AI ĐÃ PHẢN BỘI STALIN
·
LẦN
THỨ NHẤT
Năm
1943, Stalin đã nói với các đồng chí của mình: “Tôi biết rằng sau khi tôi qua
đời, sẽ có những kẻ mang nhiều rác rưởi tới phủ lên mộ của tôi. Nhưng rồi ngọn
gió của lịch sử sẽ thổi bạt tất cả những thứ rác rưởi đó”.
Đoạn hồi ký về những ngày cuối
cùng của Stalin của do trợ lý chỉ huy đội bảo vệ biệt thự của Stalin ở Kuntsevo
– Petre Lodgachép - ghi lại:
<<Từ ngày 28 tháng
2 đến ngày 1 tháng 3, tại biệt thự có Khrustalyov, Lozgachev, Tukov và Butusova
tham gia trực ban.
Stalin về đến biệt tự
Kuntsevo lúc 24 giờ, ngay sau đó Beria, Malenkov, Khrushchev và Bulganin cũng đến
biệt thự. Chúng tôi đặt lên bàn một loại nước quả
pha rượu vang. Lúc 5 giờ sáng, khách khứa ra về, đại tá Khrustalyov khép cửa, và nói dường như Stalin có dặn: “Tất cả đi ngủ
đi, tôi không cần gì đầu, không cần các anh nữa”, chúng tôi đã đi ngủ và thức dậy
lúc 10 giờ sáng hôm sau.
Khrustalyov đã làm gì từ lúc 5 giờ đến 10 giờ sáng, chúng tôi không
hề biết.
Lúc 10 giờ sáng, M. Starostin đã thay ca trực, thường thì
Stalin dậy lúc 10-11 giờ, tôi xem đồng hồ đã 12 giờ mà không có động tĩnh gì
trong phòng.
Các sĩ quan bảo vệ bắt đầu lo lắng và đoán già, đoán non: Tại
sao Stalin vẫn chưa dậy, không hề gọi ai cả.
Lúc 16 giờ, Starostin nói: “Chúng ta phải làm gì bây giờ?”. Đến
18 giờ tôi bảo Starostin: “Anh là sĩ quan bảo vệ, anh vào thử xem”. Starostin
trả lời: “Tôi sợ lắm. Anh mang tài liệu vào đi”.
Lúc 18 giờ 30, trong phòng Stalin bật điện sáng, mọi người thở
phào nhẹ nhõm, nhưng không thấy Stalin gọi ai cả. Lúc 22 giờ 30 phút, nhân có
chuyến xe chở thư và công văn đến biệt thự, tôi đã mạnh dạn bước vào phòng, tôi
ngó vào cả phòng lớn, nhà tắm nhưng không thấy Stalin đâu cả, khi bước qua
phòng lớn ra hành lang tôi để ý thấy một cánh cửa phòng ăn nhỏ đang bị mở,
trong đó le lói anh đèn điện, tôi ngó vào phòng đó và vô cùng kinh ngạc khi chứng
kiến bức tranh thảm kịch, Stalin nằm trên thảm, cạnh một cái bàn, tôi lo sợ, phỏng
đoán liệu có phải một vụ ám sát, đầu độc hay do cơn đột quỵ ?
Tôi vội bước lại và nói: “Điều gì xảy ra vậy, thưa đồng chí
Stalin?”, chỉ nghe thấy tiếng rên nhỏ. Trên sàn nhà là chiến đồng hồ bỏ túi của
nhà máy đồng hồ số 1, tờ báo Sự thật. Trên bàn có một chai nước khóng và một
chiếc cốc. Tôi lập tức gọi điện cho Starostin, Tukov và Butusova. Họ lập tức chạy
lại và hỏi : “Đồng chí Stalin, chúng tôi đặt đồng chí lên đi văng nhé?”.
Ông gật đầu nhẹ - cả bốn chúng tôi khiêng Stalin ra đi văng ở phòng lớn, rõ ràng là ông đã bị ngấm lạnh trong chiếc áo sơ mi lính mỏng, có lẽ ông đã nằm đó với tình trạng nửa tỉnh nửa mê từ 19 giờ và chìm dần vào trạng thái mê man.
Ông gật đầu nhẹ - cả bốn chúng tôi khiêng Stalin ra đi văng ở phòng lớn, rõ ràng là ông đã bị ngấm lạnh trong chiếc áo sơ mi lính mỏng, có lẽ ông đã nằm đó với tình trạng nửa tỉnh nửa mê từ 19 giờ và chìm dần vào trạng thái mê man.
Chúng tôi lập tức gọi điện cho Bộ trưởng an ninh quốc gia S.
Ignatiev, nhưng ông ta hướng dẫn chúng tôi phải gọi cho Beria. Chúng tôi gọi
cho Malenkov, ông ta lí nhí gì đó không rõ rồi bỏ máy. Sau đó MỘT TIẾNG,
Malenkov gọi điện lại cho Starostin và nói: “Tôi không tìm thấy Beria, các anh
hãy tìm ông ta đi”. Sau đó MỘT TIẾNG, chính Beria gọi lại: “Không được nói gì
và không được gọi điện cho ai về bệnh tình của Stalin” – rồi lập tức dập máy.
Tôi còn lại một mình bên người bệnh. Cảm giác bất lực vì không có ai giúp đỡ như chặn ngang họng làm tôi rớt nước mắt. Các bác sĩ mãi KHÔNG THẤY ĐẾN. Lúc ba giờ sáng mới có tiếng ô tô đến biệt thự. Trên xe bước xuống chỉ có Beria và Malenkov mà CHẢ có một BÁC SĨ nào.
Tôi còn lại một mình bên người bệnh. Cảm giác bất lực vì không có ai giúp đỡ như chặn ngang họng làm tôi rớt nước mắt. Các bác sĩ mãi KHÔNG THẤY ĐẾN. Lúc ba giờ sáng mới có tiếng ô tô đến biệt thự. Trên xe bước xuống chỉ có Beria và Malenkov mà CHẢ có một BÁC SĨ nào.
Beria cúi đầu bước vào phòng, nơi Stalin đang được đặt nằm cạnh
lò sưởi. Malenkov đi một đôi ủng mới, ông cởi bỏ ủng ở hành lang và bước vào
phòng. Rời khỏi giường Stalin, Beria quát mắng <: “Này Lozgachev, cái gì mà
làm náo loạn lên thế, có thấy đồng chí Stalin đang ngủ không? Đừng đánh thức
chúng tôi và làm kinh động Stalin” >.
Mặc dù tôi đã báo cáo là đồng chí Stalin bệnh nặng nhưng họ vẫn
rời phòng, bỏ đi. Lập tức tôi hiểu rằng cả Beria và Malenkov đều mong muốn cái
chết của Stalin đến sớm. Tôi ở lại bên Stalin một mình, từng phút trôi qua thật
chậm chạp như hàng giờ đồng hồ. Đến tận 6,7 giờ sáng hôm sau vẫn chưa thấy XE CẤP
CỨU đâu cả. Điều này quả thật đáng sợ và khó hiểu: Điều gì đã xảy ra với các cộng
sự của đồng chí Stalin?
Lúc 7 giờ 30 phút, Khrushchev đến và nói: “Các bác sĩ sắp đến”.
Lúc 9 giờ sáng ngày 2 tháng 3, các bác sĩ mới đến, trong số
đó có Lukomsky, Myasnikov, Tareev, … Họ bắt đầu khám cho Stalin, tay họ run rẩy.
Sau khi khám, họ nói rằng Stalin bị xuất huyết não, lúc đó mới bắt đầu cứu chữa,
lắp đặt vòi để thở dưỡng khí”.>>
Sự phản bội đầu tiêu đó chính là việc tước đi
sự trợ giúp y tế vào thời điểm quan trọng nhất để cứu lấy Stalin, ông đã nằm
nửa ngày trời với tình trạng bệnh tình nặng nề nhưng không được khẩn trương cứu
chữa.
Người
chịu trách nhiệm lớn nhất đó là Bộ trưởng An ninh Nhà nước Ignative, người đảm
nhiệm trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của các lãnh đạo. Đồng thời cả nhóm lãnh đạo
trực tiếp đang ở đó bao gồm: Beria, Malenkov, Khrushchev, Bulganin.
Tuy
nhiên, sự phản bội này là cả một quá trình. Trước đó, người ta đã dần tước đi
hết những khả năng để bảo vệ Stalin.
Những người chịu trách nhiệm
về an ninh cho Stalin lần lượt bị giết hại, bị tống giam vào tù dựa trên những
cái cớ ngụy tạo. Trong đó đặt biệt phải kể đến là tướng Kosynkin – tư lệnh cảnh
vệ Kremli, tướng Vlasick – trực tiếp bảo vệ Stalin và Poskrebyshev – người đã
hơn 20 năm làm thư ký cho Stalin. Việc loại bỏ được tiến hành qua việc Beria đã
lợi dụng khôn khéo Bộ trưởng Tài Chính Arseniy Zverev, khi ông này cáo buộc rằng
có sự chi tiêu lãng phí trong công tác bảo vệ. Stalin rất khó chịu khi biết việc
này, mà đặc biệt là ngay vào những người bảo vệ xung quanh mình nên quyết định
thành lập ủy ban kiểm tra xem có vấn đề này không, tuy nhiên ủy ban này lại bao
gồm có Beria, Malenkov, Zverev và một số người nữa, và tất nhiên báo cáo đã buộc
tội Vlasick và Poskrebyshev, cả hai đều bị bắt. Hai nhân vật thân cận nhất của
Stalin đã được thay thế bằng người của Beria.
Vì thế, ngay cả khi Stalin
đang hấp hối, gần nửa ngày mà không một ai mảy may nghĩ đến việc phải cứu chữa lấy
cho ông.
- LẦN THỨ HAI.
Cho
đến nay, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức được đầy đủ rằng, kẻ xét lại
Stalin đầu tiên chính là Beria chứ không phải Nikita Khrushchev. Cả Lavrentiy
hay Nikita đều có động cơ để làm thế, tuy nhiên mức độ của họ khác nhau và tùy
thuộc vào hoàn cảnh khác nhau, đồng thời không chỉ mỗi hai người họ. Để có thể
thấy một bức tranh đầy đủ hơn, chúng ta sẽ đi từ từ qua các sự kiện.
Quyết
định quan trọng cuối cùng của Stalin đó là thành lập Đoàn chủ tịch Ủy ban TW
Đảng Cộng sản Liên Xô tại Đại hội 19 năm 1952 để thay thế Bộ Chính trị. Bổ sung
vào dàn lãnh đạo Bộ Chính trị cũ như Beria, Bulganin, Voroshilov, Kaganovich,
Malenkov, Mykoyan, Molotov, Khrushchev là một dàn những gương mặt trẻ.
Đó
là: V.M. Andrianov (Bí thư thứ nhất Leningrad -50t), A.B. Aristov (Bí thư Ủy
ban TW, Bí thư thứ nhất Ủy bam Khu vực Chlyabinsk – 49t), S.D. Ignatiev (Bộ
trưởng Bộ An ninh Nhà nước-48t), D.S. Korotchenko (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Ukraina-58t), V.V. Kuznetsov (Chủ tịch Hội đồng Công Đoàn Trung ương Liên bang-51t),
O.V. Kuusinen (Chủ tịch đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hòa Karelian-Phần Lan-61t), V.A. Malyshev (Bộ trưởng Bộ công
nghiệp đóng tàu – 50t), L.G. Melnikov (Bí thư thứ nhất Ukraina-46t), N.A.
Mikhailov (Bí thư Ủy Ban TW, Trưởng phòng tuyên truyền và cổ động – 46t), M.G.
Pervukhin (Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - 48t), P.K. Ponomarenko (Bí thư Ủy
ban TW- 50t), M.Z. Saburov (Phó chủ tịch HDBT – 52t), M.A. Suslov (Bí thư Ủy
ban TW – 50t), D.I Chesnokov (Trưởng văn phòng UBTW – 42t), N.M Shvernik (Chủ
tịch đoàn chủ tịch Xô viết tối cao LX – 64t), M.F. Shkiryatov (Chủ tịch Ủy ban
Kiểm soát Đảng – 59t).
Các thành viên dự bị bao gồm: L.I. Brezhnev (Bí thư UBTW
– 46t), A.Ya. Vyshinsky (Bộ Trưởng ngoại giao – 49t), N.G. Zverev (Bộ trưởng
tài chính -52t), N.G. Ignatov (Bí thư UBTW – 51t), I.G. Kabanov (Chủ tịch ủy
ban kế hoạch NN – 54t), Kosygin (Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ - 48t), N.S.
Patolichev (Bí thư thứ nhất Belorussia – 44t), N.M Pegov (Bí thư TW – 47t),
A.M. Puzanov (Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Nga - 46t), N.F. Tevosyan (Phó chủ
tịch HĐBT Liên Xô – 51t), P.F. Yudin (học giả - 53t).
Tại Đại hội 19 của Đảng, Stalin giao phó tương lai của
đất nước vào họ, một tập thể rộng lớn của Đoàn chủ tịch UBTW gồm 36 người. Tại
sao Stalin lại giao phó sứ mệnh vĩ đại ấy cho một tập thể? Như ông đã giải
thích trong Đại hội 19, theo lời thuật của nhà văn Simonov, người đã trực tiếp
tham gia Đại hội 19 thuật lại:
“Chúng ta đã tiến hành đại hội, đại hội đã thành
công và rất nhiều người cho rằng đấy là đại hội của sự thống nhất cao. Nhưng thực
ra không hề có sự thống nhất như vậy. Có một số không nhất trí với các nghị quyết
của chúng ta. Họ nói rằng tại sao chúng ta phải mở rộng số lượng Ban chấp hành?
Một điều rất rõ ràng là chúng ta cần đưa vào Ban chấp hành một lực lượng mới. Nhiều
người trong chúng ta đã già và chúng ta phải nghĩ đến việc sẽ trao cho ai lá cờ
tư tưởng của chúng ta để tiếp tục tiến về phía trước? Để làm được việc đó,
chúng ta phải bổ sung các đồng chí trẻ tuổi, trung thành, các nhà hoạt động chính trị mới. Để đào tạo một
nhà hoạt động chính trị chúng ta cần 10 đến 15 năm. Đào tạo Các nhà hoạt động
chính trị kiên định về tư tưởng chỉ có thể tiến hành trong thực tế cuộc sống
trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng sai trái.
Chính là điều đó đòi hỏi phải đưa vào Ban chấp
hành Trung ương lực lượng trẻ mới và qua đó Đảng của chúng ta sẽ lớn mạnh lên.
Lại có người hỏi tại sao chúng ta bãi nhiệm các vị bộ trưởng vốn là các nhà hoạt
động Đảng và Nhà nước nổi tiếng? Chúng ta đã bãi nhiệm Bộ trưởng Molotov,
Kaganovich, Volosilov và thay vào đó là các cán bộ trẻ. Trên cơ sở nào chúng ta
quyết định như vậy? Chúng ta đều biết rằng công việc của các vị bộ trưởng là rất
nặng nhọc nó đòi hỏi không thì kiến thức mà cả sức lực. Vì vậy chúng ta đã thay
họ bằng các bộ trưởng trẻ hơn nhiều sức lực và nghị lực hơn. Chúng ta cần ủng hộ
họ trên cương vị của mình.”
Sau đó Stalin đã chỉ ra các thiếu sót sai lầm của
các vị bộ trưởng. Về bộ trưởng ngoại giao Molotov, Stalin đã nói rằng đó là một
đồng chí trung thành của Đảng nhưng chúng ta không thể bỏ qua các sai lầm của đồng
chí ấy. Stalin đã vạch ra khuyết điểm về việc cho phép đại sứ quán Anh in ấn
truyền bá tư tưởng tư sản ở nước Nga. Ngoài ra chính Molotov là người đề nghị
trao trả bán đảo Crime xinh đẹp cho người Do Thái!
Stalin nói:
“…. Đồng chí ấy đưa ra đề nghị này để làm gì?
Chúng ta đã có nước cộng hòa tự trị của người Do Thái. Hãy để cho họ phát triển
nước cộng hòa này. Chả lẽ thế còn chưa đủ? Còn đồng chí Molotov không thể trở
thành vị “luật sư không công” cho các kiến nghị vô lý của người Do Thái khi đòi
lại bán đảo Crime của chúng ta. Đây là sai lầm chính trị thứ hai của đồng chí
Molotov. Ngoài ra, Molotov còn để cho vợ (một người phụ nữ Do Thái) tham gia
quá nhiều vào công việc của Bộ Chính trị. Bất cứ một việc gì vừa quyết định thì
vợ đồng chí đã biết ngay”.
Simonov nhớ lại: “Tất cả đều bất ngờ khi nghe Stalin nói một cách
lạnh lùng, cứng rắn, tôi không tin ở tai mình nữa… Đang nói về Molotov một cách
không khoan nhượng. Cả gian họp nín thở”.
Stalin cũng đánh giá về Mikoyan, Stalin nói:
“Ông ta đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng
trong chính sách với nông dân và nông trang tập thể. Trong khi nông dân là liên
minh vững chắc của chúng ta”.
Cả Molotov và Mikoyan gần như là tái mặt, mặt cúi
xuống trên bàn chủ tịch. Sau đó, khi Molotov phát biểu, thừa nhận sai lầm và hứa
mãi là học trò của Stalin, thì Stalin đã ngắt lời và nói thẳng: “Không có ai
là học trò của tôi cả. Tất cả chúng ta đều là học trò của Lenin vĩ đại!”.
Stalin đã đề nghị đổi tên Bộ Chính trị thành
Đoàn chủ tịch với thành phần mở rộng – kể cả Ban bí thư là 36 người. Đồng thời
Stalin cũng tuyên bố: đề nghị Ban chấp hành Trung ương cho mình thôi khỏi chức
vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung Ương và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Tuy nhiên các vị đại biểu đồng thanh từ chối đề
nghị của Stalin. Malenkov đứng
trên bục phát biểu: “Thưa đồng chí, chúng ta đã đồng ý và một lòng đề nghị đồng
chí Stalin, lãnh tụ và người thầy vĩ đại sẽ vẫn là Tổng Bí thư của Đảng”.
Stalin cắt ngang: “Trong Hội nghị Trung ương
chúng ta không nên ca ngợi nhau một cách hình thức mà cần phải xem xét vấn đề một
cách thực tế, đề nghị giải quyết mọi việc không theo cảm tính mà theo công việc.
Tôi đề nghị rút khỏi các chức vụ vì tôi cảm thấy đã già, không đủ sức đảm đương
công việc”.
Nguyên soái Tymoshenko đứng
lên và đề nghị: “Thể theo nguyện vọng của nhân dân, chúng tôi nhất trí bầu đồng
chí là Tổng Bí thư”. Cả hội trường đứng dậy vỗ tay. Stalin đứng rất lâu và
nhìn xuống phòng họp, sau đó ông khoát
tay và lặng lẽ ngồi xuống, không nói gì.
Stalin hoàn toàn nhận thức
một cách sâu sắc về tình hình trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô, những vấn đề
mà trước đây, thời kỳ Yagoda, Yezhov đang lập lại bởi sự hiện diện của chủ
nghĩa quan liêu trong Đảng. Vì lý lẽ đó, những nỗ lực cuối cùng ông là nhằm
mong muốn gửi gắm niềm tin vào một Ban lãnh đạo Tập thể và dân chủ để có thể
xây dựng và bảo vệ Nhà nước Xô viết ngày càng vững mạnh. Đáng tiếc là công việc
đó hoàn toàn thất bại.
Bộ ba Beria, Malenkov và Khrushchev đã triệu tập Phiên họp liên tịch Trung ương Đảng, Hội đồng Bộ
trưởng và Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao đã diễn ra vào ngày 6-3-1953. sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Y tế về sự qua đời của
Stalin, Malenkov đã thông báo:
“Tất cả chúng ta đều biết, trách nhiệm lớn
lao để lãnh đạo đất nước đang đặt lên vai tất cả chúng ta. Mọi người đều rõ, đất
nước không thể không được phép có một phút nào không có sự lãnh đạo, vì vậy, đã
có phiên họp liên tịch này… Tôi được giao trách nhiệm báo cáo các đồng chí về
biện pháp củng cố tổ chức Đảng và Nhà nước. Bảo đảm sự lãnh đạo liên tục cho đất
nước… Đòi hỏi sự cố kết của Đảng, không cho phép sự phân liệt hay hoảng sợ nào”.
Cũng tại cuộc họp người ta quyết định thay vì
Đoàn chủ tịch UBTW có 25 thành viên như Đại
hội XIX đã quy định, họ đã thu hẹp thành phần chỉ còn lại các nhã lãnh đạo tối
cao của Đảng: “Beria, Malenkov, Khrushchev, Voroshilov, Kaganovich, Molotov, Bulganin, Mikoyan, M. Saburov, M. Pervukhin”.
Voroshilov được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Đoàn chủ tịch Liên Xô
tối cao Liên Xô. V. Molotov được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao; N. Bulganin - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; A. Mikoyan - Bộ trưởng Bộ
Ngoại thương, ...
Có đến 17 ghế trong số 25 ghế Bộ trưởng còn lại đã bỏ trống, họ từng bước chuyển giao
quyền lực về tay mình.
Như vậy, sự phản bội lần
thứ hai đối với Stalin đã diễn ra, ngay trước cả khi tiến hành tang lễ đó là sự
vi phạm và phá hoại hệ thống cơ cấu quyền lực của Đảng bằng việc hình thành một
nhóm lợi ích cố định.
·
LẦN THỨ BA
Trong hồi ký của mình Svetlana
Alliluyeva đã viết về một số vấn đề trong khoảng thời gian Stalin vừa mới qua đời:
“Sau khi bố tôi chết, ngôi nhà ở Kuntsevo đã trãi qua những
sự kiện kỳ quặc. Ngày thứ hai sau khi bố tôi mất, theo lệnh của Beria, toàn thể
những nhân viên phục vụ và bảo vệ, toàn bộ số nhân viên phục vụ biệt thự này được
triệu tập lại, và người ta tuyên bố với họ rằng các đồ vật trong tòa nhà này phải
được lập tức chuyển khỏi nơi này, và tất cả mọi người phải rời khỏi tòa nhà này.
Không ai có thể tranh cãi với Beria được. Những con người hết
sức hoang mang, không hiểu gì cả ấy thu xếp đồ đạc, sách, bát đĩa, đồ gỗ, họ vừa
khóc vừa chất tất cả các thứ ấy lên những chiếc xe tải, - tất cả được chở tới một
nôi nào đó, đến những kho nào đó... trước kia Bộ An ninh quốc gia và Ủy ban an
ninh quốc gia có không ít những kho như vậy. Người ta đã đuổi ra ngoài đường những
con người đã từng phục vụ (Stalin) trong suốt khoảng thời gian 10-15 năm là vì
tình cảm chứ không phải sự sợ hãi. Họ đã bị đuổi hết đi các nơi: nhiều sĩ quan
trong đội bảo vệ bị đưa đến các thành phố khác. Hai người đã tự sát bằng súng
vào những ngày ấy. Những con người ấy đã không hiểu nổi điều gì cả, họ không hiểu
họ có tội gì? Tại sao người ta đã hành họ như thế? Nhưng trong phạm vi Bộ An
ninh quốc gia, mà tất cả họ đều là nhân viên của Bộ ấy theo chức vụ, thì họ có
nghĩa vụ chấp hành vô điều kiện mọi mệnh lệnh của cấp trên”.
Mục
đích của công việc đó là gì? Thực tế, ngay khi Stalin vừa tạ thế, quá trình
“phi Stalin hóa” đã bắt đầu. Con trai Beria – Sergo Beria đã khẳng định trong cuốn sách của mình rằng Beria luôn là người chống
chế độ Stalin.
Bài
viết “113 ngày trong cuộc đời của người học trò trung thành và bạn chiến đấu gần
gũi nhất, hay là Cuộc cải tổ (Perestroika) chưa được biết đến” của tác giả
Alexander Frolov, đăng trên báo “Nước Nga Xô viết” số ra ngày 11/4/1992, đã giải
thích một cách căn bản những tham vọng của Beria. Lavrentiy Beria muốn củng cố địa vị quyền
lực chính trị của cá nhân mình thay cho một tập thể Đoàn chủ tịch UBTW. Do đó,
Beria bắt đầu tiến hành quá trình thủ tiêu những khả năng có thể tổn hại đến sinh mệnh chính trị của
ông ta:
- Beria cần thủ tiêu những nghị quyết của Đại hội 19 của Đảng, những nghị quyết có thể ảnh hưởng đối với việc duy trì và củng cố quyền lực, tất nhiên, vì nghị quyết này là của chính Stalin do đó không thể xóa bỏ nó nếu vẫn "trung thành với sự nghiệp của Stalin". Đồng thời, trong cuộc đấu tranh chính trị với Abakumov từ 1943-1951, cũng như là việc Beria cũng cố quyền lực đã làm cho mọi người trở nên khiếp sợ ông ta, vì thế Beria cần thiết phải "cải thiện" những suy nghĩ của người khác về ông, cần làm cho người ta thấy rằng ông là một nhà lãnh đạo hết lòng vì lợi ích của đất nước.
- Đảo chính chính trị 6/3/1953 là cuộc đảo chính tập thể, bản thân một mình Beria không thể làm được, do đó ông cần sự liên minh. Tuy nhiên, sau khi đã đạt được mục đích, để xóa bỏ khả năng bản thân mình bị lật đổ Beria nghĩ đến việc cần lập nên một ban lãnh đạo mới – hiển nhiên điều đó dẫn đến phải loại bỏ những người tham gia cùng Beria. Chính việc âm mưu loại bỏ “những nhà lãnh đạo Bolsheviks lão thành” là nguồn gốc dẫn đến cuộc đảo chính chính trị ngược của Đoàn chủ tịch UBTW Đảng chống Beria dưới sự lãnh đạo của Nikita Khrushchev vào 4 tháng sau đó nhằm tự cứu lấy chính mình, tức là cuộc đảo chính chính trị tháng 26/6/1953.
- Beria cần thủ tiêu những nghị quyết của Đại hội 19 của Đảng, những nghị quyết có thể ảnh hưởng đối với việc duy trì và củng cố quyền lực, tất nhiên, vì nghị quyết này là của chính Stalin do đó không thể xóa bỏ nó nếu vẫn "trung thành với sự nghiệp của Stalin". Đồng thời, trong cuộc đấu tranh chính trị với Abakumov từ 1943-1951, cũng như là việc Beria cũng cố quyền lực đã làm cho mọi người trở nên khiếp sợ ông ta, vì thế Beria cần thiết phải "cải thiện" những suy nghĩ của người khác về ông, cần làm cho người ta thấy rằng ông là một nhà lãnh đạo hết lòng vì lợi ích của đất nước.
- Đảo chính chính trị 6/3/1953 là cuộc đảo chính tập thể, bản thân một mình Beria không thể làm được, do đó ông cần sự liên minh. Tuy nhiên, sau khi đã đạt được mục đích, để xóa bỏ khả năng bản thân mình bị lật đổ Beria nghĩ đến việc cần lập nên một ban lãnh đạo mới – hiển nhiên điều đó dẫn đến phải loại bỏ những người tham gia cùng Beria. Chính việc âm mưu loại bỏ “những nhà lãnh đạo Bolsheviks lão thành” là nguồn gốc dẫn đến cuộc đảo chính chính trị ngược của Đoàn chủ tịch UBTW Đảng chống Beria dưới sự lãnh đạo của Nikita Khrushchev vào 4 tháng sau đó nhằm tự cứu lấy chính mình, tức là cuộc đảo chính chính trị tháng 26/6/1953.
Để
củng cố quyền lực chính trị của mình, Beria bắt đầu tiến hành một loạt các kế
hoạch:
Ngày 24/3, Beria gửi lên
Đoàn chủ tịch UBTW tờ trình về việc ân xá, đến ngày 27/3, Sắc lệnh tương ứng của
Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao đã được ban bố. Ngày 4/4, Thông báo của Bộ Nội vụ
Liên Xô được công bố, trong đấy Bộ Nội vụ tuyên bố rằng đã tiến hành thẩm tra kỹ
lưỡng tất cả tài liệu điều tra sơ bộ và các dữ kiện khác về vụ án nhóm bác sĩ bị
kết án tội phá hoại, gián điệp và hoạt động khủng bố đối với các nhà lãnh đạo Đảng
và Nhà nước. Cho rằng những lời buộc tội là dối trá, rằng các cán bộ điều tra
trước đây đã sử dụng những phương pháp điều tra không đúng đắn. Đã có đến 1,2
triệu tù nhân được phóng thích trong tổng số 2,5 triệu tù nhân, trong đó kể cả
các tội phạm chính trị, điều này làm dấy lên làn sóng dư luận: Trách nhiệm là
do ai? Beria đã gán hết trách nhiệm này cho Stalin, mặc dù Beria là người đứng
đầu Cơ quan An ninh Nhà nước.
Ngày 28/3, kiến nghị
của Beria về việc chuyển giao các trại lao động từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp được
Hội đồng bộ trưởng phê duyệt. Đồng thời Beria cũng chuyển toàn bộ các cơ cấu
kinh tế thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ sang các Bộ khác. Bộ Nội vụ được tiến
hành cải tổ một cách mạnh mẽ, từ chỗ chức năng của Bộ Nội vụ trước đây là thực
hiện sự đàn áp của giai cấp cầm quyền đối với các lực lượng phản cách mạng, nay
chuyển thành chức năng cung cấp thông tin và kiểm soát kinh tế và xã hội cả
liên bang.
Beria tiến hành một
loạt kế hoạch nhằm chuyển trung tâm quyền lực từ các cơ quan đảng sang cơ quan
Nhà nước, dưới hình thức “phân định ranh giới các chức năng” của Bộ Nội vụ. Thay
thế toàn bộ các cán bộ được Trung ương cử xuống, hầu hết là người Nga có trình độ cao, thay
vào đó là các cán bộ có nguồn gốc dân tộc địa phương, đào tạo tại chỗ. Tiến hành hàng loại
các biện pháp hồi hương những người đang sống lưu vong ngoài Liên Xô.
Ngoài ra, Beria còn chủ
trương ngừng việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tại Cộng hòa Dân chủ Đức, tiến
tới thống nhất Đông – Tây Đức thành một nhà nước dân chủ tư sản trung lập. Đồng
thời còn trao quyền tự trị nhiều hơn cho các nước Cộng hòa trong liên bang. Các quyết định này đã gây ra một làn sóng phản đối
mạnh mẽ, mâu thuẫn các dân tộc trong Liên Xô gia tăng đáng kể, đặc biệt là mâu
thuẫn các dân tộc nhỏ với dân tộc Nga.
Những điều này hoàn toàn
có thể kiểm tra lại trong cuốn sách của chính con trai Beria - Sergo Beria. Và
chính Sergo đã tuyên bố một cách hùng hồn:
“Những cuộc Cải tổ được
tuyên bố với tòan thế giới (của Gorbachev) hóa ra lại chỉ là sự thực hiện xoàng
xĩnh những tư tưởng do ông (Beria) đưa ra ba thập kỷ trước Hội nghị toàn thể
Trung ương lịch sử năm 1985”.
Sau khi tiến hành một loạt
các biện pháp nhằm củng cố quyền lực của mình, Beria tiến tới việc xóa bỏ những ai có thể cạnh tranh quyền lực chính trị đối với ông ta, tức là loại bỏ các Ủy
viên Đoàn chủ tịch UBTW, hòng thiết lập một nhóm mới do Beria lãnh đạo. Ngay
trong mùa hè năm 1953, thông tin Beria chỉ đạo việc thu thập hồ sơ nhằm tố cáo
Malenkov, Khrushchev và các Ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời Beria cũng chỉ đạo
bắt giữ cựu Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng – Ignachev, là người quan hệ
thân thiết với Malenkov.
Khrushchev, Malenkov và
các ủy viên Đoàn chủ tịch UBTW, đã tìm kiếm sự ủng hộ của Nguyên
soái Zhukov, bất ngờ tiến hành bắt giữ Beria ngay tại phiên họp Đoàn chủ tịch UBTW tháng 26/6/1953 bằng cách điều động các lực lượng vũ quân sự
của Bộ quốc phòng. Đây là một sự kiện rất đặc biệt, là sự tiếp nối của các hành
động phi pháp kể từ Phiên họp liên tịch 6/3/1953 của Ban chấp hành Trung ương.
Khrushchev đã cáo buộc Beria về các tội danh:
chủ nghĩa xét lại khi công kích Stalin, phản cách mạng khi từ bỏ xây dựng nước
Cộng hòa dân chủ Đức, âm mưu khôi phục chủ nghĩa tư bản ở Liên Xô. Mặc dù chức
vụ của Beria là do Nhà nước bổ nhiệm, song việc loại bỏ Beria lại là do quyết định
của Đoàn chủ tịch UBTW, về mặt cơ bản đây là: đảo chính chính trị, vi phạm nguyên
tắc tổ chức đảng và điều lệ đảng.
Hội nghị TW tháng 7/1953 quyết định loại bỏ
Beria khỏi Đoàn chủ tịch UBTW và UBTW Đảng mặc dù Beria đã bị bắt giam trước đó
vào 26/6/1953, điều này vi phạm Hiến pháp và Luật tố tụng hình sự Liên Xô.
Như vậy, sự phản bội thứ
ba đó là việc phá vỡ toàn diện cơ cấu tổ chức Đảng do Lenin và Stalin là những
người sáng lập, bảo vệ và dày công vun đắp.
·
LẦN THỨ TƯ
Người ta thường nói rằng bệnh sùng bái cá nhân
là do Stalin tiêm nhiễm, nhưng Stalin đã chết vào năm 1953, còn Đại hội lên án
bệnh sùng bái cá nhân lại diễn ra vào tận 1956. Câu hỏi được đặt ra là, nếu như
Stalin là kẻ tạo nên sự sùng bái cá nhân đó bằng quyền lực của ông ta, thì có
nghĩa là sau khi ông chết, khi quyền lực đã rơi vào tay một nhóm lợi ích chính
trị mới thì tại sao phải đến năm 1956 mới lên án tệ sùng bái cá nhân Stalin mà
không phải ngay trong năm 1953?
Có hai vấn đề đã xảy ra, dù mâu thuẫn nhưng lại
cũng rất biện chứng: người ta cùng lúc lên án tệ sùng bái cá nhân và tiến hành
tạo ra dư luận để chống Stalin; nhưng cũng đồng thời tôn vinh Stalin. Có thể nói
“phi Stalin hóa” không phải bắt đầu từ năm 1956 như tất thảy chúng ta đều nghĩ.
-
- Quá trình “phi Stalin hóa” diễn ra khi nào?
- Quá trình “phi Stalin hóa” diễn ra khi nào?
Việc mở đầu cho quá trình “phi Stalin hóa” này
bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 năm 1953, tức là chỉ 5 ngày sau khi Stalin vừa qua đời.
Tại phiên họp kín của Đoàn chủ tịch ỦBTW, Malenkov đã có bài diễn văn phê phán “tệ
sùng bái cá nhân”, tuy nhiên nội dung không đề cập đến việc phê phán Stalin. Nội
dung đề cập đến việc phải giảm thiểu các xu hướng tôn vinh các nhà lãnh đạo cũ,
giảm bớt việc nhắc đến tên của tất cả các thành viên của UBTW.
Kể từ ngày 20 tháng 3, tên Stalin đã không còn được
nhắc nhiều trên báo chí. Năm 1953 cũng đánh dấu việc kỷ niệm 50 năm thành lập Đảng,
UBTW Đảng và Viện Marx-Engels-Lenin-Stalin thuộc UBTW đã tổ chức lễ kỷ niệm này,
song nội dung đề cập đến việc phê phán tệ sùng bái cá nhân là nội dung trung tâm,
trong đó người ta chỉ trích các thành viên của UBTW các nước Cộng hòa khi trích
dẫn Marx-Engels-Lenin-Stalin một cách giáo điều.
Ngày 9 tháng 5 năm 1953, đã có lệnh cấm việc đưa
chân dung các thành viên Đoàn chủ tịch UBTW, chỉ được phép đưa chân dung Marx-Engels-Lenin-Stalin.
Tại phiên họp Hội nghị toàn thể UBTW Đảng tháng
7/1953, Malenkov đã có những chỉ trích Stalin về những sai lầm nhỏ và bệnh sùng
bái cá nhân, thái độ tiêu cực chính trị của Stalin trong việc phê phán Molotov
và Mykoyan tại Đại hội 19, cũng như là phê phán một số vấn đề trong tác phẩm “Những
vấn đề kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô” của Stalin. Tuy nhiên, Malenkov ko
phê phán một cách gay gắt và cay độc như Khrushchev, ngay sau đó Malenkov cho rằng
không nên có thái độ tiêu cực đối với Stalin, rằng Stalin cũng có những điểm yếu,
và đề nghị vẫn tiếp tục tôn vinh, tôn trọng sự nghiệp của Marx-Engels-Lenin-Stalin.
Ngày 1 tháng 9 năm 1953, Xô viết Tối cao Liên Xô
quyết định thẩm tra lại những bản án của Tòa án quân sự tối cao Liên Xô, căn bản
là tiếp tục lại những công việc mà Beria đã đề nghị trước đó. Tiếp đó tháng 4 năm
1954, Xô viết Tối cao Liên Xô tiếp tục cung cấp các thẩm quyền để xem xét lại vụ
án Leningrad. Trong phiên phát biểu tại Đảng ủy Leningrad ngày 7 tháng 5 năm 1954,
Khrushchev đã tuyên bố rằng: kẻ chủ mưu trong việc mưu hại các đồng chí
Kuznetsov, Popkov, Voznesensky, … là do sự phát triển không kiểm soát nổi của bệnh
sùng bái cá nhân Stalin – vì ông ngày càng già yếu và bị lũng đoạn bởi Beria và
Abakumov, hai kẻ gây hại đến Stalin và cả UBTW.
Từ tháng 5 năm 1955, việc phục hồi chính trị vẫn
được tiếp tục, phạm vi của nó còn kéo đến những năm 30, tức là thời kỳ các vụ án
chính trị chống Trung tâm phản cách mạng trotskyist Zinoviev và Kamenev. Ngày
31 tháng 12 năm 1955, một ủy ban kín được thành lập bởi Pospov để phục hồi chính
trị, tuy nhiên, xuyên suốt quá trình phục hồi cái gọi là “nạn nhân bị đàn áp chính
trị” cơ quan công tố và pháp luật không phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính mà
là một ủy ban Đảng được bầu ra để đảm nhận trách nhiệm, do đó các quyết định về
cái gọi là “phóng thích các nạn nhân bị đàn áp chính trị” có vẻ đã vi phạm nghiêm
trọng luật pháp của Liên Xô. Thậm chí, con dâu của Nikita Khrushchev, vợ của
Leonid Khrushchev, người bị bắt vì cáo buộc làm gián điệp cho Đức đã được phóng
thích mặc dù cho đến nay vẫn không tìm thấy lệnh phóng thích nào.
Tháng 1 năm 1956, Nikita Khrushchev lần đầu tiên
chỉ trích Stalin công khai trong cuộc trò chuyện với Enver Hoxha và đoàn đại biểu
Albania, ngay lập tức đã gặp phải sự phản ứng của đoàn đại biểu Albania.
Ngày 30 tháng 1 năm 1956, Đoàn chủ tịch UBTW đã
thông qua kiến nghị của Khrushchev trong việc chấp thuận sự ủy quyền cho một ủy
ban của Đảng đối với việc thẩm tra và thả tù nhân chính trị của Xô viết tối cao
Liên Xô. Có thể nói, việc thông qua kiến nghị này vi phạm một cách trắng trợn và
nghiêm trọng luật pháp Liên Xô, nó biểu hiện quá trình tập trung quyền lực chính
trị của Khrushchev đã đến một mức độ đáng lo ngại.
Ngày 8 tháng 2 năm 1956, Ủy ban Pospov đã đệ trình
lên Đoàn chủ tịch UBTW báo cáo về sự đàn áp chính trị dưới thời kỳ Stalin. Ngày
9 tháng 2, Đoàn chủ tịch UBTW đã tiến hành thảo luận gay gắt vấn đề này. Kaganovich,
Voroshilov, Molotov cực lực phản đối việc đọc báo cáo trong Đại hội 20. Ngày 13
tháng 2, một cuộc họp tương tự lại tiếp tục diễn ra, mặc dù không được đa số ủng
hộ, song Khrushchev bất chấp và tiến hành một cách cá nhân dự thảo báo cáo về
phê phán tệ sùng bái cá nhân Stalin.
- - Sùng bái cá
nhân Stalin ngay cả khi Stalin đã qua đời là do ai ?
Mặc dù nhắc về tệ sùng bái cá nhân, nhưng trong
lễ nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1953, cái tên
Stalin vẫn được xướng lên cùng với Lenin tại các phiên họp và báo cáo của Đoàn
chủ tịch UBTW Đảng. Những câu nói: “Vai trò vô giá của đồng chí trong việc giải
quyết các vấn đề hoạt động của Đảng và Nhà nước”; “sẽ trung thành đối với sự
nghiệp của Lenin và Stalin”; “nhà lãnh đạo vĩ đại, người kế thừa sự nghiệp của
Lenin”, … vẫn tiếp tục vang lên trong những buổi lễ mít tinh ngày 1/5 và 7/11.
Các tác phẩm của Stalin vẫn tiếp tục được nghiên cứu.
Viện nghiên cứu Marx-Engels-Lenin được đổi tên
thành Viện Marx-Engels-Lenin-Stalin. Tháng 9 năm 1953, Khrushchev đã ký sắc lệnh
của UBTW chấp thuận việc lập bảo tàng I.V. Stalin, hàng loạt các công tác tổ chức
ghi dấu ấn Stalin được đề xuất và triển khai như : bảo tàng Trung ương Marx-Engels-Lenin-Stalin,
đổi tên Đoàn Komsomol Lenin thành Đoàn Komsomol Lenin – Stalin, thành lập Quận “Tưởng
nhớ Stalin” tại Moskva, ….
Tại phiên họp Hội nghị toàn thể UBTW 7/1953, bên
cạnh việc Malenkov chỉ trích Stalin, song Malenkov vẫn đề nghị, trung thành với
những lời dạy của Marx-Engels-Lenin-Stalin.
Ngày 8 tháng 8 năm 1953, Malenkov phát biểu tại
Xô viết Tối cao Liên Xô về vấn đề nông nghiệp, trong đó ông nhắc đi nhắc lại rằng
Đảng được dẫn dắt bởi học thuyết Marx – Lenin, do hai người thầy thiên tài vĩ đại
Lenin và Stalin dẫn dắt sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Ngày 6 tháng 11 năm 1953, nhân dịp kỷ niệm 36 năm
Cách mạng tháng Mười, Voroshilov phát biểu và gọi Stalin là “nhà lãnh đạo vĩ đại”,
“người chỉ huy tài giỏi”, Voroshilov tuyên thệ mãi trung thành dưới ngọn cờ của
Lenin-Stalin. Ngày 7 tháng 11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bulganin lặp lại những lời
nói tương tự như thế.
Ngày 21 tháng 12 năm 1953, lễ kỷ niệm 74 năm ngày
sinh Stalin vẫn tiếp tục được tổ chức rộng rãi, Giải thưởng quốc tế Stalin “vì
sự củng cố hòa bình giữa các dân tộc” vẫn tiếp tục được trao. Ngày 22 tháng 12 năm
1953, từ điển Triết học Liên Xô đã thêm một dòng dưới cái tên Stalin có nội
dung “Cái tên bất tử Stalin sẽ luôn sống mãi trong tim nhân dân Liên Xô và nhân
loại tiến bộ”.
Ngày 22 tháng 1 năm 1954, lễ kỷ niệm 30 năm ngày
mất của Lenin, Pospov – người đứng đầu ủy ban xét lại các vụ án đàn áp chính trị,
người tích cực nhất trong việc công kích Stalin tại Đại hội XX của Đảng Cộng Sản
Liên Xô 1956 – đã phát biểu và gọi Stalin là người kế thừa vĩ đại của Lenin.
Ngày 5 tháng 3 năm 1954, lễ kỷ niệm một năm ngày
mất của Stalin, tất cả các bài báo của Cơ quan Đảng và Nhà nước Liên Xô đều tôn
vinh công lao và cống hiến của Stalin trong những chặng đường đấu tranh lịch sử
của Đảng và Nhà nước.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, mặc dù đề cập đến bệnh
sùng bái cá nhân Stalin, song Khrushchev vẫn nói với tổ chức Đảng Leningrad rằng:
“Chính sách của Stalin là hoàn toàn đúng đắn, và chúng ta sẽ trung thành và thực
hiện đến thắng lợi hoàn toàn”; “Đồng chí Stalin là con người vĩ đại, một người
marxist xuất sắc”.
Ngày 21 tháng 12 năm 1954, lễ kỷ niệm 75 năm ngày
sinh của Stalin lại tiếp tục được tổ chức rộng rãi, các di tích ghi dấu ấn
Stalin, tượng đài, trường học, các công trình nghiên cứu về Stalin lại tiếp tục
được mọc lên.
Ngày 4 tháng 1 năm 1955, Khrushchev đã kiến nghị
UBTW Đảng hoãn ngày kỷ niệm Lenin, trong đấy có nhắc rằng Chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô giành thắng lợi to lớn là do dưới sự lãnh đạo của Stalin.
Ngày 5 tháng 3 năm 1955, ngày kỷ niệm Stalin tạ
thế lần thứ hai tiếp tục được tổ chức một cách long trọng, những ca ngợi Stalin
xuất hiện và tiếp tục dày đặc trên báo chí. Ngày 22 tháng 4, tại nhà hát
Bolshoi, Shepilov – người đã viết báo cáo về tệ sùng bái cá nhân Stalin đọc tại
phiên họp bí mật Đại hội 20 năm 1956 – đã gọi Stalin trong bài phát biểu của mình
là “người kế thừa vĩ đại sự nghiệp của Lenin”, ngay trong các cuốn sách của ông
cũng ghi rất rõ “Con đường lịch sử đi đến chủ nghĩa cộng sản đã được tạo ra bởi
Marx-Engels-Lenin-Stalin”.
Tháng 2 năm 1956, Đại hội XX của Đảng Cộng sản
Liên Xô khai mạc, báo Soviet Belorussia đã viết: “Tại Moskva, dưới ngọn cờ vĩ đại
của Marx-Engels-Lenin-Stalin, Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng
của Marx-Engels-Lenin-Stalin đã khai mạc!”.
Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Khrushchev tuyên
bố: “…. Ngay sau Đại hội 19, cái chết đã rút khỏi hàng ngũ lãnh đạo Đảng ta người
kế tục sự nghiệp của Lenin vĩ đại, Joseph Vissarinovich Stalin, người đã trung
thành di huấn của Lenin trong suốt 30 năm. Kẻ thù chủ nghĩa xã hội tin rằng hàng
ngũ chúng ta sẽ bị xáo trộn, tranh giành quyền lực, thiếu quyết đoán trong chính
sách đối nội và đối ngoại. Song, chúng đã nhầm. Đảng ta sẽ đoàn kết hơn nữa
xung quanh Ủy Ban Trung ương và giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Marx-Lenin cao
hơn nữa”. Khrushchev còn nói, giữa lúc này đây, cái chết của Stalin, Clement
Gotttwald, Kyuitsi Tokuda là tổn thất lớn lao, hãy dành cho họ một phút mặc niệm.
Toàn bộ báo cáo của Khrushchev không một dòng nào nhắc đến tệ sùng bái cá nhân
của Stalin.
Báo cáo của Ủy ban Trung ương có nhắc đến tệ sùng
bái, song, không đề cập đến Stalin, UBTW xác định rằng lỗi là do thiếu sót nghiêm
trọng khi thực hiện các công việc. Các diễn giả của Đại hội có lên án nhiều đến
sự sùng bái cá nhân, song, không chỉ đích danh, cuối bài phát biểu họ còn tuyên
bố “trung thành với học thuyết Marx-Engels-Lenin-Stalin”, với “Đảng của Lenin –
Stalin”. Duy có Mykoyan có phê phán 1 số điểm “Những vấn đề kinh tế xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô” là sai lầm, tuy nhiên bị các thành viên Đại hội chỉ trích gay
gắt vì thiếu hiểu biết.
Trên thực tế, trong phiên họp chính thức của Đại hội XX, tổ chức ngày 14/2 đến
24/2, gần như hoàn toàn không có chuyện tố cáo tệ sùng bái cá nhân của Stalin. Có
nghĩa là chỉ khi và đã khi Khrushchev nắm chắc trong tay vị trí Bí thư thứ nhất
UBTW Đảng Cộng sản Liên Xô (tức tương đương Tổng bí thư), thì Khrushchev mới triển
khai cái gọi là báo cáo tệ sùng bái cá nhân của Stalin vào phiên họp bí mật, được
tổ chức thêm. Tuy nhiên, báo cáo này được cung cấp cho một số ít cán bộ cấp cao
của TW và các nước Cộng hòa. Những nỗ lực công bố cho các đảng viên bình thường
đã thất bại vì gặp phải sự phản ứng gay gắt và giận dữ, mãi đến năm 1989, tại đỉnh
cao của Cải tổ, báo cáo này mới công khai phổ biến.
Sự thật là sau bài phát biểu bí mật của Khrushchev, toàn thể Đại hội đã đứng dậy và hét lớn biểu thị cho sự phản đối:
Thế đấy, chúng ta có thể thấy rằng, sự sùng bái cá nhân Stalin không phải là sự áp đặt hay khuyến khích của Stalin từ trên xuống dưới đối với xã hội, ngược lại. Đó là sự xua nịnh, là động cơ chính trị của một số cá nhân, những kẻ cơ hội chủ nghĩa nhằm leo cao vào các vị trí quyền lực. Ngày xưa, họ nhân danh Stalin để phục vụ lợi ích chính trị của mình - Ngày nay, họ phê phán Stalin cũng vì lợi ích chính trị của mình.
Sự thật là sau bài phát biểu bí mật của Khrushchev, toàn thể Đại hội đã đứng dậy và hét lớn biểu thị cho sự phản đối:
- - Vinh Quang cho Stalin!
Thế đấy, chúng ta có thể thấy rằng, sự sùng bái cá nhân Stalin không phải là sự áp đặt hay khuyến khích của Stalin từ trên xuống dưới đối với xã hội, ngược lại. Đó là sự xua nịnh, là động cơ chính trị của một số cá nhân, những kẻ cơ hội chủ nghĩa nhằm leo cao vào các vị trí quyền lực. Ngày xưa, họ nhân danh Stalin để phục vụ lợi ích chính trị của mình - Ngày nay, họ phê phán Stalin cũng vì lợi ích chính trị của mình.
Ngày 5 tháng 3 năm 1956, Đoàn chủ tịch UBTW đã
thông qua một nghị quyết quán triệt báo cáo của Nikita Khrushchev đến các tổ chức
Đảng địa phương, ko ai trong Đoàn chủ tịch phản đối, kể cả Molotov, Voroshilov,
Kaganovich.
Nhưng dẫu thế nào đi chăng nữa, việc Đoàn chủ tịch
UBTW gồm những người cộng sự đã từng tuyên thệ “trung thành với sự nghiệp của
Lenin-Stalin”, lại là người tổ chức quá trình “phi Stalin hóa” chỉ 5 ngày sau
khi Stalin qua đời đã cho thấy đó là một sự phản bội rất to lớn.
Tất cả họ đều thấy rõ ý đồ của Stalin tại Đại hội 19, và Stalin nhìn thấy rõ bộ mặt của những kẻ mang đầy tham vọng làm lãnh tụ và trục lợi bên cạnh mình nhưng không thể làm gì được.
Tất cả họ đều thấy rõ ý đồ của Stalin tại Đại hội 19, và Stalin nhìn thấy rõ bộ mặt của những kẻ mang đầy tham vọng làm lãnh tụ và trục lợi bên cạnh mình nhưng không thể làm gì được.
·
LẦN THỨ
NĂM
Cũng giống như cuộc đảo chính chính trị
6/3/1953, cuộc đảo chính chính trị 26/6/1953 đều dẫn đến một thực tế là kẻ cầm đầu
đều không đạt được quyền lực tuyệt đối. Do đó, quá trình từ Hội nghị tháng
7/1953 đến Đại hội 20 tháng 2/1953 là quá trình Nikita Khrushchev củng cố quyền
lực của mình khi gia tăng sự ủng hộ của đông đảo những người ủng hộ mình bằng cách
đưa họ vào các chức vụ cao của Đảng. Trên thực tế, nếu Beria thì thi hành chính
sách Chính quyền trị, thì Khrushchev dựa vào Đảng trị, về bản chất đều là chủ
nghĩa quan liêu trong Đảng, là sự tiếp nối từ những âm mưu và lợi ích chính trị
từ thời Yagoda và Yehzov trong các cuộc đàn áp 1931 – 1938, là sự tiếp nối của
của đấu tranh giành quyền lực chính trị giữa Beria và Abakumov 1943 – 1951, là
sự kế tục cuộc đấu tranh quyết liệt giữa Beria và Đoàn chủ tịch UBTW dưới sự lãnh
đạo của Khrushchev 3/1953 – 6/1953.
Chỉ 4 tháng sau Đại hội 20, Kaganovich,
Malenkov, Molotov đã bị Khrushchev xóa bỏ toàn bộ các chức vụ và vu cáo rằng đây
là nhóm chống Đảng mới. Ngay cả, người tận tụy và trung thành với Khrushchev như
Shepilov cũng không tránh khỏi. Sau 3 tháng tiếp theo, ngay cả “người quan trọng
nhất trong việc bắt giữ Beria”, Nguyên soái Zhukov, cũng bị cắt chức nốt. Rồi đến
Bulganin và Voroshilov cũng bị loại khỏi Đoàn chủ tịch UBTW. Những người chống
Stalin cuồng nhiệt nhất như các thành viên Thư ký UBTW là Aristov, Ignatov,
Kirichenko, Furtseva và Pestoov cũng nhanh chóng bị loại. Nhiều năm sau,
Furtseva đã từng rất hối hận vì bà đã tham gia kế hoạch chống Stalin một cách dối
trá có hệ thống.
Bằng cách loại bỏ toàn diện những người có khả
năng chống lại sự lãnh đạo chuyên chế của mình, Nikita Khrushchev đã hoàn thành
“dự toán của Beria về việc bắt giữ các thành viên Bộ Chính trị vào ngày
27/7/1953” một cách xuất sắc. Nikita Khrushchev đã tạo ra xung quanh mình một cơ
cấu quyền lực thống nhất, một “giáo phái” sùng bái Nikita Khrushchev một cách
thực sự. Mọi lời nói của Nikita Khrushchev là kim chỉ nam cho Đảng, việc trích
dẫn lời Nikita gần như là vô tội vạ.
Sự phản bội Stalin không chỉ dừng ở đó, Nikita
Khrushchev đã kiến nghị tại Đại hội 22 của Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1961 rằng:
Cần thiết phải đưa thi hài Stalin khỏi Lăng Lenin bất chấp việc nhân dân Liên Xô
chống lại các việc lên án Stalin. Một thực tế là từ năm 1956 – 1961, Stalin vẫn
được đề cập như là một nhà cách mạng vĩ đại, nhà lãnh đạo xuất sắc của đất nước.
Hàng loạt các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm về Stalin vẫn được tổ chức xuyên suốt tại
các trung tâm thành phố, trường học, nhà máy, xí nghiệp, …
Ngày 30 tháng 10 năm 1961, trong một phiên họp
do Shvernik chủ trì, một số đoàn đại biểu tổ chức Đảng đã đồng ý với quyết định
của Khrushchev, tuy nhiên sự ủng hộ này diễn ra mang tính chất cục bộ, bí mật
chứ không phải công khai dân chủ.
Bí thư Đảng ủy Leningrad – Spiridonov phát biểu:
“Tổ chức Đảng Leningrad cũng như toàn Đảng, nhất
trí lên án sự sùng bái cá nhân của Stalin, đã tiến hành phê chuẩn một số biện
pháp nhằm loại bỏ những hậu quả của nó. Trong quá trình thảo luận về kết luận của
Đại hội 20 của Đảng CSLX tại nhiều cuộc họp và nhân dân lao động Leningrad, các
ý kiến đưa ra rằng không thể để thi hài của Stalin nằm bên cạnh thi hài của nhà
lãnh đạo vĩ đại và là người thầy của nhân dân lao động thế giới, người đã sáng
lập ra đảng vinh quang và nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, ngay trong Lăng
mang tên Vladimir Ilyich Lenin được nữa”.
Spiridonov nhanh chóng nhận được sự đồng tình từ
Bí thư thành ủy Moskva – Demichev, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Cộng hòa XHCNXV
Gruzia – Javakhishvili, thành viên UBTW – Lazurkina, Podgomy – Bí thư thứ nhất
Ukraina. Ngay sau đó, một loạt các đại biểu đã lên tiếng chỉ trích Stalin:
Georgiev – Bí thư thứ nhất UB Khu vực Altai, Rodinov – Bí thư thứ hai UBTW Đảng
Kazakhstan, Shibaev – Bí thư thứ nhất UB khu vực Saratov, Leonov – Bí thư UB
khu vực Sakhalin, Serdyuk – Phó chủ tịch UB kiểm soát TW, Ivanov Vecherov – thợ
dệt, Gibachov – Bí thư thứ nhất UB khu vực Cibu. Chỉ có hai người duy nhất ko đồng
tình về việc cải táng thi hài Stalin là Schetinin – Bí thư thứ nhất UB khu vực
Irkutsk và nhà văn Kochetov.
Ngay trong đêm 31 tháng 10 năm 1961, ngay trước
cả khi Nghị quyết cải táng Stalin được phê duyệt và công bố. dưới sự chỉ đạo của
Nikita Khrushchev, thi hài Stalin đã được đưa ra khỏi Lăng và cải táng bên tường
thành Điện Kremli, Lăng Lenin – Stalin đổi thành Lăng Lenin.
Ngay lập tức, Khrushchev ban hành các mệnh lệnh
xóa sạch toàn bộ dấu tích của Stalin như tên thành phố, di tích, tượng đài, trường
học. Bên cạnh đó, tên những người “cộng sự của Stalin” – những người cũng đã tích
cực tham gia quá trình phi Stalin hóa, vào năm 1957 cũng đã bị xóa sổ hoàn toàn
ở các công trình công cộng.
Thật buồn cười, những cựu tù nhân Gulag thời
Stalin như V. Snegov và O. Shatunovskaya đã từng gửi thư kêu gọi Nikita hãy làm
triệt để xóa sổ tên tuổi Stalin bằng cách công khai kho lưu trữ TW và kho lưu
trữ cá nhân Stalin để làm sáng tỏ “tên độc tài Stalin”. Tuy nhiên Khrushchev đã
thẳng thẳng từ chối với lý do rất mơ hồ: “sợ rằng làm như thế sẽ gây ra một làn
sóng bất mãn và hận thù mới”.
Việc đụng chạm và trả thù một cách đê hèn của
Nikita Khrushchev đối với Stalin, người mà vào năm 1934, Khrushchev đã dùng 34
lần bằng nhiều cách khách nhau để vinh danh. Đó là một sự phản bội đầy đê tiện của
Khrushchev. Tất nhiên, ông ta có lý do của ông ta: sự trả thù cho con trai
Leonid đã bị xử bắn vì cáo buộc phản quốc, đào ngũ sang hàng ngũ Đức Quốc xã. Không
một ai trong Bộ Chính trị đồng ý với bản án đó, mà Nikita Khrushchev không loại
bỏ. Không một ai!
Sau khi Nikita Khrushchev bị rớt đài kể từ tháng
10 năm 1964, làn sóng chỉ trích Stalin đã dừng lại, mặc dù vẫn còn, nhưng nó đã
giảm nhiệt rất đáng kể.
Tại đại hội 23 của Đảng CSLX, từ tháng 3 – tháng
4 năm 1966, Bí thư Thành ủy Moskva, Egorychev đã đề nghị khôi phục tên tuổi cho
Stalin. Đề nghị của ông đã nhận được sự tán thưởng của Đại hội. Những hồi ký của
Zhukov, Rokossovsky, Konev, Meretskov, Shtemenko, Voroshilov về vai trò của
Stalin trong những năm 1965-1966 đã có những dấu hiệu tích cực.
Mặc dù sau đó chế độ xã hội chủ nghĩa tại Liên
Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, làn sóng chỉ trích Stalin lại tiếp tục được
khơi mào bởi chính sách Cải tổ của Gorbachev. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, sự
phục hồi nhân phẩm chính trị về Stalin đang ngày càng được đẩy mạnh ở nước Nga.
Ngày nay tên tuổi của Stalin được ví sánh ngang
với Pyotr Đại đế và Lenin.
#Gấu - Nguyễn Duy
