Về nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên

 


1. Ngày nay ít ai biết rằng Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên vẫn là một nhà nước Xã hội chủ nghĩa, và trên thực tế đã thực hiện xây dựng các cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh đặc thù của lịch sử bán đảo Triều Tiên, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Triều Tiên được tổ chức theo một cách thức rất đặc biệt.

2. Hiện nay, trong một số văn bản chính thức ở Triều Tiên người ta đã không còn nhắc đến Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tuy nhiên, không phải vì thế mà ở Triều Tiên họ loại bỏ Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong nhiều tài liệu chính thức họ vẫn coi lãnh tụ Kim Nhật Thành là một chiến sĩ cộng sản quốc tế theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, ngày nay họ nói nhiều đến tư tưởng Juche - hay là sự sáng tạo về tư tưởng trong việc vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào trong điều kiện đặc thù của Triều Tiên.

3. Kể từ năm 1972 cho đến nay, trong các Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, vẫn ghi rõ Triều Tiên là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, điểm đặc biệt là gắn với tư tưởng Juche. Hiến pháp xã hội chủ nghĩa của Triều Tiên (1972) còn được gọi là Hiến pháp Kim Nhật Thành. Cái này giống mô tuýp Hiến pháp xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô 1936 còn được gọi là Hiến pháp Stalin.

Tại Điều 1 Hiến pháp, ghi rõ: Nhà nước CHDCND Triều Tiên là một nhà nước xã hội chủ nghĩa đại diện cho lợi ích toàn thể của nhân dân Triều Tiên.

4. Đặc điểm của lịch sử chia cắt bán đảo Triều Tiên làm cho nội dung cách mạng của Triều Tiên cho đến hiện nay vẫn là : Chuyên chính dân chủ nhân dân. Vì bán đảo Triều Tiên hiện nay bị chia cắt làm phần phía Bắc là CHDCND Triều Tiên và phần phía Nam là Đại Hàn Dân quốc do Mỹ bảo trợ cho nên đặc điểm của cách mạng Triều Tiên là chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng Miền Nam Triều Tiên. 

Vấn đề chuyên chính dân chủ nhân dân không mới, nó có từ hồi Đại hội VII Quốc tế Cộng sản vào năm 1935, và được áp dụng tại nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam, cụ thể tại Đại hội II của Đảng Lao động Việt Nam vào tháng 2/1951. 

Cách mạng chuyên chính dân chủ nhân dân có hai nội hàm, chống đế quốc và chống phong kiến, trong đó chống đế quốc làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống phong kiến gồm có đánh trúc địa chủ, tàn tích chế độ phong kiến. Lịch sử cách mạng Triều Tiên cho thấy họ chưa hoàn thành việc giải phóng tổ quốc, chỉ giải phóng được miền Bắc, cho nên nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Triều Tiên là ra sức chống đế quốc Mỹ xâm lược và thống nhất Tổ quốc. Cho nên, tính chất của cách mạng Triều Tiên không thể có gì khác ngoài chuyên chính dân chủ nhân dân, tức là nền chuyên chính của toàn dân chống quân xâm lược đế quốc.

5. Đường lối thống nhất của CHDCND Triều Tiên giống hệt đường lối của Đảng Lao động Việt Nam hồi Đại hội III (1960) với phương châm: thống nhất đất nước trên nguyên tắc độc lập, hòa bình, sự toàn vẹn đất nước và đoàn kết dân tộc (thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình - Hồ Chí Minh). 

6. CHDCND Triều Tiên được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, về mặt thực chất là chuyên chính vô sản. Về mặt lý luận, chuyên chính dân chủ nhân dân thực chất là chuyên chính vô sản, nó thực hiện những nội dung của chuyên chính vô sản, tuy nhiên, nó khác với chuyên chính vô sản (gốc) ở chỗ nó phân ra làm nhiều giai đoạn cách mạng hơn, tức là nhiều bước quá độ hơn. Nguyên nhân là do những điều kiện xã hội, vật chất của các nước này chưa trãi qua sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, hoặc đang ở tiền chủ nghĩa tư bản, còn lạc hậu, mà bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Đặc điểm này làm cho chúng ta thấy Triều Tiên đứng độc lập giữa cả Liên Xô và Trung Quốc trong thập niên 1960s, 1970s thế kỷ trước. Mô hình, tính chất cuộc cách mạng, lý luận đều khác. Ví dụ, như ở Liên Xô, từ năm 1961, họ đã chấm dứt chuyên chính vô sản, tuyên bố thực hiện hoàn toàn chủ nghĩa xã hội. Còn ở Trung Quốc, chuyên chính liên hiệp 4 giai cấp của Mao Trạch Đông không có điểm gì giống với chuyên chính dân chủ nhân dân, mà chuyên chính dân chủ nhân dân thực chất là chuyên chính của 1 giai cấp vô sản.

7. Thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia, theo Chủ nghĩa Lê-nin tức là: a) sự đảm bảo triệt tiêu khả năng khôi phục của chủ nghĩa tư bản 2) sự triệt tiêu nguy cơ can thiệp vũ trang của giai cấp tư bản quốc tế vào Triều Tiên. Nói cách khác, năm 1972, khi Triều Tiên ban hành Hiến pháp xã hội chủ nghĩa, trên thực tế họ đã đảm bảo nội dung số (1), nhưng vì tình trạng đất nước chia cắt, Mỹ còn đóng quân tại Hàn Quốc, tính tất yếu làm cho nội dung số (2) hiện nay chưa hoàn thành. Muốn hoàn thành toàn vẹn chủ nghĩa xã hội ở Triều Tiên, CHDCND Triều Tiên tất yếu phải giải phóng miền Nam khỏi vòng ảnh hưởng và lệ thuộc của Mỹ. Chuyện đó không phải là dễ.

8. Sự tồn tại của hệ thống chuyên chính vô sản ở Triều Tiên là cơ sở cho việc nước này không rơi vào tình trạng giống Liên Xô và Trung Quốc. Tức, không rơi vào hoàn cảnh sự biến đổi giai cấp trong việc giành và giữ quyền lực Nhà nước (như ở Liên Xô) hay việc phát triển đất nước theo một lối tư bản hóa - câu kết với đế quốc Mỹ như Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình.

9. Nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên dựa trên cơ sở của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trong đó, tư liệu sản xuất thuộc về sở hữu toàn dân (Nhà nước) do giai cấp vô sản nắm quyền, và thuộc về chế độ kinh tế tập thể. Trong Hiến pháp Triều Tiên, họ đã nêu ra 3 điểm cho sự phát triển chủ nghĩa xã hội của mình: thu hẹp sự khác biệt giữa lao động chân tay và trí óc; thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn; giữa công nghiệp và nông nghiệp. Cả 3 điểm này trong Hiến pháp Triều Tiên là 3 điểm chủ đạo trong việc xây dựng kinh tế Liên Xô xã hội chủ nghĩa được đề cập trong tác phẩm "Những vấn đề kinh tế xã hội chủ nghĩa Liên Xô" do Stalin trình bày 2/1951. Chủ tịch Kim Nhật Thành đã căn cứ đúng trong các nguyên tác của Stalin để đề ra nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở CHDCND Triều Tiên.

10. Điều 34 Hiến pháp cho biết, nền kinh tế quốc dân ở CHDCND Triều Tiên hiện nay là nền kinh tế kế hoạch hóa. Ưu tiên phát triển công nghiệp và xây dựng hệ thống kinh tế theo hướng hiện đại hóa bằng cách không ngừng cách mạng khoa học kỹ thuật.

11. Ở CHDCND Triều Tiên không tồn tại tình trạng người bóc lột người, không tình trạng thất nghiệp, ngày làm 7 giờ hoặc 6 giờ. Nhà nước phân phối thực phẩm cho người lao động trong các đơn vị sản xuất và bán thông qua hệ thống mậu dịch quốc doanh bằng cách mua trực tiếp từ các nông trang tập thể: 189 won /kg gạo (~ 5.000 đ/kg gạo), 96 won / kg ngô (~2.500 đ/ kg ngô) và 33 won/kg mì (~850 đ/kg). Nhà nước cung cấp nhà ở miễn phí cho người lao động, bất kể thành thị hay thôn quê. Y tế được phổ cập toàn dân và miễn phí. Giáo dục được phổ cập toàn dân và miễn phí. Ở Triều Tiên, hệ thống thuế bị bãi bỏ từng bước và hoàn toàn vào năm 1974 (hệ thống sản xuất đã đặt ra chỉ tiêu lợi nhuận tích lũy trong quá trình sản xuất rồi cho nên xóa bỏ hoàn toàn thuế) và đảm bảo về các quyền lợi khác của hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội.

12. Tư tưởng Juche, hay tư tưởng Kim Nhật Thành, là hệ thống quan điểm xem quần chúng nhân dân lao động là động lực của cách mạng. Chủ nghĩa Juche dựa trên nguyên tắc con người tự làm chủ và tự quyết định vận mệnh của mình, coi con người là trung tâm, là lý thuyết chính trị thực hiện hóa tính độc lập của quần chúng - một phương châm về độc lập, tự cường.

13. Tư tưởng Shogun, hay là việc ưu tiên quân sự. Điều này không mới, nó mô phỏng hoàn toàn bộ máy lãnh đạo của Liên Xô trong Chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại về việc quân sự hóa toàn bộ hệ thống chỉ huy của đất nước trong TÌNH HÌNH CHIẾN TRANH. Cũng xin lưu ý, cho đến hiện nay, Triều Tiên và Hàn Quốc (Mỹ) vẫn CHƯA CHẤM DỨT CHIẾN TRANH. Năm 1953 chỉ mới có 1 hiệp định ngừng chiến, và cho đến nay vẫn chưa có hiệp định hòa bình, và luôn sẵn sàng trong tình trạng chiến tranh bất kỳ lúc nào. Từ giai đoạn 1953-1991, lúc này hệ thống Xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại, cho nên chưa cần đến. Nhưng từ sau năm 1992, nhất là giai đoạn 1997, nhu cầu này đặc biệt quan trọng vì Triều Tiên mất đi sự hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa, và buộc phải quân sự hóa, ưu tiên quân sự nhằm chuẩn bị cho khả năng chiến tranh nổ ra. Chính đặc điểm lịch sử này làm cho Triều Tiên đi đến chỗ quân sự hóa toàn bộ hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước với việc Kim Nhật Thành,  Kim Chính Nhật và sau này tiếp tục Kim Chính Ân đều được phong quân hàm Đại Nguyên soái - Tổng tư lệnh tối cao của CHDCND Triều Tiên TRONG CHIẾN TRANH. Ý thức hệ Shogun là bắt nguồn từ nhu cầu sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến nhằm bảo vệ và giải phóng cho dân tộc Triều Tiên, nó đưa đến chỗ hình thành vị trí, vai trò và biểu tượng của dòng họ Kim, của các lãnh tụ tối cao Triều Tiên, hay thực chất là các khai quốc công thần những người luôn đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất bán đảo Triều Tiên.

14. Sự mất cân đối của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa Triều Tiên, bắt nguồn từ việc ưu tiên và giành mọi nguồn lực cho hệ thống Shogun này, trong đó là ưu tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa. Thực chất, việc ưu tiên vũ khí hạt nhân đảm bảo cho Triều Tiên tránh một cuộc chiến tranh xâm lược trong thời gian tới và bắt đầu tăng đầu tư vào việc phát triển kinh tế xã hội. Dễ thấy là từ trước đến năm 2011, nền kinh tế Triều Tiên luôn trong tình trạng lạc hậu, sản xuất chưa tốt, năng suất chưa cao. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện căn bản các chương trình hạt nhân, bắt đầu từ Đại hội VII (2016) cho đến nay (trước thêm Đại hội VIII 2021), trong 5 năm (nếu tính từ khi Un lên nắm chức bí thư thứ nhất 2012 là 9 năm), nền kinh tế CHDCND Triều Tiên có những bước phát triển đáng hoan nghênh, tình trạng ổn định và đa dạng hàng hóa bắt đầu xuất hiện với việc lắp đầy các kệ hàng hóa trong các siêu thị và trung tâm thương mại, sản xuất ôtô phát triển vói việc đa dạng hóa các phương tiện cá nhân, mà trước kia rất ít người sở hữu. Ngành xây dựng phát triển với tốc độ cao và nhanh chóng, xây dựng cả một khu phố với hàng chục nhà cao tầng trong thời gian ngắn, xây dựng một loạt các khu định cư. Từng bước từng bước hiện đại hóa nền sản xuất với việc xuất hiện các nhà máy sản xuất có công nghệ hiện đại, tự sản xuất chip linh kiện, điện thoại. Xây dựng các công trình văn hóa, giáo dục hiện đại phục vụ đời sống dân sinh. Những dấu hiện tích cực đó cho thấy Triều Tiên đang tăng cường chính sách phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa sau từng ấy thời gian đầu tư để phát triển vũ khí hạt nhân - mục đích là tránh cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ - Hàn vào Triều Tiên.

15. Đại hội VIII của Đảng Lao động Triều Tiên đã chỉ thị, tiếp tục ra sức phát triển kinh tế và từng bước hoàn thiện kinh tế xã hội chủ nghĩa, tăng năng suất trong nền kinh tế. Đây là một sự chỉ đạo có tính chất nguyên tắc trong việc ưu tiên phát triển kinh tế Triều Tiên (vẫn ưu tiên quân sự nhưng thúc đẩy tăng cường kinh tế). Trong điều kiện Triều Tiên có một nền công nghiệp hiện đại, có tính chất tự động hóa cao, có nền công nghiệp chế tạo máy và sản xuất tốt, khả năng hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ mà Đại hội VIII đề ra trong tương lai chắc chắn có thể làm được.

Chúng ta hoàn toàn không có gì để nghi ngờ về những chuyển biến về kinh tế theo hướng tích cực ở CHDCND Triều Tiên trong tương lai.

Đại hội VIII của Đảng Lao động Triều Tiên và phương hướng phát triển kinh tế xã hội Triều Tiên sẽ giành lấy thắng lợi.

16. Đóng góp của đồng chí Kim Chính Ân từ khi trở thành lãnh tụ Đảng:

- Chỉnh đốn Đảng về mặt tư tưởng và tổ chức bằng cách loại bỏ một số khuynh hướng phát triển có tính chất lệch lạc khỏi chủ nghĩa xã hội. Ngay khi vừa nắm quyền lực, Kim Chính Ân đã tiến hành các hoạt động thanh đảng mạnh mẽ.

- Phát triển các lực lượng chiến lược hạt nhân, tăng vị thế của Triều Tiên, ngăn ngừa các nguy cơ xung đột hoặc xâm lược từ Mỹ.

- Phát triển kinh tế quốc dân và làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội Triều Tiên sau một nhiệm kỳ Đại hội.

- Chống đại dịch một cách hiệu quả

- Nâng tầm vị thế ngoại giao của Triều Tiên trên trường quốc tế, đặc biệt là cuộc gặp gỡ cấp cao với Tổng thống Trump.

#Gấu

Quay lại trang chính