Về "Nghị quyết : Tệ sùng bái cá nhân tại Đại hội XX 1956".



Đại hội XX của Đảng CSLX 1956 có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tại Đại hội này đã lên án "Tệ sùng bái cá nhân" , chỉ trích Stalin một cách quyết liệt, mở ra một chương mới trong lịch sử Liên Xô. Hôm nay ad xin cung cấp đến các bạn một số thông tin được giải mật về Đại hội này.


==================================

1. Đại hội XX công khai chê trách Stalin ?

Đại hội XX diễn ra từ ngày 14 -25/2/1956, diễn ra với sự tham gia của 1356 đại biểu, Đoàn chủ tịch có 17 người. Văn kiện Đại hội dày 1.100 trang, cùng với lời phát biểu của 126 đại biểu tại Đại hội. Tuy nhiên một thực tế là trong tất cả những tài liệu đó, bài phát biểu đó đã KHÔNG có lấy một lời phê bình Stalin, thậm chí là ca ngợi công lao của Người. Ngay cả báo cáo chính trị của chính Khrushchev, báo cáo của Bulganin đều không hề có.

Vậy tại sao lại có "Nghị quyết về tệ sùng bái cá nhân" để chống lại Stalin ? Đó sẽ là câu trả lời mà chúng tôi giải đáp đến các bạn qua bài viết dưới đây.

2. Nhân chứng ?

Đó là ông Dimitri Trofimovich Shepilov, lúc đó là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô. Ông là Viện sĩ, tác giả nhiều cuốn sách khoa học, đặc biệt là sách về kinh tế chính trị, nguyên Tổng biên tập báo Pradva Sự Thật, đồng thời còn mang quân hàm trung tướng. Ông chính là 1 trong 17 vị ủy viên của Đoàn chủ tịch Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô và cũng chính là đồng tác giả của "Bản báo cáo bí mật" với Khrushchev" khi lên án tệ sùng bái cá nhân.

3. Quan hệ của ông với Stalin.

Thực tế là "đồng tác giả" bản báo cáo bí mật đó lại là một người có nhiều năm gần gũi với chính Stalin, hãy cùng xem cuộc đối thoại giữa Anh hùng Liên Xô Vladimir Karpov khi gặp Shepilov vào năm 1994:

Shepilov: "Anh có nhớ vụ nhà khoa học Lưsencô không ? Khi thấy tác hại của lý thuyết này tôi đã bàn với Iuri Dđanốp lúc đó là Trưởng ban Khoa giáo của Trung ương - Chúng tôi đã quyết định triệu tập hội nghị công tác tư tưởng các nhà khoa học. Khi Lưsencô biết điều này đã tháo chạy đến báo cáo Khrushchev, rồi Khrushchev lại đến báo cáo Stalin, mà Stalin luôn coi trọng Khrushchev trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông lập tức triệu tập Bộ Chính trị và hỏi : Ai cho phép tổ chức họp về công tác tư tưởng khi chưa được Trung ương cho phép ? Stalin nhìn Iuri Dđanốp- im lặng. Ông lại nhìn Xusơlốp - cũng im lặng. Lúc bấy giờ tôi đứng dậy nói:

- Tôi cho phép, thưa đồng chí Stalin !

Stalin hỏi tôi:

- Anh có biết là Lưsencô có vai trò thế nào trong nông nghiệp ? (rõ ràng là ông không hề nắm nhiều thông tin về Lưsencô).

- Thưa đồng chí Stalin, người ta đã báo cáo cho đồng chí chưa chính xác, Lưsencô thực ra không có đóng góp gì cho khoa học... Tôi có thể bị trừng phạt, nhưng đề nghị hãy làm cho rõ vấn đề này. Lưsencô đã biến các nhà khoa học lớn thành kẻ thù tư tưởng theo trường phái của học thuyết Moócgan.

Stalin nhìn tôi không chớp, ông quả là bị bất ngờ trước vẻ bướng bỉnh của tôi. Bản thân tôi cũng rất lo lắng, vì ai cũng hiểu cơn giận của Stalin là thế nào. Tôi hồi hộp ngồi xuống, mọi người im lặng, còn Stalin đi lại trong phòng với chiếc tẩu nổi tiếng của mình, rồi nói:

- Chưa có quyết định của Trung ương mà tổ chức hội nghị toàn quốc là không được. Tôi đề nghị thành lập Ủy ban do đồng chí Malenkov lãnh đạo, có cả Khrushchev, Xusơlốp, Dđanốp - Ông im lặng, đi một vòng và bổ sung, có cả Shepilov nữa - Cần làm rõ mọi việc ở Viện Hàn lâm Khoa học nông nghiệp.

Nhưng ủy ban này không hề họp một lần nào, lúc đó đã diễn ra một quá trình thanh trừng các nhà khoa học. Đầu tiên là Vavilốp bị bắt, rồi Lưsencô trở thành Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học nông nghiệp, còn tôi thì bị cách chức".

(Lưu ý: Việc Lưsencô chạy đi báo Khurushchev, rồi trở thành Chủ tịch Viện Hàn lâm và Ủy ban kiểm tra Viện đã không rà soát đã cho thấy người ta đã bắt đầu làm những việc mờ ám sau lưng Stalin thế nào).

Shelipov: "Trong lúc tôi đang thấp thỏm chờ lệnh bị bắt giam thì có một lần khi đang xem hát Opera, tôi được nhắn ra nghe điện thoại thư ký của Stalin, ông yêu cầu tôi gọi điện về Kremli, khi nghe đúng giọng Stalin, tôi nói:

- Thưa đồng chí Stalin, tôi là Shelipov.

- Anh đang ở đâu đấy? Và Stalin yêu cầu tôi đến ngay phòng làm việc của ông.

Stalin tiếp tôi rất chân tình, tôi và ông đàm đạo hơn hai giờ đồng hồ, Stalin hiểu rằng do chưa có khoa học kinh tế nên công việc sản xuất kinh doanh không được tốt. Ông nói:

- Cần phải nhanh chóng viết cuốn sách giáo khoa về kinh tế chính trị, không phải là lý thuyết suông mà là những cái để ứng dụng trong thực tế. Tôi giao cho anh việc này. Anh hãy chọn lấy một số nhà khoa học để giúp việc.

Rồi ông lập tức gợi một số điều kiện cần thể hiện trong sách giáo khoa, ông bước đến tủ sách chọn một quyển và mở ngay ra trang cần tìm, rõ ràng là những vấn đề này đã được ông quan tâm nghiên cứu từ lâu.

Sau hai hôm, trên hội nghị Bộ Chính trị ông nhắc lại nhiệm vụ này và nói rõ sau một năm bản thảo sách giáo khoa kinh tế chính trị phải đặt lên bàn ông.

Ông đã giao nhiệm vụ cho chúng tôi như vậy. Chúng tôi phân công nhau viết theo từng chương. Tôi đã kịp báo cáo ông bốn chương, ông tham gia ý kiến, biên soạn lại một số đoạn. Có thể người ta đã viết về các khuyết điểm sai lầm của ông, nhưng về lĩnh vực lý luận thì ông quả là rất tinh thông. Quyển sách giáo khoa được xuất bản sau khi Stalin mất vào năm 1954 với hàng triệu bản được phát hành...".

4. Shelipov tại Đại hội XX.

Vladimir Karpov - Vấn đề "tệ sùng bái cá nhân" có đúng là không hề có trong chương trình nghị sự ?

Shelipov suy nghĩ rồi nói:

- Tôi không muốn anh hiểu sai những gì mà tôi nói ra. Cũng không phải là tôi muốn nâng cao vai trò của mình - Tôi phải kể thêm với anh là trong hai ngày đại hội, tôi và Khrushchev đã vắng mặt. Vấn đề là thế này: rất nhiều lần Khrushchev đã nói với các thành viên Đoàn chủ tịch rằng cần có cách gì để phê phán chiến dịch thanh trừng của Stalin. Có một lần trong giờ nghỉ giải lao ông ta bước đến bên tôi và nói: "Tôi cho rằng, bây giờ là lúc thuận lợi nhất để nêu vấn đề Stalin ra. Ở đây tập trung hết tinh hoa của Đảng, tôi cho là không có một dịp nào thuận tiện hơn nữa".

- Tôi ủng hộ đề nghị của ông ta. Ông ta đề nghị : "Anh hãy giúp tôi nhanh chóng soạn thảo báo cáo" và cả hai chúng tôi đã vào phòng làm việc của Khrushchev, trong hai ngày để chuẩn bị báo cáo. Ngày 25 tháng 2, sau khi mọi tài liệu đã in ấn xong, chúng tôi trở lại Đại hội - Khrushchev ra lệnh là phiên họp hôm sau là họp kín, không cho các phóng viên báo chí dự.

Vladimir Karpov hỏi : Ông ta, thậm chí không thông qua cả Đoàn chủ tịch về nghị quyết này à ?

- Không, không hề có nghị quyết của Đoàn chủ tịch.

Khurshchev đã đọc báo cáo một cách lạnh lùng, không tạo ra ấn tượng gì rõ ràng, nhưng rất bất ngờ là các đại biểu đã thông qua báo cáo của ông ta với tiêu đề :"Về tệ sùng bái cá nhân và hệ quả của nó". Nghị quyết đã được thông qua với vỏn vẹn chín dòng mà không có một dòng nào nhắc đến tên của Stalin, cả tên gọi và trong nội dung nghị quyết. Đó là những gì diễn ra trên Đại hội 29 về cái gọi là : Tệ sùng bái cá nhân, mà trước đó không hề có trong chương trình nghị sự, nhưng nghị quyết này thực sự đã gây ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử của Đảng.

5. Nhận xét:

- Tại Đại hội XX, Khrushchev đã lên án "Tệ sùng bái cá nhân" một cách quyết liệt thế nào thì thử nhìn lại báo cáo của chính Khrushchev trong Đại hội XVIII của Đảng vào năm 1939, mà khi đó trong 20 phút ông ta đã nhắc đến Stalin đến 32 lần với các tính từ ca ngợi - Chính lối xu nịnh đã hình thành nên sự sùng bái cá nhân, mà có lẽ chính Khrushchev mới là kẻ hám cái "Tệ sùng bái đó" nhất. Hám danh và nịnh bợ là hai nguồn gốc chủ yếu của tệ sùng bái cá nhân.

- Tại sao Khrushchev lại lựa chọn thông báo Nghị quyết bí mật vào phiên họp cuối cùng của Đại hội còn trước đó trong phiên họp chính thức thì ông ta lại khen ngợi Stalin ?

Thực chất là lúc đầu Khrushchev chưa được bầu vào vị trí Bí Thư thứ nhất, nếu công khai chống Stalin sẽ khó giành được đa số phiếu. Còn sau đó Khrushchev đã được bầu vào cương vị Bí thư thứ nhất, chính việc chắc chắn đã trở thành Tổng bí thư đã khiến y quyết tâm thực hiện chiến dịch bôi nhọ Stalin tại phiên họp cuối cùng khi mà tất cả mọi người đã chấp nhận một thực tế là Khrushchev đã đoạt hoàn toàn quyền lực sau khi "đá đít" các chiến hữu với các cáo buộc "nhóm phản Đảng" bao gồm Molotov, Kaganovich, Malenkov. Còn Beria đã bị xử bắn.

- Báo cáo ra đời trên bàn làm việc cá nhân Khrushchev chứ không phải là một báo cáo nghiên cứu, thẩm tra, điều tra. Điều đó còn cho thấy rằng nhân cách của Khrushchev trở nên tồi tệ thế nào. Phê phán "về tệ sùng bái cá nhân" và gán ghép mọi tội lỗi lên đầu Stalin thực chất đã trở thành một trò chính trị dơ bẩn của kẻ bạc nhược.

- Và Khrushchev, một kẻ dám phá bỏ kỷ luật Đảng - không thông qua nghị quyết của Đoàn chủ tịch, vắng mặt 2 buổi tại ĐẠi hội Đảng để thực hiện âm mưu chính trị - Chính y là kẻ đã đặt ngòi nổ vào thành trì của chủ nghĩa xã hội bằng những âm mưu chính trị và toan tính dơ bẩn của mình. Lối hám danh, ích kỷ, đặc quyền đặc lợi của Khrushchev còn kinh tởm và tệ hại hơn sự "Sùng bái cá nhân" gấp vạn lần.

- Cuối cùng, chính tướng Dokuchaép - Phó chỉ huy trưởng Tổng cục cảnh vệ của Ủy ban an ninh của Bộ An ninh Quốc gia MGB đã nghe thấy những lời lẩm nhẩm của Khrushchev trước phiên họp Đại hội 20: - "Tôi sẽ trả thù Stalin - dù ông ta đã chết - cho con trai tôi". (Leonid Khrushchev - con trai của Nikita Khrushchev đào ngũ sang hàng ngũ Đức Quốc xã - 2 lần Stalin tha tội chết vì những sai lầm nghiêm trọng. Sau đó bị an ninh Xô viết bắt về và chuẩn y bản án tử hình giành cho kẻ phản bội).