5. Ảnh hưởng của sự biểu hiện tiền tệ của giá trị cũng như sự phân phối và phân phối lại giá trị mới sáng tạo đối với giá thành
5. Ảnh hưởng của sự biểu hiện tiền tệ của giá trị cũng như sự phân phối và phân phối lại giá trị mới sáng tạo đối với giá thành
Như đã nói, giá thành sản phẩm hợp thành bởi biểu hiện tiền tệ của một bộ phận hao phí lao động sống và biểu hiện tiền tệ của lao động vật hóa hoặc biểu hiện tiền tệ của hao phí vật tư. Biểu hiện tiền tệ của một bộ phận hao phí lao động sống, hoặc tiền lương, là phần dùng để trao đổi với vật phẩm tiêu dùng.
Giá cả vật phẩm tiêu dùng trong kỳ kế hoạch có thể vẫn như cũ, nhưng cũng có thể hạ xuống (trong một số trường hợp nào đó, giá cả vật phẩm tiêu dùng vẫn có thể cao lên).
Khi những điều kiện khác giống nhau, nếu giá cả vật phẩm tiêu dùng hạ xuống, thì tiền lương sẽ tăng chậm lại. Nếu trong một trường hợp nào đó, giá cả vật phẩm tiêu dùng chưa thay đổi, và trong một trường hợp khác, có hạ xuống một ít, thì khi những điều kiện khác giống nhau, tiền lương trong trường hợp thứ hai sẽ được nâng lên chậm hơn trường hợp thứ nhất. Mức độ chậm lại của việc tăng lương sẽ ngang với mức độ hạ giá cả vật phẩm tiêu dùng. Về điểm này, ta sẽ thấy rõ trong thí dụ sau đây:
Giả thiết rằng toàn bộ tiền lương đều đem mua vật phẩm tiêu dùng, tổng số tiền lương ở đầu kỳ kế hoạch là 100, tổng khối lượng vật phẩm tiêu dùng để trao đổi với tiền lương cũng bằng 100. Lại giả thiết rằng tổng khối lượng vật phẩm tiêu dùng trong kỳ kế hoạch tăng lên 160, tức là tăng 60%.Đồng nghĩa tổng số tiền lương cũng có thể tăng lên đến 160, tức là tăng 60%. Nhưng bây giờ chúng ta giả thiết rằng giá cả vật phẩm tiêu dùng hạ xuống 25%, thì nghĩa là mất đi 40 (160x25%) do đó biểu hiện giá cả của tổng khối lượng vật phẩm tiêu dùng còn 120, trong trường hợp này, tiền lương cũng chỉ có thể tăng lên đến 120, tức là tăng lên 1,2 lần. Nói một cách khác, trong trường hợp thứ hai, mức độ chậm lại của việc tăng tổng số tiền lương sẽ bằng mức độ hạ giá cả, tức là bằng 25%.
Do đó thấy rằng, tuy biểu hiện hiện vật của tiền lương như nhau, song biểu hiện tiền tệ của tổng số tiền lương trong trường hợp thứ hai ít hơn trường hợp thứ nhất nhiều.
Tốc độ tăng tiền lương bằng tiền trong trường hợp thứ hai phải chậm hơn trong trường hợp thứ nhất, cho nên trong điều kiện tốc độ tăng năng suất lao động giống nhau, thì giá thành trong trường hợp thứ hai sẽ hạ xuống nhanh hơn trong trường hợp thứ nhất một ít. Giả thiết giá thành ở đầu kỳ kế hoạch cấu tạo như sau: tiền lương chiếm 50%, hao phí vật tư cũng chiếm 50%; lại giả thiết năng suất lao động được nâng cao gấp đôi, còn hao phí vật tư vẫn như cũ không thay đổi. Sau khi đã có những con số cụ thể nói trên, sẽ có thể tính mức độ hạ giá thành trong trường hợp thứ nhất và trường hợp thứ hai như sau :
BẢNG TÍNH TOÁN
Hình 1
Qua bảng tính toán trên (Hình 1), ta có thể thấy, trong trường hợp thứ nhất, giá thành hạ xuống 10%, trong trường hợp thứ hai hạ xuống 20%. Rõ ràng, giá thành có hiện tượng hạ thấp khác nhau, không phải là do sự khác nhau của tốc độ tăng tiền lương thực tế sinh ra, mà là do sự khác nhau về tốc độ tăng biểu hiện bằng tiền của tiền lương mà ra (khi năng suất lao động tăng); biểu hiện tiền tệ khác nhau của giá trị vật phẩm tiêu dùng chính là cơ sở của những tốc độ tăng khác nhau đó. Còn cần phải chỉ ra rằng, vì mức độ hạ giá cả vật phẩm tiêu dùng chính là mức độ hạ thấp tốc độ tăng tiền lương bằng tiền (so sánh với trường hợp thứ nhất), cho nên khối lượng tích lũy của nền kinh tế quốc dân trong trường hợp thứ hai vẫn giống như trong trường hợp thứ nhất. Đồng thời, trong trường hợp thứ hai, tình hình phân phối tích lũy giữa sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất vật phẩm tiêu dùng cũng có thể khác đi. Nếu chỉ hạ giá cả vật phẩm tiêu dùng, còn giá cả tư liệu sản xuất vẫn không thay đổi, thì trong trường hợp thứ hai, tích lũy bằng tiền trong các ngành sản xuất tư liệu sản xuất sẽ nhiều hơn trong trường hợp thử nhất.
Việc phân phối giá trị mới sáng tạo cho các mặt tích lũy và tiêu dùng có thể có ảnh hưởng rất lớn đối với giá thành.
Tuy có những trường hợp lượng giá trị mới sáng tạo giống nhau, nhưng số lượng phần tiêu dùng và phần tích lũy trong giá trị lại có thể khác nhau. Điều đó là do tình hình phân phối giá trị mới sáng tạo quyết định. Nếu tỷ trọng của mức tích lũy trong kỳ kế hoạch vẫn như trong kỳ báo cáo thì tỷ lệ phần trăm về mức tăng của phần tiêu dùng phải bằng tỷ lệ phần trăm về mức tăng của toàn bộ giá trị mới sáng tạo. Ví dụ, nếu giá trị mới sáng tạo tăng từ 100 lên 150, tức là tăng 50%, mà tỷ trọng tích lũy vẫn là 25%, thì phần tiêu dùng của giá trị sẽ tăng từ 75 đến 112,5, tức là tăng 50%. Nhưng nếu tỷ trọng tích lũy tăng lên đến 30% thị phần tiêu dùng của giá trị sẽ tăng từ 75 đến 105, tức là tăng 40%. Ngược lại, nếu tỷ trọng tích lũy từ 25% giảm xuống còn 20% thị phần tiêu dùng của giá trị cũng sẽ tăng từ 75 đến 120, hoặc là tăng 60%. Mức độ tăng phần tiêu dùng trong giá trị đã khác nhau, cho nên mức độ tăng tiền lương cũng sẽ khác nhau, do đó, khi những điều kiện khác giống nhau, mức độ hạ giá thành sản phẩm cũng sẽ khác nhau.
Ở trên đã nói, hao phí lao động vật hóa (giá trị di chuyển) thể hiện trong giá thành như là biểu hiện tiền tệ của hao phí vật tư. Nhưng khi tiêu chuẩn hao phí vật tư không thay đổi, biểu hiện tiền tệ của giá trị di chuyển lại có thể thay đổi. Chẳng hạn, nếu giá cả tư liệu sản xuất hạ xuống thì biểu hiện tiền tệ của hao phí vật tư trong các ngành tiêu dùng những tư liệu sản xuất đó sẽ giảm xuống, do đó mà giá thành sản phẩm của những ngành ấy cũng sẽ hạ xuống. Cho nên, ta có thể thấy rằng, nếu biểu hiện tiền tệ của giá trị di chuyển thay đổi thì sẽ có ảnh hưởng đối với giá thành sản phẩm.
Nếu nhờ hạ giá cả tư liệu sản xuất mà tiết kiệm được hao phí vật tư thì số tiền dùng cho vật tư sẽ giảm nhanh hơn khối lượng tiết kiệm những vật tư đó một ít. Ví dụ sau đây sẽ giải thích điều đó. Nếu trong kỳ báo cáo, nấu 1 tấn gang phải tốn 2 tấn quặng sắt, giá mỗi tấn quặng sắt là 25 rúp ; đến kỳ kế hoạch, quy định tiêu chuẩn quặng sắt để nấu một tấn gang là 1,8 tấn, giá mỗi tấn là 22,5 rúp, thì khối lượng tiết kiệm về quặng sắt là 10%, khối lượng tiết kiệm về hao phí tiền tệ sẽ là 19%.
Cũng có thể có trường hợp như sau: việc lập kế hoạch chi tiêu tiền tệ về vật tư phải tiến hành dưới điều kiện nâng cao giá cả tư liệu sản xuất.
Chỉ tiêu tiền tệ của vật tư sẽ thay đổi vì giá cả thay đổi, điều đó có nghĩa là tích lũy được phân phối lại. Căn cứ vào sự hạ thấp hoặc nâng cao giá cả tư liệu sản xuất để lập kế hoạch hạ thấp hoặc nâng cao giá thành, cũng có nghĩa là tăng thêm hoặc giảm bớt số tích lũy của từng ngành cá biệt trong điều kiện tổng số tích lũy của nền kinh tế quốc dân không thay đổi.
Giả thiết có 2 ngành kinh tế quốc dân là A và B (Hình 2), ngành A chế tạo tư liệu sản xuất cho ngành B, lại giả thiết trong kỳ kế hoạch, giá cả những tư liệu sản xuất đỏ hạ xuống hoặc nâng lên 10%.
Trong trường hợp thứ nhất, ta có thể thấy rằng giá cả sản phẩm của ngành A đã giảm xuống 10 đơn vị, thì tích lũy của ngành đó cũng giảm xuống 10 đơn vị; đồng thời giá thành của ngành B tiêu dùng sản phẩm của ngành A cũng giảm xuống 10 đơn vị, song số tích lũy lại tăng lên 10 đơn vị.
Tuy trường hợp thứ hai trái ngược với trường hợp thứ nhất, song ngay trong trường hợp đó, tổng số tích lũy của cả 2 ngành cộng lại vẫn như cũ, không thay đổi.
Sự thay đổi giá thành do sự thay đổi giá cả sinh ra
Hình 2