CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LUÔN MUỐN CHIẾN TRANH - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LUÔN MUỐN HOÀ BÌNH !!

 

(Phỏng vấn với thông tín viên báo Pravda, 17 Tháng hai 1951)

Câu hỏi: Ông đánh giá thế nào về tuyên bố cuối cùng của Thủ tướng Anh Attlee tại Hạ viện rằng kể từ khi chiến tranh kết thúc, Liên Xô đã không giải trừ quân bị; nghĩa là họ chưa giải ngũ quân đội của mình; rằng Liên Xô kể từ đó thậm chí còn tăng cường thêm lực lượng của họ?

Trả lời: Tôi đánh giá tuyên bố này của Thủ tướng Attlee là một sự vu khống đối với Liên Xô.

Cả thế giới đều biết rằng Liên Xô đã giải ngũ quân đội của mình sau chiến tranh. Như đã biết, việc xuất ngũ được thực hiện 3 đợt: đợt 1 và đợt 2 vào năm 1945, đợt 3 từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1946. Ngoài ra, trong những năm 1946 và 1947, việc giải ngũ một phần nhóm lính lớn tuổi của quân đội Liên Xô được thực hiện và bắt đầu từ năm 1948, phần còn lại của họ cũng được xuất ngũ.

Đó là một thực tế thường được biết đến.

Nếu Thủ tướng Attlee là người am hiểu về tài chính và kinh tế, ông ta sẽ hiểu được rằng nếu làm thế thì Liên Xô, hay thậm chí bất kỳ một quốc gia nào khác có thể phát triển công nghiệp thời bình, thậm chí hàng tỷ rub ngân sách đã được chi cho những mục đích xây dựng, như các công trình trên sông Volga, Dnepr và Amu-Darya; hoặc đưa ra chính sách giảm giá hàng tiêu dùng một cách có hệ thống (MPE). Hàng chục tỷ rub chi tiêu cần thiết sẽ được chi để tái thiết nền kinh tế bị quân Đức tàn phá, mở mang kinh tế nhân dân, đồng thời tăng cường lực lượng quân sự và phát triển ngành công nghiệp chiến tranh. Không khó hiểu khi một chính sách ngu xuẩn như vậy sẽ dẫn đến việc phá sản nhà nước. Từ kinh nghiệm của bản thân họ cũng như từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Thủ tướng Attlee đáng lẽ phải biết rằng tăng cường quân bị và sự phát triển của cuộc chạy đua vũ trang sẽ dẫn đến sự suy giảm của ngành công nghiệp hòa bình, đến mức sụp đổ các khu vực kinh tế dân sự, tăng thuế và tăng giá hàng hóa tiêu dùng. Nên hiểu rằng, Liên Xô không những không hạn chế nền công nghiệp hòa bình mà ngược lại, thúc đẩy nó, thì việc xây dựng mới, các công trình thủy điện lớn hơn sẽ không bị đình chỉ mà trái lại, sẽ được phát triển, chính sách giảm giá sẽ không bị đình chỉ mà trái lại, vẫn tiếp tục. Không thể đồng thời phát triển công nghiệp chiến tranh và tăng cường quân bị, nếu không muốn nói là phá sản.

Và nếu Thủ tướng Attlee, bất chấp tất cả những thực tế và cân nhắc kinh tế này, vẫn có thể công khai xúc phạm Liên Xô và nền chính trị hòa bình của họ, thì chúng tôi có thể tuyên bố rằng, bằng cách vu khống Liên Xô, chính phủ Lao động hiện nay ở Anh muốn biện minh cho việc thực hiện cuộc chạy đua vũ trang của chính họ.

Thủ tướng Attlee cần nói dối về Liên Xô; ông ta phải miêu tả nền chính trị hòa bình của Liên Xô là hiếu chiến, và nền chính trị hiếu chiến của chính phủ Anh là nền chính trị hòa bình để đánh lừa người dân Anh, bịt mắt họ bằng lời nói dối này về Liên Xô, và bằng cách này, kéo họ đến một cuộc chiến tranh thế giới mới sẽ được khởi xướng bởi những kẻ hiếu chiến ở Hoa Kỳ.

Thủ tướng Attlee giả vờ là một người theo chủ nghĩa hòa bình. Nhưng nếu ông ta thực sự vì hòa bình, tại sao ông ta lại chống đề xuất của Liên Xô trong Tổ chức Liên Hợp Quốc về việc ký kết một hiệp ước hòa bình giữa Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Pháp?

Nếu ông ta thực sự vì hòa bình, tại sao ông ta lại chống lại đề xuất của Liên Xô là giải trừ quân bị ngay lập tức và cấm vũ khí nguyên tử ngay lập tức?

Nếu ông ta thực sự vì hòa bình, tại sao ông ta lại bắt bớ những người cầu xin cho việc bảo vệ hòa bình; tại sao ông ta lại cấm đại hội hòa bình ở Anh? Chiến dịch bảo vệ hòa bình có thể đe dọa an ninh của nước Anh không?

Rõ ràng là Thủ tướng Attlee không phải vì mục tiêu gìn giữ hòa bình, mà là vì mục đích khơi mào một cuộc chiến tranh xâm lược mới trên phạm vi toàn thế giới.

Câu hỏi. Ông nghĩ gì về sự can thiệp ở Triều Tiên? Làm thế nào mà điều đó có thể kết thúc?

Trả lời. Nếu đến cuối cùng Anh và Hoa Kỳ từ chối đề nghị của Chính phủ Nhân dân Trung Hoa về hòa bình, thì cuộc chiến ở Triều Tiên chỉ có thể kết thúc dưới sự thất bại của những kẻ can thiệp.

Câu hỏi. Vì sao? Vậy thì, các tướng lĩnh và sĩ quan Mỹ và Anh có tệ hơn Trung Quốc và Triều Tiên không?

Trả lời. Không, không tệ hơn. Các tướng lĩnh và sĩ quan Mỹ và Anh không tệ hơn các tướng lĩnh và sĩ quan của bất kỳ quốc gia nào khác. Những người lính của Hoa Kỳ và Anh, trong cuộc chiến chống Hitler-Đức và quân phiệt Nhật Bản, họ đã chứng tỏ là bên tốt nhất, như đã biết. Vậy thì, sự khác biệt nằm ở đâu? Ở chỗ, họ trong cuộc chiến xâm lược Triều Tiên và chống Trung Quốc được coi là phi nghĩa, trong khi trong cuộc chiến chống Hitler-Đức và quân phiệt Nhật Bản, họ được coi là phe chính nghĩa. Cuộc chiến này (Triều Tiên) cực kỳ không được lòng dân Mỹ và Anh.

Sẽ thật khó để thuyết phục những người lính Anh-Mỹ rằng Trung Quốc là kẻ doạ nạt, trong khi chính Hoa Kỳ đang là bên xâm lược Đài Loan và hiện nay đang dẫn quân tiến sát biên giới của Trung Quốc. Do đó, rất khó để thuyết phục rằng quân đội rằng Hoa Kỳ có quyền bảo vệ an ninh của Hoa kỳ trên lãnh thổ Triều Tiên và trên biên giới của Trung Quốc, và rằng Trung Quốc và Triều Tiên không có quyền bảo vệ an ninh trên lãnh thổ của họ. Đó là lý do tại sao cuộc chiến không được lòng binh lính và dân Mỹ-Anh.

Có thể hiểu rằng các tướng lĩnh và sĩ quan giàu kinh nghiệm sẽ phải chịu thất bại nếu binh lính của họ bị buộc phải tham gia vào một cuộc chiến mà họ cho là hoàn toàn bất công khi họ đang tin rằng nhiệm vụ của họ ở mặt trận là vô nghĩa, do đó sẽ hoàn toàn không có nhiệt tình tham chiến.

Câu hỏi. Ông đánh giá thế nào về quyết định của Tổ chức Liên Hợp Quốc tuyên bố Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là những kẻ xâm lược?

Trả lời. Tôi coi đó là một quyết định đầy tai tiếng.

Há chẳng phải nực cười khi cho rằng Hoa Kỳ, sau khi xâm lược Đài Loan của Trung Quốc, hiện diện trên biên giới Trung Quốc ở Triều Tiên lại là lực lượng "bị hại"; và càng nực cười hơn khi gọi “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang bảo vệ biên giới của mình và nỗ lực giành lại đảo Đài Loan, đang bị Hoa kỳ chiếm đóng, là kẻ xâm lược".

Tổ chức Liên Hợp Quốc, được thành lập như một bức tường thành để gìn giữ hòa bình, đã được biến thành một công cụ chiến tranh, một phương tiện để mở ra một cuộc thế chiến mới. Cốt lõi sự hung hăng của Tổ chức Liên hợp quốc đã hình thành Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hiếu chiến từ mười quốc gia thành viên (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Bỉ, Canada, Hà Lan, Luxemburg, Đan Mạch, Na Uy, Iceland) và 20 quốc gia Mỹ Latinh (Argentina, Brazil, Bolivia, Chile, Columbia, Costa Rica, Cuba, the Dominica, Equador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Uruquay, Venezuela). Và đại diện của các quốc gia này hiện nay đưa ra các quyết định trong Tổ chức Liên Hợp Quốc về chiến tranh và hòa bình. Chính những điều này, trong các Tổ chức Liên Hợp Quốc, đã thực hiện quyết định tai tiếng về sự xâm lược của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đó là điển hình của tình hình hiện nay trong Tổ chức Liên Hợp Quốc, ví dụ, nước Cộng hòa Dominica nhỏ bé ở Châu Mỹ có dân số chỉ khoảng hai triệu người, ngày nay có cùng ảnh hưởng trong Tổ chức Liên Hợp Quốc như Ấn Độ, và ảnh hưởng còn lớn hơn nhiều so với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quốc gia đã bị cướp đi tiếng nói trong Tổ chức Liên Hợp Quốc.

Cứ như vậy, Tổ chức Liên Hợp Quốc, từ chỗ là một tổ chức thế giới của các quốc gia có quyền bình đẳng, đã chuyển thành công cụ của chiến tranh xâm lược. Trên thực tế, Tổ chức Liên Hợp Quốc giờ đây không phải là một tổ chức thế giới nữa mà như một tổ chức dành cho người Mỹ và coi hành động xâm lược của người Mỹ là có thể chấp nhận được. Không chỉ Hoa Kỳ và Canada đang nỗ lực mở ra một cuộc chiến tranh mới, mà trên con đường này, cũng có thấy hai mươi quốc gia Mỹ Latinh; các chủ đất và nhà buôn của họ mong muốn một cuộc chiến mới ở đâu đó ở châu Âu hoặc châu Á, để bán hàng hóa của họ cho các nước với giá tăng cao và kiếm hàng triệu USD từ hoạt động kinh doanh đẫm máu này. Thực tế không phải là bí mật đối với bất kỳ ai rằng đại diện của hai mươi quốc gia Mỹ Latinh đại diện cho những người ủng hộ mạnh mẽ nhất và sẵn sàng tham gia đội quân của Hoa Kỳ trong Tổ chức Liên Hợp Quốc.

Bằng cách này, Tổ chức Liên Hợp Quốc đã đi theo con đường thâm căn cố đế của Hội Quốc Liên. Qua đó họ đã chôn vùi chút đạo đức cuối cùng của mình vào nấm mồ của sự suy đồi.

Câu hỏi. Ông có còn tin rằng một cuộc chiến tranh thế giới mới là không thể tránh khỏi?

Trả lời. Không. Nó có thể diễn ra, nhưng không phải là không thể tránh khỏi.

Tất nhiên, Mỹ, ở Anh và cả ở Pháp, có những cường quốc hiếu chiến mong muốn một cuộc chiến mới. Chúng cần chiến tranh để đạt được siêu lợi nhuận và cướp bóc các nước khác. Đây là những tỷ phú và triệu phú coi chiến tranh như một nguồn doanh thu, mang lại lợi nhuận khổng lồ.

Chúng, những thế lực hiếu chiến, nắm trong tay các chính quyền phản động và dẫn dắt chúng. Nhưng đồng thời chúng cũng sợ người dân của mình, những người không muốn một cuộc chiến tranh mới và vì việc gìn giữ hòa bình. Vì vậy, chúng lợi dụng các chính quyền phản động để gài bẫy dân chúng bằng những lời dối trá, lừa bịp, coi một cuộc chiến tranh mới là chiến tranh bảo vệ, và nền chính trị hòa bình của các nước yêu chuộng hòa bình là hung hãn. Chúng lấy rắc rối để lừa dối người dân, để ép buộc họ và lôi kéo họ vào một cuộc chiến mới với những kế hoạch thâm độc của chúng.

Do đó, chúng thậm chí còn lo sợ chiến dịch bảo vệ hòa bình, chúng sợ rằng chiến dịch này sẽ bị vạch trần ra ý đồ hung hãn của các chính phủ phản động.

Do đó, chúng thậm chí còn phản đối các đề xuất của Liên Xô về việc ký kết một hiệp ước hòa bình, về giới hạn vũ khí và cấm các vũ khí nguyên tử; chúng sợ rằng việc chấp nhận các đề xuất này sẽ làm thất bại các biện pháp gây hấn của các chính phủ phản động và khiến cuộc chạy đua vũ trang trở nên không cần thiết.

Tất cả cuộc đấu tranh giữa các thế lực hiếu chiến và yêu chuộng hòa bình này sẽ kết thúc khi nào ?

Hòa bình sẽ được gìn giữ và củng cố nếu nhân dân tự mình nắm lấy hòa bình và bảo vệ nó một cách tối đa. Chiến tranh có thể không thể tránh khỏi nếu những kẻ châm lửa chiến tranh thành công trong việc gài bẫy quần chúng bằng những lời dối trá của chúng, lừa dối họ và lôi kéo họ vào một cuộc chiến mới.

Do đó, giờ đây, một chiến dịch rộng rãi để gìn giữ hòa bình, như một cách vạch trần âm mưu tội ác của những kẻ châm lửa chiến tranh, là điều quan trọng hàng đầu.

Trong chừng mực Liên Xô sẽ tiếp tục thực hiện quan điểm chính trị về ngăn chặn chiến tranh và gìn giữ hòa bình.

J. Stalin
("Vì hòa bình lâu dài, vì dân chủ nhân dân!" Số 8, 23 tháng 2 - 1 tháng 3, 1951)
Hảo dịch