VỀ VẤN ĐỀ TƯ PHÁP CỦA CỤC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ QUỐC GIA



Có người thắc mắc rằng quyền tư pháp của Cục bảo vệ chính trị quốc gia, việc xét xử không có người làm chứng, không có người bào chữa, việc bắt giam bí mật. Đây không phải câu hỏi mới, mà từ rất lâu rồi, và không phải chỉ giai cấp tư sản quốc tế mà còn cả trong phong trào công nhân cũng thắc mắc. Nhưng đó không có gì lạ, vì nếu ít nghiên cứu kỹ về phong trào công nhân và lịch sử cách mạng, thì không thể hiểu đúng điều đó.

Cục bảo vệ chính trị quốc gia, hay Ủy ban đặc biệt, một cơ quan trừng phạt của Chính quyền Xô viết. Cơ quan đó ít nhiều tương đồng với Ủy ban an ninh xã hội được thành lập trong thời kỳ Công xã Pari. Nó trừng trị một cách CÔNG KHAI và thẳng tay với tất cả mọi loại kẻ thù của giai cấp công nhân: bọn gián điệp, âm mưu, khủng bố, cướp bóc, đầu cơ chính trị, tiền giả, ..... Nó giống như một toàn án quân sự chính trị được thành lập để bảo vệ lợi ích của cách mạng chống lại bọn tư sản phản cách mạng và bọn gián điệp phản cách mạng.

Cơ quan đó được thành lập ngay sau Cách mạng tháng Mười, sau khi phát hiện ra các lại tổ chức khủng bố, gián điệp của không chỉ giai cấp tư sản Nga mà còn cả giai cấp tư sản quốc tế.

Cơ quan đó đã phát triển và vững mạnh kể cả sau thời kỳ bị khủng bố mạnh mẽ nhất, các đồng chí, những nhà hoạt động lỗi lạc của chính quyền Xô viết và giai cấp công nhân Nga đã bị chúng khủng bố, như đồng chí U-ri-txơ-ki, ủy viên Ủy ban cách mạng Petrograd (bị ám sát chết), đồng chí Vô-lô-đác-ski, ủy viên Ủy ban cách mạng Petrograd (bị ám sát chết), lãnh tụ Lê-nin (ám sát nhưng chỉ bị thương nặng).

Sự tồn tại của Cục bảo vệ chính trị quốc gia đã giáng cho kẻ thù của cách mạng và giai cấp vô sản Nga những đòn chí mạng. Và đó là ưu điểm khiến cơ quan này tồn tại tiếp tục ngay cả trong những năm sau đó. Tất cả là vì sự tồn tại của chính quyền Xô viết. Và đó là lý do vì sao Cục bảo vệ chính trị quốc gia luôn là đối tượng mà giai cấp tư sản quốc tế không ngừng công kích, bôi nhọ, là vì nó không đội trời chung với giai cấp tư sản phản cách mạng, là thanh kiểm bảo vệ của giai cấp công nhân, là công cụ chuyên chính vô sản.

Do đó, không có gì lạ khi tất cả báo chí tư sản đều công kích và căm thù đến tận xương tủy Cục bảo vệ chính trị quốc gia.

Điều quan trọng là giai cấp công nhân ủng hộ và có thái độ như thế nào đối với Cục bảo vệ chính trị quốc gia. Trong lịch sử tồn tại của nó, giai cấp công nhân ủng hộ nó, vì nó là người bảo vệ trung thành cho những lợi ích chính trị của giai cấp đó. Và không có khi nào giai cấp công nhân không ngừng ủng hộ nó trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù của chính quyền Xô viết, và chính điều đó là cơ sở cho sự đứng vững của chính quyền Xô viết.

Nhưng chúng ta cũng sẽ thấy làm lạ nếu các đại biểu "của phong trào công nhân" lại lo lắng đối với sự tồn tại của Cục bảo vệ chính trị quốc gia. Và người ta đòi thủ tiêu đi cơ quan chuyên chính của giai cấp vô sản.

Bài học của Công xã Pari không cho phép giai cấp công nhân Nga lặp lại phải sai lầm đó. Tại sao Mác lại "quở trách" các chiến sĩ công xã, và điều đó hoàn toàn có lý. Cái giá phải trả cho thái độ nhẹ tay khi Chi-e vào Pari, hàng vạn công nhân bị giai cấp tư sản đàn áp và bắn giết. Và điều đó được lặp lại trên đất nước bao la chiếm 1/6 quả địa cầu, khi giai cấp tư sản Nga cấu kết trực tiếp với 14 nước đế quốc và tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu đẩy hàng chục triệu người dân vào vòng xoáy đổ lửa của Nội chiến. Và giai cấp tư sản Nga không từ mọi thủ đoạn, kể cả mượn tay ngoại bang tàn sát các dân tộc của chính đất nước mình, tàn sát giai cấp công nhân. Hay chính sự sụp đổ của Liên Xô, các cuộc đàn áp, bắn giết và xung đột sâu sắc trong không gian Hậu Xô viết. Tất cả là những minh chứng rất hùng hồn. Vậy thì tại sao giai cấp công nhân lại "e ngại" việc trấn áp một cách thẳng tay giai cấp tư sản phản cách mạng ?

Khi giai cấp tư sản phản cách mạng đàn áp một cách man rợ thậm chí là xem thường pháp luật thì báo chí tư sản, báo chí thế giới tự do đang ở đâu ? Hay họ làm lơ trước hiện thực đó ? Và giờ họ lại kêu gào lên khi bị giai cấp công nhân trấn áp họ !!! Họ đòi phải có luật pháp bảo vệ họ !!! Họ đòi một nền pháp trị dân chủ tư sản ở một nước vô sản !!! Và ngạc nhiên, nhiều người tuyên bố rằng mình đứng trong hàng ngũ giai cấp công nhân lại "e ngại" việc trấn áp giai cấp tư sản phản cách mạng, tin theo những lời tuyên truyền giả dối của giai cấp tư sản phản cách mạng, tin theo lời của một tay làm việc trực tiếp với lãnh sự quán Mỹ tại Mexico. Nực cười!!

Lịch sử cách mạng Nga đã dẫn tới một hệ quả tất yếu, ngay khi các Đảng dân chủ xã hội buông bỏ ngọn cờ, chạy theo giai cấp tư sản phản cách mạng chống chính quyền Xô viết, thậm chí là mượn tay giai cấp tư sản quốc tế, thì câu trả lời đã trở nên quá rõ ràng: giai cấp tư sản phản cách mạng chống chính quyền Xô viết tất yếu phải bị tiêu diệt.

Chúng ta không quên bài học rằng, những kẻ tự nhận mình là đại biểu của giai cấp công nhân, Đảng công nhân xã hội dân chủ menshevik, đảng xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh tả hợp lại lập nên Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản Kerensky đã phản bội những lợi ích của giai cấp công nhân và các dân tộc Nga khi tiếp tục con đường chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, làm tay sai cho bọn nhà băng Anh - Pháp. Chúng ta càng không bao giờ quên việc, các đảng xã hội dân chủ, đảng xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh tả hợp lực với 14 nước đế quốc tiến hành Nội chiến nhằm thủ tiêu chính quyền Xô viết. Chúng ta không bao giờ quên việc họ đứng về phía Côn-tsắc, về phía Đê-ni-kin. Chúng ta không bao giờ quên rằng các phần tử khủng bố như Trotsky, Zinoviev, Kamenev, Tukhachevsky,.... đã cấu kết với các nước đế quốc khác âm mưu lật đổ chính quyền Xô viết..... Chúng ta cũng không bao giờ quên việc giai cấp tư sản trong bộ máy lãnh đạo Chính phủ Xô viết đã phản bội như thế nào trong việc kéo sập Nhà nước Liên Xô. Chúng ta cũng không quên rằng các đại biểu của giai cấp tư sản Nga đã kéo xe tăng đến bắn phá tòa nhà Quốc hội năm 1993 như thế nào.

Đó là lý do Chính quyền Xô viết không nên và không thể có một chút thương tiếc trong việc trấn áp một cách gay gắt đối với kẻ thù của cách mạng.

Như vậy, quyền tư pháp của Cục bảo vệ chính trị quốc gia, việc xét xử không có người làm chứng, không có người bào chữa, việc bắt giam bí mật chỉ được dùng trong việc trấn áp các thế lực khủng bố, gián điệp, ..... những kẻ thù công nhiên tấn công vào chính quyền Xô viết. Đó không phải là nguyên tắc chung của toàn bộ ngành tư pháp Liên Xô trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Để làm rõ sự khác biệt này, tôi xin trích cho các bạn về những đặc điểm việc tố tụng hình sự những năm 1930 trong cuốn sách "Từ điển về Lịch sử nhà nước và pháp luật Nga" của các tác giả Luydmila Vladimirovna Dudkina và Olga Vladimirovna Shcherbakova:

"Mục đích của luật hình sự những năm 1930: - đấu tranh chống lại những tội ác nguy hiểm nhất do kẻ thù của chính quyền Xô viết gây ra, chống lại tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, phá hoại cuộc sống và cản trở sản xuất Liên Xô.

Nguyên tắc tố tụng:

a) Quyền bất khả xâm phạm của con người

b) Công khai

c) Sự tham gia của các nhân chứng, tự bào chữa và quần chúng (trong giai đoạn xét xử)

d) tính khách quan và toàn diện

e) phán quyết độc lập của tòa

Các giai đoạn của quá trình phạm tội:

a) Khởi tố vụ án hình sự

b) điều tra sơ bộ

c) hầu tòa

d) thủ tục pháp lý

e) kết án

f) giám đốc thẩm

g) thi hành án

Căn cứ để chấm dứt vụ án hình sự:

a) bị can đã chết

b) hòa giải giữa các bên (các vấn đề dân sự)

c) hết thời hạn "

Như vậy, sự tồn tại của Cục bảo vệ chính trị quốc gia, hay Ủy ban đặc biệt, với tư cách là một nhánh đặc biệt của ngành tư pháp cho phép tiến hành một cuộc tấn công gay gắt nhất vào kẻ thù chính quyền Xô viết, kẻ thù nhân dân, chứ không phải được sử dụng như một nguyên tắc phổ quát trong toàn bộ ngành tư pháp Liên Xô ..... như người ta [cho đến nay] vẫn đang lầm tưởng. Và sự tồn tại của cơ quan này tùy thuộc theo hoàn cảnh cụ thể của chính quyền Xô viết chứ không phải một cách liên tục cứng nhắc và đồng thời cũng không phải tồn tại trong mọi lĩnh vực. Nó tùy theo nhu cầu bảo vệ chính trị của chính quyền Xô viết.

Năm 1918, Ủy ban đặc biệt toàn Nga được tổ chức để trấn áp các hoạt động phản cách mạng, gián điệp và nó tấn công phủ khắp trong nước.

Nhưng trong Nội chiến, các quyền hành được mở rộng với tư cách của một bộ máy chính trị quân sự cho phép không chỉ chống phản cách mạng, gián điệp mà còn tấn công cả thổ phỉ, cướp, nạn đầu cơ, ... bất cứ thứ gì liên quan đến sự tồn tại của Chính quyền Xô viết.

Trong thời kỳ tập thể hóa, việc giai cấp kulag chống đối một cách gây gắt đối với chính quyền Xô viết, tổ chức thành các nhóm vũ trang, thổ phỉ, đầu cơ thì các cơ quan kế tục nó cũng tiến hành một loạt các biện pháp trấn áp. Tất nhiên, họ không công kích vào nông dân, mà họ bảo vệ giai cấp nông dân nghèo và đấu tranh kiên quyết chống lại sự phản cách mạng của một bộ phận kulag.

Ngay sau khi đồng chí Kirov bị ám sát, Nghị quyết đặc biệt số 122 của Xô viết tối cao Liên Xô ngày 1/12/1934 về việc rút ngắn quá trình xét xử và tiến hành thi hành án một cách ngay lập tức đối với những kẻ khủng bố, là sự kế tục của các chính sách của Ủy ban đặc biệt hồi năm 1918. Việc trấn áp những kẻ thù của chính quyền Xô viết trở nên gay gắt khi giai cấp tư sản phản động quốc tế cấu kết trực tiếp với những kẻ khủng bố trong nước để giết chết các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đó là lý do mà các khối tham gia Khủng bố trong giai đoạn 1934-1938 đều phải bị xử bắn một cách ngay lập tức bởi Tòa án quân sự.

Hay trong thời kỳ Chiến tranh vệ quốc, việc các quyết định bảo vệ cho các hoạt động chiến tranh (bảo vệ nhà máy, xí nghiệp, hậu phương, thư báo, ...) đã dẫn đến việc cơ quan an ninh này phát triển rộng rãi trong toàn bộ các hoạt động của đời sống chính trị, xã hội. Sau chiến tranh thì phạm vi của cơ quan an ninh này bị thu hẹp và thay thế cho các cơ chế tư pháp trước đây.

Vậy thì những điểm khác biệt trong tư pháp giữa Cục bảo vệ chính trị quốc gia với các tòa án dân sự khác trong các "giai đoạn của quá trình phạm tội" là gì ?

Tôi xin lấy ví dụ của Nghị quyết đặc biệt số 122, trong đó viết:

"Về thủ tục chuẩn bị và thi hành các vụ án khủng bố:

1. Đề nghị cơ quan đều tra nhanh chóng điều tra các trường hợp bị cáo buộc đang chuẩn bị hoặc thực hiện hành vi khủng bố

2. Kiến nghị các cơ quan tư pháp không cho phép hoãn thi hành án - tử hình - vì những loại tội phạm này, Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao nhận thấy, không thể chấp nhận bất kỳ kiến nghị khoan hồng nào.

3. Đề nghị NKVD Liên Xô thi hành ngay lập tức bản án tử hình đối với những loại tội phạm này ngay khi bản án được thông qua.

Về việc sửa đổi bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Liên minh Xô viết.

Ban chấp hành Xô viết Liên Xô quyết định:

1. Việc điều tra đối với các trường hợp khủng bố không quá mười ngày.

2. Cáo trạng sẽ được cung cấp cho bị cáo một ngày trước khi xét xử

3. Xét xử mà không cần có mặt của các bên

4. Không cho phép kháng nghị giám đốc thẩm, không chấp nhận đơn khoan hồng

5. Tử hình ngay sau khi tòa tuyên án."

Như vậy, giai đoạn của quá trình phạm tội sẽ rút ngắn xuống thành:

a) Khởi tố vụ án hình sự

b) điều tra sơ bộ (không quá 10 ngày)

c) hầu tòa (không cần sự có mặt của các bên)

d) thủ tục pháp lý

e) kết án và thi hành án

Vậy thì việc rút gọn "thủ tục" như thế có làm mất tính chất đúng đắn và minh bạch của vụ án hay không ? Câu trả lời là không. Vì những cơ sở của vụ án vẫn phải tiếp tục căn cứ trên bộ Luật hình sự 1922 của Liên Xô (bị bãi bỏ vào năm 1961), trong đó đặc biệt là chương IV với tầm quan trọng của "nhân chứng, vật chứng", khẩu cung không phải là cơ sở cho quyết định của tòa án. Ví dụ, trong cuộc điều tra sơ bộ không đủ bằng chứng kết tội, thì tòa phán quyết bị can không phạm tội đó. Đó là lý do, nhiều vụ án, bị can bị bắt trong những năm 1935 không bị xử bắn mà mãi đến 1937,1938 mới bị xử bắn khi có đủ bằng chứng (trong khi điều tra không quá 10 ngày).

Nhưng liệu có việc vi phạm trình tự này ở Liên Xô không ? Câu trả lời là có, và trong quá trình tái xem xét các hồ sơ này, những quy trình sai trái sẽ bị phát hiện và những người tác động vào việc làm sai lệch quy trình này có thể đứng trước bản án hình sự. NHƯNG sai lệch đó nằm ở các tội danh bình thường, không phải ở các tòa án quân sự đặc biệt. Có không ít các nhân viên NKVD Liên Xô những năm 1937-1938 phải chịu các bản án khắc nghiệt nhất cho các hoạt động không đúng và có tính chất phá hoại của mình trong các giai đoạn trước đó (1926-1929 hay 1930-1934 hay 1934 - 1936).