Chạm đến Mặt trăng



Việc khám phá ra mặt trăng, nghiên cứu các tính chất và tính năng của nó là chương trình không gian vô cùng quan trọng sau các chuyến bay có người lái lên quỹ đạo. Do đó vấn đề không phải là ai đặt chân lên mặt trăng, mà là ai khám phá ra mặt trăng. Có một truyền thuyết kể rằng, phi hành đoàn của tau Apollo 11 của người Mỹ là những người đầu tiên nghiên cứu mặt trăng vào năm 1969 khi họ đổ bộ lên mặt trăng. Nhưng thực tế là từ năm 1959, các nhà khoa học Liên Xô là những người tiên phong trong việc nghiên cứu mặt trăng khi tàu vũ trụ Luna-2 của Liên Xô đã chạm đến bề mặt của mặt trăng (thấy rõ nhưng chưa đáp xuống được).

Vào ngày 21/7/1969, các phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong, Baz Aldrin đã có những bước đi trên mặt trăng. Điều này liệu có phải là sự thật ? E rằng phải thừa nhận đó là một thực tế, chính thiếu tướng Vyachevslav Dovgan, người được biết đến là "tài xế" điều khiển robot tự động Lunokhod 1 và Lunokhod 2 của Liên Xô trên bề mặt mặt trăng. Trong cuộc phỏng vấn đài RT ngày 20/11/2015, ông Vyachevslav Dovgan đã nói rằng những người Liên Xô đã trực tiếp theo dõi quá trình đổ bộ của người Mỹ lên mặt trăng tại Trung tâm truyền thông không gian. Cho nên việc đấy có lẽ không cần phải nghi ngờ gì. (Nguồn: https://russian.rt.com/article/131484)

Ngoài việc chứng minh đỉnh cao khoa học công nghệ vũ trụ Liên Xô, động cơ của chương trình khám phá không gian đã hướng tới một mục tiêu khác: khoa học. 

Mặc dù Liên Xô rất thành công khi là nước đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ vào năm 1957. Tuy nhiên, cú phóng đó mang nhiếu ý nghĩa thử nghiệm hơn là một sự làm chủ thực tế. Do đó, quyết định nghiên cứu mặt trăng quả là thách thức vô cùng lớn đối với Liên Xô, thậm chí đã phải thất bại một vài lần. Việc nghiên cứu bề mặt của mặt trăng là một nhiệm vụ rất phức tạp, bởi vì khoảng cách giữa mặt trăng và vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô là rất lớn, lên đến hơn 380.000 km.



Bất chấp khó khăn đó, người Xô viết đã thực hiện cú phóng lịch sử đầu tiên của Luna-1, lần đầu tiên con người tiếp cận gần mặt trăng, cách 6.000 km so với bề mặt mặt trăng. Luna-1 có một giá trị lịch sử, thông qua nó người ta đã thu thập một loạt dữ liệu khoa học cần thiết cho chuyến bay kế tiếp, cho việc chạm vào bề mặt mặt trăng. Khi tàu vũ trụ Luna-2 đã chạm đến bề mặt mặt trăng, điều đó cho phép con người nhận ra rằng mặt trăng không có vành đai bức xạ riêng, không có từ trường riêng. Đó là những khám phá có tính chất bước ngoặt. Đặt ra những cơ sở cho việc đổ bộ lên mặt trăng trong tương lai.

Những bước "đầu tiên" đó không ngăn cản sự ham muốn của các nhà khoa học, nhu cầu về việc tìm hiểu các đặc điểm của mặt trăng, đặc điểm của các loại đất, các loại bụi mịn ,... do đó người ta bắt đầu đặt tiếp các mục tiêu khác: đem các thiết bị chụp lên mặt trăng.

Tháng 10 năm 1959, Liên Xô phóng thành công Luna-3 mang theo các thiết bị chụp ảnh, cũng lần đầu tiên người ta đã chụp được khoảng tối của mặt trăng. Đã có 17 tấm ảnh được chụp, và khi đó, nó là những tấm ảnh đầu tiên của loài người về bề mặt của mặt trăng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cấu tạo đất, địa chất của mặt trăng thì lại mất một khoảng thời gian tương đối, đầu thập niên 1960s, việc phát hiện ra cấu tạo mặt trăng với độ chính xác không mấy sai lệch đã đảm bảo cho phép các nhà khoa học Liên Xô tính toán đến khả năng có thể đổ bộ lên mặt trăng. Phát kiến đó được đưa ra bởi nhà vật lý học phóng xạ Liên Xô Vsevolod Troitsky.

Thông qua kính viễn vọng vô tuyến, nhóm nhà khoa học do Troitsky dẫn đầu đã tính toán gần chính xác bề mặt của mặt tran8ng - mật độ, nhiệt độ, thành phần hóa học, ..., người ta thậm chí phát hiện rằng đất mặt trăng có độ dẫn nhiệt thấp,  khoảng 60% là thạch anh - silic oxit. Tất cả quá trình tính toán đã đi đến kết luận về mật độ đất của mặt trăng. Ngày 3/2/1966, Luna-9 đã thực hiện chuyến đi thành công nhất trong lịch sử khi lần đầu tiên hạ cánh lên bề mặt mặt trăng, ngay lập tức hệ thống liên lạc vô tuyến được thiết lập và lần đầu tiên hình ảnh mặt trăng được truyền trực tiếp đến trái đất. Để củng cố thêm thành quả của Luna-9, tháng 4/1966 Luna-10 đã được phóng lên và trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên xoay quanh mặt trăng.



Tháng 9/1968, Liên Xô phóng Zond-5, lần đầu tiên đưa sinh vật sống lên quỹ đạo của mặt trăng (2 cá thể rùa), chương trình này thu được một kết luận rất rõ ràng: con người có thể đáp lên mặt trăng. Nhưng cần phải thử nghiệm thêm vài lần trước khi có thể đưa con người lên mặt trăng. Nhưng người Mỹ đã đi sớm hơn một bước, 12/1968 nhận thấy sau chuyến Zond-5 con người có thể đáp lên mặt trăng nên Mỹ quyết định đưa tàu vũ trụ do các phi hành gia Borman, Lovell, Anders bay vào quỹ đạo của mặt trăng. Ngày 21/7/1969, Mỹ đã đổ bộ thành công lên bề mặt mặt trăng. Sau đó việc đưa người lên mặt trăng được xem là không còn cần thiết nữa nên đã bị hủy bỏ, thay vào đó Liên Xô thúc đẩy mạnh quá trình tự động hóa các thiết bị của tàu vũ trụ và robot trên mặt trăng, đồng thời xúc tiến tìm hiểu thêm về các hành tinh khác. Liên Xô tiếp tục gặt hái thêm thành công khác như: robot điều khiển từ xa đầu tiên Lunokhod 1, trạm quỹ đạo đầu tiên, tiếp cận bề mặt sao Hỏa,... Bên cạnh đó Mỹ cũng gặt hái thêm khá nhiều thành tựu không kém.

Một điều đáng tiếc là  Tổng công trình sư hàng không - vũ trụ Liên Xô, vị chỉ huy chiến dịch nghiên cứu mặt trăng, Sergei Korolev đã qua đời ngay trước khi Luna-9 gặt hái được thành công của nó. Ông là thiết kế chính của động cơ tên lửa, tên lửa đạn đạo, vệ tinh và tàu vũ trụ  của Liên Xô, Sergei Korolev qua đời, đó là một tổn thất to lớn cho ngành công nghiệp vũ trụ của Liên Xô - khi chương trình khám phá mặt trăng mới thật sự chỉ bắt đầu.

#Gấu