Khrushchev là một người theo chủ nghĩa Trotsky ?



Năm 2014, trong một cuộc phỏng vấn con gái của Nikita Khrushchev - bà Rada Khrushcheva Adzhubei cho biết bố bà, tức Nikita Khrushchev từng là một Trotskyist.

PV: Có phải Kaganovich cho rằng Khrushchev là một trotskyist ?

Rada Adzhubei: Trong hồi ký của mình, Nikita Sergeivich tự viết về tình tiết này.

Trong quân đội, ông từng chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Frunze. Và như ông biết đấy, Hồng quân được sáng lập bởi Trotsky. Ông ấy vừa là người cổ động, vừa là nhà lãnh đạo. Ông ấy có lối diễn thuyết xuất sắc, hùng hồn và thuyết phục. Nikita Sergeivich viết rằng, ông thực sự tin ông ấy (Trotsky). Phải tin chứ: vì ông ấy nếu không là số một, thì cũng là số hai trong cuộc cách mạng. Nhưng tại một số thời điểm, Trotsky bắt đầu bất đồng với Ủy ban Trung ương. Cha tôi hoàn toàn hiểu rõ vấn đề, và ông đã đứng về phía đảng, tức là đường lối của Stalin.

Kaganovich làm việc tại Donbass thời tiền cách mạng. Ông ấy biết rõ Khrushchev. Ông ấy đưa ra lời đề nghị, sau đó là hỗ trợ tích cực bố tôi ở Moskva.

Năm 1935, Khrushchev được đề nghị giữ chức vụ Bí thư Ủy ban khu vực Moskva của ĐCSLX - đây là một chức vụ rất lớn - bố tôi đã tham khảo ý kiến của Kaganovich, trước đó ông ấy đảm nhiệm chức vụ này.

Kaganovich đã tiến cử Khrushchev. Sau đó, bố tôi hỏi ông ấy: đồng chí nghĩ sao, liệu tôi có nên nói cho Stalin biết về những thiện cảm mà tôi đã dành cho Trotsky không?  Kaganovich liền nói: không, hoàn toàn không nên. Nhưng cuối cùng Khrushchev cũng nói, Stalin nghe được liền nhún vai: oh, điều gì cũng có thể xảy ra cả. Sau đó, vào năm 1957, Khrushchev đấu tranh chống phe chống Đảng, trong đó có cả Kaganovich, Lazar Moisevich cũng giống hệt bao người theo chủ nghĩa Stalin khác. Ông ấy đã khịa: "Khrushchev là một người theo chủ nghĩa Trotsky (trotskyist)". Điều đó thật không hay ho.

Nguồn:https://7days.ru/caravan/2014/6/doch-nikity-khrushcheva-posle-otstavki-ottsa-elita-ot-nas-myagko-govorya-otvernulas.htm

Có vẻ lời bà Rada Adzhubei sẽ rất khác với quan điểm của nhiều người khi cho rằng Stalin rất ghét phe đối lập, thậm chí có người cho rằng ông ấy đã quét sạch họ trong các cuộc thanh trừng. Nhưng trớ trêu thay, có vẻ Stalin chẳng quan tâm đến cái việc gốc gác của họ, miễn là họ không chống đường lối Đảng và Nhà nước.


Sau khi bị đánh bại năm 1926,1927 nhiều người trong phái đối lập bị khai trừ Đảng. Một số họ đã công khai xin lỗi, và nhận lỗi lầm, rồi lại được khôi phục đảng tịch. Nhiều người còn làm đến các chức vụ cao trong bộ máy Đảng và các cơ quan hành chính của Liên Xô trước năm 1934. Rykov còn là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1931. Ai cho phép ? Liệu rằng Stalin đàn áp dã man phe đối lập mà họ còn được khôi phục đảng tịch, vào các chức vụ cao trong Đảng sau khi họ đã thất bại năm 1926,1927 ? Rõ ràng, chúng ta dường như không hiểu đúng về tính chất của khủng hoảng chính trị năm 1937-1938. Stalin hoàn toàn không có ý định "vỗ béo" khi cho họ quay trở lại Đảng, cho họ vào các chức vụ cao chỉ để - ĐÀN ÁP họ, làm cuộc "Đại thanh trừng" đối với họ. Đó là một nghịch lý thô kệch.

Stalin hoàn toàn không quan tâm đến nguồn gốc và gốc gác của ai, bởi vì sức mạnh của ông đó là sự tập trung của Ủy ban Trung ương Đảng, dù ông có thiểu số trong bộ Chính trị từ năm 1922-1925, ông vẫn chiến thắng phái đối lập, vì lập trường, đường lối và quan điểm của ông được đa số Ủy ban Trung ương chấp thuận. Ít ai biêt rằng năm 1925, Stalin là duy nhất trong Bộ Chính trị, còn phe đối lập bao gồm: Trotsky - Zinoviev - Kamenev - Tomsky - Rykov - Bukharin. Chỉ một mình Stalin. Vậy mà Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Liên Xô đã tán thành đường lối của Stalin về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với hơn 700.000 đảng viên ủng hộ (hon 99%), còn đường lối Trotsky chỉ chiếm 4000 phiếu, nghĩa là chưa đầy 1%. Năm 1926, toàn bộ phe đối lập bị khai trừ khỏi Đảng. Từ năm 1928-1953 xuyên suốt là thời kỳ thống trị của đường lối và tư tưởng của Stalin. Vậy mà người ta phải nghĩ rằng Stalin phải thực hiện một cuộc đàn áp để bảo vệ quyền lực của ông ấy. Để làm gì ? Để chống lại một lực lượng chưa chiếm nổi 1% trong Đảng ư ?

Đó là một lập luận vô bổ.

#Gấu