Về quan điểm giai cấp trong xã hội Nga


Vì Nước Nga là một xã hội có giai cấp và lợi ích của các giai cấp này - giai cấp tư sản và giai cấp vô sản - hoàn toàn trái ngược nhau, nên trong một xã hội như vậy không thể có quan điểm trung dung giữa các giai cấp (hay nguỵ biện bằng cụm từ "khách quan"). Cho dù nhìn sự kiện trong xã hội này không phải với tư cách là người tham gia trực tiếp, nhưng không thể nói rằng tôi không theo bất cứ một quan điểm giai cấp nào cả.

Làm thế nào người ta có thể hiểu ai đúng ai sai nếu trong việc đánh giá hành động của một con sói và một con cừu từ cách nhìn “từ bên ngoài”? Rốt cuộc, mỗi người đều có cái lý của mình. Sói muốn ăn thịt nên đã giết cừu. Đó là quy luật tự nhiên trong thế giới động vật, nếu không làm thế con sói sẽ chết vì đói. Con cừu muốn sống và không muốn bị ăn thịt bởi một con sói, đó cũng là một điều rất rõ ràng. Và một con sói khác hoặc một con cừu khác sẽ nhìn vấn đề này như thế nào? Rõ ràng là không thể khách quan rồi: con cừu sẽ ủng hộ quan điểm của con cừu, và con sói khác sẽ ủng hộ quan điểm của con sói.

Nói về xã hội có giai cấp, thì lợi ích của mỗi giai cấp đối đầu trong xã hội tất yếu dẫn đến mâu thuẫn với nhau. Nhà tư bản không thể không bóc lột công nhân và chiếm đoạt sức lao động của anh ta, bởi vì nếu không bóc lột, thì đó không còn là một nhà tư bản. Nhà tư bản cũng không muốn bị các nhà tư bản khác thâu tóm mình nên buộc phải ngày càng giàu hơn, trở nên mạnh hơn để cạnh tranh với các nhà tư bản khác, và vì thế càng phải bóc lột và áp bức những người làm công ăn lương.

Đến lượt mình, người lao động hoàn toàn không muốn bị bóc lột và áp bức, anh ta cũng muốn được sống như một con người - trong sự sung túc về vật chất và sự bình yên trong tâm hồn. Nhưng để đảm bảo cuộc sống ít nhiều có thể chịu đựng được cho bản thân, anh ta buộc phải liên tục đấu tranh với tư bản để giành quyền lợi của mình, ít nhất là ở một mức độ nào đó hạn chế sự áp bức đối với bản thân anh ta.

Như chúng ta có thể thấy, nhà tư bản và người lao động nhìn về những thứ khác nhau - xuất phát từ vị trí của các giai cấp khách nhau. Đó là những quan điểm của các giai cấp khác nhau - quan điểm của giai cấp tư sản và quan điểm của giai cấp vô sản.

Vậy cái nào đúng? Bạn nên theo quan điểm của ai? Hỗ trợ ai?

Nó phụ thuộc vào việc chúng ta đang suy nghĩ cho lợi ích của ai. Nếu là bạn đang bảo vệ các nhà tư bản, như vậy nhất định sẽ không thấu hiểu công nhân, sẽ luôn ủng hộ các nhà tư bản bóc lột và áp bức công nhân. Nhưng nếu bạn đang bảo vệ lợi ích cho người lao động, thì rõ ràng là bạn sẽ luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, cuộc đấu tranh để giải phóng họ khỏi áp bức, bóc lột. 

Điều này có nghĩa là bạn đang suy nghĩ cho lợi ích của ai, sẽ quyết định sự nhận thức của bản thân mình như thế nào về lập trường của giai cấp này hay giai cấp kia.

Tại sao lại nên nhìn nhận theo quan điểm quan điểm giai cấp?

Ví dụ, chính phủ Nga đang thông qua một luật mới. Các phương tiện truyền thông chính thức đang ca ngợi luật này, các quan chức cũng đang sùi bọt mép để chứng minh cho người dân thấy luật mới tốt, đất nước sẽ ra sao nếu luật này được thông qua.

Chúng ta nên nghĩ như thế nào? Tin họ hay không? Bởi vì nước Nga là một xã hội có giai cấp và giai cấp tư sản hiện đang nắm quyền ở đất nước. Do đó, luật mới là ra đời để phục vụ cho giai cấp tư sản,  những tay chân của các nhà tư bản - các nhà báo và nhà khoa học chính trị - khen ngợi nó, bởi vì giai cấp tư sản sẽ giàu lên từ luật này.

Nhưng liệu luật này có tốt cho người công nhân ? Họ không phải giai cấp tư sản, không sở hữu nhà máy, tàu hoả, do đó có họ chỉ có thể sống bằng đồng lương. Tất nhiên cũng sẽ có những chính sách của giai cấp tư sản mang lại những lợi ích nhất định cho giai cấp công nhân, nhưng cố nhiên, chúng ta nên xem xét động cơ của chính sách đó, nó có phải là sự nhượng bộ nhất thời trước các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân hay không, nhưng chung quy lại, nó là cần thiết để tiếp tục duy trì sự thống trị của các nhà tư bản trong xã hội.

Ví dụ, việc Chính phủ Nga phát động chiến tranh xâm lược hay xuất khẩu tư bản vào một thị trường phụ thuộc nào đó để độc quyền hút giá trị thặng dư tư bản thương nghiệp. Thì chúng ta nên nhìn nhận như thế nào về vấn đề này ? Đó là liệu cuộc xâm lược đó, hay việc xuất khấu tư bản đó có mang lại lợi ích cho người lao động hay không ? Khá dễ dàng để chúng ta hiểu rằng điều đó là có lợi hay không có lợi đối với giai cấp vô sản. Bởi chiến tranh đế quốc chủ nghĩa và xuất khẩu tư bản KHÔNG BAO GIỜ mang lại quyền và lợi ích thực sự cho giai cấp vô sản. Cố nhiên, những tên theo đuôi giai cấp tư sản Nga sẽ chối bay bẩy và ra rả những lời ca ngợi về "sự giúp đỡ" của đế quốc Nga mà lờ đi sự bóc lột và chiếm đoạt tài sản của những vùng đất phụ thuộc ấy.

Những kẻ theo đuôi giai cấp tư sản Nga chỉ nhìn thấy sự xung đột giữa hai khối tư bản: Nga và Ukraine (Phương Tây), xem nó như một cuộc xung đột dân tộc, do đó, chúng sẽ lựa chọn phe: hoặc là tư bản Nga hoặc là tư bản phương Tây. Về bản chất, ủng hộ giai cấp tư sản Nga hay ủng hộ Phương Tây đều như nhau về bản chất, đều là những kẻ ủng hộ sự thống trị của giai cấp bóc lột. Chúng sẽ ra rả rằng, vì bọn Ukraine là phát xít, cho nên phải chống bọn phát xít. Nhưng chúng lờ đi rằng, bản chất của bọn phát xít là công cụ của chủ nghĩa đế quốc, là đội tiên phong của giai cấp tư sản cực đoan và cuồng tín. Vậy là chỉ nên tiêu diệt bọn phát xít, còn bọn đẻ ra và là kẻ đầu têu cho chiến tranh và áp bức - bọn đế quốc - thì chúng lại im thin thít lờ đi, đấy là còn chưa kể, khi nhắc đến tượng đài phát xít Krasnov được dựng lên ở Nga, vinh danh những tên phát xít trong trường học, thậm chí còn có các địa điểm tượng niệm, các tour "xem" lịch sử của những tên phát xít này nhan nhản ở nước Nga cũng bị bọn "chống phát xít" này lờ đi. Cái thực sự trong mắt bọn theo đuôi giai cấp tư sản này chỉ đơn giản là lợi ích của giai cấp tư sản Nga trong cuộc cạnh tranh với giai cấp tư sản Phương Tây thông qua chiến tranh tại Ukraine.

Sự thật thì cuộc chiến tranh đế quốc tại Ukraine còn cho thấy một sự mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản: 

- giai cấp vô sản Ukraine trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư bản - phát xít Ukraine; 

- giai cấp vô sản Nga trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư bản Nga - chính phủ tư sản Nga; 

- giai cấp vô sản Ukraine trong cuộc đấu tranh chống xâm lược - áp bức của đội quân của chính phủ tư sản Nga tại những vùng lãnh thổ Nga chiếm đóng (ngoài Donbass).

- giai cấp vô sản Donbass trong cuộc đấu tranh chống ách bóc lột và xuất khẩu tư bản của giai cấp tư sản Nga vào Donbass không chỉ trong thời kỳ Donbass thuộc Ukraine, mà ngay cả trong thời kỳ Donbass độc lập từ 2014.

- giai cấp vô sản Thế giới phải chịu tác động của những cơn sóng khủng hoảng kinh tế toàn cầu của giai cấp tư bản thế giới nói chung và từ cuộc chiến tranh đế quốc tại Ukraine nói riêng.

Chỉ bằng cách trả lời những câu hỏi này, nghĩa là, bằng cách áp dụng quan điểm giai cấp của những người lao động làm thuê — quan điểm cũng phản ánh lợi ích cơ bản của người lao động — thì chúng ta mới hiểu được ý nghĩa thực sự và bản chất của luật, cuộc chiến tranh xâm lược, xuất khẩu tư bản, ... đã được chính phủ tư sản Nga thông qua, hiểu được những hậu quả mà nó dẫn đến và cách những hậu quả này sẽ ảnh hưởng đến người lao động.

Đúng vậy, chỉ có những kẻ đứng trên lập trường của giai cấp tư sản mới ủng hộ những cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, vốn gây nên bao đau thương không chỉ có giai cấp vô sản Ukraine, giai cấp vô sản Nga, giai cấp vô sản Donbass, mà còn cả giai cấp vô sản toàn thế giới chịu tác động bởi những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nữa. Và điều đó càng minh chứng cho bản chất hai mặt của bọn cuồng tư sản nguỵ trang dưới những khẩu hiệu đấu tranh cho công nhân và chủ nghĩa xã hội, khi ra mặt ủng hộ cuồng nhiệt bọn đế quốc.

Tương tự, cần đánh giá các sự kiện lịch sử, nhất là khi nói đến các sự kiện của thế kỷ 20, vẫn còn gây nhiều tranh cãi, những người đã quên mất quan điểm giai cấp (vô sản) của mình thì rõ ràng là họ sẽ đứng về quan điểm giai cấp tư sản và tỏ ra chống cộng cuồng nhiệt.

Bất kỳ đánh giá cảm tính nào về "tốt" hay "xấu" luôn là đánh giá dựa trên quan điểm lập trường giai cấp.

Ví dụ, những kẻ ủng hộ Putin phê phán Lenin và khẳng định rằng Lenin "cũng có sai lầm" trong vấn đề Hiệp định hoà bình Brest - Litvosk hay việc tạo ra nhà nước liên minh của các dân tộc Xô viết. Chúng ta sẽ thấy rằng, mặc dù họ rêu rao về chủ nghĩa xã hội, nhưng trong kỳ thực, trong thâm tâm họ, họ luôn xem xét dưới góc nhìn nhãn quan của giai cấp tư sản Nga.

Những kẻ ủng hộ giai cấp tư sản Nga, coi những lời "Vệ quốc" của Putin là chân lý, xem rằng những người Bolshevik là phản quốc vì đã chịu mất đất để giữ vững chính quyền, xem rằng đó là nỗi ô nhục bla bla. Nhưng khi nói đến nguồn gốc của chiến tranh, nguồn gốc của suy tàn kinh tế, và nguồn gốc của việc quân đội Nga suy yếu bởi do tác động của chiến tranh đế quốc và Chính phủ Nga hoàng đang tham gia vào nhằm "trả nợ" cho các chủ nhà băng Anh - Pháp thì họ, những kẻ rêu rao về chủ nghĩa xã hội, mặc nhiên im thin thít. Đúng vậy, chính quyền Nga hoàng và Chính phủ tư sản Lâm thời đã phải treo cổ chính nó bằng việc tham gia chiến tranh đế quốc, vậy mà họ, những người rêu rao về chủ nghĩa xã hội, lại gân cổ lên yêu cầu chính quyền Xô viết nên nối theo gót của Nga hoàng và Chính phủ tư sản lâm thời nên treo cổ mình lên, bằng việc tiếp tục tham gia chiến tranh, với những khẩu hiệu "Vệ quốc". Sự thật là với việc đội quân Nga cũ đang tan rã trên mặt trận, và việc quân đội công nhân chưa được tổ chức, việc ký kết hoà bình Brest - Litovsk là điều hết sức cần thiết để bảo vệ nước Nga khỏi việc bị Đức xâm lược và bị cắt thành những mảnh nhỏ. Đều thú vị là những kẻ ủng hộ Putin, lại ủng hộ quan điểm của tên Bạch Vệ này về sự phản quốc của những người Bolshevik, nhưng lại lờ đi rằng chính bản thân Putin lại hâm một Denikin - một tên phát xít Bạch Vệ sẵn sàng bán rẻ nước Nga cho các nước đế quốc xâm lược - miễn là chúng ủng hộ y trong cuộc đấu tranh tiêu diệt chính quyền Bolshevik. Thật buồn cười, kẻ rước voi giày mả tổ được Putin gọi là "những người yêu nước Nga thực sự" (nước Nga tư sản), còn những người giữ nước Nga và biến thành siêu cường vĩ đại (nước Nga xã hội chủ nghĩa) thì bị gọi là kẻ phản quốc. Và tất nhiên, những kẻ sùng bái tên tư sản Putin này sẵn sàng hô theo giọng của y. Chỉ có thể hiểu điều đó, khi và chỉ khi, chính những tên này đứng hoàn toàn trên lập trường giai cấp tư sản để đánh giá về các dữ kiện lịch sử.

Trên thực tế, không có sự khách quan nào trong quan điểm của Putin - ông ta kiên quyết đứng trên quan điểm của địa chủ và giai cấp tư sản, tức là giai cấp bóc lột , mà không quá 1,5% dân số ở Nga lúc bấy giờ. Trái lại, những người Bolshevik đã phản ánh rõ ràng về lợi ích của các giai cấp bị áp bức, bóc lột - giai cấp nông dân lao động Nga, giai cấp công nhân và các bộ phận nhân dân lao động khác.

Các sắc lệnh đầu tiên của những người Bolshevik, được thông qua vào cùng đêm khi cuộc khởi nghĩa vũ trang tháng Mười ở Petrograd thắng lợi (vào đêm 25-26 tháng 10 năm 1917) là “Nghị định về ruộng đất” và “Nghị định về hòa bình”. “Nghị định về ruộng đất” cuối cùng đã trao cho nông dân Nga đất đai, tước bỏ đất đai của các chủ đất và quý tộc, những thứ mà nông dân đã tìm kiếm từ giữa thế kỷ 19. Lưu ý rằng giai cấp nông dân khi đó chiếm hơn 80% dân số cả nước. Bản “Sắc lệnh về hòa bình”, được nhân dân cả nước mong đợi, đất nước đã hoàn toàn kiệt quệ bởi nhiều năm tàn sát vô nghĩa của chiến tranh thế giới, đã chấm dứt cuộc chiến tranh đế quốc trong đó Nga đang chiến đấu vì quyền lợi của giai cấp tư sản nhà băng của Anh và Pháp. Nga đã mất gần 5 triệu công dân của mình trong cuộc chiến này! Và để làm gì? Vì sự thịnh vượng của giai cấp tư sản Anh và Pháp? Người dân Nga đã chết vì lợi nhuận của các nhà tư bản? Và sau đó, người ta nói là những người Bolshevik "đẫm máu" và "tồi tệ",

Cái bọn như Vinh chồn ủng hộ chế độ Nga hoàng hay đám ủng hộ Vlasov và cả đám ủng hộ Chính phủ tư sản từ Yeltsin - Putin - Medvedev, ngay cả ủng hộ việc Nga xâm lược và xuất khẩu tư bản. Tất cả đều là những kẻ hoàn toàn đứng trên lập trường của giai cấp tư sản - chỉ là khác biệt giữa băng nhóm tư bản này hay băng nhóm tư bản khác. 

Dù có nguỵ trang dưới lá cờ đỏ như thế nào, thì bản chất tư sản vẫn bật lên rõ ràng trong những lời nói ba hoa của chúng về chủ nghĩa xã hội, nào về lợi ích của nhân dân. Nếu bán được, thì chính phủ tư sản Nga sẵn sàng bán máu đồng bào Nga của họ tại Minsk, để đổi lấy những đồng đô la đang trả cho những m3 năng lượng đang ngày đêm chảy qua Ukraine để đến Châu Âu, sẵn sàng bảo vệ cho những tên dung túng phát xít như Yanukovych, mà chính những tên phát xít do Yanukovyck dung túng ngày nay lại là những kẻ giết đồng bào Nga của họ. Bản chất của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư bản là man rợ, chúng bán rẻ xương máu đồng bào vì những đồng đô la bẩn thỉu. Tất nhiên, những kẻ đứng trên lập trường tư sản vẫn tung hô và ca ngợi như một sự trí tuệ và anh minh của quý ngài Tổng thống Putin, bất chấp những điều đó có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động.

Không có quan điểm giai cấp rõ ràng, không hiểu được lợi ích của giai cấp nào là tốt hơn - không thấu hiểu những người lao động, công nhân và nông dân - thì không thể hiểu được lịch sử vĩ đại của Tổ quốc Cách mạng tháng Mười, càng không thể hiểu rõ bản chất tàn bạo của chính phủ Nga tư sản hiện tại.