CON ĐƯỜNG CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC SOI SÁNG THÊM !

(Báo cáo của Hồ Chủ tịch tại Hội Nghị TW4 khóa II)

Đại hội thứ XIX của Đảng Cộng sản Liên Xô là một việc quan trọng nhất trong lịch sử từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay.

Xuất bản trước Đại hội, tác phẩm mới của đồng chí Xtalin Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, đã hướng dẫn công tác của Đại hội và thấm nhuần vào mỗi  văn kiện của Đại hội. Tác phẩm đó cùng với văn kiện của Đại  hội là những ngọn đèn pha rất sáng chiếu rọi con đường cách  mạng của chúng ta.

Tác phẩm của đồng chí Xtalin đã phát triển thêm chủ nghĩa Mác - Lênin, nó bao gồm nhiều vấn đề rất quan trọng về mặt lý luận và thực hành. Trong báo cáo này, tôi chỉ nêu một vài điểm chính và liên hệ với cuộc kháng chiến và cách mạng của ta ngày nay.

Lần đầu tiên trong văn học mácxít, đồng chí Xtalin phát minh quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại và của chủ nghĩa xã hội, định rõ những điều kiện cốt yếu để tiến dần từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản.

Những nét chính của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại là: "Kiếm lợi nhuận tư bản nhiều nhất bằng cách bóc lột, làm suy sụp và cùng khốn phần lớn nhân dân một nước, bằng cách nô dịch và bóc lột tàn nhẫn nhân dân các nước khác, đặc biệt là nhân dân các nước chậm tiến, sau hết bằng cách gây ra chiến tranh và quân sự hoá kinh tế quốc dân để kiếm cho thật nhiều lợi".

Trái lại, những nét chính của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội là: "Thoả mãn đến tột bực những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng tăng của toàn thể xã hội, bằng cách luôn luôn tăng gia và cải tiến sản xuất xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến".

Đồng chí Xtalin đã chỉ rõ chỗ khác nhau một trời một vựcgiữa chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ nghĩa. Một bên chủ nghĩa tư bản thì lấy lợi nhuận ích kỷ của một nhóm tư bản làm mục đích, coi giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc, nhất là dân tộc chậm tiến, như nô lệ chỉ cốt cho tư bản bóc lột; quân sự hoá kinh tế, chạy thi về binh bị, gây ra chiến tranh, xô đẩy nhân dân các nước chém giết lẫn nhau để cho tư bản có thêm cơ hội vơ vét cho đầy túi tham.

Thực dân Pháp và can thiệp Mỹ xâm lược nước ta cốt nhằm mục đích bóc lột dân ta, kiếm thặng dư lợi tức thuộcđịa. Chúng đánh ta cốt để bóc lột tài nguyên nước ta, bắt dân ta mua hàng hoá của chúng, nai lưng ra làm cho chúng để chúng kiếm thêm lợi; cốt tiêu thụ quân nhu, vũ khí của bọn  tư bản độc quyền sản xuất cho chiến tranh, làm cho chúng códịp vơ vét những số lợi nhuận kếch xù.

Bọn bù nhìn Việt gian giúp Pháp - Mỹ bắn giết đồng bào, không ngoài mục đích dựa vào bọn đế quốc để duy trì nhữngquyền lợi bất chính của chúng.Đế quốc Pháp - Mỹ và bù nhìn Bảo Đại, Nguyễn Văn Tâm nói độc lập thống nhất, dân chủ, tự do, chẳng qua là dùng những danh từ hay ho tốt đẹp để che lấp những hành động phản nước, hại dân của chúng.

Ta kháng chiến là cốt đánh bại bọn ăn cướp Pháp - Mỹ vàbè lũ Việt gian chó săn của Pháp - Mỹ, giành độc lập thống nhất thật sự cho dân tộc, tự do dân chủ thật sự cho nhân dân và góp phần bảo vệ hoà bình thế giới. Đồng thời, ta xây dựng một nước dân chủ nhân dân, do con đường dân chủ nhân dân tiến tới chủ nghĩa xã hội, thực hiện một chế độ xã hội theo đúng quy luật kinh tế "thoả mãn đến tột bực những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày một tăng" của nhân dân ta.

Đúng như tinh thần chỉ thị của đồng chí Xtalin trong bài Diễn văn bế mạc Đại hội thứ XIX của Đảng Cộng sản Liên Xô, chỉ có những người cộng sản chúng ta mới nêu cao đượcngọn cờ dân tộc và dân chủ, mới tập hợp được số đông nhân dân, lãnh đạo nhân dân đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành tự do và độc lập.

Tác phẩm của đồng chí Xtalin vào báo cáo của đồng chí Malencốp còn soi sáng cho ta về tình hình thế giới hiện nay, vạch cho ta thấy rõ sự suy tàn của chế độ tư bản, sự củng cố và phát triển không ngừng của chủ nghĩa xã hội, và mục đích, nhiệm vụ của phong trào bảo vệ hoà bình thế giới.

Đồng chí Xtalin chỉ cho ta thấy sự tan rã của thị trườngthế giới duy nhất và tính chất không thể tránh được của chiến tranh giữa các nước tư bản.  Ngày nay, thế giới chia làm hai phe: phe hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa đối lập với phe đế quốc phản dân chủ và gây chiến. Kết quả về mặt kinh tế của sự thành lập hai phe ấy là thị trường thế giới duy nhất đã tan rã. Ngày nay có hai thị trường khác nhau, song song với nhau, đối lập nhau: thị trường các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân, và thị trường các nước đế quốc, phụ thuộc và thuộc địa.

Chính đế quốc Mỹ, Anh, Pháp thi hành chính sách phong toả Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, đã vô tình xúc tiến việc thành lập và củng cố thị trường các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân: Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân hợp tác với nhau một cách chặt chẽ, bình đẳng và thành thật giúp đỡ nhau cùng tiến.

Sự phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân nhanh đến nỗi không bao lâu nữa các nước ấy chẳng những không cần mua hàng của thị trường các nước tư bản mà còn cần bán hàng cho thị trường đó. Kết quả sẽ làm cho thị trường tư bản đã co hẹp, lại co hẹp thêm, kinh tế các nước tư bản đã khủng hoảng lại khủng hoảng trầm trọng thêm.

Tình trạng ấy làm cho chủ nghĩa tư bản đã suy yếu càng thêm suy yếu, khủng hoảng nội bộ của các nước đế quốc mỗi ngày một tăng, các nước đế quốc càng phải cố sống cố chết bám lấy thuộc địa, mâu thuẫn giữa các đế quốc ngày một sâu sắc và chiến tranh giữa các nước đế quốc sẽ không tránh khỏi.

Thật thế, đế quốc Mỹ lấn dần quyền lợi các nước trong phe chúng, đầu tư vào thị trường thuộc địa của các nước Anh,Pháp, v.v., làm cho Anh - Mỹ, Pháp - Mỹ, v.v. càng thêm xung đột quyền lợi.

Đồng chí Xtalin đoán trước rằng: các nước Anh, Pháp cũng như các nước ý, Tây Đức, Nhật sớm muộn sẽ cựa dậy để vứt bỏ xiềng xích của đế quốc Mỹ, thoát ra ngoài vòng nô lệcủa Mỹ và đi vào con đường độc lập.

Nếu chiến tranh thế giới nổ ra thì không nhất định nổ ra giữa đế quốc và Liên Xô mà có thể nổ ra giữa các đế quốc với nhau. Vì kinh nghiệm chiến tranh thứ hai đã chỉ rõ, đánh Liên Xô là một việc vô cùng nguy hiểm cho một nước tư bản.

Đánh nhau với Liên Xô thì vấn đề sống chết của chế độ tư bản nhất định sẽ đặt ra, có thể chiến tranh giữa các nước tư bản với nhau thì chỉ đặt ra vấn đề nước tư bản này hay nước tư bản kia làm bá chủ mà thôi. Hơn nữa, các nước đế quốc, trước hết là Mỹ, thừa biết Liên Xô không bao giờ tự mình gây chiến với bất cứ nước nào hết. Chúng nói nhiều về "mưu mô gây chiến" của Liên Xô cốt để lừa bịp dư luận, bắt nhân dânnước chúng nộp thuế để cung cấp cho ngân sách chiến tranh của chúng; để gây ra phong trào chạy thi binh bị, khiến chobọn tư bản buôn súng kiếm được nhiều lời; sau nữa để lừa bịp lẫn nhau, như Mỹ lừa các nước thuộc khối Bắc Đại Tây Dương, đặng lũng đoạn kinh tế các nước đó và biến các nướcđó thành thị trường và căn cứ quân sự của Mỹ.

Song bất cứ chiến tranh giữa các đế quốc với nhau hay giữa các đế quốc với các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân cũng đều làm cho nhân dân thế giới đau khổ.

Chiến tranh giữa các nước đế quốc cũng dễ chuyển thành chiến tranh giữa các nước đế quốc với các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân. Cho nên ta phải phản đối chiến tranh đế quốc, chiến tranh cướp giật, chiến tranh xâm lược, kiên quyết bảo vệ hoà bình thế giới.

Đồng chí Xtalin nói:

"Chắc chắn hơn hết là phong trào bảo vệ hoà bình hiệnnay, một phong trào có tính chất gìn giữ hoà bình, nếu thắng sẽ ngăn ngừa được một cuộc chiến tranh nhất định, tạm thời trì hoãn cuộc chiến tranh đó, tạm thời gìn giữ hòa bình nhất định nào đó, làm cho một chính phủ hiếu chiến phải từ chức, một chính phủ tán thành tạm thời bảo vệ hòa bình lên thay.

Cố nhiên, đó là một việc tốt. Rất tốt nữa là khác. Nhưng chưa đủ để trừ bỏ những cuộc chiến tranh, nói chung không thể tránh được giữa các nước tư bản. Việc đó chưa đủ, vì mặc dầu tất cả những thắng lợi ấy của phong trào hòa bình, chủ nghĩa đế quốc vẫn còn đó, vẫn sống. Bởi vậy, tính chất không thể tránh được của chiến tranh vẫn y nguyên".

"Muốn xoá bỏ tính chất không thể tránh được của chiến tranh, phải xoá bỏ chủ nghĩa đế quốc".

Thật là rõ ràng, sâu sắc. Mục đích, yêu cầu, tính chất, nhiệm vụ của phong trào hoà bình thế giới hiện nay đã được quy định rành mạch. Đồng chí Xtalin đã sửa chữa những tư tưởng cô độc, hẹp hòi muốn biến phong trào hoà bình hiện nay thành phong trào có tính chất đảng phái; chỉnh đốn những tư tưởng lẫn lộn phong trào hoà bình với phong trào xã hội chủ nghĩa; cho là lực lượng hoà bình dân chủ thế giới đã đủ mạnh rồi, chiến tranh nhất định không thể xảy ra được nữa, rồi mất cảnh giác và đi đến thủ tiêu cách mạng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc.

Có người nói: chiến tranh giữa các nước tư bản đã khôngthể tránh được thì cứ để mặc cho nó nổ ra, đấu tranh bảo vệhoà bình làm gì vô ích; chiến tranh nổ ra đế quốc sẽ mất thìcứ để cho nó nổ ra có hơn không, tư tưởng thủ tiêu đấu tranh bảo vệ hoà bình và tư tưởng mong chiến tranh, ỷ lại vào mayrủi của chiến tranh thế giới để tiêu diệt đế quốc là những tư tưởng sai lầm, nguy hiểm.

Tích cực bảo vệ hoà bình, dù là bảo vệ tạm thời, để cholực lượng của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, lực lượng cách mạng của nhân dân các nước đế quốc và thuộc địa ngày thêm phát triển trong khi lực lượng đế quốc ngày một suy yếu, nội bộ đế quốc ngày càng một lủng củng. Đó là một điều rất có lợi cho cách mạng. Ta nên nhớ rằng: bản thân chiến tranh đế quốc không làm cho đế quốc tự tiêu diệt. ở nước đế quốc thắng trận cũng như ở nước đế quốc bại trận, chỉ có nhân dân nổi dậy làm cách mạng đánh đổ bọn đế quốc thống trị trong nước, hoặc quân đội nước xã hội chủ nghĩa vìđánh bọn đế quốc xâm lược mà đuổi chúng đến tận tổ để tiêu diệt chúng và giúp nhân dân nước chúng nổi dậy giành chính quyền, thì chủ nghĩa đế quốc một nước mới bị tiêu diệt mà thôi.

Không phải có chiến tranh đế quốc nhân dân một nước mới làm được cách mạng. Trong lịch sử có nhiều cuộc cách mạng đã nổ ra trong lúc không có chiến tranh. Bổn phận nhân dân các nước trên thế giới hiện nay là ra sức gìn giữ hoà bình. Nhưng phải cảnh giác và tích cực chuẩn bị.

Nếu bọn đế quốc liều lĩnh gây ra chiến tranh thế giới thứ ba thì nhân dâncác nước đế quốc, phụ thuộc và thuộc địa phải nổi dậy làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, tiêu diệt nguồn gốc của chiến tranh.

Hội nghị hoà bình châu á và Thái Bình Dương cũng như nhân dịp Đại hội hoà bình thế giới lần thứ ba họp ở Viên vừa rồi đã kiên quyết đòi bọn đế quốc phải đình chỉ chiến tranh xâm lược Triều Tiên, Việt - Lào - Miên và Mã Lai. Nhân dân Việt Nam ta phải kháng chiến mạnh hơn để góp phần cốt yếu vào việc thực hiện nghị quyết hoà bình của các dân tộc.

Đế quốc càng suy yếu càng cố bám lấy nước ta, khángchiến của ta nhất định phải trường kỳ, gian khổ.

Ta kháng chiến nhằm tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, thủ tiêu thế lực phong kiến phản động trong nước, giải phóng dân tộc, tạo điều kiện phát triển dân chủ nhân dân và mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ nhân dân và phong trào bảo vệ hoà bình thế giới kết hợp trong cuộc kháng chiến của ta một cách mật thiết.

Cũng như nhân dân các nước, nhân dân nước ta, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, đang tiến trên con đường hoàbình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa mà đồng chí Xtalin soi sáng.

Mặc dầu gian khổ, tiền đồ tốt đẹp nằm chắc trong tay chúng ta!

**Nguồn: Trích Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 14.