Có một ngày 22/6/1941 khác như người ta tuyên truyền !!!



Hơn 30 năm qua, chúng ta đã quen với việc nghe những người tuyên truyền giai cấp tư sản kể lại rằng vào ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô thì Hồng quân đã thất bại liên tục: rút lui, hàng triệu tù nhân và hàng đống thiết bị phá huỷ. Những kẻ giả dối đã ngoan cố gieo rắc vào tâm trí mọi người rằng vào thời điểm bi thảm đó, giới lãnh đạo Liên Xô, nhân dân Liên Xô và Lực lượng vũ trang Xô viết đều tỏ ra hoàn toàn bối rối và bất lực.

Trong thực tế, có một ngày 22 tháng 6 năm 1941 hoàn toàn khác, trong đó các đơn vị Liên Xô đã chiến đấu anh dũng, gây nên những tổn thất cho địch, phản công và tiến công. Có nghĩa là, ngay từ những giờ phút đầu tiên, họ đã cho kẻ thù thấy rằng chúng sẽ không dễ dàng ăn được đất Liên Xô, và chính họ đã những người đã bước những bước đầu tiên hướng tới Chiến thắng trong tươi lai bằng chính chủ nghĩa anh hùng cách mạng của mình.

Đây là cách chúng những thế hệ người con vĩ đại của giai cấp vô sản Liên Xô đương đầu với kẻ thù.

Vào ngày 22 tháng 6, không quân Đức mất 78 máy bay và 133 phi công. Máy bay ném bom đầu tiên của địch bị các phi công của Trung đoàn không quân chiến đấu số 33 bắn rơi lúc 3:30 tại Belarus. Trong vụ không kích đầu tiên xảy ra trên bầu trời Ukraine, gần Zagoroshcha ở vùng Rivne. Thượng úy Ivan Ivanovich Ivanov đã dùng máy bay I-16 của mình đâm vào một chiếc máy bay ném bom của địch và rớt xuống vùng ngoại ô sân bay Dubensky. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, các phi công Liên Xô đã thực hiện mười lăm lần đánh trả như vậy.

Điều khó chịu nhất đối với đội quân Wehrmacht là sự kiên cường của các tiền đồn biên giới. Có 485 cứ điểm dọc theo toàn bộ chiều dài của biên giới phía Tây của Liên Xô, và không một cứ điểm nào rút lui mà không có lệnh.

Tại đội biên phòng số 90, Vladimir-Volynsky, Vladimir Karpenchuk, đã lập nên một chiến công bất diệt. Một chiếc xe tăng Đức xông vào sân trong tòa nhà đổ nát của văn phòng chỉ huy biên phòng Sokal, nơi có phụ nữ và trẻ em trú ẩn dưới tầng hầm. Hai người Lính biên phòng không có vũ khí chống tăng trong tay đã quyết định hy sinh bằng cách ôm bom xăng và chui vào dưới gầm xe tăng, cùng xe tăng địch cháy rụi.

Hay việc quân Đức cố gắng đánh chiếm cây cầu bắc qua sông trên biên giới ở Przemysl, nhưng nó không thành công. Lính biên phòng của tiền đồn số 14 thuộc đội biên phòng Peremyshlsky số 92 và các binh sĩ thuộc trung đoàn 66 thuộc sư đoàn đường sắt số 10 của NKVD đã nổ súng dữ dội vào một đoàn tàu khả nghi - kết quả là con tàu nguỵ trang của địch bị phá huỷ.

Và hoá ra, cây cầu đó trở thành khúc xương mắc họng đối với quân Đức. Phân đội đồn trú "số 243" lần lượt đẩy lui tám đợt tấn công của hai đại đội Đức. Kẻ thù đã xâm nhập vào Liên Xô bằng cách vượt qua cây cầu này. Một trong các phân đội được chỉ huy bởi trợ lý trưởng tiền đồn, Trung úy Pyotr Nechaev. Ông ấy là người sống sót cuối cùng và om bom cảm tử cùng chết với 5 kẻ thù. Thậm chí, không chỉ bảo vệ phần đất của Liên Xô mà còn đánh chiếm ngược lại được phần của Đức. Do đó, Przemysl trở thành địa phương đầu tiên được tái chiếm từ tay quân Đức.

Sau khi xuyên thủng hàng rào mỏng của lực lượng biên phòng, quân Đức gặp phải những lô cốt bằng bê tông cốt thép được trang bị đại bác và súng máy. Đó là cái gọi là Phòng tuyến Molotov, được xây dựng vào năm 1940-41 dọc theo biên giới phía tây mới của Liên Xô. Đến ngày 22 tháng 6, công việc xây dựng tại nhiều điểm vẫn chưa hoàn thành, các đơn vị này phải chiến đấu trong những lô cốt chưa hoàn thiện. Nhưng điều này không ngăn cản những người bảo vệ các pháo đài nhỏ bé này đương thể hiện những kỳ tích về lòng dũng cảm.

Chỉ huy cứ điểm "Grozny", Trung úy Inozemtsev đã cho nổ tung pháo đài của mình cùng với quân Đức. 

Các chiến công của Sư đoàn bộ binh 41 của Thiếu tướng Georgy Mikushev nổi bật trong lịch sử các trận đánh đầu tiên của Phương diện quân Tây Nam. Giống như các sư đoàn khác của các huyện biên giới, nó bắt đầu tiến ra tiền tuyến khi quân thù tấn công. Không chần chừ lâu, Mikushev đánh vào sườn sư đoàn 262 Đức. Kẻ thù không ngờ lại có chuyện như vậy và chúng buộc quay trở lại biên giới. Những gì đang diễn ra được mô tả như sau: “ Sư đoàn Bộ binh 262 của Đức đã phải sợ hãi và rút lui".

Vào ngày 22 tháng 6, gần Lutsk, lữ đoàn pháo chống tăng số 1 của Thiếu tướng Kirill Moskalenko đã trở thành chướng ngại vật đối với Sư đoàn thiết giáp số 14 của Wehrmacht.

Các xe tăng được bố trí trong đội hình chiến đấu tấn công, cố gắng xuyên thủng hàng phòng thủ của Liên Xô, nhưng cuối cùng đều bị đánh bật ra lại. Đến chiều tối, khoảng 70 xe tăng, xe bọc thép và các khí tài khác đã bị phá huỷ. Quân Đức buộc phải thoái lui.

Đấy là cách các chiến sĩ và chỉ huy của Hồng quân đã chiến đấu một cách dũng cảm và quên mình vào ngày 22/6/1941. Họ đã có, mặc dù nhỏ, những chiến thắng. Chính nhờ chúng mà bộ chỉ huy của Hitler đã sớm nhận ra rằng cuộc hành quân khải hoàn đến Urals theo kế hoạch Barbarossa sẽ không diễn ra.

Hãy nhớ lại cảnh xếp hàng dài hàng cây số tại các văn phòng đăng ký và nhập ngũ vào ngày 22/6/1941. Đơn của các công dân Liên Xô về việc xin tình nguyện ra mặt trận chất cao như núi. “Tôi chưa bao giờ phục vụ trong quân đội, nhưng trước sự tấn công trơ ​​trẽn của quân phát xít, tôi đề nghị hãy đăng ký cho tôi tình nguyện tham gia quân ngũ”. Khoảng 100 nghìn người đã đến gặp các ban chỉ huy quân sự tại Leningrad mà không cần chờ lệnh triệu tập. Trong khi đó, theo Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô, việc động viên chỉ bắt đầu vào ngày hôm sau, ủy ban quân sự thành phố đã phải nộp đơn lên thành ủy và Ban chấp hành Hội đồng thành phố Leningrad để cho phép bắt đầu động viên binh sĩ trước thời hạn.

Họ đã đứng lên để bảo vệ Tổ quốc

Rõ ràng, đó là những gì về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Xô viết. 

Những người con của nhân dân lao động sẵn sàng chiến đấu và hy sinh quên mình để bảo vệ Tổ quốc cách mạng của chúng ta - Liên bang các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.