CHIẾN TRANH VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGA




Chiến tranh ở Ukraine đã thúc đẩy sản xuất ở Nga, mang lại sự hồi sinh cho nhiều ngành công nghiệp - từ quân sự và công nghiệp nặng đến công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ. Chiến tranh tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa đang được sản xuất hoặc nằm trong kho mà chưa tìm được thị trường để tiêu thụ. Nhưng điều này mang tính chất hai mặt. Chiến tranh, mặc dù cho phép xử lý một khối lượng lớn hàng hóa, mở rộng và đổi mới một phần sản xuất, nhưng sự thực là không hiệu quả. Sự hồi sinh của ngành công nghiệp trên cơ sở chiến tranh không dẫn đến sự gia tăng sức mua của người tiêu dùng - đông đảo chủ yếu ở đó là hàng triệu công nhân; nó mang tính hẹp, tạm thời và không ổn định, tất yếu dẫn đến sản xuất sụt giảm và khủng hoảng thậm chí còn nghiêm trọng hơn. .

Tại sao chủ nghĩa tư bản lại phải dùng chiến tranh và chúng trục lợi gì được từ chiến tranh ? Tất cả là do vấn đề thị trường, sự tranh giành thị trường tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh đế quốc với hy vọng các đế quốc yếu thế sẽ giành thắng lợi để chia lại thị trường. Và nếu các nhà tư bản đang kinh doanh tốt trên thị trường nước ngoài thì không cần thiết phải bắt đầu một hoạt động kinh doanh "đặc biệt": chính là chiến tranh. Giai cấp tư sản dùng thủ đoạn phát xít chống lại nhân dân của mình, phát động chiến tranh cướp bóc trên trường quốc tế chính là vì tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa không ổn định, lâm vào khủng hoảng. Chiến tranh đó là một công cụ rõ ràng của chủ nghĩa đế quốc, từ đó giai cấp tư bản trục lợi trên xương máu của nhân dân cả ở chính quốc lẫn những vùng đất phụ thuộc. Đây là cách giải thích đúng cho những gì đang diễn ra trên thế giới hiện nay.

Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại đã đạt đến quy mô khổng lồ nhưng nhu cầu về tiêu thụ hàng hóa đã tụt lại rất xa, đe dọa một cuộc khủng hoảng quy mô chưa từng có. Để giảm bớt khủng hoảng và đảm bảo việc bán hàng hóa, đổi mới tài sản cố định, tăng trưởng sản xuất và lợi nhuận trong một cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng , ..... lối thoát của nó không có gì khác ngoài - chiến tranh. Trong điều kiện hiện nay, điều đặt ra hàng đầu của cuộc chiến tranh đế quốc - cùng với việc chiếm giữ các thị trường mới - là đảm bảo tiêu thụ hàng hóa lớn và lâu dài trên cơ sở hoạt động quân sự.

Nó có nghĩa là gì?

1. Khác với khi mở đầu cuộc chiến tại Ukraina, với cú đánh chớp nhoáng chiếm bờ Đông Sông Dnepr với việc giữ nguyên các thành phố, thị trấn cùng các cơ sở công nghiệp phì nhiêu thì hiện nay, khi bước sang năm thứ hai, một thắng lợi quyết định và nhanh chóng bằng cách này hay cách khác sẽ dẫn đến sự thâm hụt nặng vè lợi nhuận của tư bản trong công nghiệp quân sự, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ ở nước Nga . Do đó, tính chất “kỳ lạ” của cuộc chiến mà chính phủ Nga cố tình làm cho nó kéo dài, thế trận cù nhây, nguyên nhân là do các nhà chủ nghĩa tư bản độc quyền ở Nga không cần một chiến thắng quân sự như vậy mà cái họ cần là lợi nhuận cao nhất trong thời gian dài nhất có thể thông qua trục lợi từ chiến tranh. Đó là những gì chúng ta có thể nhìn thấy từ các tổ hợp công nghiệp quân sự, tổ hợp công nghiệp nặng tại Dobass do chủ tư bản Nga nắm giữ, là cái mà chúng ta thấy ở tập đoàn của lão Prigozhin thu lợi được, chính là từ việc thông qua việc bán vũ khí, nhiên liệu, vật tư và các hàng hóa khác mà chiến tranh tiêu thụ trong thời gian dài. Về mặt quân sự, điều này có nghĩa là càng bắn nhiều đạn pháo và tên lửa mà không có mục tiêu chiến lược rõ ràng, quân đội càng đánh dấu thời gian lâu hơn, thì những tỷ phú (giai cấp tư sản Nga) càng giàu có hơn, và nhân dân lao động càng kiệt quệ hơn.

2. Chiến tranh càng kéo dài thì các dân tộc anh em càng bị chia cắt và chia rẽ giữa họ. Sự suy yếu của mối quan hệ giữa giai cấp vô sản của các nước tham chiến là mối quan tâm trực tiếp rõ ràng của chủ nghĩa đế quốc, bài học giá trị này đã được Lenin vạch rõ cách đây cả trăm năm, và giai cấp tư sản thì vẫn cố che đậy nó. Vì vậy, bộ máy tuyên truyền của nhà nước đang hoạt động hết công suất, gieo rắc sự giận dữ và chủ nghĩa Sô vanh dưới chiêu bài “Ái Quốc”.

3. Việc phá hủy sản xuất và các thành phố do chiến tranh là điều đương nhiên và không thể tránh khỏi trong chiến tranh. Tuy nhiên, cho đến nay, sự tàn phá về kinh tế, theo nguyên tắc chung, là thứ yếu không phải mục tiêu chính của cuộc chiến này. Trong cuộc chiến tranh đế quốc ở Ukraine hiện nay, có xu hướng cố tình phá hủy một phần khu vực sản xuất và dân cư mà không phải do nhu cầu quân sự. Sự tàn phá kiểu này có thể hiểu được trong quá trình quân đội rút lui, khi việc để lại cho kẻ thù một vùng đất bị tàn phá hoàn toàn nhằm làm suy yếu sức mạnh và làm chậm bước tiến của chúng là điều hợp lý. Hoặc quét sạch các nhà máy quân sự của kẻ thù ở hậu phương. Nhưng chính phủ Nga đang làm điều gì đó khác biệt. Đầu tiên nó cố tình phá hủy những phương tiện sản xuất có giá trị và những thành phố ở tiền tuyến (chứ không phải hậu phương hay các trung tâm quân sự của quân thù), sau đó chiếm giữ và khôi phục. Để làm gì? Để những công ty độc quyền của Nga, những người sẽ dẫn đầu quá trình khôi phục này, trở nên giàu có từ việc "hồi sinh" những vùng đất bị chiến tranh bị tàn phá Và chúng ta đã thấy giai cấp tư sản Nga chiếm lĩnh ở Donetsk và Lugansk như thế nào chứ không phải nhân dân Donetsk và nhân dân Lugansk - những người chủ thật sự của vùng đất Donbass, và giờ đây chỉ là kẻ làm thuê và bán sức lao động cho giai cấp tư sản Nga. Và càng có nhiều nhà máy, đường sá, thành phố, v.v. bị phá hủy thì chủ sở hữu của các công ty độc quyền này càng nhận được nhiều lợi nhuận. Từ đó, nhiệm vụ của quân đội đang tiến hành "Chiến dịch quân sự đặc biệt" không phải là tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít hay giải phóng người gốc Nga, mà thực chất đó chính là tạo ra những tiền đề cho việc xuất khẩu tư bản. Đây là vấn đề cốt yếu đối với một quốc gia tư bản chủ nghĩa đương trên con đường đế quốc như nước Nga hiện nay.

Chiến tranh - do mức tiêu thụ phi sản xuất khổng lồ, sản xuất không cân xứng trong công nghiệp và sự loại bỏ một phần lực lượng sản xuất - thực sự đã thúc đẩy sự tăng giá. Cái gọi là hành vi "trục lợi từ việc tăng giá cả hàng hóa" do lòng tham lợi nhuận của bọn tư bản gây ra đã diễn giải bằng “yếu tố lạm phát thời chiến”, khi chính phủ tư sản trang trải chi phí chiến tranh thông qua việc "trấn lột" thêm của quần chúng thông qua giá hàng tiêu dùng.

Vì vậy, trong 4 tháng cuối năm 2023:
- giá trứng tăng từ 95-110 rúp lên tới 145-155 rúp, tức là 40-50%;
- giá thịt xương, thịt lợn tăng từ 280-320 rúp/kg lên 350-380 rúp, tức là trung bình là 60-70 rúp;
- giá thịt gà - 35-40 rúp;
- giá cá trích tươi tăng bình quân 20-25%;
- giá các loại rau khoai tây, bắp cải, hành tây, cà rốt, củ cải đường) tăng trung bình 15-20%;
- giá mỹ phẩm và sản phẩm giặt tẩy tăng bình quân 12%;
- giá quần áo và giày dép chất lượng thấp tăng trung bình 10%, đối với quần áo làm từ cotton, vải tự nhiên và giày da - trung bình 30%.

Đây là sự thật. Không có xu hướng giảm giá trong thương mại bán lẻ.

Để bảo đảm lợi nhuận quân sự cao và lâu dài, cũng như để có được hòa bình ở hậu phương, giai cấp tư sản không chỉ dùng đến các phương pháp phát xít để đàn áp nhân dân lao động. Lịch sử thế kỷ 20 đã từng cho chúng ta thấy rõ điều đó, giai cấp tư sản buộc phải bỏ một phần chi phí từ lợi nhuận kiếm được của mình để mua chuộc quần chúng. Công nghệ hiện đại và năng suất lao động cho phép giai cấp tư sản có những chính sách hòa dịu về vật chất cho người lao động. Điều này được thể hiện ở việc giảm nhẹ tỷ lệ thất nghiệp, tăng lương (nhưng không theo kịp tăng giá) và tiêu dùng, tăng các loại và số lượng chi tiêu xã hội của nhà nước, ổn định thuế và giảm giá đối với một số hàng tiêu dùng.

Marx từng chỉ trích những người theo chủ nghĩa vô chính phủ vì đã đưa ra “lý thuyết” cho rằng thực phẩm quyết định sự thay đổi mang tính cách mạng trong xã hội. Bằng cách tăng nhẹ mức tiêu thụ lương thực, các nhà tư bản sẽ có thể trì hoãn, nhưng không thể hủy bỏ, tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và sự đào mồ chôn của chính chúng. Sản xuất ngày càng mang tính xã hội, các phương tiện sản xuất ngày nay đã tạo ra một nhu cầu của quần chúng về sự đòi hỏi hàng trăm triệu người lao động phải cùng nhau làm chủ tập thể nền sản xuất đó. Nhưng quyền sở hữu vẫn mang tính chất tư, cũng như việc chiếm đoạt tất cả sản phẩm sản xuất thuộc về một nhóm nhỏ các cá nhân. Giai cấp tư sản không thể thay đổi được mâu thuẫn ngày càng gia tăng này, bất chấp mọi thủ đoạn và sự khủng bố của chúng. Trừ khi nó không còn là giai cấp tư sản nữa và nó tự nguyện nhường lại tư liệu sản xuất và quyền lực cho người lao động.

Phải chăng tất cả những điều này có nghĩa là ngày nay giai cấp tư sản đã giải quyết được cuộc khủng hoảng sản xuất thừa và củng cố sự thống trị của mình đối với xã hội? KHÔNG. Nhu cầu thực tế của quần chúng Nga hiện nay không đảm bảo cho việc tiêu thụ khối lượng hàng hóa khổng lồ được sản xuất ra. Việc giai cấp tư sản tiêu thụ tư liệu sản xuất để cập nhật và mở rộng tái sản xuất bị hạn chế và hạn chế bởi khả năng thanh toán thấp của quần chúng và việc người lao động không có khả năng mua và tiêu thụ toàn bộ hàng hóa sản xuất ra. Điều này trước hết có nghĩa là nhiều nhu cầu của người dân vẫn chưa được đáp ứng. Thứ hai, vì điều này, số lượng lớn hàng hóa tiếp tục tích tụ trong kho mà không tìm được người mua, mặc dù nhà nước tư sản đã dùng cả chiến tranh. Thứ ba, mức tiêu dùng của người dân nói chung đang giảm do giá trị sử dụng của hàng tiêu dùng giảm mạnh, hay nói cách khác là do chất lượng sản phẩm thấp, đặc biệt là thực phẩm và quần áo, với giá cao. Nói cách khác, sự đa dạng của hàng hóa là rất lớn nhưng sự lựa chọn thực tế lại rất hẹp. Đó chính là tính hai mặt của công cuộc "hồi phục" nhanh chóng của Chủ nghĩa tư bản Nga thông qua chiến tranh.

Một mặt Chiến tranh mang lại những khoản lợi két sù cho các nhà tư bản Nga; mặt khác nó đẩy Nga đến một cuộc khủng hoảng thừa trong một số ngành nhất định, và do đó họ phải mở rộng thị trường, bằng cách liên kết với các đế quốc khác, mặt khác duy trì và mở rộng khu vực chiến tranh để đẩy hàng hóa sang khu vực đó tiêu thụ bớt.

XXXXXX

Trên đây là một khái quát sơ bộ về nền chính trị dung dưỡng chiến tranh của giai cấp tư sản Nga,  ngày nay giống như đi trên dây, một mặt nó mong muốn duy trì chiến tranh để trục lợi tốt nhất - mặt khác chúng lo sợ quần chúng Nga nổi dậy. Tình trạng tiến triển có lợi đó chỉ mang tính chất tạm thời đối với chủ nghĩa tư bản Nga, nếu họ không giành chiến thắng và mở rộng thị trường được, ngược lại sản xuất mà không có nơi tiêu thụ, lúc đó mới là bắt đầu của một thảm họa thực sự đến sự tồn vong của nước Nga. 

Không thể giải quyết những mâu thuẫn tích tụ của chủ nghĩa đế quốc trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, kể cả là dùng các biện pháp cực đoan như chiến tranh, khủng bố phát xít để xoa dịu quần chúng nhưng điều đó có nghĩa là nó chỉ tạm thời làm sự phẫn nộ của quần chúng suy giảm trong một thời gian nào đó và sau đó bùng phát trở lại thành một cuộc cách mạng. Bất mãn với chiến tranh, mức sống thấp, trật tự phát xít đàn áp, lo sợ về tương lai - tuy có những hình thức ẩn giấu nhưng chúng ngày càng lan rộng trong nhân dân. Và điều này chắc chắn cho thấy một sự bùng nổ cách mạng đang hình thành trong lòng xã hội. Hiện nay mới là năm thứ hai của cuộc chiến, còn nhiều điều đang chờ đợi phía trước, nhưng những thực tế hiện hữu ở nước Nga trong hai năm chiến tranh vừa qua và cuộc Tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu cho chúng ta thấy tương lai của cuộc cách mạng xã hội đang có những bước phát triển. Ngay giờ phút này, quần chúng cách mạng ở các nước châu Âu sau trãi qua những cuộc "khủng hoảng" nhận thức, hàng loạt phong trào cải lương đã lộ rõ nguyên hình, lực lượng cách mạng chân chính đang tập hợp lại, cái ngày phong trào lớn mạnh không còn xa nữa. Lenin đã từng dự báo về sự phát triển ví như hàng chục năm của phong trào công nhân trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ nhất, điều gì tương tự cũng đang diễn ra trong phong trào công nhân hiện nay, giữa lúc Chủ nghĩa tư bản toàn cầu đang đi vào cuộc Tổng khủng hoảng lần nữa.

Cuộc Tổng khủng hoảng của chủ nghĩa đế quốc trong thời đại mới đang thúc đẩy sự bừng tỉnh chưa từng có, khi nó càng cùng cực hóa nhân dân lao động, càng thúc đẩy phong trào công nhân tiến lên cho đến khi giai cấp công nhân bừng tỉnh và nắm lấy vũ khí, trở thành kẻ đào mồ chôn Chủ nghĩa tư bản.

Lịch sử nhân loại đã cho chúng ta thấy Cuộc Tổng khủng hoảng của Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến sự ra đời của Liên Bang Xô viết - nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Cuộc Tổng khủng hoảng của Chủ nghĩa tư bản lần thứ 2 đã đẻ ra hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa - đưa Liên Xô trở thành siêu cường toàn cầu thế giới đối trọng với Mỹ. Cuộc Tổng khủng hoảng mới đã, đang và sẽ tạo ra một bước ngoặt mới, mặc dù là trong tương lai, đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Cách mạng Xã hội chủ nghĩa muôn năm !