PHẢN ỨNG CỦA NGÀI HÍTLER VỚI VIỆC NHÓM ĐẢO CHÍNH CỦA TUKHACHEVSKY BỊ HÀNH QUYẾT (1937)


Gửi đến: (Bộ trưởng) Dân uỷ quốc phòng Liên bang Xô viết
Nguyên soái Liên Xô - đồng chí Voroshilov

BÁO CÁO
(Về sự sụt giảm ảnh hưởng của giới chức quân đội Đức
lên chính sách đối ngoại của nước này)

Tôi giới thiệu một bản sao của các tin tức tình báo ta thu được từ cơ sở của ta trong hệ thống chính trị và hải quân (của Đức)

Một số điểm đáng lưu ý:

1. Quan điểm của ngài Hítler về sự thất bại của chính sách đối ngoại được chi phối bởi giới lãnh đạo quân đội Đức, đặc biệt là mối liên quan tới vụ án Tukhachevsky

2. Bất đồng giữa ngài Hítler và các chỉ huy quân đội Đức về việc triển khai binh lính và hải quân đến Tây Ban Nha.

ĐÍNH KÈM: Bản copy của báo cáo ở trang 2

Chỉ huy Phòng 1-Cục tình báo Hồng quân công nông

Thiếu tướng (Komdiv) Stigga (đã ký)

BÁO CÁO

Theo các nguồn tin nằm vùng trong ngành ngoại giao, kể từ sau vụ án Tukhachevsky, sức ảnh hưởng của quân đội lên chính sách ngoại giao của Đức đã ngừng lại.

Hítler hiện giờ đang móc mỉa các chỉ huy quân đội và nói như sau:

Các anh xem, mấy quý ông này biết cách làm ngoại giao đấy. Nếu tôi làm theo họ, thì giờ tôi đã ở chỗ quái nào rồi? Cái nhóm của thằng Tukhachevsky. Cái "Át chủ bài", cái "chân trụ thứ hai" của chính sách ngoại giao Đức theo ý của các anh ở đâu rồi? CHÚNG NÓ XUỐNG LỖ HẾT CẢ RỒI!

Bất đồng giữa Hítler và giới lãnh đạo quân đội leo thang vào tháng 5 năm 1937.

Vào khoảng giữa tháng 5, Hítler và giới lãnh đạo của Đảng Quốc xã quyết định thực hiện một cuộc can thiệp mở ở Tây Ban Nha và cử 60.000 binh lính cùng với hải quân Đức cho mục đích này.

Rõ ràng, Đô đốc Raeder đã phản đối điều này. Ông nói: "Nếu một sự bảo đảm được đưa ra rằng hải quân không cần thiết phải ở ngoài khơi bờ biển Đức trong thời gian vắng mặt, khi đó tôi đồng ý rằng nó có thể đến Tây Ban Nha. Nhưng nếu chúng ta phải tính đến khả năng nó sẽ cần thiết ở đây, thì tôi phản đối. Thực tế là trong trường hợp có xung đột, sẽ không thể đưa hạm đội trở lại lãnh hải của chúng ta. Anh và Pháp có thể phong toả bất cứ lúc nào.

Tướng Fritsch đã tham gia ý kiến này. Ông ấy nói, "Nếu tôi được đảm bảo rằng trong thời gian sự vắng mặt của 60.000 binh sĩ này ở biên giới Tây Ban Nha sẽ không có cuộc xung đột nào, thì tôi có thể làm việc mà không có những người này ở nhà. Còn nếu ngược lại, thì tôi buộc lòng phải từ chối nhiệm vụ".

Blomberg, người ban đầu đồng ý với Hít,cuối cùng quay ra ủng hộ Raeder và Fritsch. Sau đó, Hítler quyết định từ bỏ kế hoạch. Hai tuần sau, ông ta mắng mỏ các tướng và nói rằng kế hoạch vẫn còn có thể tiếp diễn và ông ta đã đúng khi định gửi hạm đội và 60.000 người đến Tây Ban Nha, nhưng ông ta đã để mình bị lừa bởi các chỉ huy quân sự. Các chỉ huy quân sự đã thất bại trong mọi hoạt động bên ngoài tình hình chính trị: cụ thể là trường hợp của Tây Ban Nha, ít nhất là trong mắt Hítler.

Vụ Tukhachevsky là đòn quyết định cuối cùng giáng xuống năng lực của quân đội trong hoạt động chính trị đối ngoại. Kể từ thời điểm đó, có thể nói rằng chẳng có ai có thể nói rằng quân đội là một nhân tố đáng kể ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Đức.

Chỉnh sửa: Cụm phó cụm 1- cục tình báo Hồng quân công nông, thiếu tá Starunin (đã ký).

Nguồn: tài liệu bạch hoá của Liên Xô. Giới thiệu: Grover Furr. Biên dịch: Bành Đức Hoài.