cáo.
2–Xác định giá thành của tổng khối lượng sản phẩm trong kỳ kế hoạch theo giá thành của kỳ kế hoạch.
3- Lấy giá thành thứ nhất trừ giá thành thứ hai, sẽ có được tổng khối lượng tiết kiệm đạt được nhờ hạ giá thành.
Đề thấy rõ vấn đề này, xin nêu ví dụ tính toán dưới đây :
BẢNG TÍNH TOÁN TỔNG KHỐI LƯỢNG TIẾT KIỆM ĐẠT ĐƯỢC NHỜ HẠ GIÁ THÀNH VÀ TỶ SUẤT HẠ GIÁ THÀNH BÌNH QUÂN
Hình 2
Qua bảng trên (Hình 2) ta có thể thấy rằng, giá thành của tổng khối lượng sản phẩm trong kỳ kế hoạch tính theo giá thành của kỳ báo cáo là 600.000 ; giá thành của tổng khối lượng sản phẩm trong kỳ kế hoạch tính theo giá thành của kỳ kế hoạch là 495.000. Lấy giá thành thứ nhất trừ đi giá thành thứ hai, ta có tổng khối lượng tiết kiệm là 105.000, so sánh khối lượng tiết kiệm đó với 600.000 thì sẽ có tỷ suất hạ thấp bình quân của giá thành là 17,5%.
Tổng khối lượng tiết kiệm của toàn bộ sản phẩm nhiều hay ít và tỷ suất hạ thấp bình quân của giá thành nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào phương hướng thay đổi của cấu thành sản xuất. Khi tỷ suất hạ giá thành các loại sản phẩm không thay đổi, nếu nâng cao tỷ trọng loại sản phẩm có tỷ suất hạ giá thành rất cao thì tổng khối lượng tiết kiệm sẽ tăng thêm, tỷ suất hạ thấp bình quân của giá thành sẽ cao lên. Bảng sau đây sẽ nói rõ điểm này.
VIỆC NÂNG CAO TỶ TRỌNG SẢN PHẨM CÓ TỶ SUẤT HẠ GIÁ THÀNH RẤT CAO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐÓ VỚI TỔNG KHỐI LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ TỶ SUẤT HẠ THẤP BÌNH QUÂN CỦA GIÁ THÀNH
Hình 3
Qua bảng trên (Hình 3) ta có thể thấy rằng, tỷ suất hạ giá thành của ba loại sản phẩm A, B, C vẫn giống như bảng trước, tổng khối lượng sản phẩm cũng không thay đổi, chỉ có tỷ trọng của sản phẩm B có tỷ suất hạ giá thành rất cao là tăng lên. Bởi vậy, tổng khối lượng tiết kiệm không phải là 105.000 mà là 117.500, tỷ suất hạ thấp bình quân của giá thành không phải là 17,5% mà là 20,4%.
Chúng ta thấy ngay rằng, nếu nâng cao tỷ trọng của sản phẩm có tỷ suất hạ giá thành rất thấp thì sẽ dẫn đến sự giảm bớt tổng khối lượng tiết kiệm, và giảm bớt tỷ suất hạ thấp bình quân của giá thành. Khi phân tích kế hoạch hạ giá thành của các ngành và tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch ấy, cần phải chú ý đến sự thay đổi của cấu thành sản xuất, vì chỉ có trong điều kiện đó mới xác định được ảnh hưởng của sự thay đổi cấu thành sản xuất đối với tổng khối lượng tiết kiệm và tỷ suất hạ thấp bình quân của giá thành. Sở dĩ phải làm như thế, còn vì có một số cán bộ kinh tế dùng cách nâng cao tỷ trọng của sản phẩm có tỷ suất hạ giá thành rất cao để tăng tổng khối lượng tiết kiệm và nâng cao tỷ suất hạ thấp bình quân của giá thành, và giảm bớt tỷ trọng của loại sản phẩm nào có tỷ suất hạ giá thành rất thấp. Như thế thì kế hoạch hạ giá thành đã hoàn thành vượt mức, nhưng lại phá vỡ kế hoạch cấu thành sản xuất, cũng có nghĩa là phá hoại sự phát triển, có kế hoạch, theo tỷ lệ của nền kinh tế quốc dân.
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, tổng khối lượng tiết kiệm đã biểu hiện khối lượng tiết kiệm khác nhau của các loại sản phẩm, trong tỷ suất hạ thấp bình quân của giá thành cũng bao gồm các tỷ suất hạ thấp khác nhau của giá thành các loại sản phẩm. Chẳng những như thế, trong một số trường hợp nào đó, trong tổng khối lượng tiết kiệm còn có thể ẩn náu sự lỗ vốn của một loại sản phẩm cá biệt, còn trong tỷ suất hạ thấp bình quân của giá thành cũng có thể ẩn náu sự nâng cao giá thành của một loại sản phẩm cá biệt. Trường hợp này có thể thấy trong bảng sau đây:
TỔNG KHỐI LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ TỶ SUẤT HẠ THẤP BÌNH QUÂN CỦA GIÁ THÀNH ĐẠT ĐƯỢC TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ SỰ CHI TIÊU VƯỢT MỨC VÀ NÂNG CAO GIÁ THÀNH CỦA SẢN PHẨM CÁ BIỆT (SẢN PHẨM C)
Hình 4
Qua bảng trên (Hình 4) ta có thể thấy rằng, tuy tổng khối lượng tiết kiệm là 55.000, nhưng số chi tiêu vượt mức của sản phẩm C lên đến 25.000; tuy tỷ suất hạ thấp bình quân của giá thành là 9,2%, nhưng giá thành của sản phẩm C lại cao hơn 10%.
Trong kỳ kế hoạch, giá thành sản phẩm được tính theo năng suất lao động mới, tiền lương mới và giá cả mới của các loại vật tư (nguyên liệu, vật liệu). Cách tính toán đó là chính xác, vì mỗi xí nghiệp, mỗi ngành đều phải biết số lượng hao phí biểu hiện bằng tiền. Tính giá thành theo biểu hiện tiền tệ là điều cần thiết đối với việc lập kế hoạch giá cả và tính toán số thu nhập thuần tủy (lợi nhuận) v.v...
Những tính giá thành theo cách này cũng không thể nêu rõ được toàn bộ khối lượng tiết kiệm thực sự về hao phí lao động và hao phí vật tư, vì:
1- Trong khi năng suất lao động nâng cao thì tiền lương cũng nâng cao theo.
2- Giá cả các thứ vật tư thay đổi.
Hai sự thay đổi đỏ đều phản ánh trong giá thành. Do đỏ, nếu căn cứ vào việc hạ giá thành mà nhận định mức độ tiết kiệm hao phí lao động và hao phí vật tư, thì có thể rút ra những kết luận không chính xác.
Thí dụ, có 2 ngành mà cấu thành giá thành như nhau, mức độ nâng cao năng suất lao động cũng như nhau, nhưng mức độ tăng tiền lương của 2 ngành khác nhau (do rất nhiều nguyên nhân), do đó khi những điều kiện khác giống nhau thì mức độ hạ giá thành và khối lượng tiết kiệm đạt được nhờ hạ giá thành của 2 ngành đó cũng sẽ khác nhau. Nhưng sự khác nhau về mức độ nâng cao tiền lương có thể không phải do tình hình công tác của bản thân ngành đó quyết định. Chẳng hạn, tiền lương trong một ngành nào đó tăng lên tương đối nhanh có thể là do tiền lương trong ngành đó trước đây tăng lên chậm.
Giá cả vật tư thay đổi khác nhau cũng sẽ làm cho người ta không hiểu biết chính xác khối lượng tiết kiệm thực sự về hao phí vật tư.
Thí dụ trong một ngành nào đó, tiêu chuẩn hao phí vật tư đã hạ xuống 10%, nhưng giá cả vật tư vẫn như cũ; trong một ngành khác, tiêu chuẩn hao phí vật tư không giảm bớt, nhưng giá cả vật tư tổng cộng hạ xuống 15%. Như vậy, khi những điều kiện khác giống nhau, thì mức độ hạ giá thành và khối lượng tiết kiệm đạt được nhờ hạ giá thành trong ngành thứ hai phải nhiều hơn, tuy trên thực tế, ngành thứ hai chưa thực hiện được chút tiết kiệm nào.
Muốn xóa bỏ ảnh hưởng do giá cả vật tư gây nên, thì ngoài việc tính giá thành theo giá cả hiện hành ra, còn phải tính giá thành theo giá cả của kỳ báo cáo. Muốn nắm được toàn bộ khối lượng tiết kiệm thực tế về hao phí lao động và hao phí vật tư, tức là khối lượng hao phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, điện lực tiết kiệm về lao phí lao động chung trong một xí nghiệp hoặc một ngành nào đó, thì phải căn cứ vào tiền lương cũ để tính hao phí về lao động sống và dựa theo giá cả cố định để tính tạo phi vật tư.
Muốn thể, cần phải xác định:
a) Hao phí lao động sau khi nâng cao năng suất lao động trong kỳ kế hoạch ;
b) Mức trả công lao động theo giờ tính theo tiền lương trong kỳ báo cáo ;
c) Mức tiền lương bằng tiền trong trường hợp hao phí lao động mới của kỳ kế hoạch (đó là tích số giữa a x b);
d) Tiêu chuẩn hao phí vật tư, tức là tiêu chuẩn hao phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, điện lực trong đơn vị sản phẩm;
e) Giá cả đơn vị của các loại vật tư trong kỳ báo cáo, như giá cả 1 tấn nguyên liệu trong kỳ báo cáo v...;
g) Tiêu chuẩn hao phí vật tư mới biểu hiện bằng tiền tính theo giá cả của kỳ báo cáo (đó là tích số của d x e);
h) Mức khấu hao bằng tiền tính theo giá tiền cũ của tài sản cố định;
i) Chi tiêu về quản lý hành chính trong điều kiện hao phí lao động mới nhưng vẫn giữ nguyên tiền lương cũ của nhân viên quản lý hành chính và trong điều kiện hao phí vật tư mới nhưng vẫn giữ nguyên giá cả của các vật liệu mà bộ máy quản lý hành chính đã tiêu dùng.
Biểu hiện tiền tệ của các loại hao phí ghi trong các mục c, g, h, i, là biểu hiện tiền tệ của hao phí một phần lao động sống và toàn bộ lao động vật hóa trong điều kiện mới, nhưng trong đó chưa tính tiền lương mới và giá cả mới.
Như thế là toàn bộ khối lượng tiết kiệm giá trị biểu hiện bằng tiền, đạt được do kết quả của việc tiết kiệm lao động sống và hao phí vật tư (lao động vật hóa), đã thể hiện rõ.
Để giải thích những điều nói trên, chúng ta hãy làm một bài tỉnh bằng số như sau.
Khi tiến hành tính toán các khoản đó, giả thiết rằng :
1-Hao phí lao động sống hạ xuống 40%, có nghĩa, là năng suất lao động nâng cao lên 67% ;
2-Tiền lương tăng lên 30% ;
3-Hao phi về nguyên liệu hạ xuống 10% ;
4-Giá cả nguyên liệu hạ xuống 10%;
5–Hao phi vật liệu và giá cả vật liệu chưa thay đổi ;
6-Hao phí nhiên liệu giảm xuống 20% ;
7-Giá cả nhiên liệu nâng cao lên 12,5%;
8-Hao phí điện lực giảm xuống 20%;
9-Giá cả điện lực hạ xuống 15% ;
10-Khấu hao giảm xuống 30% ;
11-Các khoản chi tiêu khác có tính đến năng suất lao động nâng cao và tiền lương của nhân viên quản lý hành chính tăng lên và theo giá cả mới thì giảm xuống 20% ; còn các khoản chi tiêu khác chưa tính đến tiền lương tăng lên và giá cả mới của vật tư thì giảm xuống 50%.
Hình 5
Trong điều kiện trên, giá thành từ 200 rúp hạ xuống 163,6 rúp, cũng tức là giảm 36,4 rúp hoặc 18,2%. Nếu không tính đến ảnh hưởng của việc tăng lương và sự thay đổi giá cả thì toàn bộ hao phí sẽ giảm từ 200 rúp xuống 146,3 úp. Trong trường hợp sau, toàn bộ khối lượng tiết kiệm sẽ lên tới 53,7 rúp, hay là nói tiết kiệm được chừng 27%.
Đương nhiên, những con số đó đều là giả thiết cả. Trong kỳ kế hoạch, hao phí lao động, tiền lương, hao phí vật tư và giá cả vật tư đều có sự thay đổi khác nhau. Ở đây, tức là trong bảng tính toán trên, điều quan trọng là đã nêu lên được toàn bộ khối lượng tiết kiệm, tức là đã nêu lên được khối lượng tiết kiệm đạt được do nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm hao phí vật tư, cớ. gạt bỏ ảnh hưởng của việc tăng lượng và sự thay đổi giá.