Về hình thức của Nước Nga tư bản hiện đại
Hơn 30 năm đã trôi qua kể từ khi chủ nghĩa tư bản ở Nga được khôi phục, và rõ ràng không có gì bàn cãi rằng nước Nga hiện nay là một cường quốc tư bản chủ nghĩa, và với cuộc xâm lược vào Ukraine, chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ bản chất đế quốc của nó.
Một cuộc đụng độ giữa hai khối tư bản đế quốc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và thách thức đến nền hoà bình và an ninh của nhân loại: một bên là khối đế quốc phương Tây do Mỹ đứng đầu và một bên là khối đế quốc mới do Nga đứng đầu. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản được thể hiện thông qua cả hai phe.
Những người cộng sản KHÔNG lựa chọn phe nào trong hai băng đảng thối nát này, chỉ có bọn tay chân của hai khối đế quốc này, bọn sùng bái chủ nghĩa tư bản mới ủng hộ một trong hai phe trong cuộc chiến tranh phi nghĩa này, tất cả là vì lợi ích của các ông chủ của chúng, bọn đầu sỏ nhà băng, ngành năng lượng và quân sự.
Vài nét về cơ cấu kinh tế - xã hội trong nước Nga tư bản hiện đại.
Có người bảo rằng nước Nga không giống phương Tây, nó là một nước tư bản gì đó vào một loại kiểu khác biệt so với hệ thống tư bản phương Tây. Điều đó đúng không ? Thực tế là không. Một vài điểm khác biệt nào đó giữa tư bản Nga và phương Tây không làm cho đặc điểm của chủ nghĩa tư bản Nga là một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt về một bản chất đặc thù nào đó giữa tư bản Nga và phương Tây. Bản chất của chủ nghĩa tư bản vốn chỉ có một: một hệ thống xã hội với cơ chế áp bức con người, cướp bóc tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động. Và do đó, tất cả các nước tư bản chủ nghĩa về bản chất đều giống nhau, sự khác biệt cá biệt không làm nó trở thành những bản chất tư bản khác nhau. Và do đó, chúng giống nhau hoàn toàn về bản chất, dù là nước Nga to lớn, hay nước Mỹ, hay thậm chí là những nước tư bản nhỏ như Lativa, Philippin, ....
Những nguyên tắc cơ bản này là gì?
Chúng tôi căn cứ trên những lời dạy của chủ nghĩa Mác khoa học về việc phân tích bản chất của giai cấp tư sản, sẽ tiếp tục tán thành những kết luận Mác và Ăng-ghen, về các quy luật của chủ nghĩa tư bản do các ông khám phá ra. Chủ nghĩa Mác chỉ ra các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản:
1. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất (tức là đất đai, nhà xưởng, máy công cụ, thiết bị, v.v.) được phản ánh trong những luật cơ bản của nước Nga - Hiến pháp Liên bang Nga. Ở Nga, cũng như bất kỳ nhà nước tư sản nào, có những luật tôn trọng quyền sở hữu tư liệu sản xuất và được Nhà nước này đảm bảo về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất.
Ở Liên Xô dưới thời Lenin - Stalin, quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về toàn dân, do đó, nước Nga tư bản ngày nay nó hoàn toàn đối lập với Liên Xô và dĩ nhiên nó giống như bao nước tư bản khác là Mỹ, Anh, Pháp, ... về những đặc trưng của một nước tư bản chủ nghĩa.
2. Sức lao động trở thành hàng hoá.
Sự xuất hiện của thị trường lao động - khi sức lao động trở thành hàng hoá, việc trao đổi và mua bán sức lao động diễn ra, người chủ bỏ tiền ra để mua sức lao động của vô sản một cách rẻ mạt và bóc lột từ anh ta giá trị thặng dư.
Về điểm này Liên Xô dưới thời Lenin - Stalin, lao động không phải là hàng hoá để bán, và do đó người lao động được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột. Còn ngày nay, nước Nga tư bản không chỉ cho phép tồn tại thị trường lao động, mà còn xem nó như yếu tố cơ bản của đời sống xã hội, tồn tại dưới quan hệ cung cầu thị trường lao động, dĩ nhiên nó giống như bao nước tư bản khác là Mỹ, Anh, Pháp, ...
3. Về giai cấp thống trị trong xã hội
Giai cấp tư sản Nga thống trị trong xã hội, bắt đầu từ việc sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở khắp Đông Âu và Liên Xô. Sau khi giành được chính quyền, giai cấp tư sản tổ chức lại thành một nhà nước mới, với tên gọi, Liên bang Nga. Sự thống trị của giai cấp tư sản trong xã hội đã diễn ra trong suốt hơn 30 năm lịch sử nước Nga hậu Xô viết, với 3 đời Tổng thống, từ Yeltsin, Putin và Medvedev. Cả 3 vị Tổng thống này đều đại diện cho quyền lợi của các tổ chức tập đoàn kinh tế tư bản lũng đoạn: ngân hàng, công nghiệp, quân sự, năng lượng, ... Đều là những vị đại biểu đắc lực cho tầng lớp ăn cướp tài sản và thành quả lao động của nhân dân Xô viết tích luỹ trong hàng chục năm trời.
Tất cả những vấn đề này, ngày nay đều có thể thấy rõ ở nước Nga tư bản.
Rõ ràng là nếu không thể phản bác được sự tồn tại của những thực tế về sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất và việc bóc lột giá trị thặng dư và sự tồn tại của giai cấp tư sản thống trị. Do đó, Nga là một nước tư bản chủ nghĩa thuần thuý giống Mỹ, Anh, Pháp, .... và tất thảy các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Lenin, người học trò xuất sắc của Mác, đã chỉ ra, chủ nghĩa tư bản không phải là một hệ thống kinh tế - xã hội khuôn mẫu và không thể thay đổi. Trong quá trình phát triển của nó, chủ nghĩa tư bản trải qua các giai đoạn khác nhau. Chủ nghĩa Mác chia quá trình phát triển lịch sử của chủ nghĩa tư bản thành hai giai đoạn: 1) ra đời và hình thành, 2) trưởng thành và tiêu vong. Giai đoạn thứ hai, giai đoạn cao nhất, được gọi là chủ nghĩa đế quốc hay chủ nghĩa tư bản độc quyền. Lenin đã nghiên cứu giai đoạn này trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản (xem tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”), Người đã chỉ ra rằng chủ nghĩa đế quốc có 5 đặc điểm:
1. Sự tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền.
Là sự tập trung vào tay một hoặc một số nhà tư bản của một số xí nghiệp, toàn bộ ngành hay một số ngành của nền kinh tế quốc dân của đất nước. Có nhiều ví dụ về độc quyền ở Nga ngày nay:
- "Gazprom", là công ty độc quyền duy nhất của toàn bộ ngành công nghiệp khí đốt trong nước;
- nhà tài phiệt Oleg Deripaska, cùng với Viktor Vekselberg và người Thụy Sĩ, kiểm soát toàn bộ ngành công nghiệp nhôm của nước Nga từ khâu khai thác nguyên liệu đến sản xuất các sản phẩm nhôm, công ty RUSAL của ông ta trong quá khứ là công ty đứng đầu thế giới về ngành nhôm. Deripaska có một thị phần đáng kể trong ngành năng lượng, ô tô, thép và bảo hiểm ở Nga.
2. Đầu sỏ tài chính (sáp nhập tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp).
Mọi người đều biết về sự hiện diện và phân bố rộng rãi ở Nga của chế độ tài phiệt tài chính, tức là sự hợp nhất giữa ngân hàng và tư bản công nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ:
- Oleg Deripaska - vua nhôm nước Nga cũng kiểm soát ngân hàng Soyuz;
- Một nhà tài phiệt khác Viktor Vekselberg, người sở hữu một phần đáng kể lĩnh vực dầu mỏ Nga, một phần của ngành công nghiệp nhôm, cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của IFC Bank;
- nhà tài phiệt Mikhail Fridman sở hữu một phần đáng kể trong lĩnh vực dầu mỏ của Nga và kiểm soát Alfa-Bank, đồng thời là đồng sở hữu của tập đoàn tài chính và công nghiệp Alfa Group;
- Nhà tài phiệt Igor Rotenberg, con trai của Arkady Rotenberg, người kiểm soát phần lớn hoạt động kinh doanh xây dựng cầu và cầu vượt của Nga, cùng với cha ông sở hữu 80% cổ phần của Ngân hàng SMP.
3. Xuất khẩu tư bản
Việc giới tài phiệt Nga đổ tiền ra nước ngoài, đầu tư vào các vùng đất phụ thuộc, hay thậm chí là liên kết với thế giới phương Tây không phải là chuyện bí mật. Chúng ta có thể thấy họ đầu tư vào các ngành công nghiệp ở Donbass, kết quả là các nhà máy xí nghiệp thuộc về các chủ sở hữu chính quốc ở Nga, chứ không phải nhân dân Donbass.
Tư bản công nghiệp năng lượng Nga kết hợp với tư bản thương nghiệp Ukraine và tư bản thương nghiệp châu Âu ăn chia với nhau lợi nhuận từ việc cung ứng các mặt hàng nặng lượng và dầu khí từ Nga cho EU thông qua các đường ống của Ukraine. Những việc này là quá rõ ràng rồi.
4. Hình thành các liên minh độc quyền quốc tế của các nhà tư bản, hợp tác giữa họ
Các liên minh độc quyền quốc tế của các nhà tư bản (bây giờ họ được gọi là "tập đoàn xuyên quốc gia" và "ngân hàng xuyên quốc gia") cũng được mọi người biết đến, chúng ta hãy chỉ nhắc lại một số trong số họ đã "nhúng tay" sâu vào nền kinh tế của nước Nga: "British Petroleum" (BP), ChevronTexaco, Exxon Mobil, Siemens, Deutsche Bank, Nestle, General Motors, v.v.
Tập đoàn xuyên quốc gia kiểm soát hơn 50% sản lượng công nghiệp thế giới. Tập đoàn xuyên quốc gia chiếm hơn 60% thương mại quốc tế. Các Tập đoàn xuyên quốc gia lớn nhất có ngân sách vượt quá ngân sách của một số quốc gia. Họ có ảnh hưởng lớn trong khu vực, vì họ có nguồn tài chính rộng lớn, quan hệ công chúng, hành lang chính trị và quyền kiểm soát ngành công nghiệp.
Ví dụ: Yamal LNG là công ty sản xuất khí đốt của Nga được thành lập để tham gia vào dự án phát triển mỏ ngưng tụ khí Yuzhno-Tambeyskoye, bao gồm cả việc xây dựng nhà máy hóa lỏng khí tự nhiên.
Cổ phần của OAO Yamal LNG (tháng 1/2014): Novatek - 60% cổ phần, công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNODC) - 20%, Total SA - 20%.
5. Sự phân chia lãnh thổ trên thế giới giữa các cường quốc tư bản lớn đã hoàn thành.
Sự phân chia lãnh thổ trên thế giới giữa các cường quốc tư bản lớn nhất thế giới được hoàn thành vào đầu thế kỷ 20, điều này đã được Lenin chứng minh rõ ràng. Và với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa cách đây hơn 30 năm đã dẫn đến quá trình tái phân chia ảnh hưởng của thế giới tư bản một lần nữa, và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hai khối đế quốc đang cạnh tranh lẫn nhau, khối đế quốc gia do siêu cường Mỹ dẫn dắt, và khối đế quốc trẻ do Nga dẫn đầu. Những cuộc cạnh tranh thị trường và tái phân chia lợi ích của hai băng đảng này đã dẫn đến hệ quả là nổ thành các cuộc chiến tranh cục bộ tại nhiều nơi trên thế giới như ở Gruzia, Syria, Ukraine, ...mà kết quả là mọi đau thương sẽ giáng lên vai giai cấp vô sản thế giới.
***
Thực tế là tất cả năm dấu hiệu của chủ nghĩa đế quốc (chủ nghĩa tư bản độc quyền) ở Nga đều có đầy đủ. Và Chính phủ tư sản Nga giờ đây cũng giống như bao chính phủ đế quốc tư bản khác là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, .... đều là kẻ thù của nhân dân lao động.
Do đó, nói về chủ nghĩa tư bản ở Nga, chúng ta có thể nói rằng chủ nghĩa tư bản Nga đang ở trong giai đoạn của chủ nghĩa đế quốc, như đúng gì Lenin đã mô tả nó vào cách đây 100 năm.
Nhưng đó không phải là tất cả. Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc phát triển cao độ, chủ nghĩa tư bản thường có một hình thức đặc biệt, đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước .
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một hình thức của chủ nghĩa đế quốc có đặc điểm là kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư bản với sức mạnh của Nhà nước nhằm bảo tồn và củng cố hệ thống tư bản, làm giàu cho các tổ chức độc quyền, đàn áp nhân dân lao động và mở ra các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm áp bức các dân tộc khác. Cơ sở kinh tế của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là công nghiệp tập trung cao độ, tư bản tập trung cao độ - gắn với tổ chức kinh tế độc quyền.
Trong nền kinh tế của Liên bang Nga, mọi thứ thực sự nằm dưới kiểm soát của các công ty độc quyền , bất kể thị trường hàng hóa nào, ở khắp mọi nơi, phần lớn thị trường thuộc cơ cấu độc quyền.
Các công ty độc quyền có mối liên hệ cực kỳ chặt chẽ với nhà nước. Ví dụ, mọi người ở Nga đều biết Arkady Rotenberg là ai và ông ta có mối quan hệ gì với hệ thống Platon (hệ thống thu phí điện tử phương tiện vận tải), vì lợi ích mà các nghị sĩ Nga thậm chí đã thông qua các luật riêng biệt hỗ trợ cho nó. Tương tự như vậy, mọi người đều biết về các lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ nhằm vào một số cá nhân cụ thể trong số các nhà tài phiệt Nga, và để bảo vệ lợi ích của họ, nhà nước Nga đã sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự (và đã sử dụng nó!), đưa hàng nghìn binh sĩ Nga ra chiến trường. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rằng sau khi vùng Mariupol vừa được giải phóng, một loạt các xí nghiệp Donetsk ngay lập tức được "đầu tư" từ giới tài phiệt Nga và dần phụ thuộc vào các nhà tư bản Nga.
Bản chất cực kỳ phản động của hình thức chủ nghĩa tư bản Nga cũng rất rõ ràng, nó thẳng tay đàn áp mọi phong trào biểu tình, và trước hết là những người lao động, thường là vi phạm trực tiếp Hiến pháp Liên bang Nga. Một ví dụ là "Luật biểu tình" khét tiếng, theo đó các cuộc biểu tình tập thể của công dân Nga bình thường thực sự bị cấm ở nước này. Những cuộc bãi công của công nhân bị hạn chế bởi những điều luật này, và thường cái đại biểu công đoàn - người khởi xướng cuộc bãi công sẽ bị bắt, vì vi phạm luật này khi họ tổ chức quần chúng công nhân đấu tranh vì quyền lợi của mình. Chính quyền tư sản yêu cầu công nhân phải đăng ký biểu tình và chỉ được tổ chức khi cho phép, nhưng họ lại không phê chuẩn ngay lập tức mà kéo dài hàng tháng trời, mặc cho người công nhân họ kêu gào vị bị công ty quỵt nợ lương. Và đến khi họ không còn thể chờ nữa, bùng phát thành biểu tình, thì những người đứng đầu bị bắt vì vi phạm pháp luật Liên bang Nga. Rõ ràng luật đó ra đời là để bảo vệ giai cấp tư sản.
Liên bang Nga là cường quốc tư bản hàng đầu, và địa vị của nó trong thế giới tư bản cũng khá đặc biệt.
Với sự hỗ trợ của Mỹ và Phương Tây, giai cấp tư sản do Yeltsin đứng đầu đã lật đổ chính quyền Xô viết, thiết lập một trật tự tư bản chủ nghĩa lên nước Nga, trở thành tay sai đắc lực cho chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Do đó, xuất phát khởi điểm, Nga là một nước phụ thuộc vào hệ thống tư bản tài chính phương Tây, phải lạy vái cầu xin phương Tây bơm sữa. Không có gì phải ngạc nhiên ở đây - nếu không thì việc khôi phục chủ nghĩa tư bản ở Nga sẽ khó có thể diễn ra. Liên Xô, với tư cách là một hệ thống kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa, tiên tiến hơn chủ nghĩa tư bản. Các nhà tài trợ cho cuộc phản cách mạng ở Liên Xô - tư bản thế giới, đã không ngừng tạo ra những cơ sở gián điệp của nó, ngay cả trong chính các cơ quan đầu não của Liên Xô. Nhưng phương Tây cần những thị trường mới để tiêu thụ hàng hóa và đầu tư vốn. Tư bản thế giới không cần một đế quốc tư bản mới và hơn nữa lại là một đối thủ cạnh tranh rất mạnh về sau, do đó, số phận chuẩn bị cho Liên bang Nga tư sản bởi các nước trung tâm tư bản đó là phải trở thành - một thuộc địa bị kiểm soát (hay bán thuộc địa) của phương Tây. Chỉ ở khía cạnh này, chủ nghĩa tư bản Nga mới thú vị và mang lại lợi ích cho tư bản thế giới, tức là trước hết, với tư cách là nguồn cung cấp nguyên liệu thô, nhà cung cấp lao động tay nghề cao cực rẻ và là thị trường khổng lồ cho hàng hóa nước ngoài. Đó là lý do vì sao mà chế độ Yeltsin sống dở chết dở như vậy.
Nhưng sau đó, thời kỳ này đã qua, thời kỳ mới xuất hiện. Dưới chế độ Putin, quá trình độc quyền hoá của chủ nghĩa tư bản trong nước ngày càng trở nên cao độ. Nhanh chóng nước này trở thành một trong những nhân tố mới trong thế giới tư bản chủ nghĩa và dẫn dắt khối đế quốc trẻ, không ngừng mở rộng ảnh hưởng và giành thị trường với khối đế quốc già Mỹ và phương Tây. Mặc dù sự lớn mạnh của Nga trong hai thập kỷ qua đã cho phép nước này bành trướng ảnh hưởng của mình ra phạm vi toàn cầu, nhưng việc Nga phụ thuộc vào quan hệ làm ăn kinh tế với thế giới tư bản phương Tây không phải là thứ có thể dứt ra một sớm một chiều. Chẳng hạn như việc Nga là nhà cung khí đốt lớn nhất cho châu Âu chẳng hạn và Nga thu lại lợi nhuận hàng tỷ đô la từ các thương vụ này. Không chỉ Châu Âu phụ thuộc vào Nga về năng lượng, mà bản thân Nga còn phụ thuộc Châu Âu về vấn đề thị trường.
Liên bang Nga là một quốc gia theo chủ nghĩa đế quốc, với đầy đủ tham vọng đế quốc đáng kể, đang cố gắng áp đặt ý chí của mình đối với các nước khác trên thế giới, những quốc gia yếu hơn mình, nhưng cố không gây ác cảm với các quốc gia khác như cách thức của các đế quốc già thực hiện. Và kết quả là cuộc đụng độ giữa hai khối đế quốc này là không thể tránh khỏi, và điều đó có nghĩa là thế giới đang ở đêm trước của một cuộc Tổng khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa tư bản quốc tế.
Có thể rút ra kết luận gì?
1) Hệ thống kinh tế - xã hội của nước Nga hiện đại là chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc, tồn tại ở thời điểm hiện tại dưới hình thức chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước .
2) Nga là một phần tất yếu của hệ thống tư bản thế giới, nó vừa phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ Châu Âu, nhưng đồng thời cũng là một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Chính vì Nga là một nước đế quốc, giống như bất kỳ nước tư bản nào trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, cố gắng giành lấy các thị trường mới cho nguyên liệu, mua bán và đầu tư tư bản vì lợi ích của giai cấp tư sản cầm quyền của nó.
3) Hệ thống chính trị của Liên bang Nga là một nền dân chủ tư sản hạn chế dưới hình thức cộng hòa tổng thống, quá trình độc quyền hoá càng và sớm trượt dài đến việc phát xít hoá bộ máy Nhà nước để phục vụ chiến tranh đế quốc. (việc phát xít hoá bộ máy NN ngày nay đang diễn ra khắp thế giới tư bản chủ nghĩa: Nga, Ba Lan, Latvia, Estonia, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, Mỹ, ....) Tất cả là vì cho một cuộc chiến tranh giành giật thị trường khốc liệt sắp tới.
Chúng ta đang ở vào đêm trước của một cuộc Tổng khủng hoảng toàn cầu của thế giới tư bản....