C5.P3. Thắng lợi của những người Bolshevik trong các tổ chức hợp pháp. Phong trào cách mạng tiếp tục phát triển. Trước ngày nó ra chiến tranh đế quốc.


Trong thời kỳ này, đảng Bolshevik đã nêu lên kiểu mẫu lãnh đạo tất cả các hình thức và biểu hiện của đấu tranh giai cấp. Đảng Bolshevik lập ra các tổ chức bí mật, phát hành truyền đơn bí mật, tiến hành công tác cách mạng bí mật trong quần chúng. Đi đôi với những việc ấy, đảng càng ngày càng nắm chắc được các tổ chức hợp pháp của giai cấp công nhân. Đảng ra sức nắm các công đoàn, các hội quán của nhân dân, các trường đại học buổi tối, các câu lạc bộ, các cơ quan bảo hiểm. Từ lâu, những tổ chức hợp pháp này là nơi ẩn náu của bọn thủ tiêu. Những người Bolshevik đấu tranh cương quyết để biến những hội hợp pháp này thành những cứ điểm của đảng. Nhờ kết hợp khéo léo công tác hợp pháp với công tác bí mật mà những người Bolshevik đã tranh thủ được đa số các tổ chức công đoàn ở thủ đô về mình. Họ giành được thắng lợi hết sức xuất sắc năm 1913, trong cuộc bầu cử ban lãnh đạo công đoàn kim khí ở St. Petersburg: trong 3.000 công nhân kim khi đến họp, chỉ có gần 150 người bỏ phiếu cho bọn thủ tiêu.


Cũng cần phải nói như thế về tổ chức hợp pháp, tức đảng đoàn dân chủ-xã hội trong viện Duma IV. Mặc dầu bọn Menshevik có 7 đại biểu trong viện Duma và những người Bolshevik chỉ có 6, nhưng 7 đại biểu Menshevik chủ yếu là do các khu không phải là khu công nhân bầu lên, chỉ thay mặt cho chưa đầy một phần năm giai cấp công nhân, còn 6 đại biểu Bolshevik do các trung tâm công nghiệp quan trọng (St. Petersburg, Moskva, Ivanovo-Voznesensk, Gostroma, Ekaterinoslav, Kharkov) bầu ra thay mặt cho trên bốn phần năm giai cấp công nhân toàn quốc. Công nhân không coi 7 đại biểu Menshevik là đại biểu của họ, mà chỉ coi 6 đại biểu Bolshevik là đại biểu của họ mà thôi.


Những người Bolshevik giành được các tổ chức hợp pháp là vì mặc dầu sự khủng bố dã man của chế độ Nga hoàng và sự đả kích của bọn thủ tiêu và trotskyist, họ đã giữ được đảng bí mật, giữ vững được kỷ luật nghiêm khắc trong hàng ngũ, kiên quyết bênh vực lợi ích của công nhân, liên hệ mật thiết với quần chúng và tiến hành đấu tranh quyết liệt với kẻ thù của phong trào công nhân.


Như vậy là những người Bolshevik đã thắng và bọn Menshevik đã thất bại trong các tổ chức hợp pháp trên các mặt trận. Về phương diện cổ động trên diễn đàn của viện Duma cũng như về phương diện báo chí của công nhân và các tổ chức hợp pháp khác, bọn Menshevik đều bị đẩy lùi về phía sau. Giai cấp công nhân bị lôi cuốn vào phong trào cách mạng đã tập hợp dứt khoát chung quanh những người Bolshevik và gạt bọn Menshevik ra ngoài.


Ngoài ra, bọn Menshevik còn phá sản trong vấn đề dân tộc. Phong trào cách mạng ở các biên khu nước Nga đòi hỏi phải có một cương lĩnh rõ ràng về vấn đề dân tộc. Nhưng bọn Menshevik không có một cương lĩnh nào cả, nếu không kể cương lĩnh “tự trị về văn hỏa” của Bun, cương lĩnh này chẳng thỏa mãn được ai cả. Chỉ những người Bolshevik là có một cương lĩnh marxist về vấn đề dân tộc trình bày trong bài báo của đồng chí Stalin “Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc”, và các bài của đồng chí Lenin về “quyền dân tộc tự quyết” và “Ý kiến phê phán về vấn đề dân tộc”.


Không có gì lạ khi thấy rằng sau những thất bại như thể của chủ nghĩa Menshevik, khối tháng Tám bắt đầu rạn nứt trên khắp các phương diện. Thành phần của họ rất ô hợp, họ không thể chống đỡ được sự tiến công của những người Bolshevik và bắt đầu tan rã. Lập ra để chống với những người Bolshevik, khối tháng Tám chẳng mấy chốc đã tan tành vì những đòn đánh lại của những người Bolshevik. Đầu tiên là phái Tin lên (Bogdanov, Lunacharsky,....) rút ra khỏi khối tháng Tám, rồi đến lượt bọn Lát-vi, sau cùng bạn còn lại cũng tan nốt.


Thất bại trong cuộc đấu tranh với những người Bolshevik, phái thủ tiêu cầu cứu Quốc tế II, Quốc tế II đã giúp họ. Viện cớ hòa giải những người Bolshevik với phái thủ tiêu, viện cớ gây “hòa khí trong đảng”, Quốc tế II yêu cầu những người Bolshevik chấm dứt sự phê phán chính sách thỏa hiệp của phái thủ tiêu. Nhưng những người Bolshevik tỏ ra kiên quyết, không phục tùng nghị quyết của Quốc tế II cơ hội chủ nghĩa và không nhượng bộ một điều gì.


Thắng lợi của những người Bolshevik trong các tổ chức hợp pháp không phải và không thể là ngẫu nhiên. Thắng lợi đó không phải ngẫu nhiên không những là vì chỉ những người Bolshevik mới có lý luận marxist đúng đắn, có cương lĩnh rõ ràng và có đảng vô sản cách mạng được tôi luyện trong chiến đấu. Thắng lợi của người Bolshevik không phải ngẫu nhiên còn là vì nó biểu hiện sự phát triển của cao trào cách mạng.


Phong trào cách mạng của công nhân ngày càng phát triển, lan ra các thành phố và các khu vực mới. Sang năm 1911, những vụ bãi công không những không dịu đi, mà trái lại còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa. Những cuộc bãi công cảng quyết liệt, lôi cuốn ngày càng đông công nhân. Ngày 9 tháng Giêng, 250.000 công nhân bãi công, trong số ấy có 140.000 ở St. Petersburg. Ngày 1 tháng Năm, trên nửa triệu, trong số ấy có 2t0.000 ở St. Petersburg. Công nhân bãi công tỏ ra kiên quyết khác thường. Tại nhà máy Obukhov ở St. Petersburg, bãi công kéo dài hơn hai tháng; cuộc bãi công ở nhà máy Lessner, gần ba tháng. Tình trạng hàng loạt người lại trúng độc trong nhiều xí nghiệp ở St. Petersburg khiến 115.000 công nhân bãi công và sau đó biểu tình. Phong trào tiếp tục phát triển. Tổng số công nhân bãi công trong nửa đầu năm 1914 (kể cả đầu tháng Bảy) là 1.425.000 người.


Tháng Năm nổ ra cuộc tổng bãi công của công nhân mỏ dầu ở Baku, làm cho giai cấp vô sản toàn thể nước Nga chú ý. Cuộc bãi công đã tiến hành có tổ chức. Ngày 20 tháng Sáu, 20.000 công nhân biểu tình trong các phố Baku. Cảnh sát đã dùng những phương pháp tàn nhẫn để đối phó. Để phản kháng và tỏ tình đoàn kết với công nhân Baku, bãi công đã nổ ra ở Moskva và lan rộng ra các khu vực khác.


Ngày 3 tháng Bảy, tại nhà máy Putilov ở St. Petersburg có một cuộc mít tinh ủng hộ cuộc bãi công ở Baku. Cảnh sát đã bắn vào công nhân. Giai cấp vô sản St. Petersburg càng sôi sục hơn. Ngày 4 tháng Bảy, theo lời kêu gọi của thành ủy St. Petersburg, 90.000 công nhân bãi công phản kháng. Ngày 7 tháng Bảy: 130.000 công nhân bãi công, ngày 8 tháng Bảy: 150.000, ngày 11 tháng Bảy: 200.000 công nhân bãi công.


Tất cả các nhà máy đều sôi sục; mít-tinh và biểu tình nổ ra khắp nơi. Người ta đã dựng cả những ụ chướng ngại. Baku và Lodz cũng đã dựng nhiều ụ chưởng ngại. ở nhiều nơi, cảnh sát đã bắn vào công nhân. Để đàn áp phong trào, chính phủ đã thi hành những biện pháp “khẩn cấp” ; thủ đô biến thành doanh trại quân đội. Báo Sự thật bị đóng cửa.


Nhưng lúc bấy giờ xuất hiện một lực lượng mới có tính chất quốc tế - chiến tranh đế quốc - làm thay đổi diễn biến của tình hình. Giữa lúc nổ ra những sự kiện cách mạng tháng Bảy, tổng thống Pháp tới St. Petersburg đàm phán với Nga hoàng về cuộc chiến tranh sắp tới. Đức sẽ tuyên chiến với Nga. Chính phủ Nga hoàng dụng chiến tranh để đập tan các tổ chức Bolshevik và đàn áp phong trào công nhân. Cao trào cách mạng bị chiến tranh thế giới làm gián đoạn. Chính phủ Nga hoàng trông vào chiến tranh để tự cứu khỏi cách mạng.


#Gấu