Về xã hội nước Nga hiện đại !
Xã hội Nga hiện đại không thể đảm bảo sự bình đẳng và phúc lợi cho mỗi công dân của mình. Ở Nga, một số người có thể làm mọi thứ, và những người khác không thể làm gì. Một số người giàu có, trong khi những người khác không có đủ tiền trang trải cuộc sống.
Tại sao nó như vậy? Vì xã hội Nga là xã hội có giai cấp. Ở nước Nga có nhiều nhóm dân cư khác nhau - những tầng lớp có những cơ hội khác nhau về vật chất để đảm bảo cuộc sống của họ.
Các học giả tư sản Nga, giống như học giả tư sản phương Tây, chia xã hội hiện đại thành các tầng lớp, tầng lớp thượng lưu, tầng lớp trung lưu và tầng lớp đáy. Tiêu chí để phân chia, dựa theo thu nhập của một người, tức là tổng số tiền mà một người nhận được bình quân trong một thời kỳ nhất định (tháng hoặc năm) dưới dạng tiền lương, cổ tức từ cổ phiếu của mình hoặc từ thu nhập khác từ các hoạt động lao động của chính họ. Những thu nhập này rất khác nhau giữa các tầng lớp dân cư, hàng chục, hàng trăm và đôi khi hàng nghìn lần! Các học giả tư sản giải thích sự khác biệt to lớn này là do tầng lớp thượng lưu và trung lưu biết cách làm việc và kiếm được nhiều tiền, và đại diện của tầng lớp dưới đáy xã hội là do lười biếng và không chịu lao động, lạc hậu quê mùa.
Theo các số liệu thống kê xã hội học, thì rất rõ ràng một bộ phận nhỏ không đáng kể công dân của đất nước thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu, điều này diễn ra ở tất cả các nước tư bản trên thế giới.
Người giàu, các tầng lớp trên chiếm không quá 0,5-1 % dân số toàn cầu.
Thu nhập trung bình hàng tháng của tầng lớp trung lưu bắt đầu từ 3.500 đô la mỗi tháng (đây là tiêu chí của Ngân hàng Thế giới), không quá 8% dân số thế giới có thể thuộc về tầng lớp trung lưu trên toàn thế giới .
Con số này rất khác nhau giữa các quốc gia. Ở Châu Âu và Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 15-18%, ở các nước đang phát triển - dưới 7%. Các học giả tư sản đang cố gắng bằng mọi cách che mờ "ranh giới" giữa tầng lớp trung lưu và tầng lớp đáy.
Đối với Nga, theo Viện Phát triển Đương đại năm 2008, chỉ có 7% người Nga có thể được xếp vào tầng lớp trung lưu trở lên, và con số này đang giảm dần hàng năm, điều này có nghĩa là khoảng cách giàu nghèo ngay càng tăng lên, và hầu hết của tầng lớp trung lưu Nga trở lên là các quan chức.
Điều đó chỉ ra rằng các tầng lớp đáy chiếm khoảng 90% trong toàn dân số. Chỉ ở một số nước châu Âu giàu có nhất, vốn sống bằng cách ăn cướp và bóc lột các nước kém phát triển hơn trên thế giới trong hơn một thế kỷ, tầng lớp đáy chiếm 75-80% dân số.
Nếu chúng ta tin những lời biện hộ của giai cấp tư sản thì hoá ra là chỉ 10% dân số toàn cầu biết làm việc, và họ đang nuôi sống 90% số người còn lại, những người chỉ biết làm biếng và lười lao động ? Hoá ra là một câu chuyện hoàn toàn nực cười.
Ngược lại, xung quanh chúng ta, rất nhiều người làm việc không mệt mỏi, thường xuyên 12-16 giờ một ngày không nghỉ, và làm việc như vậy hàng tháng, thậm chí hàng năm, nhưng đồng thời họ cũng không thể thoát khỏi cảnh nghèo vô vọng và cung cấp một cuộc sống ấm no cho gia đình họ. Chúng ta cũng thấy những người cả đời không làm được việc gì có ích, công khai ăn bám, chẳng làm gì, nhưng đồng thời cũng bình thản hưởng mọi quyền lợi mà mình mong muốn. Đúng, chỉ có một vài người như vậy.
Họ là ai? Đây là những tên buôn, đầu nậu và tư sản xuất hiện tại doanh nghiệp của họ chỉ để thu giá trị thặng dư do bóc lột mà có được; những đại biểu của giai cấp tư bản trong chính quyền, những kẻ về mặt thực tế rời xa và phản bội lòng tin của nhân dân; thành viên gia đình của tất cả những quân ăn bám, ký sinh vào công sức lao động của nhân dân.
Tại sao nó như vậy? Tại sao một số làm việc, nhưng không có gì, trong khi những người khác không làm việc, nhưng có tất cả mọi thứ?
Bởi vì xã hội nước Nga thực sự là một xã hội có giai cấp, nó không phải là các tiêu chí do các học tư sản phương Tây đẻ ra, tức là mức độ hạnh phúc của một người, tổng thu nhập tiền của anh ta. Nó không phải là khoa học, bởi vì nó không thể giải thích thực tế đang tồn tại, ít dự đoán được tương lai, và bất kỳ lý thuyết thực sự khoa học nào, theo định nghĩa, phải có khả năng làm được hai điều trên: giải thích thực tế đang tồn tại và dự đoán được tương lai.
Tiêu chí thực sự khoa học duy nhất của một giai cấp xã hội chỉ có thể là vị trí của nó trong nền sản xuất xã hội, được xác định bởi mối quan hệ của giai cấp này với tư liệu sản xuất.
Nếu nhà máy thuộc về nhà tư bản mà không thuộc về công nhân, thì người lao động sẽ luôn sống trong cảnh nghèo đói, và nhà tư bản có thể không làm việc gì cả - mà thặng dư tư bản vẫn sẽ chảy vào túi của bọn chúng..
Và nếu các nhà máy và xí nghiệp thuộc về công nhân, thì công nhân sẽ sống tốt, bởi vì tất cả các sản phẩm của các nhà máy và xí nghiệp này sẽ thuộc về họ, và do đó họ không cần bất kỳ nhà tư bản nào ở đây. Sản xuất có thể tồn tại nếu chỉ có công nhân và không có chủ sở hữu tư bản, nó thậm chí còn quản lý tốt hơn - điều này đã được chứng minh một cách hoàn hảo qua kinh nghiệm của Liên Xô.
Tất cả điều này chỉ ra rằng xã hội nước Nga hiện đại có thể được coi là chia thành hai giai cấp chính - giai cấp tư sản (chủ sở hữu tư liệu sản xuất - nhà tư bản) và giai cấp vô sản (công nhân làm thuê cho nhà tư bản và tạo ra tất cả lợi nhuận với sức lao động của họ).
Quyền lực ở nước Nga hiện đại thuộc về giai cấp tư sản, và do đó nền kinh tế ở nước Nga vận hành theo hướng có lợi cho giai cấp tư sản. Điều quan trọng cốt lõi trong xã hội tư sản là giai cấp tư sản phải thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt, chứ không phải làm cho tất cả mọi người trên đất nước Nga được sống tự do và hạnh phúc. Vì vậy, luật pháp trong xã hội của Nga chỉ có lợi cho giai cấp tư sản, và nhà nước của giai cấp tư sản hành động theo những gì các nhà tư bản cần. Việc trông đợi từ nhà nước Nga rằng họ sẽ chăm sóc những người nghèo là một sự lãng phí thời gian - nó được tạo ra chỉ để tồn tại như một vỏ bọc để tô điểm vẻ "nhân đạo" của giai cấp tư sản Nga trong mắt nhân dân.
Vì xã hội Nga là một xã hội tư sản, cho nên quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là chủ thể chi phối tất cả trong mọi hoạt động đời sống của nhân dân Nga.
Đặc điểm chính của xã hội tư bản là nó chứa đầy mâu thuẫn. Trong một xã hội như vậy, để tồn tại, con người buộc phải không ngừng tranh đấu. Sở dĩ như vậy là do lợi ích của hai giai cấp trong xã hội này hoàn toàn đối lập nhau. Giai cấp tư sản cố gắng bóc lột người lao động càng nhiều để đạt lấy tỷ suất thặng dư tối đa. Mâu thuẫn này trong xã hội tư bản là không thể hòa giải (đối kháng, phủ định lẫn nhau), và không thể khắc phục bằng bất kỳ sự cải cách nào trong khuôn khổ hệ thống tư sản, bởi vì tất cả nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, toàn bộ nền kinh tế của xã hội này đều dựa vào việc bóc lột và bóp nghẹt giá trị thặng dư từ người lao động.
Cuộc đấu tranh giai cấp giữa lợi ích của giai cấp tư sản và lợi ích của công nhân làm thuê (giai cấp vô sản) diễn ra liên tục và sẽ diễn ra mãi mãi chừng nào còn tồn tại chủ nghĩa tư bản. Và vị trí của những người làm thuê trong xã hội tư bản phụ thuộc trực tiếp vào quá trình đấu tranh này, vào những thành công và thất bại tạm thời của cuộc tranh đấu.
Khi giai cấp vô sản chiến thắng, nó sẽ giành được những nhượng bộ nhất định từ giai cấp thống trị, do đó cải thiện một chút điều kiện sống của mình. Các nhà nước tư sản buộc phải đưa ra những bảo đảm xã hội nhất định cho những người làm thuê trong xã hội, tăng lương, tăng trợ cấp thất nghiệp, v.v. Nhưng nếu sức ép của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản yếu đi, thì giai cấp tư sản ngay lập tức bắt đầu cuộc tấn công chống lại giai cấp vô sản, lấy đi của họ tất cả những thành quả trong quá khứ.
Có rất nhiều ví dụ về điều này trong lịch sử thế giới. Theo kinh nghiệm lịch sử của nước Nga, chúng ta hoàn toàn có thể thấy sự suy giảm đời sống xã hội suốt hơn 25 năm kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Một số ít dân số Nga trở nên giàu có, còn lại đại đa số người dân Nga đang có cuộc sống ngày càng kém đi. Giai cấp tư sản Nga đã và đang lấy đi của nhân dân lao động Nga mọi thứ mà họ từng có trong xã hội Xô Viết.
Tại sao chuyện này đang xảy ra? Bởi vì đây là những quy luật của chủ nghĩa tư bản. Tất cả những đảm bảo xã hội này đều rất tốn kém và sự tồn tại của chúng chỉ có thể thực hiện được trong một xã hội mà tỷ suất thặng dư tư bản không phải là động lực chính của nền kinh tế. Giai cấp tư sản Nga phải lựa chọn - hoặc làm giàu cho chính mình, theo yêu cầu của các quy luật của chủ nghĩa tư bản, hoặc dành toàn bộ số tiền cho các lợi ích xã hội cho người dân Nga. Tất nhiên, họ chọn cách đầu tiên.
Liệu rằng tôi đang phóng đại? Tiếc là không. Thực tế của một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là một bằng chứng xác đáng rõ ràng về điều này. Có một nước cộng hoà Liên Xô cũ nào mà hiện nay có cuộc sống khấm khá hơn chế độ Xô viết ?
Chỉ có bản thân giai cấp vô sản Nga mới có thể ngăn chặn quá trình cướp bóc này nếu nó đoàn kết công sức của toàn thể nhân dân lao động cả nước và đứng ra thành một mặt trận thống nhất chống lại giai cấp tư sản, loại bỏ những kẻ ăn bám và bóc lột khỏi cổ và làm cho họ sống bằng chính sức lao động của mình - chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo cuộc sống và tương lai cho nhân dân Nga.