"Holodomor" và tập thể hóa nông nghiệp.




- A. Khối lưu ý căn bản khái niệm


1. "Holodomor" có nghĩa là "chết vì đói" (tập thể) không có nghĩa là diệt chủng.

2. Diệt chủng, định nghĩa là : "sự phá hủy có chủ ý và có hệ thống, toàn bộ hoặc một phần, của một dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, hay quốc gia".

=> Như vậy diệt chủng không bao hàm ý nghĩa cho vấn đề chết vì các vấn đề tự nhiên, bệnh tật,...

- B. Khối kiến thức về đấu tranh chính trị.


3. Đánh vào ku-lắc là đánh vào toàn thể nông dân ?

Thực tế nông dân ở nước Nga chia làm 3 bộ phận: phú nông (ku-lắc), trung nông (người có ruộng) và bần nông (hạng nông dân nghèo không có ruộng). Sau cách mạng tháng Mười, Lenin đã ký về sắc lệnh ruộng đất, chia ruộng đất cho toàn thể dân nghèo => 1. Việc cắt, tịch thu, chia đất của ku-lắc dẫn đến việc giai cấp ku-lắc giảm số lượng. 2. Việc chia đất cho bần cố nông dẫn đến trung nông tăng về số lượng.

=> Cho thấy rõ ku-lắc và nông dân trung - bần nông là 2 lực lượng khác nhau và đối lập nhau về lợi ích ở nông thôn. Việc tấn công vào giai cấp ku-lắc không đồng nghĩa được với toàn thể nông dân.

4. Đánh vào ku-lắc có gây tổn hại cho trung - bần nông ?

Tại Đại hội XV của Đảng đã đề ra cuộc tấn công vào giai cấp ku-lắc, xem bần nông là chỗ dựa vững chắc, xem củng cố liên minh với trung nông làm lực lượng để tấn công cu-lắc.

=> Phương hướng cho thấy Đảng ko những không nhắm vào  trung - bần nông mà còn xem đó là liên minh vững chắc.

Đáp lại việc bọn ku-lắc không chịu bán cho Nhà nước số lúa mì thừa theo giá quy định (chúng đầu cơ, mua- bán ép giá bần trung nông) vì thế phải áp dụng biện pháp đặc biệt, điều 107 trong bộ luật hình sự của tòa án quy định có quyền tịch thu số lúa mì thừa của bọn ku-lắc, bần nông được hưởng 25% số lúa mì thu được của ku-lắc.

=> Về cả biện pháp thực hiện cũng không xâm hại gì đến quyền lợi của trung - bần nông, thậm chí bần nông được hời.

- C. Khối kiến thức về tập thể hóa nông nghiệp.


5. Việc tập thể hóa vào nông trang tập thể chỉ có 1 hình thức ?

Thực tế là nhiều hình thức, nhưng có 2 hình thức rõ ràng và chủ yếu đó là nông trang theo mô hình ác-ten nông nghiệp (dành cho cu-lắc pro Xô viết và trung nông khá) và nông trang tập thể xã hội chủ nghĩa (trung nông vừa và bần nông - những người trước kia vốn không sở hữu ruộng đất).

=> Việc phân như thế không những không xâm hại đến quyền lợi của nhiều tầng lớp nông dân mà thực tế còn phát huy hết sức tối đa sự phát triển của các thành tố kinh tế nông nghiệp.

Giai cấp ku-lắc pro Xô viết hoặc miễn cưỡng khi đã vào nông trang tập thể ácten nông nghiệp thì thực tế là đi vào guồng xoay cải tạo từ từ sang kinh tế XHCN, họ được giáo dục, cải tạo... Sau một giai đoạn nhất định, mô hình này sẽ chuyển sang hình thức nông trang tập thể xã hội chủ nghĩa.

6. Ở Liên Xô chỉ có một nhịp độ tập thể hóa ?

Việc có 1 hay nhiều nhịp độ tập thế hóa là một vấn đề liên quan đến mật thiết vào sự thắng lợi của nông trang tập thể. Chúng ta đều biết mỗi miền, mỗi vùng, mỗi quốc gia dân tộc đều có sự phát triển rất khác biệt nhau, vì thế việc áp dụng mức độ phát triển của nông trang tập thể sẽ dẫn đến việc các nông trang tập thể đó có thể phát triển theo đúng "quy luật" vận động của nó.

Nghị quyết của BCH TW Đảng CS Liên Xô tháng Giêng 1930 "Về nhịp độ tập thể hóa và những biện pháp giúp đỡ của Nhà nước để xây dựng nông trang tập thể" đã xác nhận rằng chính phủ Xô viết đã chú trọng đến thực tế của sự phát triển nông trang tập thể ra sao. Nhóm 1: các miền sản xuất ngũ cốc quan trọng nhất, những miền được chuẩn bị tốt để tập thể hóa, có nhiều máy kéo, nhiều nông trường quốc doanh, có nhiều kinh nghiệm chống ku-lắc (Thực tế đây là miền thắng lợi hoàn toàn ở tập thể hóa nông nghiệp); Nhóm 2 gồm các miền Ukraina, vùng Đất đen - Trung tâm, Siberia, Uran, Kazakhstan; Nhóm 3 là các tỉnh, khu và nước Cộng hòa khác : Tỉnh Moskva, Nam Cáp-ca-dơ , các nước Cộng hòa Trung Á.

=> Việc xác định mức độ của tập thể hóa cho thấy Đảng nhìn thấy được những vấn đề cốt lõi của tập thể hóa. Đó là phải làm cho tập thể hóa phụ thuộc theo sự vận động của quy luật phát triển. Việc làm trái quy luật đã dẫn đến những nguy hiểm khôn lường, ví dụ là ở Ukraina - nhóm 2, nhiều nơi người ta tiến hành tập thể hóa cấp tốc theo nhịp độ khu vực nhóm 1 đã dẫn đến việc không có khả năng đáp ứng quá trình tập thể hóa (ép buộc trung nông vào nông trường xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi mau chóng các nông trường ác ten nông nghiệp sang nông trường xã hội chủ nghĩa khi chưa đến thời điểm, ...).

7. Sức sản xuất lúa mì ở nước Nga là ít hay nhiều ?

Năm 1927, giai cấp ku-lắc đã sản xuất trên 600 triệu pút lúa mì trong đó có 130 triệu pút lúa mì hàng hóa, các nông trường và tập thể chỉ sản xuất 35 triệu pút lúa mì. Nhưng sang đến năm 1929 thì, nông trang tập thể đã sản xuất trên 400 triệu pút lúa mì nhưng cũng đạt 130 triệu pút lúa mì hàng hóa . Và đến đầu 1930 đã sản xuất trên 400 triệu pút lúa mì hàng hóa tức là có thể đáp ứng đầy đủ cho cuộc sống nhân dân.

=> Cho thấy xu hướng tăng dần về sức xản xuất của nông nghiệp trong quá trình tập thể hóa ở Liên Xô. Thực tế tập thể hóa "theo đúng trình tự" ở Liên Xô  không thể gây nên sự thiếu hụt trầm trọng về lương thực.

- D. Khối kiến thức về khuyết điểm xuất hiện trong phong trào tập thể hóa.


8. Chủ quan.

Ở Liên Xô người ta gọi giai đoạn này là giai đoạn "Say sưa vì thắng lợi", việc này xuất hiện khi người ta nhìn thấy những thành công của tập thể hóa mang lại là quá lớn. Stalin và Trung ương Đảng đã cực kỳ lên án những hành động này, đồng chí đã đấu tranh không mệt mỏi cho công - nông nghiệp hóa, chính vì thế không lạ cái chuyện mà đồng chí Kirov đã phát biểu khen ngợi Stalin trước thềm Đại hội XVII - 1934.

+ Ép buộc: nhiều cán bộ - nhiều nơi đã tiến hành tập thể hóa  cưỡng ép một cách giả tạo, không chú ý đến điều kiện và không gian sống, vi phạm về nhịp độ tập thể hóa.

+ Mệnh lệnh quan liêu: thiếu sót về công tác giải thích những nguyên tắc chính sách của Đảng mà thay vào đó là mệnh lệnh, thổi phòng những con số thu được, phóng đại, giả mạo tỷ lệ tập thể hóa.

+ Về sai lầm trong biện pháp: Ở nhiều nông trang tập thể việc chia sản phẩm không theo ngày công mà theo đầu nhân khẩu thành ra những người ngồi không có khi được nhận nhiều hơn những người nông dân chất phát cần cù => giảm sự hào hứng => các hình thức tiêu cực (lười biếng, vô trách nhiệm)

+ Mức độ, nhịp độ: Mặc dù BCH TW Đảng đã chỉ thị khâu chính của tập thể hóa là ácten nông nghiệp, đồng thời chỉ tập thể hóa những tư liệu sản xuất chủ yếu => Thực tế nhiều nơi đã bỏ qua bước này lên thẳng tập thể hóa cả nhà, cửa , ruộng, vườn, bò, gà, vịt .... VD: Tỉnh Moskva đã chạy theo thống kê khi mà tập thể hóa xong vào mùa xuân năm 1930 trong khi đó thời hạn mà các nhà hoạch định ước tính là chậm nhất là cuối năm 1932 = > Hậu quả dẫn đến một vài nơi trong vùng đã xảy ra những hệ lụy nghiêm trọng (bất bình nông dân, mất mùa, tổ chức đảng suy yếu - mất khả năng chỉ đạo công tác).

=> Ngày 2/3/1930 , đồng chí Stalin đã lên án 1 cách kịch liệt về những sai lầm này, bài phát biểu "Choáng váng vì thành công" là một trong những lời cảnh cáo nghiêm túc đối với sự việc trên, hàng ngàn tổ chức Đảng bị kiểm điểm, hàng ngàn người bị khai trừ khỏi Đảng. Đồng thời đồng chí Stalin còn viết " Trả lời các đồng chí nông trang viên" đã có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc khắc phục những phương hướng sai trên.

9. Khách quan.

Mặc dù quá trình phát triển của tập thể hóa ngày càng lan rộng và nhanh chóng (vượt mong đợi, 1 phần là do yếu tố chủ quan bên trên) nhưng thực tế lại không tiến hành theo chiều sâu, mà theo bề rộng. Việc mở rộng nông trang tập thể chỉ theo khuynh hướng tăng số lượng và phát triển ra những khu vực mới.

+ Thiếu về đội ngũ quản lý:  Sự phát triển của nông trang viên và cán bộ nông trang tập thể không theo kịp sự phát triển của quy mô tập thể => suy yếu về chất. (đây là một yếu tố khách quan bởi lẽ trước kia nông dân Nga đa số thích sống hộ cá nhân, đùng phát thấy nông trang ácten làm ăn ngon quá thì lao vào nên dẫn đến thiếu hụt cán bộ).

+ Thiếu về đội ngũ chuyên viên: thực tế tình trạng những người có học thức ở nông thôn ngày càng cao (kế toán, thủ quỹ, thư ký), thiếu luôn cả nông dân có kinh nghiệm để quản lý sản xuất lớn (đây là yếu tố khách quan bởi lẽ họ chưa bao giờ được tiếp cận với quy mô sản xuất to lớn như thế - cùng với chính sách ngu dân của chế độ Sa hoàng).

+ Tổ chức lao động luộm thuộm và kỷ luật kém: thực tế nền công nghiệp ở nước Nga sa hoàng cũ chưa đạt đến mức đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa như ở các nước tư bản đế quốc khác như Đức, Anh , Pháp nên dẫn đến việc kỷ luật lao động của công nhân Nga chưa đạt đến trình độ hoàn toàn chính mùi. Tàn tích văn hóa nông dân vẫn còn đại trà trong dân chúng => Nước Nga phát triển từ đất nước nông nghiệp lên công nghiệp cho nên việc tàn tích này còn tồn tại là một yếu tố khách quan.

+ Sự chống đối của ku-lắc: việc các chính sách chỉa mũi nhọn vào giai cấp ku-lắc, tất yếu sẽ sinh ra các hình thức phản kháng (bao gồm phá hoại, đầu cơ, ... thậm chí là nhiều ku-lắc sau khi bị phá sản ở vùng này chạy sang vùng kia đã tham gia vào các nông trang tập thể, thậm chí đã leo lên được vị trí cao rồi chúng bắt đầu phá hoại, kê khai khống,...) làm lũng đoạn và trì trệ nhiều nông trang tập thể.

=> Nhận thức được nhiều khuyết điểm sai lầm, Tháng Giêng 1933, BCH TW Đảng quyết định tổ chức ban chính trị phục vụ các nông trang tập thể. Ban chính trị làm nhiều công việc tích cực: đào tạo cán bộ nông trang tập thể, thanh trừng các phần tử thù địch, chấn chỉnh lãnh đạo kinh tế. Đại hội I các nông trang viên xung kích toàn Liên Xô (tháng Hai 1933) đồng chí Stalin đã có bài phát biểu quan trọng và ý nghĩa to lớn, chỉnh đốn một cách nghiêm túc đối với các nông trang tập thể, nâng cao tính tích cực của quần chúng nông trang viên. Thực tế nửa sau năm 1933 nạn đói đã được khắc phục sâu sắc xóa bỏ hoàn toàn trong năm 1933.

- E. Khối kiến thức về "Holodomor".


10. Chỉ có riêng miền Ukraina là có nạn đói ?

- Thực tế là không, nạn đói còn bao gồm ở Bắc Kavkaz, vùng Volga và Kazakhstan, miền Nam Urals, và Đông Siberia. (tức là nặng nề ở các vùng nhịp độ nhóm 3).

=> Điều này càng đánh bật giả thuyết cho rằng "Holodomor" là nhằm vào diệt chủng người Ukraina.

11. Người Nga áp đạt tập thể hóa lên người Ukraina ?

- Thực tế là không, vì nước Cộng hòa Ukraina do người Ukraina lãnh đạo và thậm chí Xô viết dân tộc Liên Xô cũng có đại biểu Ukraina. Việc các chính sách ép buộc đối với cộng hòa Xô viết Ukraina của người Nga là không thể. Việc tuyên truyền sự ép buộc này là hành vi kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraina. Việc cho rằng Ukraina bị ép buộc là sự ngu dốt và thiếu kiến thức trầm trọng về hệ thống chính trị Xô viết.

=> Không thể là cơ sở khẳng định "sự diệt chủng" nào ở đây cả.

12. Bộ Chính trị đề ra chính sách diệt chủng Ukraina ?

- Thực tế là không hề có và chẳng một ai có đủ thẩm quyền để ban hành nghị quyết đó. Mà thậm chí cơ quan đại diện cao nhất đó là Xô viết tối cao hay Đại hội các Xô viết toàn Liên bang cũng CHƯA TỪNG có bất kỳ một nghị quyết nào về chuyện đó cả.

=>  Không thể là cơ sở khẳng định "sự diệt chủng" nào ở đây.

13. Người chết đói ở Ukraina là 7 triệu người ?

- Cho đến nay vẫn không có con số thống kê chính xác số người chết từng nước Cộng hòa (chứ đừng nói là người chết vì đói) chỉ có thể tính toán trên toàn Liên bang. Chỉ riêng trong 2 năm 1932 - 1933 đã có 11,333 triệu người chết (1932 :chết 4,448 triệu / sinh 5,842 triệu và 1933 là chết 6,885 triệu/ sinh 4,435 triệu). Tuy nhiên không thể khẳng định đây là con số người chết vì đói được, mà là con số tổng thể tử vong của toàn thể dân số Liên Xô (do các điều kiện tự nhiên, dịch bệnh, tuổi thọ, .... bao gồm cả việc trốn ra nước ngoài - không chứng thực được là còn sống) - Viện Hàn lâm khoa học Nga 1993.

- Việc tính toán rằng số nạn nhân chết vì đói chỉ có thể ước lượng trên việc so sánh số nạn nhân chết tại thời điểm 1932 -1933 đối với các mốc thời gian trước đó.

- Tỷ lệ tử vong dưới chế độ Nga hoàng cũng cực kỳ cao, đây là sự phản ánh ở mức độ, chất lượng cuộc sống: năm 1897 - Nga hoàng đã tiến hành đợt kiểm tra dân số: 129.200.000 người, tỷ lệ tử vong giai đoạn 1896-1900 (thời bình) trong 1000 dân số là 32,1. Tức là với dân số 129.200.000 dân thì số tử vong là 4,147,320 người.

Nếu như vậy so với thời Xô viết từ 1920 - 1934 thì ta có số liệu như sau: Thời chiến - 1920 (6,249 triệu) / nạn đói- 1921 (5,464 triệu) - 1922 (5,324)/ Thời kỳ khôi phục hoàn toàn - 1923 (4,04 triệu) - 1924 ( 3,904 triệu) -1925 (4,138 triệu) - 1926 (3,754 triệu). Đến năm 1923 thì về cơ bản Liên Xô đã khôi phục đến mức gần như là trước chiến tranh, số lượng người chết ở Liên Xô trung bình lên đến gần 4 triệu người.

Bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa -1927 (3,582 triệu) , 1928 (3,539 triệu) dân số tử vong Liên Xô có tính chất suy giảm hơn hẳn. Năm 1929 (3,917 triệu) - 1930 (3,883 triệu) - 1931 (4,008 triệu). Như vậy thực tế số liệu dân số trước khi nạn đói diễn ra ở Nga cũng đã mức xấp xĩ từ 3,8 triệu đến 4 triệu người. Như vậy số người chết vì đói ở Nga có thể ước lượng vào khoảng 1932 là 600.000 người và 1933 là gần 2 triệu người.

=> Thực tế dân số chế do nạn đói ở Liên Xô là không quá 3 triệu người trong 2 năm 1932-1933. Và Liên Xô không chỉ có mỗi nạn đói ở Ukraina nên thực tế con số chết vì đói ở Ukraina cũng không thể là con số quá lớn bị thổi phồng lên 7 triệu được.

Nguồn: báo cáo dân số của Viện Hàn lâm khoa học Nga 1993.

14. Dân Ukraina không vào nông trang tập thể nên bị bỏ đói ?

- Thực tế là thời điểm này nông nghiệp hóa tập thể cũng đã đạt đến 70% toàn Liên Xô. Không thể có chuyện 1 mình Ukraina chiếm 30 % còn lại được trong khi miền Ukraina cũng là một vựa lúa vô cùng quan trọng và được ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp.

15. Nguyên nhân:

- Ở mục 8 và 9 tôi đã dẫn đến các nhân tố chủ quan và khách quan của tập thể hóa và nó cũng là 1 trong các yếu tố dẫn đến nạn đói 1932-1933. Nhưng các yếu tố đó đã dần được khắc phục cả trong suốt từ 1930 -1933, và thực tế đó không phải là nguyên nhân chính của nạn đói này.

- Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến nạn đói là vấn đề thiên tai: Hạn hán, nhiều nơi mưa không thể gieo trồng,... đã dẫn đến sản lượng lương thực hàng hóa sụt giảm nghiêm trọng.

- Và một nguyên nhân không kém đó là việc sự bùng phát trở lại của chủ nghĩa dân tộc địa phương (các sắc tộc) hay là chủ nghĩa dân tộc Đại Nga đã làm lệch lạc đi rất nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước Xô viết. Chỉ riêng từ Đại hội XIV đến Đại hội XVII đã có hàng trăm ngàn đảng viên bị tước thẻ đảng, kỷ luật và nhiều trường hợp bị xử bắn vì những tội lỗi không thể tha thứ.

16. Thế cái phim Cậu chuyện Xô viết là nói đúng về nạn đói ở Liên Xô 1932 -1933 là thật?

Đó là láo toét, bọn lợn Baltic chỉ cố tình đào sâu vào sự thù địch chống Nga mà thôi. Trong cái phim đó người ta đã lật tẩy rằng bọn chúng lấy toàn tài liệu giả mạo từ Đức Quốc xã. Thậm chí cái ảnh minh họa này do Đức chú thích là vào năm 1933 nhưng lại là lấy hình ảnh từ nạn đói 1921 -1922 ở Liên Xô.

Túm váy lại là nghe Đức Quốc xã kể chuyện Bolsheviks "diệt chủng" người Ukraina thì khác đóe gì nghe Mỹ rao giảng "Dân chủ - nhân quyền" ! Toàn những chuyện phím và phi thực tế :)

http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=25937

#Gấu